Trình bày sự khác biệt giữa sông và hồ

Bạn đang tự hỏi sông và hồ khác nhau như thế nào? Rất nhiều người đang nhầm lẫn 2 khái niệm này. Ngoài ra, đối với các em học sinh đang làm bài tập địa lý cần câu trả lời chính xác về nội dung này, thì hãy cùng pgdtxhoangmai.edu.vn tìm hiểu Sông và hồ khác nhau như thế nào bài tập địa lý 6 trong bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang xem: Sông và hồ khác nhau như thế nào

1. Sông và lượng nước của sông
a. Sông
– Sông là dòng chảy tự nhiên thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt thực địa.
– Nguồn cung cấp nước cho sông: mưa, nước ngầm, băng tuyết tan.
– Là diện tích đất đai cung cấp thường xuyên cho sông gọi là: Lưu vực sông.
– Sông chính cùng với phụ lưu, chi lưu hợp thành hệ thống sông.
b. Lượng nước của sông
– Lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm trong 1 giây (m3/s)
– Lượng nước của một con sông phụ thuộc vào diện tích lưu vực và nguồn cung cấp nước.
– Thủy chế sông: Là nhịp điệu thay đổi lưu lượng của một con sông trong một năm.
– Đặc điểm của một con sông thể hiện qua lưu lượng và chế độ chảy của nó.

Trình bày sự khác biệt giữa sông và hồ

Hinh 59. Hệ thống sông và lưu vực sông

2. Hồ
– Hồ là khoảng nước đọng tương đối sâu và rộng trong đất liền.
– Có 2 loại hồ:
+ Hồ nước mặn
+ Hồ nước ngọt.
– Nguồn gốc hình thành khác nhau.
+ Hồ vết tích của các khúc sông (Hồ Tây)
+ Hồ miệng núi lửa (Biển Hồ, Gia Lai)
– Hồ nhân tạo (phục vụ thủy điện)
– Tác dụng của hồ: Điều hòa dòng chảy, tưới tiêu, giao thông, phát điện…
– Tạo các phong cảnh đẹp, khí hậu trong lành, phục vụ nhu cầu an dưỡng, nghỉ ngơi, du lịch.
Ví dụ: Hồ Lăk (Đăk Lăk), Hồ Than Thở (Đà Lạt), Hồ Tây (Hà Nội), hồ Gươm (Hà Nội)…

TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN

? (trang 70 SGK Địa lý 6) Theo em, lưu lượng nước của một con sông lớn hay nhỏ phụ thuộc vào những điều kiện nào?
Lưu lượng nước của một con sông phụ thuộc chủ yếu vào diện tích lưu vực và nguồn cung cấp nước.

? (trang 71 SGK Địa lý 6) Qua bảng Lưu vực và tổng lượng nước của sông Hồng và sông Mê Công (trang 71 SGK Địa lý 6), hãy so sánh lưu vực và tổng lượng nước của sông Mê Công và sông Hồng.
Lưu vực và tổng lượng nước sông Mê Công đều lớn hơn sông Hồng hơn 4 lần, do vậy diện tích lưu vực càng lớn thì tổng lượng nước càng lớn.

? (trang 71 SGK Địa lý 6) Bằng những hiểu biết thực tế, em hãy cho ví dụ về những lợi ích của sông.
– Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.
– Phát triển giao thông đường thuỷ.
– Cho phép khai khác các nguồn lợi thuỷ sản.
– Tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản.
– Điều hoà nhiệt độ.
– Tạo cảnh quan mội trường…

? (trang 72 SGK Địa lý 6) Căn cứ vào tính chất của nước, em hãy cho biết trên thế giới có mấy loại hồ?
Căn cứ vào tính chất của nước, trên thế giới có hai loại hồ:
+ Hồ nước mặn.
+ Hồ nước ngọt.

? (trang 72 SGK Địa lý 6) Em hãy nêu tên một số hồ nhân tạo mà em biết. Các hồ này có tác dụng gì?
– Một số hồ nhân tạo ở Việt Nam: Hồ Ayun Hạ, hồ Cấm Sơn, hồ Dầu Tiếng, hồ Định Bình, hồ Hòa Bình, hồ Phú Ninh, hồ Suối Hai, hồ Thác Bà, hồ Tuyền Lâm…
– Tác dụng của các hồ nhân tạo:
+ Điều hoà dòng chảy, tưới tiêu, phát điện, nuôi trồng thuỷ sản.
+Tạo cảnh đẹp, có khí hậu trong lành, phục vụ an dưỡng, nghỉ ngơi du lịch.

? (trang 72 SGK Địa lý 6) Thế nào là hệ thống sông, là lưu vực sông?
– Lưu vực sông: Là diện tích đất đai cung cấp thường xuyên cho sông.
– Hệ thống sông: Sông chính cùng với phụ lưu, chi lưu hợp thành hệ thống sông.

? (trang 72 SGK Địa lý 6) Sông và hồ khác nhau như thế nào?
– Sông: Dòng nước tự nhiên tương đối lớn, chảy thường xuyên trên mặt đất, thuyền bè có thể đi lại trên đó được.
– Hồ: Vùng trũng sâu chứa nước tương đối lớn ở trong đất liền.
=>Như vậy, điểm khác nhau cơ bản giữa sông và hồ là: Sông có nước lưu thông thành dòng chảy. Hồ là nơi nước tập trung.

? (trang 72 SGK Địa lý 6) Em hiểu thế nào là tổng lượng nước trong mùa cạn và tổng lượng nước trong mùa lũ của một con sông?
– Tổng lượng nước trong mùa cạn của một con sông là lượng nước tổng cộng của con sông đó trong các tháng mùa cạn.
– Tổng lượng nước trong mùa lũ của một con sông là lượng nước tổng cộng của các tháng mùa mưa.

? (trang 72 SGK Địa lý 6) Dựa vào bảng ở trang 71 SGK Địa lý 6, hãy tính và so sánh tổng lượng nước (bằng m3) của sông Hồng và sông Mê Công trong mùa cạn và mùa lũ. Vì sao có sự chênh lệch đó?

Lưu vực và tổng lượng nước của sông Hồng và sông Mê Công

Tiêu chí

Sông Hồng

Sông Mê Công

Lưu vực (km2)

143.700

795.000

Tổng lượng nước (tỉ m3/năm)

120

507

Tổng lượng nước mùa cạn (%)

25

20

Tổng lượng nước mùa lũ (%)

75

80

Cách tính tổng lượng nước (bằng m3) của sông Hồng và sông Cửu Long:
+ Trước hết, xem Tổng lượng nước là 100%
Sông Hồng:
+ Tổng lượng nước mùa cạn của sông Hồng = (25 x 120) / 100 = 30 tỉ m3.
+ Tổng lượng nước mùa lũ của sông Hồng = (75 x 120) / 100 = 90 tỉ m3 (hoặc: 120 – 30 = 90 tỉ m3)
Sông Mê Công:
+ Tổng lượng nước mùa cạn của sông Mê Công = (20 x 507) / 100 = 101,4 tỉ m3.
+ Tổng lượng nước mùa lũ của sông Mê Công = (80 x 507) / 100 = 405,6 tỉ m3 (hoặc: 507 – 101,4 = 405,6 tỉ m3).
=>Sự chênh lệch trên là do lưu vực của sông Mê Công (795.00 km2) lớn hơn nhiều lưu vực sông Hồng (143.700 km2).

Hay nhất

Sự khác nhau giữa sông và hồ:

Sông Hồ
Khái niệm - Là dòng chảy tương đối thường xuyên trên bề mặt lục địa. - Là một lượng nước lớn đọng trên bề mặt lục địa.
Cấu tạo - Gồm nhiều bộ phận như lưu vực, hạ lưu, phụ lưu,... tạo thành hệ thống sông. - Cấu tạo đơn giản hơn sông.

Câu 1:Sông và hồ khác nhau như thế nào?

Sông và hồ khác nhau ở các điểm sau đây:

- Sông là dòng chảy thường xuyên, còn hồ là khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu.

- Sông có lưu vực xác định, hồ thường không có diện tích nhất định.

Câu 2:Nêu giá trị kinh tế của sông và hồ.

- Vận chuyển phù sa bồi đắp đồng bằng màu mỡ

- Giá trị thuỷ điện

- Giao thông vận tải và du lịch - Nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản

- Cung cấp và dự trữ nước cho sinh hoạt đời sống và phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp.

Câu 3:Tại sao nước biển lại có vị mặn?

Nước biển là một hỗn hợp phức tạp của các loại muối khoáng và hợp chất từ xác sinh vật biển bị phân hủy. Hầu hết muối khoáng trên đại dương được tích tụ dần dần. Đây là kết quả từ các quá trình làm nguội mắcma trên vỏ Trái Đất bởi phong hóa và xối mòn. Khi núi được hình thành, nước mưa, các dòng suối đã mang các loại khoáng chất từ trên đất liền đổ ra biển và tích tụ dần thành một lượng lớn như ngày nay. Một số loại muối trong đại dương cũng có nguồn gốc từ trong đá và các trầm tích bên dưới đáy biển. Một nguồn muối khác của đại dương là từ các loại chất rắn và khí thoát ra khỏi vỏ Trái Đất bằng các miệng núi lửa. Núi lửa sẽ mang các loại hợp chất bên trong lòng Trái Đất thoát ra bên ngoài và tích tụ lại trong đại dương.

Độ mặn của nước biển trên thế giới có giống nhau ko?Tại sao?

- Không vì độ muối ( độ mặn nước biển ) khác nhau do tác động của các yếu tố: - Nhiệt độ nước biển (các dòng hải lưu nóng, lạnh). - Lượng bay hơi nước. - Nhiệt độ môi trường không khí. - Lượng mưa. - Điều kiện địa hình ( vùng biển kín hay hở ).

- Số lượng nước sông đổ ra biển.

Câu 4:Tại sao nhưng nơi có dòng biển ảnh hưởng đến khí hậu nơi chúng đi qua?

Dòng biển nóng làm tăng nhiệt độ không khí ở các vùng đất ven bờ, và tạo điều kiện nước biển bốc hơi tạo mây mưa nếu được gió đưa vào bờ.

Dòng lạnh làm giãm nhiệt độ ven bờ, hơi nước trong các khối khí qua dòng lạnh bị chặn lại hình thành sương mù ngoài biển, nên khối khí qua dòng lạnh vào bờ thường có tính chất khô hạn hình thành hoang mạc ở các vùng ven bờ .
Các loại dòng biển khác cũng có ảnh hưởng đến nhiệt, áp suất, độ ẩm vùng ven bờ nên ảnh hưởng lớn đến khí hậu nơi đó.

Dòng biển là j?

Dòng biển : là sự đi chuyển của nước biển theo quy luật và chịu ảnh hưởng chủ yếu từ các loài gió thổi thường xuyên trên Trái Đất