Trẻ hôi miệng là dấu hiệu của bệnh gì

Câu hỏi:

Bé nhà tôi 6 tuổi, ở nhà thường bị hôi miệng, mặc dù vẫn đánh răng, súc miệng thường xuyên. Có nguyên nhân gì khác không, nhờ bác sĩ tư vấn giúp. (Nguyễn Thanh Vân- Phú Yên)

Trả lời:

Nguyên nhân gây hôi miệng có rất nhiều, nhưng 70% trường hợp là do răng miệng. Bệnh ở răng miệng sinh mùi hôi do vi khuẩn kỵ khí (bình thường cư trú nhiều trong miệng) phân hủy các axit amin hoặc axit béo tự do trong khoang miệng (ví dụ thức ăn thừa, nước bọt, tế bào miệng), tạo thành các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi (mùi hôi).

Để xác định nguồn gốc của mùi hôi, có thể cho trẻ bịt mũi, ngậm miệng, ngừng thở vài giây rồi mở miệng và vẫn không thở.

Trẻ hôi miệng là dấu hiệu của bệnh gì

Nếu mùi xuất hiện thì thủ phạm chính là răng miệng. Còn nếu mùi lạ xuất hiện khi bịt mồm, thở ra ngoài qua lỗ mũi, thì nguyên nhân là ngoài miệng.

– Kiểm tra răng, lợi xem có răng sâu, răng mọc lệch để điều trị triệt để. Tốt nhất nên đến nha sĩ để được khám và điều trị đầy đủ.

– Tăng cường vệ sinh răng miệng: đánh răng đúng cách, sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ, cạo sạch bẩn ở lưỡi, có thể dùng thêm dung dịch sát trùng miệng.

– Giảm bớt các gia vị như tỏi, hành, cà ri… trong chế biến các món ăn.

– Cho trẻ uống đủ nước, nhất là khi đi ngủ để làm giảm mùi khi thức dậy.

Các nguyên nhân ngoài miệng: viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan có hốc, u ở mũi họng (bệnh mũi, họng), viêm phế quản, viêm phổi (bệnh phổi), trào ngược dạ dày – ruột, thoát vị bẹn (bệnh đường tiêu hóa)

Ngoài ra, một số bệnh, thường kèm theo các triệu chứng gây mùi trong hơi thở: tình trạng nhiễm toan và tăng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường tạo nên các mùi xêton.

Bệnh nhân suy gan, hơi thở có mùi hôi đặc trưng. Do vậy, muốn biết hôi miệng do nguyên nhân gì, cách khắc phục thế nào bạn nên đưa bé đến bác sĩ để được khám và tư vấn điều trị.      

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

  1. Trang chủ
  2. Góc sức khỏe
  3. Phòng & chữa bệnh
  4. Sức khỏe gia đình

Thứ Ba ngày 08/01/2019

  • Giải quyết tình trạng trào ngược dạ dày-hôi miệng nhanh chóng
  • Bật mí cho bạn loại kem đánh răng trị hôi miệng hiệu quả
  • Địa điểm khám hôi miệng ở đâu uy tín?

Nhiều mẹ chủ quan với em bé bị hôi miệng cho rằng bị sâu răng nhưng thực chất có thể đó là dấu hiệu của nhiều căn bệnh tiềm ẩn, cha mẹ nên nắm vững thông tin.

Trong giai đoạn sơ sinh, chứng hôi miệng thường xuất hiện ở những trẻ đang tập đi hay đang ăn dặm. Vì trong giai đoạn này, các bé hay ngậm mút các loại đồ chơi kém vệ sinh hoặc cũng có thể do thức ăn còn sót trong miệng sẽ hình thành nên vi khuẩn và tạo ra mùi hôi khó chịu. Tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng đó là dấu hiệu của một căn bệnh nào đó.

Trẻ hôi miệng là dấu hiệu của bệnh gì
Trong giai đoạn sơ sinh, chứng hôi miệng thường xuất hiện ở những trẻ đang tập đi hay đang ăn dặm

Nguyên nhân khiến em bé bị hôi miệng

Nếu em bé bị hôi miệng, hãy thử kiểm tra những nguyên nhân nào dưới đây có thể là lý do làm hơi thở bé kém thơm tho:

  • Vệ sinh răng miệng kém: Sau khi sinh, bé chưa biết cách hoặc bố mẹ lười vệ sinh răng miệng cho bé khiến cặn thức ăn thừa đọng lại tại khoang miệng, lâu ngày sinh ra mùi hôi.
  • Lưỡi bẩn do không vệ sinh lưỡi.
  • Khô miệng: Có những bé bị ngạt mũi nên phải thở bằng miệng dẫn đến tình trạng miệng khô khiến cho vô số vi khuẩn trong miệng tăng trưởng mạnh khiến em bé bị hôi miệng.
  • Dị vật: Mẹ cũng nên kiểm tra và theo dõi bé sát sao bởi trẻ bị mắc dị vật trong mũi cũng khiến hơi thở của bé có mùi.
  • Một số mẹ cho bé dùng thực phẩm có chứa nhiều chất béo hay có nhiều mùi tỏi, hành cũng gây mùi hôi khó chịu.
  • Con đang bị viêm nướu, viêm xoang, viêm amidan, nhiễm khuẩn đường hô hấp.
  • Trào ngược dạ dày thực quản, thoát vị bẹn. Tuy nhiên nếu là nguyên nhân này thì sẽ đi kèm những triệu chứng khác, chẳng hạn nôn trớ sau khi ăn.

Những nguyên nhân khác: Ngoài những yếu tố về bệnh lý, em bé bị hôi miệng còn do những thói quen sinh hoạt hàng ngày như vệ sinh răng miệng không đúng cách, ăn món có mùi, tật ngậm mút ngón tay và quá trình phân hủy thành phần của thuốc.

Trẻ hôi miệng là dấu hiệu của bệnh gì
Nhiều mẹ nghĩ rằng sâu răng chính là nguyên nhân khiến em bé bị hôi miệng

Mẹ nên thận trọng khi hơi thở của trẻ có mùi hôi

Dù là trẻ lớn hay trẻ nhỏ chưa mọc răng, mẹ nên chú ý quan tâm khi phát hiện nếu có dấu hiệu em bé bị hôi miệng. Đây là lời cảnh báo sức khỏe trẻ có thể đang gặp vấn đề như:

Bệnh gan: Nếu hơi thở mang mùi hôi nồng như trứng thối tỏa ra từ hơi thở của bé, mẹ hãy cảnh giác với những vấn đề không hay liên quan tới chức năng gan của trẻ. Lúc này, các con rất cần được mẹ đưa đến bệnh viện để thăm khám sớm và có những điều trị tích cực đấy.

Bệnh đường tiêu hóa: Những mùi chua, tanh phát ra từ hơi thở của trẻ, kèm theo những triệu chứng như nôn trớ sau ăn, biếng ăn có thể cảnh báo cho mẹ những chứng bệnh liên quan đến dạ dày và trào ngược dạ dày. Trong khi mùi chua là dấu hiệu của bé bị mắc chứng rối loạn tiêu hóa thì mùi tanh biểu hiện cho những vấn đề của hệ trao đổi chất ở trẻ nhỏ.

Bệnh răng miệng: Những mảng vôi bám chặt vào chân răng là môi trường lý tưởng để vi khuẩn trú ngụ làm nhiễm trùng nướu và chân răng. Em bé bị hôi miệng cũng có thể do sâu răng. Đây là lý do khá phổ biến bởi khi vi khuẩn phá hủy lớp men, đục khoét phần tủy và phân hủy protein thành axit amin sẽ gây ra mùi hôi trong miệng của bé. Ngoài ra, khô miệng hoặc vệ sinh lưỡi không đúng cách cũng là tác nhân gây mùi khó chịu cho hơi thở của trẻ.

Bệnh đường hô hấp: Vi khuẩn xâm hại hệ hô hấp của trẻ sẽ sinh ra chất dịch nhầy có mùi hôi. Do đó, mẹ hãy nhanh chóng đưa con đi kiểm tra hệ hô hấp để phát hiện kịp thời các triệu chứng của bệnh viêm họng, viêm amidan hay nhiễm trùng đường hô hấp, cúm, cảm lạnh, viêm tiểu phế quản… nếu phát hiện hơi thở của bé có mùi hôi thối bất thường.

Các bệnh về mũi, xoang: Khoang mũi bị nhiễm trùng sẽ tạo ra những ổ mủ. Dịch mủ tích tụ lâu ngày sẽ chảy xuống đường hô hấp dưới gây nên những mùi hôi thối. Nhưng mẹ cũng chớ lo nhé vì khi phát hiện sớm và được điều trị kịp thời, hơi thở của con sẽ sớm thơm tho trở lại thôi.

Trẻ hôi miệng là dấu hiệu của bệnh gì
Dù là trẻ lớn hay trẻ nhỏ chưa mọc răng, mẹ nên chú ý quan tâm khi phát hiện nếu có dấu hiệu em bé bị hôi miệng

Khắc phục tình trạng hôi miệng ở trẻ

Việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cần được cha mẹ đặc biệt lưu tâm để duy trì hơi thở thơm mát cho con. Muốn vậy chúng ta cần có sự thăm khám và phòng ngừa khoa học, hợp lý.

Kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên. Việc kiểm tra sức khỏe răng miệng đều đặn cho con đóng vai trò rất quan trọng để ngăn chặn các bệnh tiềm tàng đó các mẹ. Hơn nữa, khi em bé bị hôi miệng, mẹ càng nên cho bé đi nha sĩ kiểm tra để có cách chăm sóc và điều trị phù hợp.

Thăm khám nếu hôi miệng là do bệnh. Bởi vì hôi miệng còn cảnh báo nguy cơ về những căn bệnh tiềm tàng khác nên mẹ hãy đưa con đi bác sĩ ngay nếu bé cảm thấy khó chịu hoặc xuất hiện mùi "thối" bất thường và thời gian bị kéo dài.

Nói tóm lại, để giúp con duy trì một hơi thở thơm tho, không mùi thì cha mẹ nên thường xuyên để ý tới sức khỏe răng miệng của trẻ. Bên cạnh đó là thực hiện những cách chăm sóc trẻ bị hôi miệng hiệu quả để con mau chóng lấy lại tự tin khi giao tiếp, chuyện trò cùng bạn bè.

Hoàng Dương

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • hôi miệng

Bài viết liên quan

Bài nổi bật

Trẻ hôi miệng là dấu hiệu của bệnh gì

Quý khách vui lòng nhập số điện thoại để

đăng nhập tài khoản Long Châu

Trẻ hôi miệng là dấu hiệu của bệnh gì

Mã OTP đã được gửi đến số điện thoại
Đổi

có hiệu lực trong vòng

Đổi số điện thoại khác

Trẻ hôi miệng là dấu hiệu của bệnh gì

Mật khẩu có ít nhất 6 ký tự và tối đa 16 ký tự

Trẻ hôi miệng là dấu hiệu của bệnh gì

Quý khách vui lòng nhập mật khẩu
để đăng nhập tài khoản