Rối loạn thần kinh tim là gì năm 2024

Nhiều bệnh nhân đi khám bệnh, cảm thấy lo lắng khi bác sĩ chẩn đoán là “rối loạn thần kinh tim”. Họ không rõ đây là tình trạng gì, có nặng lắm không, ảnh hưởng thế nào đến tim và sức khỏe…?

Rối loạn thần kinh tim là gì?

Thần kinh tim ở đây là nói đến hệ thần kinh thực vật. Hệ thần kinh thực vật là một phần của hệ thần kinh, có nhiệm vụ điều khiển hoạt động của nhiều cơ quan như mạch máu, dạ dày, ruột, gan, thận, bàng quang, hệ sinh dục, đồng tử, tuyến mồ hôi, tuyến nước bọt, tuyến tiêu hóa… và cả trái tim của chúng ta. Nhiều tiến trình của cơ thể như là huyết áp, tần số thở, nhịp tim… đều do sự điều khiển của hệ thần kinh thực vật. Hệ thần kinh thực vật làm việc tự động, con người không thể tự ý điều chỉnh hoạt động của hệ thần kinh này, chẳng hạn như không thể bắt tim ngừng đập, hay điều khiển để tim đập nhanh hơn, đập chậm hơn được.

Rối loạn thần kinh tim hay còn gọi là rối loạn thần kinh thực vật, là tên gọi chung của các hiện tượng rối loạn không rõ nguyên nhân liên quan đến các hiện tượng như tim đập nhanh hoặc tim đập chậm, dễ hồi hộp, choáng váng, chóng mặt, ngất hay loạn nhịp tim... Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể có cảm giác đau tức, đau nhói, nặng nề ở vùng tim hoặc nặng ngực, mệt mỏi, khi ngủ hay mơ… Rối loạn thần kinh tim xảy ra là do tình trạng không ổn định của hệ thần kinh thực vật, có thể do căng thẳng thần kinh, do những lo lắng trong cuộc sống, do những tác động đến cơ thể như khói bụi, môi trường sống, khói thuốc lá… Cần lưu ý là đây không phải là một bệnh tim thực thể, có nghĩa là không có thành phần, bộ phận nào của tim bị tổn thương thật sự. Chính vì vậy, khi khám tim, làm các xét nghiệm như điện tâm đồ, siêu âm tim, bác sĩ thường không ghi nhận bất thường nào hoặc tổn thương bệnh lý nào của tim, và trước những triệu chứng kể trên, bác sĩ đưa ra chẩn đoán “rối loạn thần kinh tim”.

Điều trị bệnh thế nào?

Rối loạn thần kinh tim thường lành tính, có tiên lượng tốt và có thể chữa trị hiệu quả khi xác định rõ nguyên nhân dẫn tới rối loạn cũng như nhờ vào sự hợp tác của người bệnh trong việc thay đổi lối sống tốt cho sức khỏe.

Bác sĩ thường hạn chế dùng thuốc điều trị cho những trường hợp rối loạn thần kinh tim. Nếu cần, bác sĩ sẽ kê toa thuốc an thần cho những trường hợp người bệnh xúc động mạnh, khó ngủ hoặc mất ngủ hoặc dùng thuốc làm chậm nhịp tim cho những trường hợp tim đập nhanh, hồi hộp đánh trống ngực, bên cạnh các thuốc hỗ trợ như vitamin B, C..

Một điều quan trọng trong điều trị rối loạn thần kinh tim là người bệnh cần áp dụng lối sống có lợi cho sức khỏe như: không nên thức khuya, sinh hoạt điều độ, có thời gian thư giãn, nghỉ ngơi; sắp xếp đi du lịch khi thuận tiện; tránh những tình huống, những việc có thể gây xúc động quá mức hoặc căng thẳng tinh thần [như đọc truyện tình cảm, xem phim hành động…]; tránh sử dụng các chất kích thích như hút thuốc và ngửi khói thuốc, uống rượu, trà đậm, cà phê; tránh ăn uống quá độ, nên ăn nhiều rau quả; cần tập thể dục, chơi thể thao đều đặn…

Rối loạn thần kinh tim là một dạng bệnh lý lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Người mắc phải rối loạn thần kinh tim sẽ có các biểu hiện như tim đập nhanh bất thường, hay hồi hộp, lo âu về việc nào đó. Và làm sao để khắc phục tình trạng này đối với người bệnh? Liệu rằng rối loạn thần kinh tim có tự khỏi không?

Rối loạn thần kinh tim là gì?

Rối loạn thần kinh tim có nguy hiểm như bạn nghĩ? Rối loạn thần kinh tim là một loại triệu chứng liên quan đến dây thần kinh thực vật. Triệu chứng sẽ tương tự với các bệnh lý ở tim, vì thế đôi khi gây lo lắng cho người bệnh hoặc có khi chẩn đoán nhầm và điều trị sai cách trong khi tim vẫn hoàn toàn khỏe mạnh.

Tình trạng này xảy ra có thể là do rối loạn hệ thần kinh tự chủ chi phối tim, chủ yếu là do tâm lý stress, mệt mỏi gây nên. Rối loạn thần kinh tim sẽ được biểu hiện thông qua một vài triệu chứng sau:

  • Đau ngực: Người mắc rối loạn thần kinh tim sẽ thường xuyên cảm thấy đau nhói hoặc thắt lại ở vùng ngực.
  • Đau đầu, chóng mặt: Người mắc bệnh nhiều lúc sẽ cảm thấy choáng váng, mất thăng bằng, ngất xỉu. Tình trạng này một phần là do nhịp tim đập quá nhanh gây thiếu máu lên não hoặc tụt huyết áp.
  • Tay chân run rẩy: Khi bệnh nhân chóng mặt, xây xẩm do loạn nhịp tim sẽ xuất hiện tình trang run rẩy tay chân, toát mồ hôi nhiều.
  • Mất ngủ: Do hiện trạng tim đập nhanh gây khó chịu bệnh nhân mắc bệnh sẽ có xu hướng mất ngủ, âu lo trằn trọc. Về sau nếu tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến các chức năng khác của cơ thể.

///cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/roi_loan_than_kinh_tim_co_tu_khoi_khong_1_1319bc42e3.jpg]Rối loạn thần kinh tim gây ảnh hưởng đến sức khỏe

Rối loạn thần kinh tim có tự khỏi không?

Rối loạn thần kinh tim nghe có vẻ đáng sợ nhưng thực chất nó là rối loạn lo âu. Nó được hình thành nên do tình trạng cơ thể gặp áp lực, căng thẳng trong cuộc sống hoặc có thể đến từ một số lý do môi trường xoay quanh người bệnh như: bệnh tật, tai nan, chuyện gia đình, con cái… Do vậy rối loạn thần kinh tim sẽ không thể tự khỏi được mà chỉ giảm dần khi tâm trí và suy nghĩ của bạn trở nên thoải mái hơn.

///cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/roi_loan_than_kinh_tim_co_tu_khoi_khong_2_ee410094d1.jpg]Rối loạn thần kinh tim có tự khỏi không?

Cách giảm các triệu chứng gây nên rối loạn thần kinh tim

Mặc dù vậy nhưng bản thân người bệnh sẽ hoàn toàn có thể giảm thiểu tình trạng của các triệu chứng gây rối loạn thần kinh tim:

Giảm stress

Khi gặp những áp lực trong công việc cũng như cuộc sống đa số người bệnh sẽ trở nên lo âu và mất tập trung khi làm những việc khác. Stress có thể làm cho các dây thần kinh hoạt động về não bộ nhanh hơn, gây nên sức ép đối với tim gây nên tình trạng rối loạn thần kinh tim. Cách nhanh nhất để giảm thiểu stress trong cuộc sống chính là bệnh nhân tự tạo cho mình một cuộc sống tự do hơn, ít bộn bề lo toan, giữ cho tinh thần thoải mái, tích cực.

Giữ cho cơ thể luôn ở thể trạng tốt nhất

Việc cơ thể thường xuyên bị mắc các bệnh như cảm, sốt quá cao. Đây chính là những nguyên nhân trực tiếp gây rối loạn nồng độ ion cơ tim từ đó rất dễ gây nên rối loạn thần kinh tim. Bạn hãy luôn đảm bảo rằng cơ thể luôn được giữ ở trạng thái tốt nhất, đủ nước, đủ các chất dinh dưỡng để đảm bảo lượng máu chảy đều trong khắp cơ thể. Sẽ hạn chế rất nhiều nguy cơ mắc rối loạn thần kinh tim.

Luôn tạo thói quen lành mạnh cho cuộc sống

Uống quá nhiều bia rượu hoặc sử dụng các chất kích thích có thể khiến cho bạn dễ dàng mắc phải rối loạn thần kinh tim. Tạo cho mình thói quen ăn uống lành mạnh, đủ chất, rèn luyện thân thể đều đặn. Việc làm này sẽ bảo vệ bạn khỏi nguy cơ mắc rối loạn thần kinh tim.

///cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/roi_loan_than_kinh_tim_co_tu_khoi_khong_3_1fe2e6cbf0.jpg]Cải thiện cuộc sống thông qua thói quen lành mạnh

Bổ sung các thảo dược tự nhiên

Nếu chẳng may bạn mắc phải rối loạn thần kinh tim thì trong các bài thuốc Đông y, có rất nhiều những bài thuốc quý, hay. Bạn có thể áp dụng để giải tỏa những căng thẳng, giúp máu huyết lưu thông, dễ ngủ và ổn định tâm lý.

Mặc dù rối loạn thần kinh tim không hoàn toàn tự khỏi mà ngược lại còn khó có thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên bạn không nên quá lo lắng mà hãy sẵn sàng xây dựng cuộc sống lành mạnh tránh những tác động xấu đến não bộ và tim. Điều này không chỉ giúp bạn không mắc rối loạn thần kinh tim mà còn giữ bạn tránh xa nhưng bệnh khác liên quan đến tim mạch.

Rối loạn thần kinh tim có những triệu chứng gì?

Triệu chứng điển hình của bệnh là:.

1.1. Khó thở ... .

1.2. Đau ngực. ... .

1.3. Đánh trống ngực, hồi hộp. ... .

1.4. Chóng mặt. ... .

1.5. Run tay chân, đổ mồ hôi. ... .

1.6. Tăng thông khí ... .

1.7. Mệt mỏi. ... .

1.8. Mất ngủ.

Rối loạn thần kinh tim không nên ăn gì?

Bạn nên hạn chế sử dụng các chất kích thích có thể làm tăng nhịp tim như: Cà phê, rượu, bia, thuốc lá, trà đặc, thuốc lắc. Nếu bạn còn thắc mắc về rối loạn thần kinh tim, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm.

Tại sao khi khóc lại đau tim?

Chuyển động bên trong cơ thể cũng rất phức tạp, khóc làm tăng nhịp đập của tim và có thể gây ra những cơn nhức đầu. Bạn sẽ cảm thấy như bị nghẹn ở cổ: Đó là điều cơ thể chúng ta cảm nhận được khi khóc, có cảm giác rằng chúng bị tích và nghẹn lại ở cổ họng.

Rối loạn chức năng tim là gì?

Rối loạn nhịp tim là tình trạng xảy ra khi các xung điện điều khiển nhịp tim hoạt động bất thường, khiến tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc không đều. Bạn có thể giảm nguy cơ rối loạn nhịp tim bằng cách tuân thủ lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng tốt cho tim mạch.

Chủ Đề