Top 4 phân bón hữu cơ nhập khẩu từ mỹ tốt nhất ttp global

Một cánh đồng lúa mỳ tại Karpenkovo [Nga]. [Ảnh: AFP/TTXVN]

Hãng thông tấn nhà nước Nga TASS hôm 4/3 đưa tin Bộ Công Thương nước này đã đề xuất tạm ngừng xuất khẩu phân bón cho đến khi các dịch vụ vận chuyển ở trong và ngoài Nga được nối lại.

Thông tin này khiến giới chuyên gia lo ngại điều này nếu trở thành hiện thực sẽ tạo ra một động lực tăng giá có khả năng gây thiệt hại lớn cho người nông dân trên toàn thế giới.

Những áp lực chồng chất cho thị trường lương thực thế giới

Từ Nga, phần lớn các loại phân bón như kali và nitơ được vận chuyển qua tàu hỏa và tàu thủy. Tuy nhiên, những hoạt động này đã bị ảnh hưởng kể từ khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang, khiến các nhà vận chuyển nước ngoài tránh xa khu vực này.

Một số công ty vận tải biển lớn, bao gồm cả các nhà khai thác tàu container lớn nhất thế giới như A.P. Moller-Maersk A/S và Công ty Vận tải biển Địa Trung Hải đã phải tạm ngừng dịch vụ đến các cảng của Nga.

Hãng TASS đưa tin việc một số công ty hậu cần nước ngoài hủy hợp đồng giao hàng đã khiến người nông dân ở châu Âu và các quốc gia khác không thể nhận được số lượng phân bón đã cam kết.

Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, trên thị trường kali thế giới, Nga cung cấp đến 18% nhu cầu, theo số liệu của năm 2017. Trong số các loại phân bón khác, “xứ Bạch dương” cũng chiếm đến 20% lượng amoniac và 15% lượng urê xuất khẩu, theo ngân hàng Scotiabank.

Khuyến nghị về việc tạm ngừng xuất khẩu được đưa ra trong bối cảnh giá phân bón đã tăng vọt trong năm qua. Ví dụ, giá amoniac khan, một loại phân bón quan trọng được sử dụng để trồng ngô, đã đạt mức cao kỷ lục trong tháng trước là 1.492 USD/tấn.

Trong bối cảnh đó, việc giá tiếp tục tăng cao sẽ tạo ra thêm áp lực lạm phát đối với nông dân, những người vốn đã phải trả giá cao hơn đáng kể cho nhiên liệu, hóa chất diệt cỏ, hạt giống cây trồng và lao động thời vụ.

Điều này có nguy cơ tạo ra một cuộc khủng hoảng về nguồn cung và giá cho thị trường lương thực thế giới. Lấy Brazil, quốc gia nhập khẩu khoảng 85% lượng phân bón, khoảng 1/5 trong số đó là từ Nga, làm ví dụ. Nước này hiện đang phải tìm kiếm các nhà cung cấp phân bón mới sau khi căng thẳng ở Ukraine đe dọa các chuyến hàng đến đây.

[Căng thẳng Nga-Ukraine: IMF cảnh báo hậu quả kinh tế nghiêm trọng hơn]

Quốc gia Mỹ Latinh vốn là nhà sản xuất càphê, đậu nành và đường lớn nhất, đồng thời là nước phụ thuộc nhiều nhất trong các siêu cường nông nghiệp thế giới vào phân bón nhập khẩu.

Nếu Nga quyết định siết chặt nguồn cung, người nông dân ở Brazil sẽ phải trả nhiều tiền hơn đáng kể cho phân bón hoặc họ sẽ không thể sản xuất nhiều loại cây trồng, khiến giá thành các sản phẩm nông nghiệp của nước này có khả năng tăng cao và làm tăng giá lương thực thế giới.

Bên cạnh đó, Brazil cũng là một nhà cung cấp ngô và thịt bò quan trọng. Giá ngũ cốc cao hơn làm tăng chi phí thức ăn chăn nuôi, vốn cuối cùng sẽ được chuyển sang người tiêu dùng, những người phải trả nhiều tiền hơn cho thịt và các sản phẩm từ động vật khác.

Làm sao để “hóa giải” những rủi ro đã được nhìn thấy trước?

Trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tại Ukraine, nông dân trên khắp thế giới đã phải vật lộn để tìm kiếm đủ nguồn cung phân bón, khiến một số loại đã tăng giá hơn gấp đôi vào năm ngoái.

Ngoài ra, giá khí đốt tự nhiên cao hơn cũng đã cản trở hoạt động sản xuất amoniac cần thiết cho phân bón nitơ, bên cạnh những yếu tố như tình trạng mất điện tại các nhà máy phân bón Trung Quốc và cơn bão Ida ở Mỹ làm giảm sản lượng toàn cầu.

Trong bối cảnh đó, các nhà phân tích trong ngành cho biết căng thẳng ở Ukraine và các lệnh trừng phạt đối với Nga đã khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn, làm tăng triển vọng về một cuộc khủng hoảng nguồn cung toàn cầu kéo dài, với hậu quả là lạm phát và nạn đói trên thế giới.

Mặc dù vậy, Josh Linville, chuyên gia phân tích về phân bón của hãng nghiên cứu StoneX, cho rằng những rủi ro ở một mức độ nào đó đã được phản ánh vào giá.

Cụ thể, giá urê giao tháng 4/2022 được giao dịch ở mức 795 USD/tấn tại New Orleans vào ngày 4/3, tăng 22% so với mức giao dịch hồi đầu tuần. Trong khi đó, giá giấy ure cũng tăng lên 50 USD/tấn.

Chuyên gia Linville nói: "Điều đó cho thấy gần đây thị trường dường như đã lường trước những biến động này."

Người dân mua bột mỳ tại một khu chợ ở N'djamena [Cộng hòa Chad]. [Ảnh: AFP/TTXVN]

Đầu tuần, Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Tom Vilsack đã cảnh báo các nhà cung cấp phân bón không lợi dụng những căng thẳng địa chính trị đang xảy ra để làm tăng giá phân bón lên vượt quá mức được quy định bởi các nguyên tắc cơ bản về cung và cầu. Tuy nhiên, Viện Phân bón Mỹ đã phản bác lại thông tin này và khẳng định các công ty thành viên của viện không làm như vậy.

Viện này cho hay: “Quy mô và cách thức gây ảnh hưởng của căng thẳng Nga-Ukraine đối với thị trường phân bón toàn cầu vốn đã ‘eo hẹp’ là chưa rõ nhưng có một điều chắc chắn là thị trường, vốn đã trải qua nhiều thách thức trong 18 tháng qua, sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều áp lực.”

Chuyên gia Linville cho biết, sau Nga, Trung Quốc là quốc gia cung cấp đến 10% lượng urê và khoảng 1/3 lượng phốt phát xuất khẩu trên toàn cầu. Tuy nhiên, nước này đã cấm xuất khẩu cả hai mặt hàng trên cho đến cuối tháng Sáu năm nay. Giám đốc điều hành của CF Industries Tony Will gần đây đã phát biểu tại một hội nghị trong ngành rằng lượng tồn kho phân bón đang ở mức "thấp chưa từng thấy."

Nga và Trung Quốc cung cấp khoảng 1/4 lượng urê và 1/2 lượng phốt phát xuất khẩu của thế giới. Ông Linville nói: “Nếu Trung Quốc tiếp tục đứng ngoài, thị trường sẽ bị tổn thương,” bởi giá phân bón đã ở mức cao ngất trời trước khi xảy ra căng thẳng Nga-Ukraine.

Trong khi đó, Giám đốc điều hành tạm thời của công ty phân bón Nutrien của Canada Ken Seitz cho biết, công ty đã dự đoán về sự gián đoạn kéo dài đối với nguồn cung kali của Nga vài ngày trước khi thông báo từ nước này được đưa ra.

Ông phát biểu trong một hội nghị giới đầu tư của công ty tài chính BMO Capital Markets rằng Nutrien đang cân nhắc rất kỹ về cách thức triển khai các công cụ khai thác cũng như mở rộng mặt bằng để cải thiện nguồn cung./.

Phương Nga [TTXVN/Vietnam+]

Trang chủ » Phân Bón » 5 loại Phân bón Hữu cơ nhập khẩu được nhiều người tin dùng

Phân hữu cơ nhập khẩu trên thị trường rất đa dạng về chủng loại, từ nhiều nước khác nhau như Mỹ, Nhật Bản, Bỉ, Úc, Hà Lan, Ấn Độ, Israel… Trong danh sách nguồn nhập khẩu phân hữu cơ không thấy xuất hiện cái tên Trung Quốc, nên hãy hết sức cẩn thận khi nhập phân bón từ quốc gia này.

Để chọn đúng phân hữu cơ nhập khẩu chất lượng, bà con cần tìm mua ở những đơn vị uy tín, lâu năm kinh nghiệm, có thể đặt hàng online đơn vị đó sẽ vận chuyển tận nhà. Tránh mua bừa bãi, nguồn gốc không rõ ràng hoặc sản phẩm giá rẻ chất lượng kém.

Trong bài viết này, Fao xin chia sẻ tới bạn đọc 5 loại phân hữu cơ nhập khẩu chất lượng được nhiều người tin dùng nhất hiện nay.

1. Phân hữu cơ nhập khẩu Bỉ – Hà Lan

Giúp bổ sung hàm lượng hữu cơ và dưỡng chất cao để cho đất và cây trồng giúp cho cây trồng có thể phát triển đồng đều, làm chậm lão hóa.

Giúp cho môi trường vi sinh vật có lợi được phát triển và hạn chế các mầm bệnh nguy hiểm có trong đất tạo để tạo độ pH ổn định giúp cho rễ có được sự vững chắc.

Các sản phẩm phân hữu cơ Bỉ và Hà Lan đều được tính toán chi tiết giữa các thành phần có đầy đủ các thành phần lân, đạm, kali và các nguyên tố vi lượng khác. Do đó nó sở hữu những ưu điểm vượt trội hơn so với các sản phẩm phân bón thông thường.

Điểm đặc biệt là hạt phân có thể nở to khi gặp nước giúp cho cây trồng dễ dàng hấp thu tối đa dưỡng chất, tạo sự thông thoáng và tơi xốp cho đất, từ đó rễ cây có thể dễ dàng phát triển.

Ngoài ra, phân này còn giúp ngăn ngừa lên mầm bệnh cho cây, loại bỏ đi tất cả những yếu tố bất lợi hạn chế sự sinh trưởng và phát triển của cây. Có thể thay thế cho phân lân hữu cơ đảm bảo sự an toàn trong quá trình sử dụng cũng như an toàn và thân thiện với môi trường.

Một số loại phân hữu cơ nhập khẩu Bỉ – Hà Lan tiêu biểu như ASOPLUS, FERLASTING, GFC ORGANIC AGIFERT, GFC ORGANIC ASOPLUS GOA, GFC ORGANIC GOW GOG, MOVEE và Phân bón sinh học GROW EXPRESS.

2. Phân hữu cơ nhập khẩu Nhật Bản

Phân bón hữu cơ Nhật Bản là một trong những sản phẩm xuất sắc củ xứ sở mặt trời mọc. Được người sử dụng đánh giá rất cao do được sản xuất 100% từ các thành phần tự nhiên với dây chuyền hiện đại.

Các đặc tính vượt trội của phân hữu cơ nhập khẩu Nhật Bản có thể kể đến như:

  • Bổ sung hàm lượng hữu cơ đa, trung, vi lượng trực tiếp cho cây trồng.
  • Tạo khả năng phát triển toàn diện giúp cây gia tăng sức đề kháng và chống lão hóa.
  • Tạo ra một môi trường vi sinh vật hữu ích cho cây trồng có thể phát triển khỏe mạnh, loại bỏ hầu hết các loại mầm bệnh ở trong đất. Khắc phục toàn bộ nhược điểm như cây bị chết nhanh chết chậm, tuyến trùng…
  • Là giải pháp quan trọng giúp cải tạo độ pH cho đất.
  • Được tính toán cân đối thành phần vô cùng chi tiết và chuẩn xác, nên sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội so với các sản phẩm phẩm thông thường. Đó là khả năng nở to hạt và bung ra khi gặp hơi nước giúp cho cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được tối đa chất dinh dưỡng.
  • Thời gian sử dụng và độ bền cao nên không chỉ đối với hoa màu mà đối với những cây ăn quả, cây nông nghiệp đều có thể dùng phân bón hữu cơ Nhật để gia tăng hiệu quả.

Một số loại phân hữu cơ nhập khẩu Nhật Bản tiêu biểu như: GFC MY 5-5-5, GFC ORGANIC COMPLEX 65 OM, Hữu cơ Nhật viên và KANSO KEIFUN.

3. Phân bón hữu cơ nở Master 4-2-4+70OM nhập khẩu

Phân bón hữu cơ nở Master 4-2-4+70OM được nhập khẩu từ Hà Lan. Là một trong số các quốc gia được xếp vào nền nông nghiệp đứng đầu thế giới, với hơn 10 sản phẩm xuất khẩu nằm trong top dẫn đầu cả số lượng lẫn chất lượng.

Với thành phần hữu cơ [organic] chiếm tới 70% cùng các khoáng chất, vi lượng như Mg, Ca… cần thiết cho sự phát triển của cây trồng, cải tạo đất, tăng năng suất vụ mùa, nâng cao chất lượng cũng như giá trị nông sản.

4. Phân bón hữu cơ Nubor 3-2-2 nhập khẩu

Thương hiệu phân bón hữu cơ Nubor nhập khẩu từ Bỉ, đã từ lâu có mặt ở trên thị trường phân bón. Với chất lượng tốt lại có giá thành phải chăng, các sản phẩm của thương hiệu này luôn được nhà nông yêu thích.

Sản phẩm có các công dụng như cải tạo đất, cân bằng dinh dưỡng tốt giữa đất, cây trồng và môi trường. Bên cạnh đó, còn giúp bộ rễ khỏe mạnh, gia tăng năng suất và chất lượng nông sản, cung cấp đa – trung – vi lượng, làm đất tơi xốp, tăng độ màu mỡ, không kén đất và sử dụng được cho nhiều loại cây trồng.

5. Phân bón hữu cơ Kiva nhập khẩu

Phân bón hữu cơ Kiva với 70% nguyên liệu tự nhiên được nhập khẩu từ châu Âu, kết hợp với các nguyên liệu sinh học, đa – trung – vi lượng là sản phẩm hoàn hảo cho cây trồng, cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển cũng như gia tăng chất lượng nông sản khi thu hoạch.

Sản phẩm này được đóng gói tại Việt Nam thương hiệu Kiva, nên am hiểu đặc tính sinh học của cây trồng nước ta, giúp khôi phục vườn cây ăn trái lâu năm, cân bằng độ pH, cải tạo đất và đặc biệt là tăng sức đề kháng cho cây trồng trong việc chống lại sâu bệnh, nấm hại gây ảnh hưởng đến mùa màng.

Trên đây là 5 sản phẩm phân bón hữu cơ nhập khẩu nổi bật được Fao tổng hợp, hy vọng sẽ giúp bà con có thể chọn được sản phẩm phân bón phù hợp cho nhu cầu sản xuất, canh tác nông nghiệp của mình.


Video liên quan

Chủ Đề