Tốt đời đẹp đạo nghĩa là gì

Hai vị sư cô và linh mục dù không theo cùng một tôn giáo nhưng đã gặp nhau ở những cống hiến hết mình vì tương lai của thế hệ trẻ.

Những việc làm của họ đã góp phần làm cho cuộc sống đẹp hơn, chan chứa nghĩa tình hơn.

Nhiều năm qua, sư cô Thích Nữ Diệu Hoa, trụ trì chùa Kỳ Quang [quận Phú Nhuận, TP.HCM] và linh mục Đoàn Vĩnh Phúc [nguyên Hạt trưởng Hạt Tân Sơn Nhì, Chánh xứ Giáo xứ Thiên Ân, quận Tân Phú, TP.HCM] đã có những giải pháp thiết thực để góp phần chăm lo giáo dục cho thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước.

Xây trường mới, xóa cầu khỉ

Những ngày này, gặp sư cô Thích Nữ Diệu Hoa hơi khó vì cô đang bận rộn chuẩn bị cho mùa Lễ Phật đản. Nhưng khi nghe hỏi về những cây cầu bê tông, về những ngôi trường mà sư cô đã góp công xây và sắp xây cho những vùng quê nghèo khó thì sư cô gác lại hết công chuyện để tiếp tôi. Sư cô cho biết một ngôi trường mẫu giáo trên đảo Hòn Tre, huyện Kiên Hải [Kiên Giang] sắp mọc lên, đó là ngôi trường thứ sáu cùng với 47 cây cầu bê tông thay cho cầu khỉ tạm bợ tại các tỉnh ĐBSCL mà sư cô vận động các nhà hảo tâm xây dựng được. Công việc này, sư cô và Hội Phước thiện Hoa tình thương do sư cô chủ nhiệm đã âm thầm làm suốt bảy năm qua. Đến giờ, sư cô vẫn còn nhớ như in lần xây chiếc cầu đầu tiên: “Trong một lần đi làm công quả ở huyện Gò Quao [Kiên Giang], tôi chứng kiến cảnh một cây cầu khỉ gãy ngang lúc học sinh chưa kịp tới trường. Các em chỉ biết bấu víu vào con đò chở người có hạn làm tôi day dứt mãi”. Từ trăn trở đó, sư cô đã trở lại đây để xây cây cầu mang tên Xóm Chùa. Đó cũng là con đường bê tông đầu tiên của 80 hộ dân với 500 nhân khẩu ở đây.


 
Sư cô Diệu Hoa [thứ ba, từ trái qua] dự lễ khánh thành cầu Kênh 4, xã Minh Thuận, huyện U Minh Thượng [Kiên Giang] vào tháng 12-2012 . Ảnh: Nhân vật cung cấp

Sư cô Diệu Hoa say sưa kể lại cảm giác khánh thành ngôi trường đầu tiên ở Kiên Giang: “Trường các em nền đất, lợp tôn tứ phía đã mục gỉ luôn nóng hầm hập. Trường chỉ có hai phòng và thầy hiệu trưởng đồng chủ nhiệm cả sáu điểm trường như thế. Nhìn thấy nỗ lực của thầy trò, tôi rất cảm kích nên muốn mang lại điều kiện tốt hơn cho họ”. Vài tháng sau, ngôi trường đầu tiên mang tên Thạnh Yên A [xã Thạnh Yên A, tỉnh Kiên Giang] đã khánh thành khiến thầy trò rất đỗi vui mừng. Tuy vậy học sinh vẫn còn thưa thớt, sư cô tiếp tục vận động xây thêm hai cây cầu gần trường nữa để các em đi lại dễ dàng hơn. Số lượng học sinh tăng thêm gấp đôi sau đó làm sư cô rất hài lòng. Niềm vui sau mỗi chuyến đi khánh thành những cây cầu và ngôi trường mới cứ được kéo dài ra mãi khi các công trình này đưa vào sử dụng liền mang đến đổi thay cho cuộc sống của người dân địa phương và đặc biệt là các em nhỏ. Với sư cô, đó là những việc làm chỉ như muối bỏ biển nhưng những hạt muối khi hòa vào đại dương lại không vô nghĩa chút nào.

Mù chữ sẽ dễ sa ngã

Ở tuổi 85, lê từng bước chân khó nhọc với đôi tai hầu như không còn nghe thấy gì nhưng linh mục Đoàn Vĩnh Phúc, nay đã nghỉ hưu vẫn ngày ngày chăm lo cho gần 500 em học sinh ở lớp học tình thương Thiên Ân và Trường tình thương Tân Sơn Nhì [phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP.HCM]. Từ các lớp học này, các em có hoàn cảnh khó khăn cơ nhỡ, không phân biệt tôn giáo, chủ yếu là dân nhập cư từ các quận, huyện, tỉnh, thành xa, dần được tiếp nối từ lớp này lên lớp khác, năm này qua năm khác. Không những được miễn học phí hoàn toàn, linh mục còn vận động tài trợ cho các em từng bộ quần áo đồng phục đến sách vở, dụng cụ học tập. Ngoài ra, ở Trường tình thương Tân Sơn Nhì, buổi chiều các em còn được học phụ đạo, lớp Anh văn, vi tính, đàn mandolin và lớp cắt may…

Nhiều em trưởng thành từ các lớp học này lại tìm về vào dịp khai giảng mỗi năm như một cách tỏ lòng biết ơn. Công việc gieo chữ thầm lặng này, linh mục Phúc và các cộng sự đã thực hiện suốt 17 năm qua.

Linh mục kể: “Nơi này ngày xưa vắng hoe, tệ nạn nhiều, trẻ em phần đông là con của người dân nhập cư, tối ngày chủ yếu lo kiếm ăn nên đều mù chữ hết. Mà mù chữ thì sẽ rất dễ sa ngã. Không có con đường nào khác thay đổi cuộc đời của các em tốt hơn bằng con đường học vấn cả”.

Ông Đinh Viết Thìn, cộng sự của linh mục Phúc, cho biết kỷ niệm từ những ngày cha cử anh đi khảo sát các gia đình có con em mù chữ vẫn còn nguyên vẹn như mới đây. “Cha bảo tôi đến từng nhà, cho mỗi em học sinh 100.000 đồng để động viên cha mẹ đưa các em tới trường nhưng hỏi ra mới biết gia đình không cho con đi học được vì không có hộ khẩu. Những năm 1998, số tiền đó lớn lắm. Từ đó, cha trăn trở phải mở lớp học tình thương cho các em là giải pháp tốt nhất”. Từ quyết tâm của linh mục, lớp học đầu tiên đã được khai giảng với 40 em. “Có lớp học rồi nhưng không phải dễ dàng gì để các em theo học đến nơi đến chốn, cha lại cùng tôi đến từng nhà thuyết phục cha mẹ các em bớt lo làm kinh tế mà hãy lo cho tương lai các em. Đối với những hoàn cảnh quá khó khăn, cha hỗ trợ tiền, gạo, thường xuyên tới thăm hỏi, trao quà bằng cái tình ấm áp. Hiện tại, có em đã rời trường nhưng cha vẫn liên hệ giúp đỡ để động viên em tiếp tục việc học. Lớp học tình thương Thiên Ân đến năm 2007 thì quá tải nên cha tiếp tục vận động xây thêm Trường tình thương Tân Sơn Nhì, khánh thành vào năm 2009” - ông Thìn tiếp lời. Còn ông Nguyễn Quý Chuân, làm nhiệm vụ bảo vệ lớp học từ những ngày đầu cũng kiêm nhiệm luôn công việc thi thoảng phải đưa các em đi cấp cứu vì thương tích ẩu đả trong lớp, kết hợp với gia đình trong việc quản lý trẻ lêu lổng bộc bạch: “Thực lòng mà nói, phải có cái tâm mới làm được những việc như thế này. Bây giờ nhìn các em được đi học, cải thiện đời sống dân trí khiến chúng tôi rất sung sướng”.

Hằng ngày, từ căn phòng nhỏ đối diện khoảnh sân của lớp học tình thương Thiên Ân, linh mục Phúc háo hức trông chờ các em cắp sách tới trường và vui đùa trong giờ ra chơi. Thỉnh thoảng, các em lại ùa vào phòng, gọi ông bằng tiếng “cha” thân mật. Cứ thế, niềm vui của một người không con mà có rất nhiều con đã tiếp thêm động lực để linh mục không một giây phút nào ngơi nghỉ công việc xây những viên gạch giáo dục đầu tiên cho thế hệ trẻ.

HOÀNG LAN

Lan tỏa phương châm “tốt đời, đẹp đạo”

Tác giả

Thứ ba, 29/06/2021 09:42 0 Bình luận

[Mặt trận] -Đồng hành cùng sự phát triển của địa phương, Ban đại diện Phật giáo Hòa Hảo tỉnh Hậu Giang [Ban đại diện] đã có nhiều đóng góp thiết thực cho an sinh xã hội, góp phần khẳng định và tạo ra sức lan tỏa phương châm sống “tốt đời, đẹp đạo”.

Phật giáo tỉnh Long An góp phần xây dựng nông thôn mới

Phật giáo Bắc Ninh đồng hành với dân tộc

Chung tay bảo vệ môi trường

Ban đại diện phối hợp tổ chức bàn giao 10 căn nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo ở xã Lương Nghĩa.

Mới đây, Ban đại diện đã phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hậu Giang tổ chức bàn giao 10 căn nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo ở xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, mỗi căn trị giá 30 triệu đồng.

Hộ ông Danh Việt, ở ấp 10, xã Lương Nghĩa, thuộc diện hộ nghèo vì không có đất đai canh tác, mọi chi phí sinh hoạt trong gia đình đều dựa vào số tiền làm thuê của hai vợ chồng. Cũng vì vậy mà họ không có điều kiện xây dựng lại căn nhà cũ bị xuống cấp xập xệ. “Chúng tôi rất mừng vì được ban đại diện hỗ trợ cất cho căn nhà mới, từ nay không còn lo lắng mỗi khi trời mưa gió”, ông Danh Việt chia sẻ.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Lương Nghĩa Hà Thị Mỹ Anh cho biết: “Trên địa bàn xã còn một số hộ dân đang gặp khó khăn về nhà ở. Nhà đại đoàn kết do ban đại diện hỗ trợ không chỉ giúp cho hộ nghèo được an cư mà còn tiếp thêm niềm tin, động lực để bà con nỗ lực phát triển kinh tế gia đình, sớm vươn lên thoát nghèo. Sự hỗ trợ này còn tạo điều kiện cho địa phương thực hiện tiêu chí hộ nghèo và nhà ở trong xây dựng nông thôn mới”.

10 căn nhà kể trên nằm trong số 70 căn nhà đại đoàn kết do ban đại diện phối hợp với chính quyền cất tặng cho các hộ nghèo gặp khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh, mỗi căn trị giá 30 triệu đồng. Đây là hoạt động thiết thực để chào mừng thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, kỷ niệm 74 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ [27/7/1943 - 27/7/2021].

Tích cực trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, ban đại diện đã vận động chuyển 15 triệu đồng vào Quỹ phòng, chống dịch; vận động trao 100 phần quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn do chịu ảnh hưởng của đại dịch, tổng giá trị 30 triệu đồng.

Bên cạnh đó, ban đại diện còn duy trì hoạt động của 9 tổ từ thiện cấp cơm, cháo, nước sôi tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh; tích cực thực hiện khám bệnh và hốt thuốc nam miễn phí… Tổng giá trị các hoạt động từ thiện nhân đạo mà ban đại diện thực hiện được trong 6 tháng đầu năm nay là hơn 11 tỉ đồng.

Những kết quả kể trên cho thấy ban đại diện luôn đồng hành trong công tác chăm lo, giúp đỡ, san sẻ một phần khó khăn của hộ nghèo và những cảnh đời bất hạnh. Ông Nguyễn Hoàng Khởi, Trưởng ban đại diện Phật giáo Hòa Hảo tỉnh, cho rằng, đó là việc nên làm và trở thành trách nhiệm chung của ban đại diện và bà con tín đồ Phật giáo Hòa Hảo. “Trên địa bàn tỉnh còn không ít người dân có hoàn cảnh khó khăn, để san sẻ phần nào khó khăn với bà con, ban đại diện và bà con tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tích cực thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ, chăm lo thiết thực, nhất là xây dựng nhà đại đoàn kết dành tặng cho hộ nghèo, góp phần vào công tác giảm nghèo ở địa phương”, ông Khởi chia sẻ.

Kinh phí để thực hiện các hoạt động từ thiện, nhân đạo chủ yếu được ban đại diện vận động từ nguồn xã hội hóa. Riêng bản thân ông Khởi hàng năm cũng đã bỏ ra không ít tiền để cất nhà đại đoàn kết, tặng quà cho hộ nghèo.

Chưa kể là ban đại diện còn tích cực phối hợp với Mặt trận tích cực tuyên truyền giúp bà con nâng cao ý thức và có hành động thiết thực để bảo vệ môi trường như: phát quang bụi rậm, làm hàng rào cây xanh, xây dựng hố rác cho gia đình; đồng thời vận động tín đồ thực hiện đúng theo giáo lý, giáo luật và chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bài trừ các tệ nạn xã hội, không mê tín dị đoan, cùng nhau đoàn kết một lòng vì sự phát triển chung của tỉnh.

Bà Thái Thu Xương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTTQ Việt Nam tỉnh Hậu Giang, đánh giá ban đại diện và các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo đã tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, góp phần tăng cường xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn tỉnh…

NGUYỄN TRIỆU

Tags

Lan tỏa phương châm “tốt đời đẹp đạo”

Phật giáo tỉnh Long An góp phần xây dựng nông thôn mới

26/07/2022

Phật giáo Bắc Ninh đồng hành với dân tộc

24/07/2022

Chung tay bảo vệ môi trường

24/07/2022

Phát huy vai trò người có uy tín trong phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới

24/07/2022

Video liên quan

Chủ Đề