Từ kết thúc trong tiếng hàn là gì năm 2024

Trong 1 câu tiếng Hàn thông dụng, động từ/ tính từ luôn luôn đứng ở cuối câu, chủ ngữ thường đứng đầu câu, các thành phần còn lại có thể thay đổi vị trí trong 1 câu tùy theo quy tắc kết hợp với các từ loại khác của nó. Cấu trúc đơn giản nhất là:

1/ Chủ ngữ + tân ngữ + động từ. Ví dụ: 나는 사과를 먹습니다.

2/ Chủ ngữ + phó từ + tính từ Ví dụ: 음식이 참 맛있습니다.

Các loại từ trong tiếng Hàn

1. 동사: Động từ

Động từ là từ dùng để biểu thị hoạt động, trạng thái. Động từ nguyên mẫu trong tiếng Hàn kết thúc bằng 다 [da] và thường đứng cuối câu. Đồng thời phân loại thành 2 loại động từ: Nội động từ & ngoại động từ.

  • 자동사: Nội động từ

Nội động từ là những động từ không cần có thêm 1 tân ngữ trực tiếp đi kèm theo sau nhưng vẫn diễn tả đủ ý nghĩa của câu. Nội động từ diễn tả hành động nội tại của người viết hay người nói – những chủ thể thực hiện hành động. Hành động này không tác động trực tiếp đến bất cứ đối tượng nào.

-> VD: 자다: Ngủ / 눕다: Nằm / 앉다: Ngồi/…….

  • 타동사: Ngoại động từ

Ngoại động từ là những động từ cần có tân ngữ để tạo thành một câu có nghĩa.

-> VD: 먹다: Ăn/ 마시다: Uống/ 보다: Xem, nhìn/…….

🌟 Xem thêm: 80 ĐỘNG TỪ PHỔ BIẾN NHẤT TRONG TIẾNG HÀN

2. 명사: Danh từ

Danh từ là từ thể hiện tên gọi của sự vật, người, sinh vật, sự việc, khái niệm, hiện tượng, đơn vị, ..

고유 명사: Danh từ riêng, Chỉ tên sự vật, người, nơi chốn…cụ thể nào đó.

수사: số từ. VD: 하나/ 둘/ 셋/…..

대명사 : Đại danh từ. Là Từ chỉ sự vật, nơi chốn, người thay cho một danh từ khác.

  • 관계 대명사 : Đại từ quan hệ. Là Đại từ thay thế cho danh từ ở trước đồng thời kết nối danh từ đó với vế sau.
  • 의문 대명사 : Đại từ nghi vấn. Là Đại từ biểu thị sự nghi vấn như ai, cái gì, ở đâu… [누구, 무엇, 어디,…]
  • 인칭 대명사 : Đại từ nhân xưng. Là Đại từ chỉ người như: 나, 너, 우리…
  • 재귀 대명사 : Đại từ phản thân. Là Từ chỉ lại người hay sự vật đã nói ở phía trước như ‘저’, ‘자기’, ‘당신’.
  • 지시 대명사 : Đại từ chỉ sự vật hay nơi chốn như ‘그 ‘, ‘여기’,…

3. 부사: Phó từ

Là các từ thường đi kèm với các trạng từ, động từ, tính từ với mục đích bổ sung nghĩa cho các trạng từ, động từ và tính từ trong câu và làm rõ nghĩa của chúng. [“quá” trong “đẹp quá”, “luôn” trong “luôn cười”…]

VD: 매우 : rất / 아주 : rất / ……

🌟 Xem thêm: 75 PHÓ TỪ PHỔ BIẾN TRONG TIẾNG HÀN

4. 형용사: Tính từ

Từ loại thể hiện tính chất hay trạng thái của con người hay sự vật.

  • VD: 예쁘다: đẹp / 맛있다: ngon/…

5. 감탄사: Cảm thán từ

Là từ hoặc một biểu hiện xảy ra như một lời nói riêng biệt nhằm thể hiện cảm giác hoặc phản ứng tự phát.

“-ㅂ/습니다” đây là đuôi từ kết thúc khá trang trọng, được dùng để nói với người lạ, người lớn hơn, những người quen biết kiểu xã giao hoặc những người có vị trí cao trong xã hội.

“-ㅂ/습니다” đây là đuôi từ kết thúc khá trang trọng, được dùng để nói với người lạ, người lớn hơn, những người quen biết kiểu xã giao hoặc những người có vị trí cao trong xã hội.

Dưới đây là cách dùng đuôi từ kết thúc “-ㅂ/습니다”

1. Thì hiện tại của đuôi từ này được dùng như sau:

Dạng tường thuật của động từ được hình thành khi kết hợp với đuôi từ “-ㅂ/습니다” và là dạng nghi vấn khi kết hợp với “-ㅂ/습니까?”. Gốc động từ không có patchim được kết hợp với “-ㅂ니다/-ㅂ니까?”, gốc động từ có PATCHIM được kết hợp với “습니다/습니까?” .

가다: 가 + ㅂ니다/ㅂ니까 → 갑니다/갑니까? 묻다: 묻 + 습니다/ 습니까 → 묻습니다/ 묻습니까?

Ví dụ:

– 감사합니다 Cám ơn – 기분이 좋습니다 Tôi thấy vui [tâm trạng tốt]

2. Thì quá khứ của đuôi từ này được dùng như sau:

Dạng tường thuật ở thì quá khứ của động từ được hình thành khi kết hợp với đuôi từ “-았[었/였]습니다” và là dạng nghi vấn ở thì quá khứ khi kết hợp với “-았[었/였]습니까?. “-았/었/였” cũng dùng kết hợp với đuôi “-어요”.

만나다: 만나 + 았습니다/았습니까? → 만났습니다/만났습니까? [rút gọn] 주다: 주 + 었습니다/었습니까? → 주었습니다/주었습니까? –> 줬습니다/줬습니까? [rút gọn] 하다: 하 + 였습니다/였습니까? → 했습니다/했습니까? [rút gọn]

Ví dụ:

– 어제 음악회가 좋았습니다. Buổi ca nhạc hôm qua hay. – 수업이 언제 끝났습니까? Lớp học kết thúc khi nào? – 어제 피곤했습니다. Hôm qua tôi mệt.

3. Thì tương lai của đuôi từ này được dùng như sau:

Dạng tường thuật ở thì tương lai của động từ được hình thành khi kết hợp với đuôi từ “[으]ㄹ 겁니다” và là dạng nghi vấn ở thì tương lai khi kết hợp với “[으]ㄹ 겁니까?”

보다: 보 + ㄹ 겁니다 → 볼 겁니다. 먹다:먹 + 을 겁니다 → 먹을 겁니다

Ví dụ:

– 저는 내일 일찍 일어날 겁니다. Mai tôi sẽ dậy sớm. – 그냥 두세요. 괜찮을 겁니다. Cứ để đấy. Sẽ không sao đâu.

4. Dạng câu cầu khiến lịch sự tương ứng với đuôi từ “-ㅂ/습니다”:

Khi đang nói chuyện bằng đuôi “-ㅂ/습니다” thì người ta cũng dùng dạng câu cầu khiến với mức trang trọng tương ứng là đuôi từ kết thúc câu “-[으]십시오”. Gốc động từ không có patchim được kết hợp với “-십시오” và gốc động từ có patchim thì kết hợp với “으십시오”.

Chủ Đề