Trường Tiểu học Ngô Quyền Tam Kỳ

Thiết kế một số trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học sinh tiểu học trong môn Thể dục2. Thực trạng việc thiết kế trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thểlực cho học sinh tiểu học trong môn Thể dụcTrong xu thế đổi mới của nền giáo dục nước ta hiện nay phần lớn các em họcsinh có điều kiện để tiếp thu được nhiều tri thức khoa học và cách tiếp cận vấn đềngày càng tiến bộ hơn, đồng thời có đội ngũ thầy, cô giáo có trình độ chuyên mônngày càng cao và tâm huyết với nghề nghiệp. Bên cạnh đó mỗi gia đình người hiệnnay thường chỉ có một đến hai người con nên có điều kiện quan tâm, giúp đỡ, tạođiều kiện tốt nhất cho con cái được học tập. Đặc biệt là chính sách của Đảng - nhànước ta rất coi trọng nền giáo dục xem giáo dục là nhiệm vụ “quốc sách hàng đầu”.Tổng chi cho giáo dục là 20 % trong tổng thu ngân sách nhà nước. đây là nhữngthuận lợi để cho các em học sinh có điều kiện tiếp thu tri thức khoa học và rèn luyệnthân thể một cách tốt nhất.Hiện nay, thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy, nhiều giáo viêntrường Tiểu học Ngô Quyền, đặc biệt là các giáo viên trẻ đã không ngừng tìm tòi, tíchlũy kinh nghiệm, sáng tạo ra những ý tưởng hay, để có thể tạo ra một giờ giảng sinhđộng, ấn tượng và đạt được mục tiêu của bài học cần chuyển tải đến người học. Trướcyêu cầu ngày càng nâng cao hơn nữa chất lượng bài giảng với phương châm rút ngắnkhoảng cách giữa người dạy và người học bằng những hoạt động, sản phẩm cụ thểtrong dạy học. Chúng ta vẫn thường đưa ra phương châm hay khẩu hiệu: “tạo ra mộtgiờ học dân chủ” hay “tạo ra một giờ học thân thiện” và bằng cách này hay cách khác,phương pháp truyền thống hay hiện đại, đôi khi chúng ta vẫn loay hoay để có một giờgiảng tốt nhất, thân thiện và dân chủ nhất. Theo điều tra thì 100% học sinh tiểu học đềuthích học những giờ học có tổ chức trò chơi và các em cảm thấy rất vui. Chất lượng dạyhọc được nâng cao khi có sự hổ trợ của công nghệ thông tin. Theo đó, phương pháp sửdụng “trò chơi” có thể được hiểu đó là một phương thức, cách thức truyền tải một thôngđiệp, một nội dung cụ thể nào đó đến người nghe thông qua hình thức trò chơi – chơi màhọc, từ đó ý nghĩa của nội dung bài học được truyền tải đến người nghe một cách nhẹGVHD: Trần Văn ý- 12 -SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền Thiết kế một số trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học sinh tiểu học trong môn Thể dụcnhàng, nhưng đầy sâu sắc và dễ hiểu. Trong môn Thể dục, các em không chỉ thoải mái, vuivẻ trong khi chơi mà các em còn được vận động thân thể, rèn luyện các tố chất thể lực.Mặc dầu, chương trình giáo dục thể chất cho học sinh tiểu học đã được phổ cậpnhưng nhà trường vẫn chưa tạo ra một chế độ vận động thân thể tích cực thườngxuyên và có hệ thống đặc biệt trong các trò chơi vận động dẫn tới hiệu quả giáo dụcthể chất cho các em thấp. Kết quả khảo sát cho thấy, chất lượng tổ chức trò chơi – vậnđộng còn thấp, thiếu tác động rèn luyện cơ thể cho học sinh, lượng vận động quá thấpdễ gây nhàm chán. Kết quả kiểm tra sức khỏe định kì của nhà trường đầu năm học2007 – 2011 cho thấy: Học sinh nam có chiều cao trung bình 6 tuổi là 99,00cm vàcân nặng là 16,2 kg khi đến 10 tuổi là 128,70 cm, cân nặng 25,3 kg. Học sinh nữ 6tuổi 98,50cm và cân nặng 15 kg khi đến 10 tuổi 129,8 cm, cân nặng 26,4 kg. Đối vớihọc sinh nam trung bình mỗi năm tăng lên về chiều cao 3,8 cm; nữ 4,0 cm còn cânnặng nam tăng khoảng 2,07 kg; nữ 2,09 kg. Các tố chất thể lực: nhanh, mạnh, bền,mềm dẻo và khéo léo chưa được quan tâm nên không có điều kiện rèn luyện và pháttriển. Theo khảo sát, chúng tôi thu nhận được: 100 % học sinh hứng thú với trò chơi,50% tố chất thể lực rèn luyện qua trò chơi vận động. Trong chương trình tiểu học:lớp 1 đến lớp 5 các em được học 2 tiết mỗi tuần và mỗi tiết 35 phút, học sinh chỉđược vận động thân thể một cách khoa học chỉ được 2 lần nhưng học sinh thì thiếu ýthức tập luyện, giáo viên dạy theo hình thức nên chất lượng rèn luyện thể lực, nângcao các tố chất thể lực cho các em không đạt hiệu quả như mong muốn.Mặt khác, các em đang ở độ tuổi từ 6 – 10 tuổi có một số đặc điểm tâm sinhlý còn hồn nhiên, có gì nói thế và chưa được cân bằng nên biểu hiện ở môn học vànhất là ở các trò chơi các yêu cầu chưa được chính xác, các em còn chưa nhanh nhẹnnên điều khiển các trò chơi còn khó khăn hoặc tham gia chơi được nhưng chưa đúngyêu cầu của các trò chơi. Qua việc điều tra, chúng tôi nhận thấy trong một lớp tỉ lệhọc sinh đáp ứng được những yêu cầu của trò chơi còn ít, chính vì vậy ảnh hưởngrất lớn tới từng nội dung bài học. Trò chơi vận động thường lặp lại cách chơi, luậtchơi, cách thưởng phạt và hình thức chơi một cách đơn điệu. Trong khi đó, một tuầnGVHD: Trần Văn ý- 13 -SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền Thiết kế một số trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học sinh tiểu học trong môn Thể dụccác em học 2 buổi Thể dục với nội dung không đổi. Cụ thể, hình thức chơi: chia lớplàm 2 đội, mỗi đội 6 – 8 em tham gia như vậy không rèn luyện năng lực vận độngcủa mỗi học sinh. Trong dậy Thể dục, giáo viên phải cho học sinh chơi tất cả cáctrò chơi đã quy định, ngoài ra giáo viên có thể thay đổi trò chơi tương tự hoặc thayđổi cách chơi. Thế nhưng, giáo viên không thay đổi cách chơi cùng một trò quacác tuần, qua các lớp. Ví dụ như: Trò chơi “Mèo đuổi chuột” lớp 3 [tuần 5, 6, 7 và17], lớp 4 ở tuần 12, 13 với cùng một cách chơi: Cho lớp tập hợp vòng tròn nắmtay giơ cao, chỉ định 1em mèo, 1 em làm chuột, chạy qua các lỗ hỗng [tay giơ caogiữa 2 học sinh], cả lớp đọc đồng thanh: Mèo đuổi chuột - Mời bạn ra đây - Tay nắmchặt tay - Đứng thành vòng rộng - Chuột luồn lỗ hỗng - Mèo đuổi đằng sau - Trốn đâucho thoát! Nếu sau 2 lần đọc đồng thanh, mèo không bắt được chuột thì đổi đôikhác. Hay, trò chơi “Ném trúng đích” lớp 2 [tuần 31, 32, 33, 34, 35], lớp 3 [tuần24, 25], lớp 4 [tuần 6,7,8] với cách chơi như sau: Chia lớp làm 2 đội xếp theo hàng dọccách vạch giới hạn 50 cm, học sinh thứ nhất cầm một quả bóng ném vào vòng tròn đãchuẩn bị sẵn 3 mức [cách vạch giới hạn 2m] nếu trúng vòng 1 thì được 15 điểm, vòng 2thì 10 điểm, vòng 3 thì 5 điểm. Ném xong lên nhặt bóng trao cho em thứ 2 và tiếptục như vậy. Tổng điểm đội nào nhiều điểm hơn là đội thắng cuộc. Trò chơi này, giáoviên chỉ chuẩn bị mỗi đội một quả bóng nên trong trò chơi không có phần tìm nhàvô địch ném bóng trúng đích. Như vậy, học sinh sẽ không hào hứng, tham giakhông tích cực. Ngoài ra có nhiều trò chơi khác được giáo viên tổ chức chơi quacác lớp như: Nhảy ô tiếp sức [lớp 1, 2, 3, 4], Bỏ khăn [lớp 2, 3, 4], Chạy tiếp sức[lớp 2, 3, 4, 5] .v.v.3. Nguyên nhân tồn tại3.1. Nguyên nhân khách quanUỷ ban nhân dân phường chưa quan tâm nhiều đến giáo dục tiểu học. Do nhàtrường chưa đầu tư đầy đủ trang thiết bị cho giáo viên giảng dạy, điều kiện sântrường, phòng học chưa đảm bảo. Con em ở trường chủ yếu là con nhà nông, nênGVHD: Trần Văn ý- 14 -SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền Thiết kế một số trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học sinh tiểu học trong môn Thể dụctrường không thể có nguồn xã hội hoá. So với trường bạn trên thành phố Tam kỳ,trường tiểu học Ngô Quyền vẫn có nhiều điểm thua kém.3.2. Nguyên nhân chủ quan- Do các em chưa ý thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc tập luyện thể dụcthể thao để nâng cao sức khỏe cho bản thân,- Do các em chưa có hứng thú trong tập luyện, khi thích thì tập, không thích thì thôi.Không duy trì tập luyện thường xuyên, tính tự giác tích cực trong tập luyện chưa cao.- Một số học sinh biểu hiện rất thích thú và bị lôi cuốn vào các trò chơi điện tử,chat trên mạng, nên ít thời gian dành cho hoạt động TDTT và lao động chân, tay.- Giáo viên dạy bộ môn Thể dục vẫn chưa sáng tạo trong cách giảng, khó khănvới học sinh, cho các em tập luyện quá sức nên các em cảm thấy chán, mệt mỏi vàsợ dẫn đến hiệu quả giờ học không cao. Trò chơi vận động sau mỗi tiết học phải tổchức, tức là mang tính chất bắt buộc do Bộ giáo dục quy định nên trong sách giáoviên đã biên soạn sẵn và như thế giáo viên chỉ cần dựa theo sách mà dạy. Trò chơituần này cũng giống tuần sau không mới lạ, không hấp dẫn với học sinh.4. Biện pháp khắc phụcDạy trò chơi cho học sinh là nhằm rèn luyện cho các em có được tác phongnhanh nhẹn, hoạt bát, có tính chủ động và tính kỷ luật cao trong tập luyện cũng nhưtrong vui chơi; trọng tâm là phát triển các tố chất vận động cho các em. Do đó giáoviên cần thực hiện một số việc sau:- Chuẩn bị sân bãi và phương tiện: Vệ sinh sân tập luyện sạch sẽ, bảo đảm antoàn, kẻ, vẽ sân chơi nếu có.- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cho học sinh chơi:- Tổ chức đội hình cho học sinh chơi: Tổ chức đội hình sao cho hợp lývà luôn thay đổicác loại đội hình khác nhau để tạo sự hấp dẫn cho học sinh trong khi chơi.- Nêu tên trò chơi, giải thích kết hợp làm mẫu động tác: Có thể tiến hành theonhiều cách khác nhau nhưng cần ngắn gọn, dễ hiểu, mang tính hấp dẫn.GVHD: Trần Văn ý- 15 -SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền

Trường Tiểu Học Ngô Quyền is located in Quảng Nam Province. This business is working in the following industry: Education.

Industry
Education »  Primary and elementary schools

Engaged in:
Primary and elementary schools, Education

ISIC Codes
858510

Questions & Answers

Q1

Where is Trường Tiểu Học Ngô Quyền located?

Trường Tiểu Học Ngô Quyền is located at Khu Phố Phú Trung, Phường An Phú, An Phú, Tam Kỳ, Quảng Nam, Vietnam, Quảng Nam Province.

I-5.biz is a property of AllBiz
Copyright © AllBiz :: 2018-2022 :: All Rights Reserved

Video liên quan

Chủ Đề