Top bot viê t nam chi ch nhau năm 2024

Thị trường chứng khoán hôm nay (5/4) tiếp tục xu hướng điều chỉnh. Áp lực bán ngay từ đầu phiên khiến chỉ số giảm điểm khá mạnh. Lực cầu của dòng tiền cũng xuất hiện vào phiên chiều, song còn yếu nên VN-Index vẫn giảm khá lớn. Cuối phiên, VN-Index may mắn vẫn đóng cửa trên 1.255 điểm. Thanh khoản thị trường khá tốt, trong khi khối ngoại bớt tiêu cực hơn.

VN-Index đóng cửa sát mốc 1.255 điểm

Thị trường chứng khoán hôm nay giảm điểm ngay từ đầu phiên và sắc đỏ duy trì đến hết phiên giao dịch. Chỉ số VN-Index cũng xuất hiện nỗ lực phục hồi nhưng sức mạnh không đủ, rồi suy yếu và đóng cửa giảm khá mạnh. Chỉ số may mắn vẫn đóng cửa trên ngưỡng 1.255 điểm, với thanh khoản tương đối tích cực.

Đóng cửa phiên giao dịch hôm nay, chỉ số VN-Index giảm -13,14 điểm, dừng lại tại mức 1.255,11 điểm. Độ rộng của thị trường chứng khoán hôm nay nghiêng về bên bán. Thống kê trên HOSE, hôm nay chỉ có 116 mã tăng, 57 mã tham chiếu, trong khi vẫn có tới 381 mã giảm. Về nhóm ngành, độ rộng thị trường cũng nghiêng về phía tiêu cực với 17/18 ngành giảm điểm, trong đó ngành hóa chất dẫn đầu đà giảm, theo sau là ngành dịch vụ tài chính.

Top bot viê t nam chi ch nhau năm 2024
Diễn biến chỉ số VN-Index phiên 5/4/2024.

Các cổ phiếu lớn đã hỗ trợ cho VN-Index phiên này có: HVN (+0,58), NVL (+0,4), VPB (+0,3), MWG (+0,11), TMS (+0,1)... Chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu lớn đã gây áp lực cho thị trường gồm: GVR (-1,5), VCB (-1,5), BID (-1,11), TCB (-0,68), MBB (-0,58)…

Nhóm VN30 cũng giao dịch hoàn toàn trong sắc đỏ suốt phiên, tuy nhiên chỉ số này giảm ít hơn. Theo đó, chỉ số VN30-Index dừng lại ở 1.257,78 điểm, giảm -9,87 điểm so với phiên trước. Độ rộng rổ VN30 cũng nghiêng mạnh về bên bán nên hôm nay có tới 26 mã giảm, 2 mã đứng giá và 2 mã giảm điểm.

Trên sàn Hà Nội, hai chỉ số chính cũng đóng cửa giảm điểm. Cụ thể, chỉ số HNX-Index giảm -2,76 điểm, đóng cửa tại 239,68 điểm; chỉ số UPCoM-Index giảm -0,36 điểm, dừng lại ở 90,65 điểm.

Thanh khoản thị trường chứng khoán hôm nay cải thiện nhưng không quá nhiều. Tính riêng trên HOSE, tổng giá trị giao dịch đạt mức 25.144 tỷ đồng, trong đó, giá trị khớp lệnh đạt 24.262 tỷ đồng, tăng +7,46% so với phiên trước.

Khối ngoại bán ròng không đáng kể trên 2 sàn niêm yết và trái chiều giữa 2 sàn. Theo đó, khối ngoại mua ròng +24,61 tỷ đồng trên sàn HOSE, trong đó, lực mua tập trung vào các mã gồm: NVL (+224,22 tỷ đồng), MWG (+120,95 tỷ đồng), CTG (+64,26 tỷ đồng), SBT (+55,39 tỷ đồng), VNM (+46,59 tỷ đồng)… Khối ngoại lại bán ròng trên sàn HNX với giá trị -30,48 tỷ đồng.

Bán - mua: Lực chưa cân đối

Thị trường chứng khoán hôm nay hoàn toàn do bên bán làm chủ. Chỉ số VN-Index giảm ngay từ đầu phiên và đóng cửa ở mức gần thấp nhất trong ngày. Lực cầu bắt đáy xuất hiện ở phiên chiều, nhưng điều đó là chưa đủ. Điều may là VN-Index vẫn kéo lại được mốc 1.255 điểm. Đây là mốc níu cho diễn biến thị trường tuần sau.

Thanh khoản hôm nay duy trì khá tốt và cải thiện hơn so với hôm qua. Thanh khoản tăng mạnh hơn trong phiên chiều khi dòng tiền bắt đáy vào cuộc. Dòng tiền này có thể xuất phát từ một số nhóm nhà đầu tư dò đáy sớm. Bắt đáy có thành công hay không phải cần thêm thời gian trả lời, nhưng rõ ràng lực cầu chưa đủ mạnh để kéo chỉ số lên xanh.

Top bot viê t nam chi ch nhau năm 2024
Lực bán vẫn thắng thế khiến VN-Index chốt tuần giảm điểm. Ảnh minh họa.

Cầu chưa đủ mạnh và có vẻ chưa cân sức với cung hôm nay. Chính vì thế, bên bán đã xả thêm một đợt cuối phiên khiến VN-Index suýt mất mốc 1.255 điểm. Điểm cần lưu ý thêm là chỉ số VN-Index hôm nay giảm còn ít hơn so với mức giảm của nhiều cổ phiếu. Điều này cho thấy, chỉ số vẫn đang được một số mã trụ đỡ lực, phần còn lại phụ thuộc vào cung - cầu riêng lẻ của từng cổ phiếu.

Nhìn tổng thể, thị trường phiên cuối tuần không tích cực, nhưng diễn biến không xấu. Thị trường đã tăng ắt sẽ điều chỉnh và quan trọng là xu hướng điều chỉnh này chỉ là ngắn hạn, còn dài hạn vẫn còn tốt. Nhà đầu tư trong bối cảnh này cần giữ vững tâm lý và kỷ luật đầu tư./.

Laptop, máy tính để bàn, nước rửa chén, nước lau nhà, bột giặt... được bổ sung vào chương trình bình ổn thị trường năm 2024 của TP.HCM.

Top bot viê t nam chi ch nhau năm 2024

Mua sắm laptop phục vụ năm học mới tại một hệ thống điện máy - Ảnh: ĐỨC THIỆN

TP.HCM vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm, tiêu dùng thiết yếu, các mặt hàng phục vụ học tập năm 2024 - Tết Ất Tỵ 2025. Thời gian thực hiện từ ngày 1-4-2024 đến hết ngày 31-3-2025.

Năm nay, chương trình được triển khai với nhiều điểm mới, đồng thời sẵn sàng ứng phó những tình huống cấp bách, nhất là khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh.

Tổng cộng có 69 doanh nghiệp đầu mối tham gia chương trình, tăng 10 doanh nghiệp so với năm 2023. Tương ứng, lượng hàng bình ổn thị trường cũng tăng lên 4 - 6% so với năm 2023, chiếm từ 21 - 32% thị phần trong tháng thường, chiếm từ 24 - 41% nhu cầu thị trường trong tháng Tết, góp phần điều phối thị trường.

Phần lớn trong đó là các doanh nghiệp có quy mô lớn, thương hiệu uy tín, chiếm thị phần cao và là đầu mối của các chuỗi cung ứng như: Saigon Co.op, Satra, Central Retail, MM Mega Market, AEON, Fahasa, Vinamilk, Nutifood, Vissan…

Một điểm đáng chú ý là sự mở rộng và bổ sung danh mục hàng hóa tham gia bình ổn thị trường. So với năm 2023, chương trình năm nay đã bổ sung nhiều nhóm mặt hàng mới như nước rửa chén, nước lau nhà, bột giặt và thiết bị điện tử phục vụ học tập như laptop, máy tính để bàn vào nhóm các mặt hàng phục vụ học tập.

Có 12 nhóm hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, tăng một nhóm hàng so với năm 2023. Trong đó có các mặt hàng lương thực như gạo, lương thực chế biến khô, bột…; đường; dầu ăn; thịt gia súc; thịt gia cầm; trứng gia cầm; thực phẩm chế biến; rau củ quả; thủy hải sản; gia vị; sữa và nước uống.

"Chương trình cũng tập trung vào việc hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia, từ việc hỗ trợ giá thuê mặt bằng kinh doanh đến dịch vụ vận chuyển hàng hóa và xây dựng thương hiệu. Các hoạt động nhằm giúp cải thiện quy mô sản xuất và mạng lưới phân phối, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp", Sở Công Thương TP cho biết thêm.

Ngoài ra, chương trình cũng kết hợp chặt chẽ với các đề án khác để thúc đẩy sản xuất và phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó tập trung vào việc kích cầu tiêu dùng, tăng cường kết nối tín dụng và cung cầu, khuyến mại tập trung và xúc tiến du lịch. Các hoạt động này với mục tiêu nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh của doanh nghiệp trong thị trường hiện nay.

Qua nhiều năm thực hiện, chương trình bình ổn thị trường không chỉ là một sự cố gắng để đảm bảo cung ứng hàng hóa ổn định cho người tiêu dùng mà còn góp phần thúc đẩy hoàn thiện hệ thống phân phối theo hướng văn minh, an toàn.