Trang bị đại đội bộ binh có bao nhiêu khẩu súng trung liên?

Về bộ binh, thành phần tổ chức cơ bản nhất của QĐNDVN là tổ chiến đấu gồm 3 người, thường được gọi là tổ "tam tam".

Các cấp sau được tổ chức theo nguyên tắc "tam tam chế".

Tiểu đội có 3 cấp cơ bản là 7, 9 và 12 người. Phổ biến nhất là 9 người chia thành 3 tổ chiến đấu. Vũ khí có thể là 1 B-40/41, 1 M-79, 1 trung liên RPD/RPK hoặc đại liên cá nhân PK [hiếm], còn lại là AK.

Trung đội gồm 3 tiểu đội và trung đội bộ, quân số từ 20-36 người.

Đại đội gồm :
- 3 trung đội bộ binh.
- Đại đội bộ gồm chỉ huy đại đội + một số trinh sát, liên lạc, thông tin.
Quân số đại đội khoảng 80-120 người.

Tiểu đoàn gồm :
- Tiểu đoàn bộ, tương đương 1 trung đội gồm chỉ huy tiểu đoàn, bộ phận vệ binh, trinh sát, công binh, thông tin.
- 3 đại đội bộ binh.
- 1 đại đội hoả lực, thường bao gồm các trung đội : B-41, đại liên [K-53/63], cối [60mm và 82mm], chống tăng [ĐKZ 75/82mm], phòng không [DShk 12,7mm].
- Các trung đội công binh, thông tin, vận tải, quân y.
Quân số tiểu đoàn từ 300-500 người.

Trung đoàn gồm :
- Trung đoàn bộ, gồm chỉ huy trung đoàn, bộ phận vệ binh, trinh sát, công binh, thông tin.
- 3 tiểu đoàn bộ binh.
- 3 đại đội hoả lực : cối [82mm], chống tăng [ĐKZ 75/82mm], phòng không [DShk 12,7mm].
- Các đại đội công binh, thông tin, vận tải, quân y.
Quân số trung đoàn từ 1.500-3.000 người.

Lữ đoàn gồm :
- Lữ đoàn bộ.
- 4 tiểu đoàn bộ binh.
- 1 tiểu đoàn pháo binh.
- 1 tiểu đoàn phòng không.
- Các đại đội công binh, thông tin, vận tải, trinh sát...
Quân số lữ đoàn khoảng 3.500 người.
Lữ đoàn có thể coi là sư đoàn rút gọn, được biên chế đầy đủ các thành phần binh chủng để đảm bảo khả năng tác chiến độc lập.

Sư đoàn bộ binh gồm :
- Sư đoàn bộ.
- 3 trung đoàn bộ binh.
- 1 trung đoàn pháo binh và 1 tiểu đoàn phòng không [37mm]. Trung đoàn pháo này thường gồm các tiểu đoàn lựu pháo [105 hoặc 122mm], pháo nòng dài [76,2 hoặc 85mm], cối nặng [120 hoặc 160mm].
- Các tiểu đoàn công binh, thông tin, vận tải...
- Các đại đội đặc công, trinh sát, quân y, phòng hoá...
Trong một số trường hợp, sư đoàn còn được biên chế thêm 1 tiểu đoàn xe tăng hoặc pháo tự hành.

Sư đoàn bộ binh cơ giới gồm :
- Sư đoàn bộ.
- 3 trung đoàn bộ binh cơ giới.
- 1 trung đoàn pháo binh và các tiểu đoàn pháo chống tăng, pháo phản lực.
- 1 trung đoàn phòng không.
- 1 tiểu đoàn xe tăng.
- Các tiểu đoàn trinh sát, công binh, quân y, vận tải, sửa chữa.
- Các đại đội vệ binh, phòng hoá.

Quân số sư đoàn nói chung từ 8.000-10.000 người.

Quân đoàn, là cấp lớn nhất trong biên chế QĐNDVN, bao gồm :
- Quân đoàn bộ.
- 3-5 sư đoàn bộ binh.
- 1 lữ đoàn xe tăng thiết giáp.
- 1 lữ đoàn pháo binh : pháo tầm xa 122, 130, 155mm, pháo phản lực H-12, BM-13/14/21...
- 1 lữ đoàn phòng không : cao xạ 37mm, 57mm.
- 1 lữ đoàn công binh.
- 1 trung đoàn thông tin.
- Các đơn vị khác như đặc công, trinh sát, phòng hoá, vận tải....
Quân số quân đoàn khoảng từ 30.000-50.000 người.


Kí hiệu trên bản đồ :





Đơn vị Tăng thiết giáp trong kí hiệu có thêm 1 hình thoi. Các đơn vị khác thì đơn thuần chỉ là viết tắt : ĐC, KQ, HQ, PB, CB, TT....Đối với tăng thiết giáp :
- Trung đội : 2-5 xe.
- Đại đội : 2-3 trung đội, 5-10 xe.
- Tiểu đoàn : 2-3 đại đội, 15-30 xe.
- Trung đoàn : 2-4 tiểu đoàn, 60-80 xe.
- Lữ đoàn : 3-5 tiểu đoàn, 80-100 xe.
Trong biên chế trung và lữ đoàn thường có ít nhất 1 tiểu đoàn xe bọc thép chở bộ binh.

Đối với pháo binh, phòng không, hoả lực :
- Khẩu đội : 1 khẩu.
- Trung đội : 2-3 khẩu.
- Đại đội : 2-3 trung đội, gồm 4-6 khẩu.
- Tiểu đoàn : 2-3 đại đội, gồm 8-12 khẩu.
- Trung đoàn : 2-3 tiểu đoàn, gồm 20-36 khẩu.
- Lữ đoàn : 3-5 tiểu đoàn, khoảng 40-50 khẩu.
- Sư đoàn : gồm một số trung đoàn cao xạ và/hoặc TLPK.

Riêng tiểu đoàn tên lửa phòng không có 6 dàn phóng.
Trung đoàn TLPK gồm 4-6 tiểu đoàn hoả lực và 1-2 tiểu đoàn đảm bảo kỹ thuật.
Lữ đoàn TLPK gồm 8 tiểu đoàn hoả lực, 2 tiểu đoàn kỹ thuật cùng các đơn vị thông tin, radar, sở chỉ huy tự động....

Có 1 điểm cần lưu ý, tiếng Anh có từ battery để chỉ 1 cụm súng/pháo/tên lửa gồm 6-9 khẩu, từ điển thông thường dịch thành "khẩu đội" là sai. Battery tương đương đại đội súng/pháo hoặc tiểu đoàn TLPK, khẩu đội thì chỉ duy nhất có 1 khẩu.

Đối với không quân :
- Biên đội : 4-6 máy bay.
- Tiểu đoàn : 8-12 máy bay.
- Trung đoàn : 20-30 máy bay.
- Sư đoàn : gồm một số trung đoàn.

Sau 75, biên chế KQNDVN được tổ chức lại, 1 trung đoàn KQ chiến đấu có 3 phi đội. Như vậy mỗi phi đội sẽ có khoảng 8-12 máy bay.


Về hải quân em không được rõ, các bác bổ sung hộ.


Trong chiến đấu đôi khi có những đơn vị lâm thời được thành lập bằng cách ghép các đơn vị nhỏ lại, thường được gọi đơn giản là "đoàn". Tuỳ theo tình hình mà "đoàn" này có thể tương đương trung, lữ, sư hoặc thậm chí cả quân đoàn. Cá biệt, 1 "đoàn" rất nổi tiếng là 559 thì quy mô của nó tương đương với cả 1 quân khu.Thời KCCP, quân số biên chế lớn hơn thời KCCM nhưng vũ khí ít hơn rất nhiều. Cán bộ, chiến sĩ đánh bộc phá, các bộ phận công binh, thông tin liên lạc, vận tải, văn phòng, cơ quan.... cơ bản không được vũ trang.
1 đại đội thường biên chế 140 người, 21 tiểu liên, 30 súng trường.
1 đại đội mạnh biên chế 180 người, 42 tiểu liên, 53 súng trường [Đây có lẽ là đại đội mũi nhọn của tiểu đoàn].
1 tiểu đoàn biên chế 635 người, 4 đại liên, 18 trung liên, 95 tiểu liên, 144 súng trường, 2 cối 60mm, 2 cối 81/82mm.
1 trung đoàn có khoảng 3.000 người, gồm 3 tiểu đoàn bộ binh và 1 đại đội hoả lực [có khi được gọi là đại đội "bộ binh pháo"] gồm 1 trung đội ĐKZ 57mm [3 khẩu] và 3 trung đội cối 81/82mm [9 khẩu].
1 đại đoàn [sư đoàn] thời kỳ cuối KCCP có quân số tới 11.062 người nhưng chỉ được trang bị 3.254 khẩu súng bộ binh, 1 tiểu đoàn SMPK 12,7mm và không có pháo binh. Trừ F308 có tiểu đoàn ĐKZ, 304 và 320 do tác chiến độc lập nhiều nên có 1 tiểu đoàn pháo binh gồm vài khẩu sơn pháo 75mm và cối 120mm.

Biên chế nói trên áp dụng cho giai đoạn kể từ 1950 trở đi, sau khi các đại đoàn chủ lực đã được trang bị đồng bộ bằng vũ khí do TQ viện trợ. Biên chế của thời kỳ 1950 trở về trước khá phức tạp và không thống nhất, nói chung có quân số lớn hơn [chẳng hạn tiểu đoàn cỡ 800 người, trung đoàn cỡ 5.000 người] nhưng vũ khí ít hơn rất nhiều.

Đến tháng 11/1954, sau khi cải tổ, biên chế đại đoàn rút xuống còn 9.874 người, trang bị 5.082 khẩu súng bộ binh và tăng thêm các vũ khí cộng đồng khác : đại đội thêm 2 bazooka, tiểu đoàn thêm 3 ĐKZ 57mm, trung đoàn thêm 4 ĐKZ 75mm và 4 pháo 70mm, đại đoàn thêm 12 cao xạ 37mm.

Cuối những năm 50, sư đoàn được biên chế lại với quân số 8.800 người, trang bị 6.600 súng bộ binh, 200 pháo cối, 40 súng pháo cao xạ.

Đầu thập niên 60, biên chế sư đoàn một lần nữa được tổ chức lại với 9.590 người, trang bị 5.000 súng bộ binh, 170 pháo cối, 42 súng pháo cao xạ.

Mặc dù lúc đó trên giấy tờ có 1 trung đoàn pháo binh cơ giới [lựu pháo, pháo chống tăng, súng cối] và 1 tiểu đoàn pháo cao xạ cơ giới, nhưng khi bước vào KCCM các sư đoàn thường chỉ có 1 tiểu đoàn pháo binh mang vác như cối 120mm, ĐKZ 75, ĐKB và 1 tiểu đoàn SMPK 12,7mm. F304 và 308 là 2 sư đoàn duy nhất có trung đoàn pháo binh cơ giới. Nhiều sư đoàn [nhất là các sư đoàn chủ lực Miền] thường tổ chức thêm 1 đại đội hay tiểu đoàn đặc công.

Mãi đến năm 1974, hàng loạt trung đoàn pháo binh mới được chuyển trực thuộc các sư đoàn, quân đoàn. Nhưng vài sư đoàn [như F8] vẫn không có pháo cơ giới mà chỉ toàn pháo mang vác.

Kể từ năm 1981, các sư đoàn trên tuyến đầu ở biên giới phía Bắc và CPC được tăng cường một số loại vũ khí pháo binh khác :
- Sư đoàn loại 1, sư đoàn tăng cường có thêm 1 tiểu đoàn pháo chống tăng.
- Sư đoàn loại 1, làm nhiệm vụ ở tuyến 1 có thêm 1 tiểu đoàn cối 160mm,đại đội hoặc trung đội B-72.
Ngoài ra một số sư đoàn có thêm 1 tiểu đoàn xe tăng hoặc pháo tự hành SU-100.

Cấp trung đoàn được tăng cường thêm cối 120mm, SMPK 14,5mm.... Tiểu đoàn và đại đội tăng cường thêm cối, ĐKZ....

Năm 1979, F308 là sư đoàn đầu tiên được chuyển thành sư đoàn bộ binh cơ giới, trang bị xe tăng T-54/55, xe chiến đấu BMP-1, xe chở quân BTR-152, xe trinh sát BRDM-2.... Tổ chức của sư đoàn :
- Trung đoàn 36 bộ binh cơ giới.
- Trung đoàn 88 bộ binh cơ giới.
- Trung đoàn 102 bộ binh cơ giới.
- Trung đoàn 58 pháo binh.
- Trung đoàn 216 phòng không.
- Tiểu đoàn 1036 xe tăng.
- Tiểu đoàn 13 pháo phản lực.
- Tiểu đoàn 14 pháo chống tăng.
- Tiểu đoàn 17 công binh.
- Tiểu đoàn 18 thông tin.
- Tiểu đoàn 20 trinh sát.
- Tiểu đoàn 22 sửa chữa.
- Tiểu đoàn 24 quân y.
- Tiểu đoàn 25 vận tải.
- Đại đội 21 hoá học.
- Đại đội 23 vệ binh.Biên chế của quân đội Mỹ và NATO :

Squad [tiểu đội] là cấp nhỏ nhất trong biên chế trong quân đội Mĩ, quân số 8-16 người. Tiểu đội bộ binh thường thường có 10 người. Tiểu đội bộ binh cơ giới thường có 16 người, chia thành 2 Team [tổ chiến đấu], mỗi tổ kết hợp với 1 xe cơ giới.

Một số đơn vị sử dụng biên chế Section [phân đội], do 2 tiểu đội ghép lại. Phân đội thiết giáp [sử dụng thay cho tiểu đội] gồm 2 xe.

Platoon [trung đội] gồm từ 2-4 tiểu đội [hoặc phân đội], quân số 16-44 người. Trung đội bộ binh thường có 3 tiểu đội. Trung đội bộ binh cơ giới gồm 4 tiểu đội kết hợp với 4 xe cơ giới, chia thành 2 phân đội. Trung đội thiết giáp gồm 4 xe cũng chia thành 2 phân đội.

Company [đại đội] gồm ban chỉ huy đại đội và từ 3-5 trung đội, quân số 60-200 người. Đại đội cơ giới có từ 15-25 xe.
Đối với thiết giáp, kỵ binh, cấp tương đương được gọi là Troop. Đối với pháo mặt đất và pháo cao xạ, cấp tương đương được gọi là Battery.

Battalion [tiểu đoàn] gồm ban chỉ huy tiểu đoàn và từ 4-6 đại đội, quân số 300-1.000 người.
Đối với thiết giáp, kỵ binh, cấp tương đương được gọi là Squadron.

Brigade [lữ đoàn] gồm 3-7 tiểu đoàn, quân số từ 1.500-3.200 người. Trong tác chiến lữ đoàn bộ binh có trong biên chế các tiểu đoàn pháo binh, công binh, các tiểu đoàn hỗ trợ...
Đối với kỵ binh, thiết giáp, cấp tương đương [về vai trò] được gọi là Regiment [trung đoàn, gồm 2-6 tiểu đoàn]. Đối với biệt kích và đặc nhiệm, cấp tương đương được gọi là Group.

Division [sư đoàn] gồm 3-5 lữ đoàn và các đơn vị binh chủng trực thuộc, quân số từ 10.000-16.000 người. Trong quân đội Mĩ, cấp sư đoàn được tổ chức với các đơn vị bộ binh, bộ binh cơ giới, thiết giáp, quân dù và đổ bộ đường không.

Corps [quân đoàn] gồm 2-5 sư đoàn và các đơn vị binh chủng, quân số từ 20.000-40.000 người.

Army [tập đoàn quân] gồm từ 2 quân đoàn trở lên.
Tuỳ thuộc vào tình hình và quy mô chiến tranh mà Tập đoàn quân sẽ được tổ chức ở 3 cấp khác nhau là Theater Army - Tập đoàn quân Chiến trường, Field Army - Tập đoàn quân Dã chiến và Army Group - Cụm Tập đoàn quân. Cấp Field Army đã được sử dụng trong chiến dịch Bão táp sa mạc.

Army Group [Cụm Tập đoàn quân] là cấp cao nhất trong quân đội Mĩ, không được sử dụng từ sau khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2.


Nếu trong biên chế QĐNDVN thứ tự các cấp trực thuộc là tiểu đoàn [battalion] - trung đoàn [regiment] - sư đoàn [division] thì trong QĐ Mĩ là tiểu đoàn [battalion] - lữ đoàn [brigade] - sư đoàn [division]. Nói cách khác, đối với bộ binh, trung đoàn trong QĐNDVN có vai trò giống lữ đoàn trong QĐ Mỹ.

Vào thời kì WW1, sư đoàn bộ binh Mỹ được tổ chức theo cấu trúc "hình vuông" : mỗi sư đoàn gồm 2 lữ đoàn, mỗi lữ đoàn gồm 2 trung đoàn. Đến WW2, cấp sư đoàn Mĩ được tổ chức lại theo cấu trúc "tam giác" : mỗi sư đoàn gồm 3 lữ đoàn [cấp trung đoàn được loại bỏ]. Các tiểu đoàn Mỹ sau này vẫn giữ tên trung đoàn mà mình trực thuộc trước đây trong phiên hiệu, ví dụ tiểu đoàn 1/7, lữ đoàn 3, sư đoàn kỵ binh số 1 trong trận Ia đrăng có tên đầy đủ là tiểu đoàn 1, trung đoàn 7, lữ đoàn 3, sư đoàn kỵ binh số 1 [1st Battalion, 7th Cavalry, 3rd Brigade, 1st Cavalry Division]. Trong trường hợp này khái niệm "trung đoàn" chỉ mang ý nghĩa truyền thống chứ không có vai trò gì trong chỉ huy và tác chiến.Là quân đội của nhà giàu, nên các đơn vị của quân đội Mỹ được biên chế đầy đủ các đơn vị binh chủng trong thành phần, khiến cho khả năng cơ động cũng như sức mạnh được nâng lên rất nhiều.

1 tiểu đoàn Mỹ thường có tiểu đoàn bộ [1 đại đội], 3 đại đội chiến đấu, 1 đại đội hoả lực trợ chiến. Trong nhiều trường hợp, tiểu đoàn bộ và đại đội hoả lực được ghép lại thành đại đội chỉ huy-hoả lực.
Thời WW2, 1 lữ đoàn hay trung đoàn sẽ có 3 tiểu đoàn mang phiên hiệu 1 [gồm đại đội A, B, C và D], 2 [E, F, G và H], 3 [I, K, L và M]. Sau đó các đại đội trong 1 tiểu đoàn được kí hiệu thống nhất là A [Alfa], B [Bravo], C [Charlie] và D [Delta] là đại đội hoả lực.


Ở VN sau này, 1 tiểu đoàn bộ binh Mỹ có 3 đại đội bộ binh [rifle company], 1 đại đội trợ chiến [combat support company] và đại đội tiểu đoàn bộ [HQ and HQ company].
- Tiểu đoàn bộ có quân số 166 người.
- Đại đội bộ binh có quân số 164 người, gồm đại đội bộ [12 người], 3 trung đội bộ binh [mỗi trung đội 42 người] và 1 trung đội súng cối [26 người + 3 cối 81mm]. Mỗi đại đội bộ binh còn có 3 súng không giật 90mm nhưng thường chỉ để ở căn cứ.
- Đại đội trợ chiến có quân số 100 người và 4 cối 106,7mm.
Tổng quân số của 1 tiểu đoàn là 922 người, trang bị 9 cối 81mm, 9 súng không giật 90mm, 33 xe jeep, 17 xe vận tải.

Một cách tổ chức khác vào thời 1965-1966 là 1 tiểu đoàn gồm 1 đại đội-chỉ huy và 3 đại đội bộ binh :
- Đại đội chỉ huy có quân số 290 người, trang bị 4 cối 106,7mm và 2 súng không giật 106mm.
- Đại đội bộ binh có quân số 180 người. Về vũ khí đại đội bộ có 2 ống phóng rocket 3.5''; trung đội hoả lực có 3 cối 81mm, 2 súng không giật 106mm và 1 súng không giật 3.5''; mỗi trung đội bộ binh có 2 súng không giật 90mm và 2 súng máy.
Tổng quân số của tiểu đoàn là 830 người, trang bị 4 cối 106,7mm, 9 cối 81mm, 8 súng không giật 106mm, 18 súng không giật 90mm, 3 súng không giật 3.5'', 18 súng máy.

Tiểu đoàn cơ động đường không Mỹ cũng được tổ chức giống tiểu đoàn bộ binh : đại đội tiểu đoàn bộ, 3 đại đội bộ binh và 1 đại đội trợ chiến.
- Tiểu đoàn bộ có quân số 134 người.
- Đại đội bộ binh có quân số 170 người. Về vũ khí trung đội hoả lực có 3 cối 81mm; mỗi trung đội bộ binh có 2 súng không giật 90mm và 2 súng máy.
- Đại đội trợ chiến có quân số 123 người, trang bị 4 cối 81mm và 8 súng không giật 106mm.
Tổng quân số của tiểu đoàn là 797 người, trang bị 13 cối 81mm, 8 súng không giật 106mm, 18 súng không giật 90mm, 18 súng máy.

Tiểu đoàn bộ binh cơ giới Mỹ gồm đại đội tiểu đoàn bộ và 3 đại đội bộ binh cơ giới.
- Tiểu đoàn bộ có quân số 304 người.
- Đại đội bộ binh cơ giới có quân số 199 người với trang bị nặng tương tự tiểu đoàn bộ binh thường.
Trong đại đội bộ binh cơ giới, quân số bộ binh từ 170-172 người. Gồm 3 trung đội bộ binh trang bị 4 xe M-113 và 1 trung đội hoả lực trang bị 3 xe M-125A1 mang cối 81mm và 2 xe M-113 mang tên lửa TOW.
Cũng có thời điểm trong biên chế tiểu đoàn tồn tại đại đội trợ chiến rút từ biên chế của tiểu đoàn bộ, gồm trung đội trinh sát [10 xe M-113], trung đội cối [4 xe M-106 mang cối 106,7mm] và trung đội chống tăng [4 xe M-113 mang tên lửa TOW].
Tổng quân số tiểu đoàn khoảng 900 người, trang bị khoảng 70 xe bọc thép các loại.

Tiểu đoàn thủy quân lục chiến Mỹ gồm đại đội tiểu đoàn bộ và 4 đại đội chiến đấu.
- Tiểu đoàn bộ có quân số 385 người [329 người của thủy quân lục chiến và 56 người của hải quân], trang bị 8 cối 81mm và 8 súng không giật 106mm.
- Đại đội chiến đấu có quân số 216 người, trong đó đại đội bộ [9 người], 3 trung đội bộ binh [mỗi trung đội 47 người] và 1 trung đội hoả lực [66 người trang bị 6 súng máy, 6 súng phóng rocket 3.5'', 3 cối 60mm].
Tổng quân số tiểu đoàn là 1.249 người [1.193 người của thủy quân lục chiến và 56 người của hải quân], trang bị 8 côi 81mm, 8 súng không giật 106mm, 9 cối 60mm, 18 súng máy, 18 súng phóng rocket 3.5".Kí hiệu theo chuẩn NATO :

Binh chủng :

Pháo phòng không

Thiết giáp

Không quân của lục quân

Pháo binh [không tính pháo phòng không và pháo bờ biển]

Kỵ binh [cưỡi ngựa]

Kỵ binh [cơ giới]

Phòng hoá

Pháo bờ biển

Công binh

Bộ binh

Quân y

Quân nhu

Hậu cần

Thông tin

Chống tăng [Tank Destroyer]

Vận tải

Thú y


Các đơn vị không vận có thêm 1 biểu tượng hình cánh chim trên ký hiệu :

Pháo binh không vận

Bộ binh không vận


Cấp

Tiểu đội

Phân đội

Trung đội

Đại đội hoặc phi đội KQ [flight]

Tiểu đoàn hoặc phi đoàn KQ [squadron]

Trung đoàn hoặc combat team [không biết dịch thế nào]

Lữ đoàn, Combat Command of Armor Division, không đoàn KQ [wing]

Sư đoàn hoặc Command of Air Force

Quân đoàn, tập đoàn KQ [Air Force]

Tập đoàn quân

Cụm Tập đoàn quân


Vũ khí

Súng máy

Pháo

Lựu pháo hoặc cối

Xe tăng

Pháo tự hành


Kí hiệu kết hợp :

Đại đội A, trung đoàn 137 bộ binh

Tiểu đoàn 8 pháo mặt đất

Combat Command A, sư đoàn 1 thiết giáp

Đài quan sát, trung đoàn 23 bộ binh

Sở chỉ huy sư đoàn 5 bộ binh

Ranh giới giữa trung đoàn 137 và 138 bộ binh

Chủ Đề