Tiêu luận cơ cấu To chức quản lý của doanh nghiệp nhà nước theo pháp luật hiện hành

Doanh nghiệp nhà nước hiện nay đang là loại hình doanh nghiệp có quy mô lớn và nắm giữ, kinh doanh nhiều lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Doanh nghiệp nhà nước hiện nay theo Luật Doanh nghiệp 2020 có tư cách pháp nhân được tổ chức và quản lý dưới loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Để biết rõ hơn về doanh nghiệp nhà nước, sau đây Công ty Luật Kiến Việt sẽ đi giới thiệu những vấn đề cơ bản và mô hình tổ chức của loại hình doanh nghiệp này.

Quy định pháp luật về doanh nghiệp nhà nước

Khái niệm doanh nghiệp nhà nước

Cơ sở pháp lý: Theo quy định tại Luật Doanh Nghiệp 2020 số: 59/2020/QH14 có hiệu lực từ ngày  01 tháng 01 năm 2021.

Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 bao gồm:

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết

Các loại hình doanh nghiệp nhà nước

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

a] Do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ- công ty con.

b] Là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần

a] Do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ- công ty con.

b] Là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp nhà nước theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn

Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định cơ cấu  tổ chức doanh nghiệp nhà nước dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo một trong hai mô hình sau: [Theo Điều 90 Luật doanh nghiệp 2020]

Mô hình 1: Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát.

Sơ đồ tổ chức doanh nghiệp nhà nước theo mô hình Chủ tịch công ty

Mô hình 2: Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát.

Sơ đồ tổ chức doanh nghiệp nhà nước theo mô hình Hội đồng thành viên

Chức danh trong cơ cấu doanh nghiệp nhà nước theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn

Hội đồng thành viên

- Hội đồng thành viên nhân danh công ty để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, cổ đông, thành viên đối với công ty do công ty làm chủ sở hữu hoặc sở hữu cổ phần, phần vốn góp theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Hội đồng thành viên bao gồm Chủ tịch và các thành viên khác [số lượng không quá 7 người]. Nhiệm kỳ của Chủ tịch và các thành viên khác không quá 5 năm. Thành viên của Hội đồng thành viên có thể được bổ nhiệm lại.

- Chủ tịch Hội đồng thành viên do cơ quan đại diện chủ sở hữu bổ nhiệm theo quy định của pháp luật. Chủ tịch Hội đồng thành viên không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty hoặc doanh nghiệp khác.

Chủ tịch công ty

- Chủ tịch công ty do cơ quan đại diện chủ sở hữu bổ nhiệm theo quy định của pháp luật. Chủ tịch công ty có nhiệm kỳ không quá 5 năm và có thể được bổ nhiệm lại. Một cá nhân được bổ nhiệm không quá 2 nhiệm kỳ, trừ trường hợp người được bổ nhiệm đã có trên 15 năm làm việc liên tục tại công ty đó trước khi được bổ nhiệm lần đầu.

- Chủ tịch công ty sử dụng bộ máy, quản lý, điều hành, bộ phận giúp việc của công ty để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Tiền lương, phụ cấp, thù lao của Chủ tịch công ty được tính vào chi phí quản lý công ty.

- Trong trường hợp cần thiết, chủ tịch công ty tổ chức lấy ý kiến chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước trước khi quyết định vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Chủ tịch công ty.

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc do Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc được thuê theo phương án nhân sự đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận.

- Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc có nhiệm vụ điều hành các hoạt động hàng ngày của công ty, có quyền và nghĩa vụ nhất định.

- Công ty có một hoặc một số Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc. Số lượng, thẩm quyền bổ nhiệm Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc quy định tại Điều lệ công ty. Quyền và nghĩa vụ của Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động.

Ban kiểm soát, Kiểm soát viên

- Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập Ban kiểm soát có từ 1 đến 5 Kiểm soát viên, trong đó có Trưởng ban kiểm soát. Nhiệm kỳ Kiểm soát viên không quá 5 năm và có thể được bổ nhiệm lại nhưng không quá 2 nhiệm kỳ liên tục tại công ty đó.

- Trong trường hợp Ban kiểm soát chỉ có 1 Kiểm soát viên thì người đó đồng thời là Trưởng ban kiểm soát và phải đáp ứng những tiêu chuẩn của 1 Trưởng ban kiểm soát.

- Một cá nhân có thể đồng thời được bổ nhiệm làm Trưởng ban kiểm soát, Kiểm soát viên của không quá 4 doanh nghiệp nhà nước.

- Trưởng Ban kiểm soát là người xây dựng kế hoạch công tác hàng tháng, hàng quý và hàng năm của Ban kiểm soát; phân công nhiệm vụ và công việc cụ thể cho từng Kiểm soát viên.

- Ban kiểm soát họp ít nhất mỗi tháng một lần để rà soát, đánh giá, thông qua báo cáo kết quả kiểm soát trong tháng trình cơ quan đại diện chủ sở hữu. Quyết định của Ban kiểm soát được thông qua khi có đa số thành viên dự họp tán thành.

Sau đây là mẫu Luận văn thạc sĩ Luật kinh tế với đề tài luận văn là Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp nhà nước. Hy vọng đề tài luận văn thạc sĩ này sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo khi viết luận văn tốt nghiệp của mình. Một số tài liệu có phí, các bạn xem thêm nội dung dưới bài viết để biết cách tải nhé. Nếu các bạn có nhu cầu hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ, các bạn có thể tham khảo quy trình, và bảng giá viết luận văn thạc sĩ tại bài viết này.

Bảng giá ==>> Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Kho 999+ ===>Luận văn thạc sĩ Luật kinh tế

1. Tính cấp thiết của đề tài Doanh nghiệp nhà nước là khái niệm được biết đến từ nhiều thập kỷ nay, tuy nhiên những vấn đề pháp lý xoay quanh DNNN vẫn luôn là chủ đề thường xuyên được đưa ra bàn luận. Khái niệm DNNN được thừa nhận về mặt pháp lý từ năm 1991 tại Quy chế về thành lập và giải thể doanh nghiệp nhà nước ban hành kèm theo nghị định số 388-HĐBT ngày 20/11/1991. Khái niệm DNNN đã có rất nhiều thay đổi về mặt nội dung cũng như hình thức qua các thời kỳ. Nhận thức được tầm quan trọng của DNNN trong thời đại kinh tế thị trường cũng như gắn nó trong mối tổng hoà với những loại hình doanh nghiệp khác. Ngày 26/11/2014, Quốc Hội đã ban hành Luật Doanh nghiệp 2014, thay thế Luật Doanh nghiệp 2005. Pháp luật về DNNN theo đó cũng có một sự thay đổi cơ bản. Từ ngày 01/7/2015, khi Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực thi hành thì tất cả các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ dưới 100% vốn không còn là DNNN. Chỉ những doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ mới được coi là DNNN. Luật Doanh nghiệp 2014 cũng dành riêng một chương để quy định về loại hình doanh nghiệp này chứ không quy định chung quản lý theo loại hình công ty cổ phần hay công ty TNHH như Luật Doanh nghiệp 2005. Do pháp luật có sự thay đổi, đòi hỏi các DNNN hiện hữu cũng phải thay đổi để đáp ứng những quy định của pháp luật. Theo đó, vấn đề tổ chức quản lý DNNN là một trong những vấn đề đầu tiên được quan tâm nghiên cứu. Đối với các DNNN thì phải được hoạt động theo mô hình Công ty TNHH một thành viên, tổ chức quản lý theo hai hình thức có Hội đồng thành viên hoặc có Chủ tịch công ty. Mặc dù cơ cấu tổ chức này không còn là mới 6. 2 tuy nhiên, pháp luật hiện hành cũng quy định rất khác về tiêu chuẩn cũng như quyền, nghĩa vụ của các bộ phận quản lý DNNN. Việc thực thi một đạo luật mới không bao giờ là việc dễ dàng vì nó cần một thời gian tiếp cận nhất định. Tuy nhiên, chúng ta có thể rút ngắn được thời gian đó nếu tìm hiểu pháp luật một cách kỹ càng và hệ thống vì sẽ tránh được những rủi ro do việc không hiểu đúng, hiểu đủ pháp luật. Vì vậy, nghiên cứu về “Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam hiện nay” là yêu cầu cấp thiết, đáp ứng được đòi hỏi đối với Luận văn thạc sĩ khoa học luật. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Liên quan đến nghiên cứu pháp luật về DNNN, hiện có một số công trình nghiên cứu, chẳng hạn như: luận án tiến sĩ, Nguyễn Thị Huế,“Pháp luật về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước [DNNN] thành công ty TNHH một thành viên, luận án thạc sỹ, Phạm Thị Thúy Hồng,“Chuyển đổi DNNN, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, chính trị xã hội thành công ty TNHH một thành viên – những vấn đề lý luận và thực tiễn”, luận án tiến sĩ , Vũ Phương Đông [2015] “Những vấn đề pháp lý về Tập đoàn kinh tế tại Việt Nam”, Trường Đại học Luật Hà Nội; luận văn thạc sỹ Nguyễn Thị Thanh Nga [2014], “Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam”, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, các bài viết đăng trên tạp chí Luật học như : TS. Bùi Ngọc Cường [2004],“Bàn về tính thống nhất của pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2004, Số 6, tr.28-30, Th.S Đồng Ngọc Ba [2004], “Quan niệm về Luật Doanh nghiệp – Một số vấn đề phương pháp luận”, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2004, Số 2, tr.9-16 Những công trình nghiên cứu kể trên nghiên cứu chung về DNNN, tập đoàn kinh tế Nhà nước và chuyển đổi DNNN. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách chuyên sâu, toàn diện và

7. 3 hệ thống về tổ chức quản lý DNNN tại Việt Nam trên cơ sở so sánh và học tập kinh nghiệm của nước ngoài, từ đó đưa ra những khuyến nghị hoàn thiện pháp luật, tăng cường kiểm tra,

Video liên quan

Chủ Đề