Truy xuất file trong C là gì

TRUY XUẤT DỮ LIỆU TỪ FILE
NỘI DUNG
I. Lý thuyết 1
1. Một số khái niệm 1
2. Các thao tác với File 3
3. Truy cập File văn bản 5
4. Truy cập File nhị phân 8
5. Một số ví dụ 11
II. Thực hành 12
1. Làm theo yêu cầu 1 - Viết CT giải hệ 2 ẩn với tham số vào và kết quả ra dạng file 12
2. Làm theo yêu cầu 2 - Kiểm tra định dạng một file 13
3. Làm theo gợi ý - Đọc/Ghi danh sách sinh viên từ/vào file nhị phân 16
4. Thảo luận và hoàn thiện bài tập gợi ý 16
5. Bài tập tự làm - Xây dựng chương trình quản lý sinh viên 16
6. Thảo luận 16
III. Tự học 16
I. Lý thuyết
1. Một số khái niệm
- Hệ điều hành tổ chức lưu trữ dữ liệu trên các thiết bị lưu trữ ngoài như đĩa cứng, đĩa
mềm thành các tệp tin (File).
- Để quản lý hiệu quả các tệp tin hệ điều hành cho phép tổ chức đĩa thành các thư mục
(Directory) và thư mục con theo cấu trúc cây, trong đó thư mục gốc là ổ đĩa, tiếp đến là
các thư mục con trên thư mục gốc, trong các thư mục con đó lại có thể tổ chức thành các
thư mục con cấp thấp hơn và cứ như vậy việc tổ chức lưu trữ thông tin có thể tạo thành
một cấu trúc hình cây, thường gọi là cây thư mục.
- Phần này sẽ nêu khái quát những vấn đề liên quan như thư mục, tệp tin và đường dẫn để
thống nhất và thuận tiện cho các nội dung trình bày tiếp sau.

Hình 1
a. Thư mục
- Thư mục là nơi lưu dữ liệu trên các thiết bị lưu trữ dữ liệu của máy tính.

- Để tổ chức lưu trữ và quản lý thông tin một cách khoa học và có hệ thống người ta
thường chia một thiết bị lưu trữ thành các thư mục, các thư mục này lại có thể được chia
thành các thư mục con, tiếp đến các thư mục con lại có thể được chia thành các thư mục
1
con cấp nhỏ hơn; cứ như vậy cho đến khi số tệp tin và thư mục trong một thu mục con là
đủ nhỏ để có thể nhanh chóng tìm kiếm và quản lý được.
- Trên một thiết bị lưu trữ, cấu trúc thư mục và các thư mục con thường có dạng cây thư
mục như ở hình 1.
- Tên thư mục: Mỗi thư mục được xác định bởi tên, tên thư mục được quy định về độ dài
và các ký cho phép bởi từng hệ điều hành. Hệ điều hành Window cho phép đặt tên thư
mục tối đa là 255 ký tự, không bao gồm các ký tự /, \, :, *, ?, “, <, >, |. Trong một thư
mục không cho phép có hai thư mục con có tên giống nhau.
- Đường dẫn: Đường dẫn là một dãy tên các thư mục được mô tả theo quy ước của hệ điều
hành nhằm xác định một đối tượng là tệp tin hay thư mục khi cần truy cập. Đường dẫn
đầy đủ bao gồm thư mục gốc (tên ổ đĩa), sau đó là dãy tên các thư mục con được cách
nhau bởi dấu “\", trong dãy các thư mục thì thư mục đứng sau phải là thư mục con của
thư mục ngay trước nó. Ví dụ: C:\TP\BIN là đường dẫn tới thư mục BIN của thư mục TP
trên ổ đĩa C. Lưu ý rằng trong C/C++ để biểu diễn ký tự \ người ta phải dùng hai ký tự \\,
do đó đường dẫn C:\TP\BIN phải được viết là C:\\TP\\BIN.
b. Tệp tin
- Hệ điều hành tổ chức lưu trữ thông tin trên đĩa thành các tệp tin, mỗi chương trình, mỗi
văn bản, mỗi cơ sở dữ liệu đều được lưu ở dạng một hoặc nhiều tệp tin. Mỗi tệp tin trên
đĩa được xác định bởi tên và vị trí (đường dẫn) của tệp tin đó trên đĩa. Có một vài cách
gọi khác nhau của tệp tin như: tập tin, tệp, file; ở đây thống nhất cách gọi là tệp tin.
- Tên tệp tin: thông thường gồm 2 phần, phần tên và phần mở rộng hai phần này được phân
cách bởi một dấu chấm (.). Tên tệp tin là một xâu ký tự, độ dài tối đa tên tệp tin phụ
thuộc vào hệ điều hành và với Windows là 255; không bao gồm một số ky tự đặc biệt
như: /, \, :, *, ?, “, <, >, |. Phần mở rộng là một xâu ký tự với mục đích phân biệt sơ bộ
các loại tệp tin khác nhau, ví dụ các tệp tin có phần mở rộng là DOC thường là các văn
bản word, phần mở rộng là EXE thường là các tệp tin chương trình …

- Các loại tệp tin: Theo phân loại thông thường của người dùng thì có 2 dạng tệp tin. Dạng
tệp tin chương trình là những tệp tin chứa mã lệnh của một chương trình, trình ứng dụng
nào đó, nó có thể được gọi và thực thi công việc qua hệ điều hành. Dạng tệp tin thứ 2 là
tệp dữ liệu, nó được tạo ra với mục đích là nơi lưu trữ dữ liệu hoặc kết quả tính toán của
một quá trình nào đó.
c. Dữ liệu dạng tệp tin
- Làm việc với một tệp tin trên đĩa cũng được quan niệm như làm việc với các thiết bị khác
của máy tính như bàn phím - khi đó tệp tin được hiểu là thiết bị nhập - hoặc như màn
hình - khi đó tệp tin được hiểu như thiết bị xuất. Với những ứng dụng thực, như hệ thống
quản lý sinh viên, quản lý điểm, .v.v., thì dữ liệu đầu vào cho chương trình phần mềm
phần lớn được lưu trữ trong các tệp tin do vậy dữ liệu dạng tệp tin là khá quan trọng khi
lập trình ứng dụng. Có hai dạng tệp tin dữ liệu chính là tện văn bản và tệp nhị phân.
- Tệp tin văn bản (Text file) là tệp tin mà dữ liệu được lưu trữ ở dạng văn bản mà người
dùng (và chương trình) có thể đọc hiểu một cách trực tiếp. Điểm đặc biệt là dữ liệu của
tệp tin được lưu trữ thành các dòng, mỗi dòng được kết thúc bằng ký tự xuống dòng (new
line), ký hiệu ‘\n’; ký tự này là sự kết hợp của 2 ký tự CR (Carriage Return - Về đầu
dòng, mã Ascii là 13) và LF (Line Feed - Xuống dòng, mã Ascii là 10). Mỗi tệp tin được
kết thúc bởi ký tự EOF (End Of File) có mã Ascii là 26 (xác định bởi tổ hợp phím Ctrl +
Z). Truy xuất tệp tin theo kiểu văn bản chỉ có thể truy xuất theo kiểu tuần tự.
- Tệp tin nhị phân (Binary file) là tệp tin mà dữ liệu được lưu dạng mã nhị phân, là dãy
byte, thông thường việc đọc và hiểu một tệp tin nhị phân phải do một chương trình đặc
biệt. Đối với tệp tin nhị phân có thể truy xuất theo địa chỉ vùng nhớ.
2
- Biến tệp tin: là một biến thuộc kiểu dữ liệu tệp tin dùng để đại diện cho một tệp tin. Dữ
liệu chứa trong một tệp tin được truy xuất qua các thao tác với thông số là biến tệp tin đại
diện cho tệp tin đó.
- Con trỏ tệp tin: Khi một tệp tin được mở ra để làm việc, tại mỗi thời điểm, sẽ có một vị
trí của tệp tin mà tại đó việc đọc/ghi thông tin sẽ xảy ra. Người ta hình dung có một con
trỏ đang chỉ đến vị trí đó và đặt tên nó là con trỏ tệp tin.
- Sau khi đọc/ghi xong dữ liệu, con trỏ sẽ chuyển dịch thêm một phần tử về phía cuối tệp

tin. Sau phần tử dữ liệu cuối cùng của tệp tin là dấu kết thúc tệp tin EOF (End Of File).
2. Các thao tác với File
- Các thao tác với tập tin:
o Khai báo biến tập tin,
o Mở tập tin,
o Thực hiện các thao tác xử lý dữ liệu của tập tin,
o Đóng tập tin.
Ở đây, ta thao tác với tập tin nhờ các hàm được định nghĩa trong thư viện stdio.h. của
ngôn ngữ lập trình C/C++.
a. Khai báo biến tệp tin
- Khai báo sử dụng các tệp như là các thiết bị nhập/xuất chuẩn dưới dạng các biến.
- Cú pháp:
FILE
Trong đó:
o Các biến trong danh sách phải là các con trỏ và được phân cách bởi dấu phẩy(,);
o Ví dụ: FILE *f1,*f2;
b. Mở tệp tin
- Các biến tệp tin sau khi khai báo, để sử dụng cần được “Mở” với một số tùy chọn theo cú
pháp sau đây.
- Cú pháp:
FILE *fopen(char *Path, const char *Mode)
- Trong đó:
o Path: tên tệp tin cần mở bao gồm cả đường dẫn chỉ tới tệp tin đó.
o Mode: xâu xác định cách thức mà tập tin sẽ mở, mở để đọc, mở để ghi, mở tệp tin
dạng text hay nhị phân. Các giá trị có thể của Mode được cho như trong Bảng 1.
Bảng 1 - Các tham số dùng cho mở tệp tin
Mode Ý nghĩa
r Mở tập tin văn bản để đọc
w Tạo ra tập tin văn bản mới để ghi
a Nối vào tập tin văn bản

rb Mở tập tin nhị phân để đọc
wb Tạo ra tập tin nhị phân để ghi
ab Nối vào tập tin nhị phân
r+ Mở một tập tin văn bản để đọc/ghi
w+ Tạo ra tập tin văn bản để đọc ghi
a+ Nối vào hay tạo mới tập tin văn bản để đọc/ghi
r+b Mở ra tập tin nhị phân để đọc/ghi
w+b Tạo ra tập tin nhị phân để đọc/ghi
3
a+b Nối vào hay tạo mới tập tin nhị phân
- Mặc định là mở dạng text nếu không có xác định là b, nếu rõ ràng hơn thì thêm chỉ định t
để xác định là kiểu text. Hàm fopen() trả về một con trỏ tập tin. Chương trình của ta
không thể thay đổi giá trị của con trỏ này. Nếu có một lỗi xuất hiện trong khi mở tập tin
thì hàm này trả về con trỏ NULL.
- Ví dụ: Mở một tập tin tên TEST.txt để ghi.
FILE *f;
f = fopen("TEST.txt", "w");
if (f!=NULL)
{
/* Các câu lệnh để thao tác với tập tin*/
/* Đóng tập tin*/
}
- Giải thích chương trình: Kiểm tra con trỏ f với giá trị NULL cho phép xác định được lệnh
thực hiện thành công hay không? Nếu mở tập tin để ghi, trường hợp tập tin đã tồn tại rồi
thì tập tin sẽ bị xóa và một tập tin mới được tạo ra. Nếu ta muốn ghi nối dữ liệu, ta phải
sử dụng chế độ “a”. Khi mở với chế độ đọc, tập tin phải tồn tại rồi, nếu không một lỗi sẽ
xuất hiện.
c. Đóng tập tin
- Hàm fclose() được dùng để đóng tập tin được mở bởi hàm fopen(). Hàm này sẽ ghi dữ
liệu còn lại trong vùng đệm vào tập tin và đóng lại tập tin.

- Cú pháp:
int fclose(FILE *f)
- Trong đó
o f: là con trỏ tập tin được mở bởi hàm fopen().
o Giá trị trả về của hàm là 0 báo rằng việc đóng tập tin thành công.
o Hàm trả về giá trị hằng số EOF nếu có xuất hiện lỗi.
- Ngoài ra, ta còn có thể sử dụng hàm fcloseall() để đóng tất cả các tập tin lại.
- Cú pháp:
int _fcloseall()
- Kết quả trả về của hàm là tổng số các tập tin được đóng lại. Nếu không thành công, kết
quả trả về là EOF.
d. Kiểm tra xem đã đến cuối tệp tin
- Kiểm tra xem đã chạm tới cuối tập tin hay chưa và trả về EOF nếu cuối tập tin được
chạm tới, ngược lại trả về 0.
- Cú pháp:
int feof(FILE *f)
- Trong đó f là biến tệp tin đã mở trước đó.
e. Di chuyển con trỏ tệp tin về đầu
- Chuyển con trỏ dữ liệu về đầu tập tin.
- Cú pháp:
void rewind(FILE *f);
- Trong đó: f: con trỏ tập tin đang thao tác.
- Chuyển đến vị trí bất kỳ sử dụng hàm fseek().
- Cú pháp:
- int fseek(FILE *stream, long offset, int whence);
- Trong đó:
o stream: con trỏ tập tin đang thao tác;
4
o offset: số byte cần dịch chuyển con trỏ tập tin.
o whence: vị trí bắt đầu để tính khoảng cách dịch chuyển cho offset. Giá trị của

tham số này được xác định như Bảng 2.
o Kết quả trả về của hàm là 0 nếu việc di chuyển thành công. Nếu không thành
công, 1 giá trị khác 0 (đó là 1 mã lỗi) được trả về.
Bảng 2 - Các tham số whence
Giá trị Ý nghĩa
0 SEEK_SET Vị trí đầu tập tin
1 SEEK_CUR Vị trí hiện tại của con trỏ tập tin
2 SEEK_END Vị trí cuối tập tin
f. Lấy vị trí con trỏ
- Lấy vị trị của con trỏ dữ liệu trên tệp tin đang mở
- Cú pháp:
long ftell(FILE *stream);
- Trong đó:
o stream: biến đại diện cho tệp tin
o Hàm trả về vị trí của con trỏ dữ liệu so với vị trí đầu tệp tin.
3. Truy cập File văn bản
a. Ghi dữ liệu lên tập tin văn bản
Hàm fputc()
- Hàm này được dùng để ghi một ký tự lên một tập tin văn bản đang mở.
- Cú pháp:
int fputc(int c, FILE *f)
- Trong đó:
o Tham số c chứa mã Ascii của một ký tự cần ghi.
o Hàm này trả về EOF nếu gặp lỗi.
Hàm fputs()
- Hàm này dùng để ghi một xâu ký tự chứa trong vùng đệm lên tập tin văn bản.
- Cú pháp:
int fputs(const char *buffer, FILE *f)
- Trong đó:
o buffer là con trỏ có kiểu char chỉ đến vị trí đầu tiên của xâu ký tự cần ghi.

o Hàm này trả về giá trị 0 nếu buffer chứa xâu rỗng và trả về EOF nếu gặp lỗi.
Hàm fprintf()
- Hàm này dùng để ghi dữ liệu có định dạng lên tập tin văn bản.
- Cú pháp:
fprintf(FILE *f, const char *format, varexpr)
- Trong đó:
o format xâu định dạng (giống với các định dạng của hàm printf()),
o varexpr: danh sách các biểu thức, mỗi biểu thức cách nhau dấu phẩy (,).
o Các tùy chọn cho xâu format được cho như Bảng 3.
Bảng 3 - Các tham số định dạng
Định dạng Ý nghĩa
%d Ghi số nguyên
%[.số chữ số thập phân] f Ghi số thực có theo quy tắc
làm tròn số.
5
%o Ghi số nguyên hệ bát phân
%x Ghi số nguyên hệ thập lục phân
%c Ghi một ký tự
%s Ghi xâu ký tự
%e hoặc %E hoặc %g hoặc
%G
Ghi số thực dạng khoa học (nhân 10 mũ x)
Ví dụ 7.1:
- Viết chương trình ghi xâu ký tự lên tập tin văn bản D:\\Baihat.txt
#include
#include
int main()
{
FILE *f;
f=fopen("D:\\Baihat.txt","r+");

if (f!=NULL)
{
fputs("Em oi Ha Noi pho.\n",f);
fputs("Ta con em, mui hoang lan; ta con em, mui hoa sua.",f);
fclose(f);
}
getch();
return 0;
}
b. Đọc dữ liệu từ tập tin văn bản
Hàm fgetc()
- Hàm này dùng để đọc dữ liệu từ tập tin văn bản đang được mở để làm việc.
- Cú pháp:
int fgetc(FILE *f)
- Hàm này trả về mã Ascii của một ký tự nào đó (kể cả EOF) trong tập tin liên kết với con
trỏ f.
Hàm fgets()
- Hàm này được dùng để đọc một xâu ký tự từ tập tin văn bản đang được mở ra và liên kết
với con trỏ f cho đến khi đọc đủ n ký tự hoặc gặp ký tự xuống dòng ‘\n’ (ký tự này cũng
được đưa vào xâu kết quả) hay gặp ký tự kết thúc EOF (ký tự này không được đưa vào
xâu kết quả).
- Cú pháp:
char *fgets(char *buffer, int n, FILE *f)
- Trong đó:
o buffer (vùng đệm): con trỏ có kiểu char chỉ đến cùng nhớ đủ lớn chứa các ký tự
nhận được,
o n: giá trị nguyên chỉ độ dài lớn nhất của xâu ký tự nhận được,
o f: con trỏ liên kết với một tập tin nào đó,
- Ký tự NULL (‘\0’) tự động được thêm vào cuối xâu kết quả lưu trong vùng đêm. Hàm
trả về địa chỉ đầu tiên của vùng đệm khi không gặp lỗi và chưa gặp ký tự kết thúc EOF.

Ngược lại, hàm trả về giá trị NULL.
Hàm fscanf()
- Hàm này dùng để đọc dữ liệu từ tập tin văn bản vào danh sách các biến theo định dạng.
- Cú pháp:
fscanf(FILE *f, const char *format, varlist)
- Trong đó:
6
o format: xâu định dạng (giống hàm scanf());
o varlist: danh sách các biến mỗi biến cách nhau dấu phẩy (,).
Ví dụ 7.2:
- Viết chương trình chép tập tin D:\Baihat.txt ở trên sang tập tin D:\Baica.txt.
#include
#include
int main()
{
FILE *f1,*f2;
f1=fopen("D:\\Baihat.txt","rt");
f2=fopen("D:\\Baica.txt","wt");
if (f1!=NULL && f2!=NULL)
{
int ch=fgetc(f1);
while (! feof(f1))
{
fputc(ch,f2);
ch=fgetc(f1);
}
_fcloseall();
}
getch();
return 0;

}
c. Ví dụ tổng hợp
- Ví dụ 7.3: Đọc ma trận tính ma trận, ghi ma trận chuyển vị vào file mới. Xem xét file văn
bản như đầu vào, đầu ra của chương trình, thay vì nhận từ bàn phím và xuất ra màn hình.
#include
#include
int a[100][100];
int n,m;
int main()
{
char *infile="vao.txt", *outfile="ra.txt";
int i, j;
FILE *f1,*f2;
f1=fopen(infile,"rt");
if(f1==NULL)
{
printf("Loi mo file %s",infile);
getch();
return -1;
}
f2=fopen(outfile,"wt");
if(f2==NULL)
{
printf("Loi mo file %s",outfile);
getch();
fclose(f1);
return -2;
}
7
fscanf(f1,"%d%d",&m,&n);

for(i=0;i{
for(j=0;j{
fscanf(f1,"%d",&a[i][j]);
}
}
fprintf(f2,"%d %d\n",n,m);
for(i=0;i{
for(j=0;j{
fprintf(f2,"%4d",a[j][i]);
}
fprintf(f2,"\n");
}
fclose(f1);
fclose(f2);
printf("Ket thuc tinh chuyen vi");
getch();
return 0;
}
4. Truy cập File nhị phân
a. Ghi dữ liệu lên tập tin nhị phân
- Cú pháp:
size_t fwrite(const void *ptr, size_t size, size_t n, FILE *f)
- Trong đó:
o ptr: con trỏ chỉ đến vùng nhớ chứa thông tin cần ghi lên tập tin;
o n: số phần tử sẽ ghi lên tập tin;
o size: kích thước của mỗi phần tử;

o f: con trỏ tập tin đã được mở;
o Giá trị trả về của hàm này là số phần tử được ghi lên tập tin. Giá trị này bằng n trừ
khi xuất hiện lỗi.
b. Đọc dữ liệu từ tập tin nhị phân
- Cú pháp:
size_t fread(const void *ptr, size_t size, size_t n, FILE *f)
- Trong đó:
o ptr: con trỏ chỉ đến vùng nhớ sẽ nhận dữ liệu từ tập tin;
o n: số phần tử được đọc từ tập tin;
o size: kích thước của mỗi phần tử;
o f: con trỏ tập tin đã được mở.
o Giá trị trả về của hàm này là số phần tử đã đọc được từ tập tin. Giá trị này bằng n
hay nhỏ hơn n nếu đã chạm đến cuối tập tin hoặc có lỗi xuất hiện
c. Ví dụ
- Ví dụ 7.4: Viết chương trình ghi lên tập tin CacSo.Dat 3 giá trị số (thực, nguyên, nguyên
dài). Sau đó đọc các số từ tập tin vừa ghi và hiển thị lên màn hình.
8
#include
#include
int main()
{
FILE *f;
f=fopen("number.txt","wb");
if (f!=NULL)
{
double d=3.14;
int i=101;
long l=54321;
fwrite(&d,sizeof(double),1,f);
fwrite(&i,sizeof(int),1,f);

fwrite(&l,sizeof(long),1,f);
/* Doc tu tap tin*/
rewind(f);
fread(&d,sizeof(double),1,f);
fread(&i,sizeof(int),1,f);
fread(&l,sizeof(long),1,f);
printf("Cac ket qua la: %f %d %ld",d,i,l);
fclose(f);
}
else
{
printf("Khong mo duoc file");
}
getch();
return 0;
}
- Ví dụ 7.5: Mỗi sinh viên cần quản lý ít nhất 2 thông tin: mã sinh viên và họ tên. Viết
chương trình cho phép lựa chọn các chức năng: nhập danh sách sinh viên từ bàn phím rồi
ghi lên tập tin SinhVien.dat, đọc dữ liệu từ tập tin SinhVien.dat rồi hiển thị danh sách lên
màn hình, tìm kiếm họ tên của một sinh viên nào đó dựa vào mã sinh viên nhập từ bàn
phím.
o Ta nhận thấy rằng mỗi phần tử của tập tin SinhVien.Dat là một cấu trúc có 2
trường: mã và họ tên. Do đó, ta cần khai báo cấu trúc này và sử dụng các hàm
đọc/ghi tập tin nhị phân với kích thước mỗi phần tử của tập tin là chính kích
thước cấu trúc đó.
o Trong trường hợp này có thể coi file nhị phân như là nơi lưu trữ dữ liệu lâu dài,
cũng có thể coi như là nơi lưu trữ xử lý dữ liệu thay vì dùng bộ nhớ.
#include
#include
#include

typedef struct
{
char Ma[10];
char HoTen[40];
} SinhVien;
///
void WriteFile(char *FileName)
{
FILE *f;
int n,i;
9
SinhVien sv;
f=fopen(FileName,"ab");
printf("Nhap bao nhieu sinh vien? ");
scanf("%d",&n);
for(i=1;i<=n;i++)
{
printf("Sinh vien thu %i\n",i);
fflush(stdin);
printf(" - MSSV: ");gets(sv.Ma);
printf(" - Ho ten: ");gets(sv.HoTen);
fwrite(&sv,sizeof(sv),1,f);
}
fclose(f);
printf("Bam phim bat ky de tiep tuc");
getch();
}
void ReadFile(char *FileName)
{
FILE *f;

SinhVien sv;
f=fopen(FileName,"rb");
printf(" MSSV | Ho va ten\n");
fread(&sv,sizeof(sv),1,f);
while (!feof(f))
{
printf(" %s | %s\n",sv.Ma,sv.HoTen);
fread(&sv,sizeof(sv),1,f);
}
fclose(f);
printf("Bam phim bat ky de tiep tuc!!!");
getch();
}
void Search(char *FileName)
{
char MSSV[10];
FILE *f;
int Found=0;
SinhVien sv;
fflush(stdin);
printf("Ma so sinh vien can tim: ");gets(MSSV);
f=fopen(FileName,"rb");
while (!feof(f) && Found==0)
{
fread(&sv,sizeof(sv),1,f);
if (strcmp(sv.Ma,MSSV)==0) Found=1;
}
fclose(f);
if (Found == 1)
{

printf("Tim thay SV co ma %s. Ho ten la: %s",sv.Ma,sv.HoTen);
}
else
{
10
printf("Tim khong thay sinh vien co ma %s",MSSV);
}
printf("\nBam phim bat ky de tiep tuc!!!");
getch();
}
int main()
{
int c;
for (;;)
{
printf("1. Nhap DSSV\n");
printf("2. In DSSV\n");
printf("3. Tim kiem\n");
printf("4. Thoat\n");
printf("Ban chon 1, 2, 3, 4: ");
scanf("%d",&c);
fflush(stdin);
if(c==1)
{
WriteFile("SinhVien.Dat");
}
else if (c==2)
{
ReadFile("SinhVien.Dat");
}

else if (c==3)
{
Search("SinhVien.Dat");
}
else break;
}
return 0;
}
- Ngoài ra thư viện stdio.h còn định nghĩa một số hàm khác cho phép thao tác với tập tin,
sinh viên có thể tham khảo trong phần trợ giúp.
5. Một số ví dụ
- Viết chương trình đếm số dòng của một file văn bản.
- Viết chương trình đọc in từng kí tự của file văn bản ra màn hình, mỗi màn hình 20 dòng.
- Viết chương trình tìm xâu dài nhất trong một file văn bản.
- Viết chương trình ghép một file văn bản thứ hai vào file văn bản thứ nhất, trong đó tất cả
chữ cái của file văn bản thứ nhất phải đổi thành chữ in hoa.
- Viết chương trình in nội dung file ra màn hình và cho biết tổng số chữ cái, tổng số chữ số
đã xuất hiện trong file.
11
II. Thực hành
1. Làm theo yêu cầu 1 - Viết CT giải hệ 2 ẩn với tham số vào và kết quả ra
dạng file
Vấn đề: Viết chương trình giải hệ 2 phương trình 2 ẩn sau:
a1.x + b1.y = c1
a2.x + b2.y = c2
với dữ liệu là các hệ số a1, b1, c1, a2, b2, c2 được nhập từ file week5_1.dat.
Soạn thảo văn bản chương trình sau:
#include
#include
int main()

{
int a1, b1, c1;
int a2, b2, c2;
float d, dx, dy, x, y;
FILE *finput;
FILE *foutput;
finput=fopen("week5_1.dat","rt");
foutput=fopen("week5_1.res","wt");
fscanf(finput,"%d %d %d",&a1, &b1, &c1);
fscanf(finput,"%d %d %d",&a2, &b2, &c2);
d =a1*b2-a2*b1;
dx=c1*b2-c2*b1;
dy=a1*c2-a2*c1;
fprintf(foutput,"%s\n","He phuong trinh:");
fprintf(foutput,"%d.x + %d.y = %d\n",a1,b1,c1);
fprintf(foutput,"%d.x + %d.y = %d\n",a2,b2,c2);
if (d!=0)
{
x = (float)dx/d; y = (float)dy/d;
fprintf(foutput,"%s\n","Co cap nghiem:");
fprintf(foutput,"x=%0.2f, y=%0.2f",x,y);
}
else
{
fprintf(foutput,"%s\n","Vo nghiem!");
}
fclose(finput);
fclose(foutput);
printf("Xem ket qua trong file week5_1.res");
getch();

return 0;
}
Thực hiện các thử nghiệm sau đây và làm báo cáo theo yêu cầu:
Thử nghiệm 1:
- Sử dụng công cụ notepad soạn thảo nội dung như sau:
5 7 9
7 2 1
Và ghi vào file week5_1.dat (tên file là week5_1 và phần mở rộng là dat) cùng thư mục
lưu trữ chương trình nguồn.
- Chạy chương trình và cho biết nội dung file week5_1.res. Nhận xét về kết quả đạt được.
12
Thử nghiệm 2:
- Sử dụng công cụ notepad sửa lại nội dung file week5_1.dat như sau:
5 7 9
10 14 18
- Chạy chương trình và cho biết nội dung file week5_1.res. Nhận xét về kết quả đạt được.
Thử nghiệm 3:
- Sử dụng công cụ notepad sửa lại nội dung file week5_1.dat như sau:
5.0 7.0 9.0
7.0 2.0 1.0
- Chạy chương trình và cho biết nội dung file week5_1.res. Nhận xét về kết quả đạt được.
Thử nghiệm 4:
- Sửa lại 2 dòng lệnh
int a1, b1, c1;
int a2, b2, c2;
Thành
float a1, b1, c1;
float a2, b2, c2;
- Sửa lại 2 dòng lệnh
fscanf(finput,"%d %d %d",&a1, &b1, &c1);

fscanf(finput,"%d %d %d",&a2, &b2, &c2);
Thành
fscanf(finput,"%f %f %f",&a1, &b1, &c1);
fscanf(finput,"%f %f %f",&a2, &b2, &c2);
- Chạy chương trình và cho biết nội dung file week5_1.res. Nhận xét về kết quả đạt được.
Thử nghiệm 5:
- Sửa lại 2 dòng lệnh
fprintf(foutput,"%d.x + %d.y = %d\n",a1,b1,c1);
fprintf(foutput,"%d.x + %d.y = %d\n",a2,b2,c2);
Thành
fprintf(foutput,"%0.1f.x + %0.1f.y = %0.1f\n",a1,b1,c1);
fprintf(foutput,"%0.1f.x + %0.1f.y = %0.1f\n",a2,b2,c2);
- Chạy chương trình và cho biết nội dung file week5_1.res. Nhận xét về kết quả đạt được.
2. Làm theo yêu cầu 2 - Kiểm tra định dạng một file.
Vấn đề: Làm thế nào để biết một file thực sự là file chương trình dạng EXE hoặc là một file ảnh
BMP? Cách thứ nhất có thể là kiểm tra phần mở rộng của tên file, tuy nhiên cách này không
đáng tin cậy vì thực tế người sử dụng có thể tự đặt cho phần mở rộng của tên file. Cách thứ 2 là
kiểm tra những dấu hiệu đặc biệt trong nội dung của file đó để đưa ra kết luận. Cách thứ 2 này là
một trong những việc mà một con virus máy tính cần làm để lây nhiễm lên các file cần thiết và
cũng là cách để một chương trình diệt virus có thể kiểm tra để xem 1 file có bị nhiễm virus hay
không.
Soạn thảo văn bản chương trình sau:
#include
#include
int main()
{
FILE *f;
f=fopen("notepad.exe","rb");
if (f!=NULL)
{

char a,b;
fread(&a,sizeof(char),1,f);
fread(&b,sizeof(char),1,f);
13
printf("%c %c",a,b);
fclose(f);
}
else
{
printf("Khong mo duoc file");
}
getch();
return 0;
}
Thử nghiệm 1:
- Copy file notepad.exe trong thư mục C:\windows\system32 đưa vào thư mục lưu giữ
chương trình.
- Chạy chương trình và nhận xét về kết quả hiển thị trên màn hình.
- Đổi dòng lệnh
f=fopen("notepad.exe","rb");
Thành
f=fopen("calc.exe","rb");
- Copy file calc.exe trong thư mục C:\windows\system32 đưa vào thư mục lưu giữ chương
trình.
- Chạy chương trình và nhận xét về kết quả hiển thị trên màn hình.
Thử nghiệm 2:
- Trong thư mục lưu giữ chương trình, chọn một file có phần mở rộng là EXE và đổi tên
thành myfile.exe.
- Đổi dòng lệnh
f=fopen("calc.exe","rb");

Thành
f=fopen("myfile.exe","rb");
- Chạy chương trình và nhận xét về kết quả hiển thị trên màn hình.
- Qua kết quả của thử nghiệm 1 và thử nghiệm 2 có thể kết luận sơ bộ gì về file chương
trình dạng EXE.
Thử nghiệm 3:
- Sử dụng công cụ Paint của windows, tạo một ảnh và ghi vào thư mục lưu trữ chương
trình với định dạng file là 24-bit Bitmap và tên file là Anh2.bmp.
- Đổi dòng lệnh
f=fopen("myfile.exe","rb");
Thành
f=fopen("Anh2.bmp","rb");
- Chạy chương trình và nhận xét về kết quả hiển thị trên màn hình.
- Tương tự như trên tạo 2 file ảnh Anh2.bmp và Anh3.bmp.
- Chạy chương trình và kết luận sơ bộ về dạng file này.
Thử nghiệm 4:
- Về thư mục lưu trữ chương trình, chạy file notepad.exe, chương trình này có hoạt động
bình thường không?
- Soạn thảo chương trình sau:
#include
#include
int main()
{
FILE *f;
f=fopen("notepad.exe","r+b");
if (f!=NULL)
{
14
char a = 'N';
fwrite(&a,sizeof(char),1,f);

fclose(f);
}
else
{
printf("Khong mo duoc file");
}
getch();
return 0;
}
- Đoạn chương trình trên làm gì?
- Về thư mục lưu trữ chương trình, chạy file notepad.exe, chương trình này có hoạt động
bình thường không? Vì sao?
- Sửa dòng lệnh char a = 'N'; trong chương trình trên thành char a = 'M'; sau đó nhấn F9 để
chạy chương trình.
- Về thư mục lưu trữ chương trình, chạy file notepad.exe, chương trình này có hoạt động
bình thường không? Vì sao?
Thử nghiệm 5:
- Về thư mục lưu trữ chương trình, mở file Anh2.bmp, nội dung bức ảnh có hiển thị lên
không?
- Soạn thảo chương trình sau:
#include
#include
int main()
{
FILE *f;
f=fopen("Anh2.bmp","r+b");
if (f!=NULL)
{
char a = 'N';
fwrite(&a,sizeof(char),1,f);

fclose(f);
}
else
{
printf("Khong mo duoc file");
}
getch();
return 0;
}
- Đoạn chương trình trên làm gì?
- Về thư mục lưu trữ chương trình, mở file Anh2.bmp, nội dung bức ảnh có hiển thị
không? Vì sao?
- Sửa dòng lệnh char a = 'N'; trong chương trình trên thành char a = 'B'; sau đó nhấn F9 để
chạy chương trình.
- Về thư mục lưu trữ chương trình, mở file Anh2.bmp, nội dung bức ảnh có hiển thị
không? Vì sao?
15
3. Làm theo gợi ý - Đọc/Ghi danh sách sinh viên từ/vào file nhị phân
Vấn đề: Giả sử cần quản lý sinh viên trên máy tính. Hãy viết chương trình cho phép ghi thông
tin về sinh viên vào file dạng nhị phân. Viết chương trình đọc và hiển thị danh sách sinh viên có
trong file dữ liệu.
Gợi ý:
- Tham khảo ví dụ 7.5 (trang 9, 10)
- Thông tin cho một sinh viên gồm: Mã SV, Họ tên, Ngày sinh, Điện thoại, email.
4. Thảo luận và hoàn thiện bài tập gợi ý
- Giả sử muốn đưa dấu hiệu nhận dạng riêng của file dữ liệu (file SinhVien.Dat) chúng ta
cần phải làm gì?
- Danh sách sinh viên in ra màn hình cần tổ chức như một bảng với 20 dòng 1 trang màn
hình. Hãy thực hiện mong muốn này.
5. Bài tập tự làm - Xây dựng chương trình quản lý sinh viên

Vấn đề: Xây dựng chương trình quản lý sinh viên với đầy đủ các chức năng thêm, sửa, xóa một
sinh viên, in danh sách sinh viên ra màn hình.
- Thông tin cho một sinh viên gồm: Mã SV, Họ tên, Ngày sinh, Điện thoại, email, Mã lớp.
- Các chức năng được tổ chức dạng menu 2 cấp như sau:
I. Cap nhat ho so sinh vien
1. Them ho so
2. Sua ho so
3. Xoa ho so
4. Tim kiem ho so
II. In an va Bao cao
1. In danh sach theo lop - sap xep theo Ma SV
2. In danh sach theo lop - sap xep theo Ho ten
3. In danh sach theo lop - sap xep theo Ngay sinh
- Chương trình được tổ chức thành các hàm tương ứng với mỗi chức năng cấp 2 của hệ
thống.
6. Thảo luận
- Dấu hiệu nhận dạng file chương trình dạng EXE là gì? Thay đổi các dấu hiệu này sẽ ảnh
hưởng thế nào đến file chương trình đó.
- Dấu hiệu nhận dạng file ảnh BMP là gì? Thay đổi các dấu hiệu này sẽ ảnh hưởng thế nào
đến file ảnh đó.
- Tại sao cần có dấu hiệu nhận diện trong nội dung file?
- Hoàn thiện chương trình bài tập tự làm.
- Việc sắp xếp theo Họ tên được thực hiện như thế nào?
- Việc sắp xếp theo Ngày sinh được thực hiện như thế nào?
III. Tự học
1. Viết chương trình nhập dữ liệu của n, n<20, nhân sự và ghi vào tệp NS.DAT. Mỗi nhân sự
có thông tin về họ tên, tuổi và lương.
2. Cho 2 file số thực (đã được sắp tăng dần). In ra màn hình dãy số xếp tăng dần của cả 2 file.
3. Viết hàm nhập 10 số thực từ bàn phím vào file INPUT.DAT. Viết hàm đọc các số thực từ
file trên và in tổng bình phương của chúng ra màn hình.

4. Viết hàm nhập 10 số nguyên từ bàn phím vào file văn bản tên INPUT.DAT. Viết hàm đọc
các số nguyên từ file trên và ghi những số chẵn vào file EVEN.DAT còn các số lẻ vào file
ODD.DAT.
5. Nhập bằng chương trình 2 ma trận số nguyên vào 2 file văn bản. Hãy tạo file văn bản thứ 3
chứa nội dung của ma trận tích của 2 ma trận trên.
16
6. Tổ chức quản lý file sinh viên (Họ tên, ngày sinh, giới tính, điểm) với các chức năng :
Nhập, xem, xóa, sửa, tính điểm trung chung.
7. Viết chương trình đọc dữ liệu từ tệp NS.DAT, sửa lại lương của từng người và ghi vào tệp.
8. Cho ma trận
A
, kích thước
m×n
,
1≤m,n≤20
. Mỗi phần tử của
A
là một số nguyên. Hãy
sắp xếp lại các phần tử của ma trận A sao cho trên một hàng thì các phần tử có chỉ số lớn
hơn sẽ không nhỏ hơn, trên một cột các phần tử ở hàng dưới không nhỏ hơn các phần tử ở
hàng trên. Dữ liệu vào cho trong tệp dạng text Mat.in có khuôn dạng sau:
a. Dòng đầu tiên ghi 2 số nguyên
m

n;
b. Trong
m
dòng tiếp theo ghi giá trị các phần tử của
A
. Tại dòng thứ 1+

i
, với
i=1,2, ,m
; ghi n số nguyên, là các giá trị của các phần tử
A(i,1), A(i,2), ,
A(i,n).
Mỗi số ghi cách nhau ít nhất một dấu cách.
c. Ma trận A sau khi được sắp xếp xong được ghi ra tệp dạng text Mat.Out có khuôn
dạng tương tự như Mat.In
9. Cho ma trận
A
, kích thước
m×n
,
10≤m,n≤10000
. Mỗi phần tử của
A
là một số thực.
Hãy đưa ra chỉ số của hàng (cột) có tổng giá trị các phần tử là lớn nhất so với các hàng
(cột) còn lại. Dữ liệu vào cho trong tệp dạng text Mat.4 có khuôn dạng sau:
a. Dòng đầu tiên ghi 2 số nguyên
m

n
b. Trong
m
dòng tiếp theo ghi giá trị các phần tử của
A
. Tại dòng thứ 1+
i

, với
i=1,2, ,m
; ghi n số thực, là các giá trị của các phần tử
A(i,1), A(i,2), ,
A(i,n).
Mỗi số ghi cách nhau ít nhất một dấu cách. Mỗi số thực ghi đúng một chữ
số ở phần thập phân
10. Trên một đường thẳng cho n điểm A
1
, A
2
, , A
n
, n <100. Các điểm này coi như đã được
sắp xếp theo một hướng nào đó. Kí hiệu tập hợp các điểm này là X. Mỗi điểm dược tô bởi
1 trong 4 màu: xanh, đỏ, tím, vàng. Đoạn thẳng [A
i
, ,A
j
] được gọi là tới hạn nếu như các
điểm trong đó được tô bởi đủ cả 4 màu và có 2 màu chỉ xuất hiện đúng một lần. Độ đo của
đoạn này được tính bằng số điểm của tập X có trên đó. Hãy tìm tất cả các đoạn tới hạn có
độ đo bé nhất. Dữ liệu về tập X được cho trong text file DT.DAT có cấu trúc như sau:
dòng đầu tiên ghi số n; trên các dòng sau là n kí tự thuộc 1 trong 4 kí tự ‘X’, ‘V’, ‘T’, ‘D’,
mỗi kí tự cách nhau ít nhất một dấu cách hoặc dấu xuống dòng. Các kí tự này là kí hiệu
màu (xanh, vàng, tím, đỏ) cho điểm tương ứng trên đường thẳng.
17