Về với đất mẹ là gì

Điều kì lạ ngay trước giờ

Chúng ta nói với Đất Mẹ rằng

Mẹ

có thể tin tưởng vào chúng ta.

Đó là cuộc trở về với đất mẹ và

đất mẹ

đã dang rộng.

Nhưng hãy nhìn xem chúng ta đã làm gì với Đất mẹ của mình???

Bởi chúng ta sinh ra từ

đất

thì sẽ lại trở về với đất mẹ.

Đó là những con người thực sự kết nối và hòa hợp với Đất Mẹ, thường được xem như Những người bảo vệ Trái

Đất.

These people were truly connected and in tune with Mother Earth, often referred to as theKeepers of the

Earth.

Những người này thực sự kết nối và hòa hợp với Đất Mẹ, thường được xem như những người bảo vệ Trái

đất.

These people were truly connected and in tune with Mother Earth, and were often referred to as the Keepers of the

Earth.

Và ý tưởng“ Tây Tạng trở về với đất mẹ” là một phát minh trơ trẽn.

Những thổ dân da đỏ thực sự kết nối và hòa hợp với Đất Mẹ, thường được xem như những người bảo vệ Trái

đất.

These people were truly connected and in tune with Mother Earth, often referred to as the Keepers of the

Earth.

Tình hình ở Hồng Kông trong năm 2019 là tình hình phức tạp và khó khăn nhất kể từ

The

situation in Hong Kong in 2019 was

the

most complex and

Kết nối với Đất mẹ bằng cách tập“ tiếp đất”,

tức là đi chân trần trên cỏ, cát hoặc

đất.

Connect with Mother Earth by practicing‘grounding', i.e. walking barefoot on grass,

sand or dirt.

Lễ kỷ niệm 20 năm ngày Hồng Kông được trao trả về với đất mẹ;

Tình hình ở Hong Kong năm 2019 là phức tạp và

khó khăn nhất kể từ khi nơi này trở về với đất mẹ.

Xi said 2019 has been

the

most grim and

Trong khi hành trình qua Xử Nữ, Sao Mộc chiếu sáng mối quan hệ của chúng ta với Đất mẹ và sự phản bội sâu sắc

mà loài người đã gây ra cho cô.

Whilst journeying through Virgo, Jupiter illuminated our relationship with Mother Earth and the deep betrayals that human kind has inflicted upon her.

Chúng ta có thể thiền hành và tiếp xúc với đất Mẹ thường xuyên hơn.

Bạn nhìn thấy nó và sẽ hiểu rằng bạn đang được nối với đất mẹ”.

Kể từ đó, chúng ta bắt đầu có một mối liên hệ tâm linh với đất Mẹ.

Thực tập chính niệm giúp chúng ta tiếp xúc được với Đất Mẹ trong ta và sự thực tập này có thể

giúp chữa lành bệnh tật.

The practice of mindfulness helps us to touch Mother Earth inside of the body and this practice can help heal people.

Vậy nên khi chết đi, mọi thứ cũng đều trở về với đất mẹ.

Nhưng họ vẫn cần nó để làm một biểu tượng hoặc đặc trưng

chính trị, để nhắc nhở dân chúng Hồng Kông rằng các bạn đang được kết nối với đất mẹ, bằng cây cầu đồ sộ này.

They still need it as a political symbol or

icon

to

remind Hong Kong people… that you are connected to the motherland, with this very grand bridge,

Chính vào thời khắc đó, tôi thấy ra rằng,

mẹ

tôi đã thành một bộ phận của

đất

lớn,

và khi tôi nói với đất mẹ, đó là tôi đang thực sự nói

với mẹ

tôi.

That was when I grasped the knowledge that my

mother

had become part of the

earth,

Kết quả: 38, Thời gian: 0.0572

Trở về từ bên kia biên giới, người Lào gốc Việt ở A Lưới lập bản, lập làng ổn định cuộc sống.

Nỗi buồn bên kia núi

Sau những biến thiên của lịch sử, với tập tục du canh, du cư đã đưa đẩy một nhóm người Pa Cô, Tà Ôi ở huyện A Lưới đi từ bến đỗ này đến vách núi nọ. Đi đến đâu mà đôi chân mỏi là họ dừng lại dựng trại, phát rẫy làm nương và gieo hạt. Họ như những con ngựa rong ruổi mãi trên hành trình đi tìm mảnh đất sống giữa đại ngàn. Trong những cuộc thiên di ấy, có nơi họ đến lập nghiệp tận đất nước Triệu voi xa xôi.

Ông Hồ Văn Pinh (SN 1960), trú tại thôn A Bả, xã Nhâm, là một trong những người "lang bạt kỳ hồ" theo cuộc thiên di trên đất nước Lào. Năm 1987, ông đã cùng gia đình quay trở về cố hương lập nghiệp. Trong cuộc nói chuyện với người đàn ông "Việt kiều" này, dù trải qua cuộc sống du canh, du cư đã lâu, nhưng trong đôi mắt ông như còn đọng lại biết bao nỗi buồn tủi mỗi khi có ai nhắc đến chuyện này. Ông Pinh cho hay: "Sau khi đất nước thống nhất, mình cùng với nhiều gia đình khác đi về hướng mặt trời lặn để tìm vùng đất mới. Mảnh đất mình dừng chân là những vách núi hay thung lũng nhỏ nằm bên khe nước rồi dựng chòi, phát nương đốt rẫy. Sau khi Nhà nước hoạch định lại biên giới, chỗ chúng tôi ở thuộc vùng đất huyện Ka Lừm, Lào".

Theo ông Pinh, cứ sau một mùa vụ, họ lại dìu dắt nhau đi tiếp. Rồi lại dựng trại, dựng chòi, đốt nương làm rẫy... Con cái họ lớn lên giữa những cuộc du canh, du cư như thế. Ông Pinh nhớ lại: "Cái đói luôn đeo bám nên sau những vụ mùa, đất đai bạc màu, chúng tôi lại đi tiếp nơi khác. Những đứa con lớn lên không có quê hương, không biết trường học là gì. Mỗi lần đau ốm chẳng biết làm gì chạy chữa. Chỉ biết bắt con gà, nắm xôi quay về hướng núi mà xin Yang (trời)".

Cuộc sống không ổn định đã đẩy họ vào chỗ khó khăn trăm bề. Mùa đông, thiếu ăn đã đành, cái rét ở rừng cắt da cắt thịt. Họ phải bện vỏ cây làm áo mặc thêm cho đỡ lạnh. "Trong mỗi bữa ăn thiếu muối, ai cũng thèm muối vô cùng. Những lúc như thế, mình nhớ quê hương" - Ông Pinh bồi hồi nhớ lại.

Cùng hoàn cảnh "du cư" như ông Pinh, anh Kê Un (SN 1979), dân tộc Tà Ôi, trú tại thôn A Tin, xã A Đớt, đã theo chân cha mình trong bước đường mưu sinh. Những chuyến đi cắt rừng sau mỗi mùa vụ, vô định, bơ vơ giữa rừng hoang. Kê Un kể, nhà anh ở thôn Pa E, xã Nhâm. Năm 1997, vì thiếu đất sản xuất, anh cùng gia đình qua Lào làm rẫy.

Mới đầu, gia đình chọn khoảnh đất nằm giữa sông A Sáp và sông Trôn thuộc huyện Ka Lừm, tỉnh Sê Kông, Lào sinh sống. Đó là những tháng ngày du canh, du cư đầu đời của anh. Những ngày đầu khi thức ăn mang theo đã hết, cả nhà phải ăn đọt sắn, lá rừng thay cơm. Ngày ngày theo cha mẹ lên nương rẫy, bốn anh em Kê Un chẳng được học con chữ, chỉ được bố Kê Tia dạy cho cách săn bắn, đặt bẫy để săn thú. "Chỉ chừng đó là đủ sống với núi rừng này rồi". Kê Un bảo bố mình đã nói như thế mỗi lần dạy cho mấy anh em cách đi săn. Theo Kê Un, sống ở rừng ít đau ốm, mà đã đau ốm thì chỉ có... chết vì không có thuốc men. Đến bây giờ, cái chết của Pờ Lau, anh trai Kê Un vẫn còn ám ảnh mãi. Cũng vì thiếu thuốc, có bệnh mà chỉ chữa bằng lá cây rừng, nên Pờ Lau đã không qua khỏi.

Niềm vui ngày trở về

Theo chân bố mẹ đi hết những ngọn núi bên đất Lào để đốt rẫy mưu sinh, đã khiến cho Kê Un trở thành một thợ săn thiện nghệ. Nhiều lần bắn con thú bị thương, anh lao đầu chạy theo bạt mạng để bắt. Khi nghỉ chân bên suối, bất giác anh nghĩ về cuộc đời. Tại sao không kiếm một nơi tốt đẹp để nghỉ chân như ở bờ suối này? Anh tự hỏi lòng và dường như đã tìm ra câu trả lời.

Năm 2000, bố anh - ông Kê Tia mất, anh bàn với gia đình băng rừng tìm về cố hương. Anh bảo với hai người em Kê Ooc và Kê Ai: "Mình gốc gác bên kia, mình phải về với tổ tiên mình". Sau gần 3 ngày đêm băng rừng, vượt sông, gia đình anh về đến A Lưới. Số phận đưa đẩy rồi anh lập nghiệp ở A Tin, xã A Đớt. "Về quê hương, dù cuộc sống ban đầu còn khó khăn, nhưng mình có rất nhiều thứ. Được Nhà nước quan tâm mọi mặt, hỗ trợ con giống để chăn nuôi và sản xuất. Ốm đau được đến trạm xá để chữa bệnh, không còn cúng Giàng hay tìm lá cây ăn" - Kê Un cho biết.

Gia đình Kê Un trong ngôi nhà mới ở thôn A Tin, xã A Đớt.

Không còn cảnh "lang thang", Kê Un xác định có an cư mới lạc nghiệp. Giờ đây anh đã có gia đình. Những đứa con anh được đến trường như mọi đứa trẻ. "Đời bố mình vì kiếm ăn mà đi từ núi này sang núi nọ, bố mẹ mình không học được cái chữ. Bây giờ thế hệ con mình phải được học hành. Có học hành mới thoát nghèo đói được" - Kê Un tâm sự. Cũng giống như Kê Un, già làng Hồ Văn Pinh xem sự trở về quê cũ là một bước ngoặt lớn của cuộc đời, dù tuổi đã cao.

Những gia đình từng sống du canh, du cư như ông Pinh giờ cũng đã trở về quê hương, về với đất mẹ, cùng bắt tay nhau xây dựng cuộc sống mới ngay trên mảnh đất mình sinh ra. Ông Hồ Văn Pinh bồi hồi nhớ lại: "Năm 1987, mình cùng với anh em họ hàng băng rừng về quê hương. Mới đầu về quê, mọi thứ đều phải làm lại từ đầu. Những nhát cuốc đầu tiên gặp phải khó khăn bởi bom mìn còn nằm dưới lòng đất. Vừa làm rẫy, vừa phải đề phòng bom mìn sót lại. Những tháng đầu được đồng bào ở thôn bản hỗ trợ khoai sắn sống qua ngày; đồn Biên phòng đóng trên địa bàn hỗ trợ con giống, hướng dẫn cách chăn nuôi, sản xuất. Thế rồi, khó khăn dần dần vượt qua. Sống trên quê hương, mình luôn được Đảng và Nhà nước và chính quyền quan tâm giúp đỡ. Con cái có cái ăn, cái mặc và được học hành".

Sau một thời gian chăm chỉ lao động sản xuất, từ hai bàn tay trắng, các gia đình như ông Pinh, anh Kê Un giờ đây đã từng bước ổn định cuộc sống, có của ăn của để, không còn lo chạy từng bữa hay kiếm lá rừng ăn thay cơm như trước đây. Họ là những cư dân "Việt kiều" trở về đất nước, sống giữa đại ngàn, được bà con đùm bọc, giúp đỡ. Bước đầu còn vướng mắc về mặt thủ tục nên các giấy tờ như khai sinh, chứng minh thư, giấy hôn thú... chưa có, nên rất trở ngại mỗi khi giao dịch, đi lại. Tuy nhiên, sau nhiều năm chờ đợi, năm 2013, những "làng Việt kiều" trở về từ đất Lào đã được Nhà nước công nhận, cho nhập quốc tịch. Đó là sự thay đổi lớn của người dân nơi này.

Ông Nguyễn Hữu Thái, Trưởng phòng Tư pháp huyện A Lưới cho biết: "Tình trạng các gia đình sau nhiều năm cư trú, làm ăn, sinh sống tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện A Lưới không có quốc tịch đã tồn tại trong thời gian dài, chủ yếu là những hộ người Lào gốc Việt. Thực hiện Điều 22 của Luật Quốc tịch Việt Nam, trong 2 đợt nhập quốc tịch vào các năm 2012 và 2013, toàn huyện A Lưới có 147 người được nhập quốc tịch (trong đó có 124 người thuộc huyện Ka Lừm, tỉnh Sê Kông). Những người nhập tịch đều có ý thức phấn đấu trong sản xuất, kinh doanh, hòa nhập với đời sống của cộng đồng người Việt ở huyện A Lưới".