Từ nhân vật Pê-nê-lốp, hãy cho biết điểm giống nhau

nhận xét về nghệ thuật thể hiện tâm trạng của nhân vật Pê - nê - lốp? qua câu trả lời của pênêlốp khi con trai trách cứ ta thấy thêm điều gì  trong tinh cách của nàng? khôn ngoan thận trọng của một người đã trãi qua  nhiều thử thách

Các câu hỏi tương tự

Vì sao Pê-nê-lốp lại "rất đỗi phân vân"? Việc chọn cách thử "bí mật của chiếc giường" cho thấy vẻ đẹp gì về trí tuệ và tâm hồn nàng?

Hãy sắp xếp các sự kiện sau trong đoạn trích Uy-lít-xơ trở về theo một thứ tự phù hợp:

1 – Pê-nê-lốp bảo nhũ mẫu Ơ-ri-clê khiêng chiếc giường ra khỏi phòng.

2 – Pê-nê-lốp nói với Tê-lê-mác nhưng nhằm thông báo cho Uy-lít-xơ về sự thử thách đối với chàng.

3 – Khi nghe Uy-lít-xơ nói về bí mật của chiếc giường, Pê-nê-lốp vô cùng sung sướng và hạnh phúc nhận ra người chồng yêu quý của mình.

4 – Khi nghe nhũ mẫu báo tin Uy-lít-xơ đã trở về, Pê-nê-lốp không tin.

A. 4 – 2 – 3 – 1

B. 4 – 3 – 2 – 1

C. 4 – 1 – 3 – 2

D. 4 – 2 – 1 – 3

Anh (chị) có nhận xét gì về nghệ thuật cấu tứ của bài thơ thể hiện qua quá trình chuyển biến tâm trạng của người khuê phụ.

Đọc bài ca 1 và trả lời các câu hỏi:

- Việc dẫn cưới và thách cưới ở đây có gì khác thường? Cách nói của chàng trai và cô gái có gì đặc biệt? Từ đó anh (chị) hãy nêu cảm nhận của mình về tiếng cười của người lao động trong cảnh nghèo.

- Bài ca dao có giọng điệu hài hước, dỉ dỏm, đáng yêu là nhờ những yếu tố nghệ thuật nào?

Vì sao Pê-nê-lốp đem chiếc giường chứ không phải vật khác để thử thách Uy-lít-xơ?

A. Vì chiếc giường có bí mật riêng mà chỉ có hai người biết.

B. Vì chiếc giường gắn liền với tình nghĩa vợ chồng.

C. Vì nàng luôn nhớ đến người chồng suốt hai mươi năm xa cách.

D. Vì chiếc giường có bí mật riêng, gắn liền tình nghĩa với người chồng xa cách hai mươi năm mà nàng luôn chờ đợi.

Khoanh tròn vào đáp án đầu câu trả lời đúng.

1. Luận điểm nào dưới đây không nhằm nói về những sáng tạo riêng của Nguyễn Du trong nghệ thuật kể chuyện, xây dựng cốt truyện, kết cấu “Truyện Kiều” so với tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân?

A. Lược bỏ các chi tiết về mưu mẹo, về sự báo oán tàn nhẫn và các chi tiết dung tục, sáng tạo thêm một số chi tiết mới và thay đổi thứ tự kể.

B. Chuyển ngôn ngữ tiểu thuyết văn xuôi chữ Hán của người Trung Hoa thành ngôn ngữ tiểu thuyết bằng thơ lục bát của người Việt.

C. Biến các sự kiện chính của tác phẩm thành đối tượng bộc lộ cảm xúc, tình cảm của nhân vật và người kể.

D. Chuyển trọng tâm của truyện từ việc kể sự kiện sang biểu hiện nội tâm nhân vật, làm cho nhân vật sống hơn, sâu sắc hơn.

2. Vì sao Thúy Kiều – cô chị phải “cậy, lạy, thưa” Thúy Vân – cô em trong cảnh “Trao duyên”?

A. Vì điều đó đúng với nguyên tắc ứng xử trong một gia đình “trâm anh thế phiệt” như gia đình Kiều.

B. Vì trong tình huống ấy, Kiều không còn đủ tỉnh táo cân nhắc từng lời nói, cử chỉ.

C. Vì làm như thế, Kiều tỏ rõ được tấm lòng trân trọng của mình với tình yêu và những kỉ vật Kim trọng đã dành cho nàng.

D. Vì Kiều muốn tỏ lòng tôn kính và biết ơn sự hi sinh, chia sẻ cao thượng của Thúy Vân dành cho nàng.

3. Đoạn “Thề nguyền” được trích từ câu bao nhiêu đến câu bao nhiêu trong “Truyện Kiều”

A. 431-452

B. 421- 442

C. 411- 432

D. 441- 462

Cho đoạn văn sau:

Thật vậy, khi đọc những cuốn sách khoa học thì ta mới biết được ngoài trái đất thân yêu của chúng ta là một vũ trụ bao la rộng lớn. Những công nghệ khoa học hiện đại ở các nước tiên tiến cũng đều được viết vào sách, không chỉ có sách khoa học mà còn rất nhiều thể loại sách nữa như: sách văn học, sách xã hội, sách kinh tế, sách lịch sử... Chúng giúp ta trả lời các câu hỏi: Đỉnh núi nào cao nhất trên thế giới? Tại sao người Ai Cập biết ướp xác? Có phải từ mặt trăng ta có thể nhìn thấy Vạn lý trường thành hay không? Hay như trái đất có hình gì? Tại sao bóng đèn lại phát sáng?... Sách xã hội giúp ta hiểu biết được phong tục tập quán, dân số và rất nhiều điều kì lạ của một đất nước rất nhỏ bé hay cả một châu lục nào đó. Còn sách văn học thì làm chúng ta tìm lại chính mình, biết được những suy nghĩ riêng của mình. Qua những trang sách văn học, ta cảm nhận được một thứ tình cảm đẹp trong sáng và cả những nỗi khổ, hạnh phúc của những con người trong những hoàn cảnh khác nhau. Sách văn học luôn luôn biến đổi một cách kỳ ảo, dẫn con người từ tác phẩm này sang tác phẩm khác, giúp con người hiểu thêm về nhau, về hoàn cảnh, tập tục của nhau. Họ cùng chia sẻ những tình cảm vui buồn. Con người tìm được sự đồng cầm sâu sắc trong mỗi trang sách, quan trọng hơn nữa họ có thế tìm thấy chính mình ẩn đâu đây trong những áng văn thơ bất tán. Con người chợt thấy mình lãng mạn hơn, hay hiện thực hơn.

Đoạn văn trên phù hợp với luận cứ nào?

A. Sách là sản phẩm của văn minh nhân loại.

B. Sách có sức mạnh vượt thời gian và không gian

C. Sách đã mở ra trước mắt ta một chân trời mới!

D. Cả ba đáp án trên.

Ngày soạn:Ngày dạy:Dạy lớp:………………………………… …………………………………Tuần 5 – Tiết 13, 14:UY – LÍT – XƠ TRỞ VỀ ( TRÍCH SỬ THI Ô – ĐI – XÊ)Hô – me - rơI. Mục tiêu bài học1. Kiến thức :- Nhận biết:+Nêu được các thông tin về tác giả (cuộc đời, sự nghiệp); nêu được ngắn gọn thông tin cơ bản về tác phẩm (Xuất xứ, đề tài, bố cục)+ Liệt kê được những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản.- Thông hiểu: Làm rõ hiệu quả của các từ ngữ, hình ảnh và các biện pháp tu từ nghệ thuật được sử dụng trong văn bản.-Vận dụng thấp: Xác định tâm sự về con người và thời thế đậm chất nhân văn qua vănbản- Vận dụng cao: Phân tích được hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ ngữ (hay những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ ) độc đáo trong văn bản2. Kĩ năng : - Biết làm: bài đọc hiểu về văn bản sử thi- Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài nghị luận về một VBsử thi3. Thái độ :- Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản- Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về tác giả, tác phẩm sử thi- Hình thành nhân cách: Yêu thương con người; Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc; Sống tự chủ; Sống trách nhiệm.II. Trọng tâm1. Về kiến thức:- Thấy được diện mạo tinh thần của người Hi Lạp cổ đại thể hiện ở trí tuệ và lòng chung thuỷ của nhân vật lí tường.- Nắm được đặc điểm của nghệ thuật sử thi.2. Về kĩ năng:- Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại- Phân tích nhân vật qua đối thoại3. Về thái độ, phẩm chất:- Thái độ: Trân trọng những tình cảm tốt đẹp- Phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ và sống trách nhiệm...4. Phát triển năng lực- Năng lực chung:+ Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông- Năng lực riêng:+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày+ Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học+ Năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống…III. Chuẩn bịGV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảngHS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảoIV. Tổ chức dạy và họcBước 1: Ổn định tổ chứcBước 2: Kiểm tra bài cũBước 3: Tổ chức dạy và học bài mớiHoạt động 1: Khởi động (5 phút)Hoạt động của Gv – HS Nội dung bài họcB1: GV giao nhiệm vụGV cho HS xem phim sử thi Ô-đi-xê, đoạn nói về Uy-lit-xơ. Hãy nêu nội dung của đoạn phim ?B2: HS suy nghĩ câu trả lờiB3: HS trả lời, hs khác nhận xétB4: GV nhận xét, khái quát

GV dẫn dắt vào bài mới: “Ô – đi – xê” là một trong những bộ sử thi nổi tiếng của văn học Hy Lạp. Tác phẩm kể về cuộc hành trình trở về quê hương của người anh hùng Uy – lít – xơ, từ đó khẳng định và ngợi ca sức mạnh của dân tộc. Để các em hiểu hơn về giá trị của bộ sử thi này, hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về đoạn trích “Uy – lít – xơ” trở về.

- Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.- Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ.

- Có thái độ tích cực, hứng thú.

Hoạt động 2, 3, 4, 5:Hoạt động của GV - HS Nội dung bài họcHoạt động 2: Hình thành kiến thứcThao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm (15 phút)Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tậpGV chiếu một số hình ảnh về tác giả và tác phẩm.GV: Phần Tiểu dẫn cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản gì về tác giả Hô – me – rơ và bộ sử thi “Ô – đi –xê”?Bước 2: Thực hiện nhiệm vụHS: đọc, chú ‎ý những chi tiết quan trọng.GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.Bước 3: Báo cáo kết quảHS trả lời câu hỏi, tóm lại những ‎ nét chính về tác giả và tác phẩm.HS nhóm khác: nhận xét, bổ sung.Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV: Nhận xét, chuẩn hóa kiến thứ

Hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bảnThao tác 1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu tâm trạng của Pê – nê – lốp khi nghe tin chồng trở về (20 phút)Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụGV: Chia học sinh thành 3 nhóm.Nhóm 1: Nêu hoàn cảnh của nhân vật Pê – nê – lốp trước khi Uy – lít – xơ trở về.Nhóm 2: Khi nghe nhũ mẫu báo tin chồng nàng đã trở về, đã trừng trị bọn cầu hôn , thái độ Pênêlốp ra sao?- Vì sao Pê – nê – lốp lại hoài nghi như vậy? Tâm trạng và sự hoài nghi của Pê – nê – lốp giúp các em hiểu thêm điều gì về nhân vật này?Nhóm 3: Tìm hiểu tâm trạng của Pê - nê – lốp khi gặp Uy – lít – xơ.Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ- Các nhóm học sinh bầu nhóm trưởng, thư kí và tiến hành thảo luận, lần lượt trả lời các câu hỏi của giáo viên.- Học sinh mỗi nhóm ghi kết quả thảo luận lên bảng phụ.- Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh.Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận- Học sinh mỗi nhóm báo cáo kết quả thảo luận và treo bảng phụ lên để các nhóm khác nhận xét, bổ sung.- Học sinh các nhóm khác thảo luận, nhận xét.- GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập- Giáo viên nhận xét về kết quả của các nhóm, rút kinh nghiệm về cách thảo luận, trình bày.

- Giáo viên chuẩn hóa kiến thức, chuyển giao nhiệm vụ học tập khác

Thao tác 2: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu cuộc thử thách và sum họp của hai nhân vật (20phút).Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụGV: Chia học sinh thành 4 nhóm.Nhóm 1 -2: Tìm hiểu thử thách của Pê – nê – lốp.Nhóm 3 - 4: Tìm hiểu tâm trạng của các nhân vật khi sum họp.Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ- Các nhóm học sinh bầu nhóm trưởng, thư kí và tiến hành thảo luận, lần lượt trả lời các câu hỏi của giáo viên.- Học sinh mỗi nhóm ghi kết quả thảo luận lên bảng phụ.- Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh.Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận- Học sinh mỗi nhóm báo cáo kết quả thảo luận và treo bảng phụ lên để các nhóm khác nhận xét, bổ sung.- Học sinh các nhóm khác thảo luận, nhận xét.- GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập- Giáo viên nhận xét về kết quả của các nhóm, rút kinh nghiệm về cách thảo luận, trình bày.

- Giáo viên chuẩn hóa kiến thức, chuyển giao nhiệm vụ học tập khác

Thao tác 3: GV hướng dẫn hs tìm hiểu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật xây dựng sử thi qua đoạn trích (10 phút)Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Em hãy khái quát những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.Bước 2: Thực hiện nhiệm vụHS: suy nghĩ, khái quát kiến thức.GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.Bước 3: Báo cáo kết quảHS trả lời câu hỏi, tóm lại những ‎ nét chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.HS khác: nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

Hoạt động 3: Luyện tập (10 phút)Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụTừ nhân vật Pê nê lôp, hãy cho biết điểm giống nhau nào trong phẩm chất người phụ nữ Việt Nam và Hy Lạp. Hãy rút ra bài học cho mình sau khi đọc xong văn bản?Bước 2: Thực hiện nhiệm vụHS: suy nghĩ, khái quát kiến thức.GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.Bước 3: Báo cáo kết quảHS trả lời câu hỏiHS khác: nhận xét, bổ sung.Bước 4: GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụHoạt động 4: Vận dụng (5 phút)Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tậpThử nhập vai Uy-lít-xơ để kể lại câu chuyện.Bước 2: Thực hiện nhiệm vụHS: suy nghĩ, kể chuyệnGV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.Bước 3: Báo cáo kết quảHS trả lời câu hỏiHS khác: nhận xét, bổ sung.Bước 4: GV nhận xét, đánh giá

kết quả thực hiện nhiệm vụ

Hoạt động 5: Mở rộng, sáng tạo (5 phút)Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụDiễn lại một vài cảnh trong trích đoạnvừa họcBước 2: Thực hiện nhiệm vụHS thảo luận nhóm thực hiệnDựa theo đoạn trích, có thể tự biểu diễn cảnh Uy-lít-xơ trở về.GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.Bước 3: Báo cáo kết quả tiết học sau I. Tìm hiểu chung1.Tác giả- Sống vào khoảng thế kỷ IX-VIII trước CN- Xuất thân trong 1 gia đình nghèo ở ven bờ Tiểu Á, được sinh ra bên dòng sông Mê – lét.- Là một nghệ sĩ mù thông thái, thường đi qua nhiều bang để kể về truyện thơ của mình, và được coi là cha đẻ của thơ ca Hi Lạp.2. Sử thi “Ô – đi – xê”- Nguyên gốc: Cũng giống như sử thi “I – li – át”, sử thi “Ô – đi – xê” là tác phẩm được khai tác từ truyền thuyết về cuộc chiến tranh thành Tơ – roa.- Chủ đề: Khát vọng chinh phục thiên nhiên để khai sáng, mở rộng giao lưu; tái hiện xung đột giữa các nền văn minh, các trình độ văn hóa; là cuộc đấu tranh bảo vệ hạnh phúc gia đình.- Tóm tắt tác phẩm: (sgk)3. Đoạn trích “Uy – lít – xơ trở về”- Thuộc khúc ca thứ XXIII của sử thi “Ô – đi – xê”.- Bố cục: 2 đoạn + Đoạn 1: Từ đầu.... “kém gan dạ”-> Tâm trạng của Pênêlốp khi nghe tin chồng trở về, và khi gặp chồng. + Đoạn 2: Phần còn lại-> Thử thách và sum họp của hai người.II- Đọc - hiểu:1. Tâm trạng của nàng Pê - nê - lốp khi nghe tin chồng trở về:a. Hoàn cảnh của nàng: Xa chồng, chờ đợi chồng 20 năm…, phải chống chọi với 108 kẻ cầu hôn, cha mẹ giục tái giá, xa Uylítxơ lâu ngày khiến nàng tuyệt vọng phải kiên trinh, vững vàng nàng mới vượt qua được hoàn cảnh ấy.b. Tâm trạng Pênêlốp khi nhũ mẫu báo tin chồng trở về và trừng trị bọn cầu hôn:- “Già ơi … nhưng câu chuyện già kể không hoàn toàn đúng sự thực”-> suy tư, thận trọng, tỉnh táo, không vội vàng hấp tấp - “Đây là 1 vị thần đã giết bọn cầu hôn danh tiếng, một vị thần bất bình vì sự láo xược bất kham và những hành động nhuốc nhơ của chúng”->không cương quyết bác bỏ mà chuyển sang thần bí hóa câu chuyện(sự lí giải của lí trí để trấn an nhũ mẫu, cũng là để tự trấn an mình).- “Còn về phần Uy-lít-xơ … chính chàng cũng đã chết rồi.”-> hoài nghi và tự trấn an minh: chồng nàng đã chết- Khi nhũ mẫu đưa bằng chứng thuyết phục: vết sẹo ở chân:“Dù già có sáng suốt đến đâu, già cũng không sao hiểu thấu những ý định huyền bí của thần linh bất tử”-> Lời thề của người nhủ mẫu vẫn không lay chuyển được sự nghi ngờ=> Tâm trạng mâu thuẫn: vừa hi vọng, vừa sợ thất vọng.c. Khigặp người hành khất (Uy - lít – xơ):- “Lòng nàng rất đổi phân vân”, “ không biết nên đứng xa hay lại gần ôm lấy đầu, cầm lấy tay người mà hôn”-> phân vân, lung túng trong ứng xử- “Ngồi lặng thinh, khi đăm đăm âu yếm nhìn chồng, khi lại không nhận ra chồng dưới bộ quần áo rách mướp”-> tình cảm và lí trí có sự đối lập nhau. - Trước lời trách cứ của con:+ Phân vân cao độ và xúc động “lòng mẹ kinh ngạc quá chừng…”+ Sáng suốt,thông minh gửi thông điệp thử thách một cách kín đáo với chồng qua đối thoại với con trai “Nếu quả thật đây là Uylixơ thì thế nào cha mẹ cũng nhận ra nhau” -> con người thận trọng, biết kìm nén tình cảm Tóm lại: Pênêlốplà người phụ nữ khôn ngoan, sắc sảo.2. Thử thách và sum họpa. Thử thách:- Người đưa ra lời thử thách: Pê-nê-lốp: Sai nhũ mẫu khiêng chiếc giường kiên cố ra khỏi phòng-> lời thử thách, buộc Uylixơ phải lên tiếng.- Người chấp nhận thử thách: Uylixơ + Khi nghe lời thử thách:“Uy – lít- xơ cao quý và nhẫn nại mỉm cười”-> đồng tình, chấp nhận và tự tin vào trí tuệ của mình.+ Nói với con trai: “Tê – lê – mac con, đừng làm rầy mẹ, thế nào cha con và mẹ cũng sẽ nhận ra được nhau, chắc chắn như vậy”-> bình tĩnh, nhẫn nại và khôn khéo (thực chất là nói với vợ).+ “Nhưng về phần cha con ta, cha con ta … cha khuyên con nên suy nghĩ”-> khôn ngoan, sáng suốt khi tìm cách đối phó trước cái chết của bọn cầu hôn.+ Nói với vợ:“Hẳn là các vị thần trên núi Ô-lem-pơ đã ban cho nàng một trái tim sắt đá … như vậy”-> trách cứ vợ và thanh minh về sự chng thủy của mình suốt 20 năm qua.- Sự thử thách:+ Uy – lít – xơ : nhờ nhủ mẫu khiêng cho mình một chiếc giường: “Già ơi, già hãy kê cho tôi một chiếc giường để tôi ngủ một mình như bấy lâu nay”-> gợi ý vợ nói lên điều thử thách.+ Pê – nê – lốp: sai nhủ mẫu khiêng chiếc giường kiên cố ra khỏi gian phòng: “Già hãy sai người khiêng chiếc giường kiên cố ra khỏi gian phòng do chính tay Uy- lít – xơ xây nên”-> trực tiếp đưa ra lời thử thách.+ Uy – lít – xơ : giật mình và miêu tả chi tiết, tỉ mỉ chiếc giường đầy bí mật->Mục đích:+ Nói lên bí mật, một trong bốn chân giường là một gốc cây nên không thể xê dịch được + Gợi nhắc lại tình yêu, tình vợ chồng chung thủy 20 năm qua=> Uy – lít – xơ thông minh, trí tuệ nên nhanh chóng giãi mã được lời thử thách.b. Sự sum họp:- “Pê – nê – lốp bủn rủn cả chân tay”, “ chạy lại nước mắt chan hoà , ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán chồng”,-> cảm động, hạnh phúc tột cùng.- Bày tỏ lí do mà nàng tỏ ra thận trọng:“Thiếp luôn luôn lo sợ có người đến đây dung lời đường mật để đánh lừa vì trên đời chẳng thiếu gì người tai ác”-> minh chứng cho tấm lòng trong sạch, thủy chung của mình.- Uy – lít – xơ: “Ôm lấy người vợ siết bao chung thủy của mình mà khóc dầm dề”=> tình cảm chan chứa yêu thương dành cho vợTóm lại:Cảnh vợ chồng đoàn tụ sau 20 năm xa cách thật xúc động, qua đó thấy được vẻ đẹp của tấm lòng thuỷ chung son sắt, trí tuệ và lòng dũng cảm của hai người Uy - lít - xơ và Pê - nê - lốp. Đồng thời qua đó ta cũng thấy Uy - lít - xơ là 1 người chồng , người cha , cao quý, luôn bình tĩnh, nhẫn nại, hết lòng vì vợ con. Pê - nê - lốp là hình ảnh người phụ nữ Hilạp cổ đại thông minh, nghị lực, thận trọng và khôn ngoan, chung thuỷ trong việc giữ gìn và bảo vệ phẩm giá của mình và hạnh phúc gia đình.III. Tổng kết1. Nội dung- Qua đoạn trích, tác phẩm đã khắc họa vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của Uy – lít – xơ và Pê – nê – lốp.2. Nghệ thuật- Miêu tả tâm lí nhân vật đơn giản nhưng bộc lộ chiều sâu (chỉ thông qua cử chỉ, thái độ, dáng điệu)- Lối miêu tả chi tiết, cụ thể ( chiếc giường)- Lối so sánh có đuôi dài sinh động, giàu hình ảnh: “... dịu hiền...mong đợi” Hiệu quả: người đọc hình dung được nỗi vui sướng tột cùng của hai người.

- Cách kể chuyện chậm rãi cùng ngôn ngữ trang trọng tạo “sự trì hoãn sử thi”.

Gợi ý:- Điểm giống nhau: Sự chung thủy, bền bỉ, giàu tình yêu thương- Phẩm chất cần học tập:+ Chung thủy+ Nhẫn nại, thận trọng, bản lĩnh+ Khôn ngoan

+ Giàu tình yêu thương

Gợi ý:- Sau khi tiêu diệt hết bọn cầu hôn và cùng với con trai Tê-lê-mác yêu quý trừng phạt những lũ đầy tớ vong ân phản chủ, ta hồi hộp đợi mong thời khắc Pê-nê-lốp nhận mình.- Thế nhưng hôm ấy, sau khi đã ngồi đợi rất lâu, ta mới thấy nàng yên lặng bước vào. Nàng ngồi đối diện với ta nhưng lặng thinh không nói. Có lúc ta thấy nàng đăm đăm âu yếm nhìn ta nhưng có lúc lại thấy nàng thờ ơ lạnh nhạt.- Trong lúc đang băn khoăn quá đỗi thì Tê-lê-mác lên lời. Ta chờ đợi sự phản ứng của nàng sau những lời con trai trách mẹ nhưng nàng vẫn không vồ vập. Nàng khẳng định với con trai nếu ta đúng là chồng nàng thật thì hẳn sẽ có những dấu hiệu riêng để nhận ra nhau.- Nghe nàng nói vậy ta đã hiểu nàng muốn nói điều gì. Ta bèn vừa an ủi vừa nhắc nhở con trai Tê- lê-mác hãy đề phòng sự trả thù của bọn cầu hôn, nhắc nhở mọi người mặc quần áo đẹp ca múa làm người ngoài lầm tưởng trong nhà đang làm lễ cưới, rồi ta cũng đi tắm rửa.- Ta trở về chỗ cũ ngồi đối diện với Pê-nê-lốp trên chiếc ghế bành rồi nhắc nhũ mẫu Ơ- ri-clê chuẩn bị kê riêng cho mình một chiếc giường để ngủ. Không ngờ ngay lúc ấy người cũng bạo dạn nói với u già: Già hãy khiêng chiếc giường chắc chắn ra khỏi gian phòng vách tường kiên cố do chính tay Uy-lít-xơ đã kê nó ngày xưa.- Nghe Pê-nê-lốp nói vậy, ta bỗng giật nẩy mình bởi ta nghĩ rằng bí mật về chiếc giường xưa không còn nữa. Buột miệng ta đã nhắc lại tất cả bí mật về quá trình chế tác chiếc giường. - Nhưng vừa mới nói dứt lời xong, bỗng dưng ta thấy Pê-nê-lốp chạy đến ôm chầm lấy cổ ta và nói bao lời yêu thương nghẹn ngào trong nước mắt. Lúc ấy ta mới chợt hiểu ra sự thông minh và sắc sảo của vợ mình. Ta ôm chặt lấy nàng, người vợ xiết bao thân yêu, người bạn đời thuỷ chung sau bao nhiêu năm xa cách.- Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.- Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ.

- Có thái độ tích cực, hứng thú.

Bước 4: Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà- Học + hoàn thành BT.

- Soạn bài Ra – ma buộc tội