Tính chất hóa học của axit lớp 9 Lý thuyết

I .Tính chất hóa học của axit:

1. Axit làm đổi màu chất chỉ thị:

Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.

2. Axit tác dụng với kim loại

Dung dịch axit tác dụng được với một số kim loại tạo thành muối và giải phóng khí hiđro

Thí dụ:

3H2SO4 [dd loãng] + 2Al → Al2[SO4]3 + 3H2

2HCl + Fe → FeCl2 + H2

Những kim loại không tác dụng với HCl, H2SO4 loãng như Cu, Ag, Hg,…

Chú ý: Axit HNO3 và H2SO4 đặc tác dụng được với nhiều kim loại nhưng không giải phóng hiđro.

3. Axit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước

Thí dụ:          H2SO4 + Cu[OH]2 → CuSO4 + 2H2O

4. Axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và nước.

Thí dụ:              Fe2O3 + 6HCl → FeCl3 + 3H2O

Ngoài ra, axit còn tác dụng với muối.

II. Axit mạnh và axit yếu

Dựa vào khả năng phản ứng, axit được chia làm 2 loại:

+ Axit mạnh như HCl, H2SO4, HNO3,…

+ Axit yếu như H2S, H2CO3,…

Xem thêm Giải Hóa 9: Bài 3. Tính chất hóa học của axit

A. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM

I. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA AXIT:

1. Axit làm đổi màu chất chỉ thị:

Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.

2. Axit tác dụng với kim loại

3H2SO4 [dd loãng] + 2Al → Al2[SO4]3 + 3H2

2HCl + Fe → FeCl2 + H2

Þ Dung dịch axit tác dụng được với một số kim loại tạo thành muối và giải phóng khí hiđro.

Những kim loại không tác dụng với HCl, H2SO4 loãng như Cu, Ag, Hg,…

3. Axit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước

H2SO4 + Cu[OH]2 → CuSO4 + 2H2O

4. Axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và nước.

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

II. AXIT MẠNH VÀ AXIT YẾU

Dựa vào khả năng phản ứng, axit được chia làm 2 loại:

+ Axit mạnh như HCl, H2SO4, HNO3,…

+ Axit yếu như H2S, H2CO3,…

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

Để làm tốt các bài tập liên quan đến tính chất hóa học của axit học sinh cần ghi nhớ một số kiến thức sau:

- Axit tác dụng với kim loại tạo muối và khí H2.

- Axit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước.

- Axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và nước.

- Axit tác dụng với muối tạo muối mới và axit mới [điều kiện phản ứng: sản phẩm tạo thành có ít nhất 1 chất kết tủa hoặc bay hơi].

C. GIẢI BÀI TẬP SGK

Bài 1 [trang 14 SGK hóa học 9]

Từ Mg, MgO, Mg[OH]2 và dung dịch axit sunfuric loãng, hãy viết các phương trình hóa học của phản ứng điều chế magie sunfat.

Hướng dẫn giải:

Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2

MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O

Mg[OH]2 + H2SO4 → MgSO4 + 2H2O

Bài 2 [trang 14 SGK hóa học 9]

Có những chất sau: CuO, Mg, Al2O3, Fe[OH]3, Fe2O3. Hãy chọn một trong những chất đã cho tác dụng với dung dịch HCl sinh ra:

a] Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí.

b] Dung dịch có màu xanh lam

c] Dung dịch có màu vàng nâu

d] Dung dịch không có màu.

Viết các phương trình hóa học.

Hướng dẫn giải:

a] Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí là khí H2;

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

b] Dung dịch có màu xanh lam là dung dịch muối đồng [II].

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

c] Dung dịch có màu vàng nâu là dung dịch muối sắt [III]

Fe[OH]3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

d] Dung dịch không có màu là dung dịch muối nhôm.

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O.

Bài 3 [trang 14 SGK hóa học 9]

Hãy viết các phương trình hóa học của phản ứng trong mỗi trường hợp sau:

a] Magie oxit và axit nitric; d] Sắt và axit clohiđric;

b] Đồng [II] oxit và axit clohiđric; e] Kẽm và axit sunfuric loãng.

c] Nhôm oxit và axit sunfuric;

Hướng dẫn giải:

a] MgO + 2HNO3 → Mg[NO3]2 + H2O

b] CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

c] Al2O3 + 3H2SO4 → Al2[SO4]3 + 3H2O

d] Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

e] Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

Bài 4 [trang 14 SGK hóa học 9]

Có 10 gam hỗn hợp bột hai kim loại đồng và sắt. Hãy giới thiệu phương pháp xác định thành phần phần trăm [theo khối lượng] của mỗi kim loại trong hỗn hợp theo:

a] Phương pháp hóa học. Viết phương trình hóa học.

b] Phương pháp vật lí.

[Biết rằng đồng không tác dụng với axit HCl và axit H2SO4 loãng]

Hướng dẫn giải:

a] Phương pháp hóa học: Ngâm hỗn hợp bột Fe và Cu vào dung dịch axit HCl hoặc H2SO4 loãng, lấy dư cho đến khi khí ngừng thoát ra [Fe đã phản ứng hết], lọc lấy chất rắn còn lại, rửa nhiều lần trên giấy lọc, làm khô và cân. Chất rắn đó là Cu. Giả sử có m gam Cu. Thành phần phần trăm theo khối lượng của đồng là:

%Cu = [m/10] . 100%

Þ %Fe = 100% - %Cu

b] Phương pháp vật lí: Dùng thanh nam châm, sau khi đã bọc đầu nam châm bằng mảnh nilon mỏng và nhỏ. Chà nhiều lần vào hỗn hợp để lấy riêng Fe ra [Vì sắt bị nam châm hút còn đồng không bị nam châm hút], rồi đem cân. Giả sử có m gam Fe. Thành phần phần trăm theo khối lượng của sắt là:

%Fe = [m/10] . 100%

Þ %Cu = 100% - %Fe

Trên đây là gợi ý giải bài tập Hóa 9 bài Tính chất hoá học của axit do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

Lý thuyết Hóa 9 bài 3: Tính chất hóa học của axit

  • I. Phân loại axit
  • II. Tính chất hóa học của axit
    • 1. Axit làm đổi màu chất chỉ thị
    • 2. Axit tác dụng với kim loại
    • 3. Axit tác dụng với bazơ
    • 4. Axit tác dụng với oxit bazơ
    • 5. Axit tác dụng với muối
  • III. Axit mạnh, axit yếu
  • IV.Phương pháp điều chế trực tiếp
    • 1. Đối với axit có oxi
    • 2. Đối với axit không có oxi

Lý thuyết Hóa học lớp 9 bài 3: Tính chất hóa học của axit được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới

  • Tính chất hóa học của axit dễ nhớ nhất
  • Đề cương ôn tập tổng kết cuối năm môn Hóa học lớp 8

I. Phân loại axit

Dựa vào tính chất hóa học, phân loại thành:

Axit mạnh: HCl, HNO3, H2SO4,…

Axit trung bình: H3PO4

Axit yếu: H2CO3, H2SO3,…

Axit là hợp chất mà cấu tạo gồm có một hay nhiều nguyên tử Hiđro liên kết với một gốc axit

II. Tính chất hóa học của axit

1. Axit làm đổi màu chất chỉ thị

- Dung dịch axit làm quỳ chuyển thành màu đỏ

2. Axit tác dụng với kim loại

- Dung dịch axit tác dụng được với một số kim loại [trừ Cu, Ag, Au, Pt] tạo thành muối và giải phóng khí H2

Dãy hoạt động hóa học

K, Na, Ba, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, H, Cu, Hg, Ag, Pt, Au

Điều kiện: kim loại đứng trước Htrong dãy hoạt động hóa học của kim loại thì tác dụng với axit.

Ví dụ:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Zn + H2SO4 loãng → ZnSO4 + H2

Cu + HCl => không phản ứng

Dung dịch axit HNO3 và H2SO4 đặc tác dụng với nhiều kim loại nhưng không giải phóng H2 [tính chất này sẽ được tìm hiểu ở chương trình THPT].

3. Axit tác dụng với bazơ

- Axit tác dụng với bazơ tạo muối và nước

Ví dụ:

2Fe[OH]3 + 3H2SO4 → Fe2[SO4]3 + 6H2O

Cu[OH]2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

4. Axit tác dụng với oxit bazơ

Axit tác dụng với oxit bazơ tạo ra muối và nước

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

5. Axit tác dụng với muối

* Điều kiện xảy ra phản ứng: thỏa mãn 1 trong 3 điều kiện sau

+ Tạo ra chất khí

+ Tạo ra kết tủa

+ Tạo ra nước [hoặc axit yếu]

Ví dụ:

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2HCl

BaCO3 + HCl --> BaCl2 + H2CO3

Thực tế vì H2CO3 không bền => bị phân hủy luôn tạo thành CO2 và H2O nên phương trình đúng là

BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + CO2 + H2O

NaCl không phản ứng với axit H3PO4 vì không tạo ra kết tủa, chất khí hay axit yếu.

III. Axit mạnh, axit yếu

- Axit chia làm 2 loại là axit mạnh và axit yếu

+ Axit mạnh: HNO3, H2SO4, HCl

+ Axit yếu: H2CO3, H2SO3, H3PO4, H2S

IV.Phương pháp điều chế trực tiếp

1. Đối với axit có oxi

Oxi axit + nước → axit tương ứng

N2O5 + H2O → 2HNO3

SO3 + H2O → H2SO4

Axit + muối → muối mới + axit mới

BaCl + H2SO4 → BaSO4 + HCl

Một số PK rắn → axit có tính oxi hóa mạnh

2. Đối với axit không có oxi

Phi kim + H2 → hợp chất khí [Hòa tan trong nước thành dung dịch axit]

Halogen [F2, Cl2, Br2,…] + nước

2F2 + 2H2O → 4HF + O2 ↑

Muối + Axit → muối mới + axit mới

Ví dụ: Na2S + H2SO4 → H2S ↑ + Na2SO4

............................................

Mời các bạn tham khảo bài tập Hóa học 9: Giải bài tập trang 14 SGK Hóa lớp 9: Tính chất hóa học của axit

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Hóa học lớp 9 bài 3. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Hóa học lớp 9, Giải bài tập Hóa học 9, Giải sách bài tập Hóa 9, Tài liệu học tập lớp 9, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 9 và đề thi học kì 2 lớp 9 mới nhất được cập nhật.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Video liên quan

Chủ Đề