Ví dụ về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia

Quyền của quốc gia không bị xét xử bởi bất kỳ cơ quan tài phán nào, dù là quốc tế hay quốc gia khác, nếu không có sự đồng ý của quốc gia đó.

Miễn trừ tư pháp còn gọi là miễn trừ quốc gia. Quyền miễn trừ quốc gia là chế định pháp lý quan trọng trong tư pháp quốc tế, có lịch sử phát triển lâu đời tại nhiều nước trên thế giới. Nguyên tắc miễn trừ quốc gia vốn được đưa ra nhằm giải quyết vấn đề song trùng quyền tài phán xảy ra khi một nước ngoài xâm nhập lãnh thổ của một quốc gia thù địch và nước ngoài đó đã tự đặt mình dưới quyền tài phán của quốc gia thù địch.

Có hai học thuyết về quyền miễn trừ quốc gia là thuyết miễn trừ tư pháp tuyệt đối và thuyết miễn trừ tư pháp tương đối. Theo thuyết miễn trừ tư pháp tuyệt đối, thì một quốc gia có chủ quyền không thể bị khởi kiện ra Tòa án của một quốc gia khác nếu như không có sự đồng ý của quốc gia bị kiện. Thuyết miễn trừ tư pháp tương đối chỉ thừa nhận quyền miễn trừ quốc gia đối với các hành vi công hay có tính chủ quyền quốc gia, mà không áp dụng đối với các hành vi mang tính chất tư hay thương mại. Ngày nay, nhiều nước có xu hướng muốn áp dụng thuyết tương đối về quyền miễn trừ quốc gia. Tuy nhiên, có một điểm chung thống nhất giữa các nước là quyền miễn trừ quốc gia không áp dụng trong các vụ kiện liên quan đến bất động sản [trừ tài sản của cơ quan ngoại giao hay lãnh sự] và thừa kế trong trường hợp quốc gia khác là người thừa kế.

Các nguyên tắc của học thuyết miễn trừ chủ quyền và hành động của Nhà nước đều xuất phát từ nội dung khái niệm "chủ quyền" theo luật quốc tế. Mục đích của học thuyết về miễn trừ quốc gia là nhằm tránh sự đối đầu pháp lý giữa các quốc gia có chủ quyền bất cứ khi nào có thể. Các học thuyết này một phần còn xuất phát từ việc thực hành quyền tài phán có thể kèm theo áp dụng vũ lực thể chất. Như vậy, nó còn xuất phát từ chức năng giữ gìn hòa bình của pháp luật quốc tế. Ở một số nước, quyền miễn trừ tư pháp được quy định trong luật về quan hệ với nước ngoài.

Một quốc gia không còn được hưởng quyền miễn trừ tư pháp khi quốc gia ấy từ bỏ quyền đó hoặc trong một số trường hợp khác. Một quốc gia nước ngoài sẽ phải chịu quyền tài phán nếu quốc gia đó tuyên bố rõ ràng hay ngụ ý là mình từ bỏ quyền miễn trừ tư pháp. Thông thường thì một khi đã từ bỏ, quốc gia đó không thể rút lại lời từ bỏ, trừ trường hợp văn bản hoặc lời tuyên bố từ bỏ có quy định việc rút lại. Sự từ bỏ quyền miễn trừ quốc gia một cách chính thức khi quốc gia đó thực hiện việc từ bỏ bằng một điều ước hoặc bằng một bản hợp đồng. Còn việc từ bỏ một cách ngụ ý xảy ra khi một quốc gia nước ngoài đồng ý theo thủ tục trọng tài ở một nước khác, nhưng phán quyết trọng tài sẽ được thi hành trên lãnh thổ của quốc gia hữu quan.

Quyền miễn trừ tư pháp cũng không còn được thừa nhận trong một số trường hợp liên quan đến vấn đề thương mại hay tài sản bị quốc hữu hóa. Ví dụ: theo luật pháp một số nước [như Hoa Kỳ], thì sẽ không thừa nhận quyền miễn trừ tư pháp đối với nước ngoài trong các vụ kiện liên quan đến các vấn đề: hoạt động thương mại, nếu các hoạt động thương mại đó được thực hiện hoặc có tác động trực tiếp trên lãnh thổ của quốc gia đó; yêu cầu trả lại tài sản bị quốc hữu hóa hay trưng mua trái với luật pháp quốc tế, tức là vụ kiện liên quan đến tài sản bị quốc gia đó quốc hữu hóa hoặc trưng mua một cách độc đoán hoặc không có sự đền bù; tài sản tọa lạc tại quốc gia đang thụ lý vụ kiện.

MỤC LỤCTrangMỤC LỤC...............................................................................................................0MỞ ĐẦU.................................................................................................................1GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀI. MỘT SỐ KHÁI NIỆM1. Quốc gia..........................................................................................................12. Quyền miễn trừ tư pháp quốc gia....................................................................1II.QUY ĐỊNH VỀ MIỄN TRỪ TƯ PHÁP QUỐC GIA TRONGTƯ PHÁP QUỐC TẾ1. Quanđiểmgiảiquyết.................................................................................................22. Nội dung quyền miễn trừ tư pháp quốc gia trong tư pháp quốc tế..................3KẾT LUẬN.............................................................................................................7DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................8Page1MỞ ĐẦUSo với những chủ thể khác cũng tham gia vào quan hệ tư pháp quốc tế, quốcgia có một thuộc tính đặc trưng và quyết định tất cả những sự khác biệt đó là chủquyền. Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền là một trong những nguyên tắc cơ bản củaLuật quốc tế được ghi nhận trong Hiến chương Liên Hợp Quốc và do đó, khi quốcgia tham một quan hệ tư pháp quốc tế thì nó sẽ được trao cho những quyền miễntrừ tư pháp trên cơ sở nguyên tắc kẻ ngang quyền này không có quyền lực gì đốivới kẻ ngang quyền kia. Tuy nhiên, có một thực tế ở Việt Nam hiện nay là quy địnhvề vấn đề này chỉ ở mức hết sức sơ lược và chưa đủ cơ sở để sử dụng các quy địnhcủa pháp luật nước ta để điều chỉnh những quan hệ có liên quan. Để hiểu rõ hơn vềthực tế này, nhóm đã quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Bình luận và cho ví dụvề quyền miễn trừ tư pháp quốc gia trong tư pháp quốc tế”GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀI. MỘT SỐ KHÁI NIỆM1. Quốc gia.Theo quan điểm hiện nay, quốc gia được cấu thành bởi ba yếu tố là lãnh thổxác định, chính phủ và khả năng tham gia quan hệ quốc tế. Trong tư pháp quốc tế,quốc gia là chủ thể đặc biệt; do tần suất xuất hiện của quốc gia trong các quan hệquốc tế là không nhiều. Quốc gia là chủ thể chỉ tham gia vào một số quan hệ thuộcđối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế ví dụ như quan hệ thừa kế khi một ngườichết có di sản thừa kế nhưng không có di chúc cũng như không có người thừa kếtheo pháp luật.2. Quyền miễn trừ tư pháp của quốc giaMiễn trừ tư pháp là nguyên tắc của luật quốc tế trên cơ sở bình đẳng chủquyền quốc gia. Khác với các thể nhân và pháp nhân, quốc gia là một thực thể cóPage2chủ quyền, do đó khi tham gia vào các quan hệ dân sự, quốc gia được hưởng quyềnmiễn trừ tư pháp.Hiện nay, có hai quan điểm về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong tưpháp quốc tế, là quyền miễn trừ tư pháp tuyệt đối của quốc gia và quyền miễn trừtư pháp tương đối của quốc gia. Hai quan điểm này sẽ được đề cập kĩ hơn trongphần tiếp theoII. QUY ĐỊNH VỀ MIỄN TRỪ TƯ PHÁP QUỐC GIA TRONG TƯ PHÁPQUỐC TẾ1. Quan điểm giải quyếtVề mặt lý luận quyền miễn trừ tư pháp quốc gia bao gồm quyền miễn trừ xétxử, quyền miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế nhằm đảm bảo đơn kiện,quyền miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế bảo đảm thi hành phán quyết củatòa án nuớc ngoài. Pháp luật thực định của Việt Nam hiện không có quy định chínhthức nào về nội dung của quyền miễn trừ tư pháp quốc gia. Nội dung quyền miễntrừ của quốc gia đã được quy định thống nhất trong các văn bản của Liên hợpquốc, các điều ước quốc tế có liên quan và được cụ thể hóa vào văn bản của nhiềunước. Chính vì vậy, việc quy định một cách rõ ràng, cụ thể nội dung quyền miễntrừ của quốc gia trong pháp luật Việt Nam cũng góp phần đưa Tư pháp quốc tế ViệtNam tiến gần hơn với các chuẩn mực của đời sống pháp lý quốc tế trong vấn đềnày.Về vấn đề này, phần lớn các quan điểm hiện nay đều tán đồng thuyết miễn trừtuyệt đối của quốc gia, phản đối thuyết miễn trừ tương đối. Dường như về mặt lýluận Việt Nam chỉ chấp nhận thuyết quyền miễn trừ tư pháp tuyệt đối của quốc gia.Thực tiễn đời sống pháp lý quốc tế cho thấy, nếu chấp nhận thuyết quyền miễn trừtuyệt đối của quốc gia sẽ có những trường hợp không bảo vệ được một cách hữuhiệu lợi ích của các pháp nhân và thể nhân của quốc gia đó khi tham gia vào quanPage3hệ dân sự với một quốc gia khác và ngược lại, quốc gia chấp nhận thuyết quyềnmiễn trừ tuyệt đối sẽ bất lợi khi tham gia vào mối quan hệ dân sự với quốc gia haypháp nhân, thể nhân của quốc gia chấp nhận thuyết miễn trừ tương đối. Thực tiễnđời sống pháp lý Việt Nam cũng cho thấy việc coi thuyết miễn trừ tuơng đối là tráivới các nguyên tắc cơ bản của Công pháp quốc tế hay của Tư pháp quốc tế là chưathuyết phục.Quan điểm về quyền miễn trừ tương đối có thể hiểu là có những trường hợpcụ thể mà quốc gia không được hưởng quyền miễn trừ, còn phạm vi của quyềnmiễn trừ vẫn bao trùm tất cả các lĩnh vực quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài màquốc gia tham gia. Trên thế giới, thuyết miễn trừ tương đối của quốc gia đang cóphạm vi ảnh hưởng ngày càng rộng và ngày càng có nhiều quốc gia chấp nhận, trởthành một xu thế phát triển của tư pháp quốc tế hiện đại. Tại Hoa Kỳ, từ năm 1952đã bắt đầu thay đổi quan điểm quyền miễn trừ quốc gia từ thuyết miễn trừ tuyệt đốisang thuyết quyền miễn trừ tương đối. Tại Anh, Luật về quyền miễn trừ của quốcgia năm 1978 cũng ghi nhận quan điểm này. Quan điểm này còn được ghi nhậntrong thực tiễn xét xử ở toà án Áo, Pháp, Thụy Điển, Ý, Hy Lạp, Bỉ.Xu hướng trên chứng minh một điều rằng, việc thừa nhận một cách cứng nhắcquyền miễn trừ tuyệt đối của nhà nước nước ngoài ở Việt Nam chỉ làm thiệt hạicho chúng ta vì chắc chắn trong quy định của pháp luật nhiều quốc gia chỉ dànhcho nhà nước Việt Nam quyền miễn trừ tương đối tại quốc gia đó, Chính vì vậy,trong điều kiện giao lưu kinh tế thương mại hiện nay cũng như cùng với sự pháttriển của tư pháp quốc tế hiện đại, Việt Nam nên chấp nhận thuyết miễn trừ tươngđối của quốc gia khi tham gia vào các quan hệ kinh tế, dân sự quốc tế để bảo vệhiệu quả lợi ích của các công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam khi tham gia vào cácquan hệ tài sản với quốc gia nước ngoài.2. Nội dung của quyền miễn trừ tư pháp quốc gia trong tư pháp quốc tếPage4Để có đầy đủ cơ sở đánh giá quy định hiện tại cũng như xu hướng phát triểncủa pháp luật Việt Nam trong mối tương quan với pháp luật quốc tế, phương phápcần thiết là tách bạch những quy định pháp luật theo từng giai đoạn lịch sử pháp lý,sao đó tiến hành so sánh chúng với nhau và cuối cùng là đánh giá xu hướng pháttriển riêng biệt từng hệ thống cùng mối liên hệ giữa hai hệ thống pháp luật ấy.Theo quan điểm của nhóm, vấn đề xem xét tương quan trong pháp luật về miễn trừtư pháp quốc gia của Việt Nam và quốc tế được tiến hành trong hai giai đoạn,trước và sau ngày 01/01/2005. Đây là dấu mốc lịch sử mang tính tương đối nhưngcó ý nghĩa rất quan trọng đánh dấu sự thay đổi của pháp luật Việt Nam cũng nhưquốc tế trong miễn trừ tư pháp quốc gia, điều này sẽ được trình bày sáng tỏ hơntrong những phân tích tại phần sau.2.1. Giai đoạn trước 01/01/2005Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án Dân sự 1989 [Pháp lệnh 1989], tạiĐiều 84 có quy định về quyền miễn trừ tài phán quốc gia bao gồm ba nội dung[miễn trừ xét xử, miễn trừ thi hành án và miễn trừ đảm bảo sơ bộ trình tự vụ kiện].Đây là sự ghi nhận gián tiếp công nhận quyền miễn trừ tài phán quốc gia tuyệt đốicho quốc gia nước ngoài. Sự tuyệt đối hóa miễn trừ tài phán quốc gia một cáchcứng nhắc, của Việt Nam, khiến những thể nhân và pháp nhân Việt Nam không thểđòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình tại Tòa án Việt Nam, trong khi tiến hành tốtụng tại quốc gia nước ngoài giải quyết tranh chấp quyền lợi với chính quốc gia đóphải đối mặt với rất nhiều bất lợi. Như đã phân tích, đây có thể là nguyên nhân tạora sự thiếu công bằng trong việc hưởng quyền của các chủ thể và cũng có thể coi làmột hạn chế của tư pháp quốc tế Việt Nam.Đối với nội dung thứ tư của quyền miễn trừ tư pháp quốc gia - quyền miễntrừ tài sản quốc gia. Quyền này chỉ được pháp luật Việt Nam bảo vệ cho mộtnhóm hạn chế của các tài sản có nội hàm là tài sản quốc gia - đấy là những tài sảnPage5được quy định trong Khoản 3 Điều 5 Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dànhcho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổchức quốc tế tại Việt Nam 1993 [Pháp lệnh ưu đãi, miễn trừ 1993], bao gồm tàisản của cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài. Như vậy, vẫn cónhững tài sản quốc gia khác của quốc gia nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam chưađược pháp luật Việt Nam giai đoạn này bảo vệ quyền miễn trừ như tài sản đang dochính quyền cũ để lại được chính quyền mới kế thừa, tài sản của thể nhân hoặcpháp nhân bị quốc hữu hóa và tài sản được cho thuê, gửi giữ, trưng bày, triển lãm,mua bán. Vấn đề này cũng được xem như hạn chế thứ hai của pháp luật Việt Namquy định về miễn trừ tài sản quốc gia nói riêng và miễn trừ tư pháp quốc gia nóiriêng.Bên cạnh hai quy phạm mang tính chất trao quyền miễn trừ tư pháp cho cácquốc gia nước ngoài, Khoản 3 Điều 6 Nghị định 60-CP hướng dẫn thi hành cácquy định của Bộ luật Dân sự 1995 về Quan hệ Dân sự có yếu tố nước ngoài[Nghị định 60-CP] vừa là tự khẳng định quyền miễn trừ tài sản quốc gia đối vớinhững tài sản của nhà nước Việt Nam ở nước ngoài, vừa là là tuyên bố minh thị từbỏ quyền miễn trừ tư pháp với tài sản [miễn trừ tài sản quốc gia] của Việt Nam ởnước ngoài trong một ngoại lệ duy nhất khi tài sản đó được sử dụng vào mục đíchkinh doanh. Trong khi quyền miễn trừ tư pháp quốc gia là quyền của một quốc giatrên lãnh thổ quốc gia nước ngoài, là quyền được pháp luật quốc gia nước ngoàighi nhận và trao cho mới có thể thực hiện được thì việc Việt Nam tự ghi nhậnquyền miễn trừ tài sản quốc gia của mình không thể có hiệu lực ở quốc gia khácnên có thể nói một phần quy phạm này không có giá trị trên thực tiễn. Đây đượccoi là hạn chế thứ ba của pháp luật Việt Nam so với pháp luật quốc tế về quyềnmiễn trừ tư pháp quốc tế.Page6Tóm lại, trong giai đoạn này, những quy định về miễn trừ tư pháp quốc tếtrong hệ thống pháp luật Việt Nam vừa thiếu vừa lạc hậu so với pháp luật quốc tếđã chuyển dịch dần dần sang tính tương đối, mềm dẻo hơn và có thể cân bằng lợiích của quốc gia với các chủ thể khác của tư pháp quốc tế. Hơn nữa, miễn trừ tuyệtđối sinh ra đặc quyền quốc gia, đặc quyền làm tổn hại nền kinh tế thế giới, vì thế,miễn trừ tương đối hạn chế nguyên nhân tiềm tàng ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tếthế giới nhưng vẫn đảm bảo được nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia.2.2. Giai đoạn sau 01/01/2005Từ ngày 01/01/2005, Bộ luật Dân sự và Bộ luật Tố tụng Dân sự mới có hiệulực thay thế Bộ Luật Dân sự 1995 và Pháp lệnh 1989 cùng các văn bản hướng dẫnthi hành khác, đặc biệt là Nghị định 60-CP bị thay thế bởi Nghị định 138/2006/NĐCP. Các văn bản mới này đã loại bỏ tất cả các điều khoản có ghi nhận về quyềnmiễn trừ tư pháp quốc gia và không có sự thay thế. Nội dung này cũng được duy trìkhi Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 được sửa đổi, bổ sung năm 2011. Nhiềuquan điểm cho rằng đây là một sự thiếu sót, nhưng nếu đánh giá trên một quá trìnhvà xu hướng phát triển của nền pháp lý quốc tế về quyền miễn trừ tư pháp quốcgia, pháp luật Việt Nam đã tiến thêm một bước trong lộ trình hội nhập quốc tế đó.Khẳng định này được thể hiện qua những luận điểm sau đây:[i] Bản chất của “miễn trừ tư pháp quốc gia tương đối” bao hàm việc mộtquốc gia có thể trao quyền và hạn chế quyền miễn trừ tư pháp quốc gia trong mộtsố điều kiện cụ thể đối với quốc gia khác trên lãnh thổ quốc gia mình. Vì thế, việcloại bỏ Điều 84 Pháp lệnh 1989 xác lập nguyên tắc miền trừ tư pháp quốc giakhông hạn chế và Khoản 3 Điều 6 Nghị định 60-CP tự xác lập quyền miễn trừ tưpháp quốc gia là tiền đề đầu tiên cho Việt Nam để xây dựng và áp dụng pháp luậttheo quan điểm miễn trừ tương đối. Các quy phạm này không thể được sửa đổi haybổ sung vì, không giống như miễn trừ tuyệt đối, việc ghi nhận theo nguyên tắcPage7“miễn trừ tư pháp quốc gia tương đối” đòi hỏi hàng loạt những quy định khác đểhoàn thiện, trong khi thực tiễn pháp lý Việt Nam chưa thể đáp ứng ngay, vì thế, loạibỏ là tất yếu.[ii] Sự thay đổi của nhà làm luật Việt Nam đối với các quy định về miễn trừ tưpháp quốc gia khiến cho hệ thống pháp luật quốc gia chỉ còn lại một quy định duynhất có hiệu lực tại Khoản 3 Điều 5 Pháp lệnh ưu đãi, miễn trừ 1993. Sự điềuchỉnh của quy định này chỉ mang tính chất đơn lẻ trong phạm vi nhỏ của quyềnmiễn trừ tư pháp. Chính thực tế pháp luật quốc gia thiếu sự điều chỉnh, các điềuước quốc tế Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia cũng không có quy định, tạo ranhững thuận lợi cho Việt Nam có thể áp dụng tập quán quốc tế cũng như áp dụngtương tự pháp luật theo xu hướng pháp luật chung của quốc tế, được nhiều quốcgia đồng thuận để bảo vệ công dân và pháp nhân của Việt Nam khi tham gia quanhệ Tư pháp quốc tế với các quốc gia nước ngoài, kích thích giao dịch dân sự quốctế, tích lũy kinh nghiệm nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất làhệ thống pháp luật về quyền miễn trừ tư pháp quốc gia, tăng cường sự hội nhập vàthiện chí trong quan hệ quốc tế của Việt Nam.[iii] Tháng 12 năm 2004, theo ghi nhận tại biên bản kỳ họp là thứ 59 Đại hộiđồng Liên hợp quốc diễn ra tại New York, Việt Nam là một trong những nướcthành viên tham gia phiên họp thứ ba của Ủy bản đặc biệt soạn thảo và hoàn thànhdự thảo Công ước của Liên hợp quốc về miễn trừ tài phán quốc gia và tài sảnquốc gia, Việt Nam cũng có mặt trong phiên biểu quyết thông qua công ước này.Công ước này là điều ước đa phương đầu tiên trên thế giới quy định đầy đủ, chi tiếtcác nội dung quyền miễn trừ tư pháp quốc gia. Tuy chưa chính thức trở thànhthành viên của Điều ước này song việc tham gia tích cực vào quá trình xây dựng vàthông qua văn kiện trên đã cho thấy thái độ và sự quan tâm cũng như định hướngcủa Việt Nam trong vấn đề miễn trừ tư pháp quốc giaPage8KẾT LUẬNNhững tiền đề Việt Nam đã tạo ra khi thay đổi các quy định pháp luật trong hệthống pháp luật về miễn trừ tư pháp quốc gia cùng thời điểm với ra đời của Côngước về miễn trừ tư pháp quốc gia của Liên hợp quốc, sự kiện này đã ghi dấu sự bắtnhịp tốt của pháp luật Việt Nam vào pháp luật quốc tế, hình thành cơ chế vận dụngthông thoáng, linh hoạt cho pháp luật. Chính môi trường pháp lý này sẽ giúp phápluật quốc tế sẽ có tác động tích cực nhằm hoàn thiện pháp luật quốc gia hướng tớixây dựng hoàn chỉnh Luật chuyên ngành của Việt Nam về miễn trừ tư pháp quốcgia như một số quốc gia có nền pháp lý tiên tiến đang có.Page9DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢOSách1. Trường Đại học Luật Hà Nội [2010], Giáo trình Tư pháp quốc tế, NXB Công annhân dân, Hà Nội.2. TS. GVC. Nguyễn Hồng Bắc [2012], Hướng dẫn học và ôn tập môn Tư phápquốc tế, NXB Tư Pháp, Hà Nội.3. TS. Đỗ Văn Đại, PGS. TS. Mai Hồng Quỳ [2006], Tư pháp quốc tế Việt Nam,NXB Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.4. ThS. Bùi Thị Thu [2010], Giáo trình Luật Tư pháp quốc tế, NXB Giáo Dục ViệtNam, Hà Nội.Bài viết1. ThS. Bành Quốc Tuấn, “Quyền miễn trừ quốc gia trong Tư pháp quốc tế ViệtNam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp.Văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam1. Bộ luật Dân sự 1995;2. Bộ luật Dân sự 2005;3. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án Dân sự 1989;4. Bộ luật Tố tụng Dân sự 1995;5. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật Tố tụng Dân sự 2011;6. Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơquan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam 1993.7. Nghị định 60-CP của Chính Phủ ngày 06/06/1997 Hướng dẫn thi hành các quyđịnh của Bộ luật Dân sự 1995 về Quan hệ Dân sự có yếu tố nước ngoài.Page108. Nghị định 138/2006/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 15/11/2006 Quy định chi tiếtthi hành các quy định của Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.Điều ước quốc tế1. Công ước của Liên hợp quốc về miễn trừ tài phán quốc gia và tài sản quốc gia United Nations Convention on jurisdictional immunities of states and theirproperty 2004.2. Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao - [United Nations] ViennaConvention on diplomatic relations 1961.3. Công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh sự - [United Nations] Vienna Conventionon consular relations 1963.4. Các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và một số nước.Page11

Video liên quan

Chủ Đề