Vì sao gọi là kẹo cu đơ

Hà Tĩnh nổi tiếng đặc sản kẹo cu đơ [kẹo lạc], xung quanh cái tên này có rất nhiều xuất xứ được lí giải thú vị mà có thể bạn chưa biết.

Ngày xưa, ở một làng thuộc huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, một gia đình nọ có hai đứa con trai khôi ngô tuấn tú nhưng nhà lại rất nghèo. Đến một ngày nọ, cậu con trai cả xin thưa với bố mẹ cho được cưới vợ. Hai ông bà lo lắng không biết lấy đâu ra đồ sính lễ. Nhà lại không có rượu, không có heo, không có nếp lấy gì làm cỗ mà mời bà con làng xóm. “Cái khó ló cái khôn”, người cha suy nghĩ một hồi mới mới đánh liều nấu mật mía sôi lên rồi đổ lạc [đậu phộng] vào. Hà Tĩnh là nơi sản xuất rất nhiều mật mía từ thời xưa cho đến bây giờ nên trong nhà người dân thường có sẵn mật mía. Nấu xong đem ra đãi, ai ăn cũng thấy ngon. Được mọi người ưa thích, ông tiếp tục nấu và đem đi bán ở những làng lân cận. Từ đó, kiểu nấu mật mía với lạc lan rộng khắp huyện Hương Sơn.

Ban đầu kẹo có tên là kẹo lạc [vì chỉ có mật mía và lạc] nhưng người ta thấy như vậy là bất công cho người sáng chế nên gọi là kẹo “cu Hai” nghĩa là một người cha có hai thằng con trai. Khi phong trào Tây học nở rộ, những ông nghè ở đây mới đổi từ “Hai” thành “Deux” [tiếng Pháp có nghĩa là số 2] nghe cho “trí thức”. Còn “cu” là danh từ dân gian người Việt hay dùng để gọi thân mật dành cho con trai [cu Tý, cu Tèo]. Các cụ vắt óc suy nghĩ cũng không biết đổi từ “cu” như thế nào, đành kết hợp cách gọi Việt – Pháp là “cu deux” [cu đơ].

Xung quanh cái tên gọi dân dã này cũng có nhiều cách giải thích khác, đó là vào thời kỳ thực dân Pháp xâm lược, những người lính Pháp khi ăn kẹo “cu Hai” thích quá mới cho người tìm mua. Khi biết tên gọi của nó, họ mới đổi từ “Hai” thành “Deux” để người Pháp tiện gọi. Còn từ “cu” thì không biết đổi cách nào đành kết hợp đầu Việt, đuôi Pháp là “cu Deux” [cu đơ].

Cũng từ đó tên kẹo cu đơ trở nên phổ biến và thông dụng cho đến ngày nay. Những cơ sở sản xuất cũng đề trên nhãn là kẹo cu đơ thay vì cái tên ban đầu của nó là kẹo lạc.

Người ta còn kể nhau nghe một giai thoại vui về kẹo cu đơ mỗi khi cùng nhau quây quần ăn kẹo, uống nước chè xanh.

Truyện kể rằng những bậc cao niên xưa của vùng đất Hà Tĩnh có một thói quen rất tao nhã là thường uống nước chè xanh cùng dăm ba miếng kẹo cu đơ. Cu đơ ngày xưa chỉ có lạc với mật mía, khi nguội, cứng như đá, mà kẹo thì không ghi “chống chỉ định: để xa tầm tay những người răng yếu”. Thế là ăn xong, các cụ nhà ta răng còn, răng mất. Đó là giai thoại vui mà các bậc cha chú thường kể cho con cháu nghe để so sánh với miếng kẹo cu đơ ngày nay. Vì miếng kẹo cu đơ ngày nay đã được hoàn thiện nhiều, thêm phần bánh đa được tráng từ thứ gạo thơm ngon nên ăn vừa giòn vừa thơm.

Kẹo cu đơ phối hợp hài hòa giữa mật, đậu phộng, bánh đa, nước gừng, chanh. Nhưng kẹo ngon hay không còn phụ thuộc vào nhiều bí quyết riêng. Một miếng kẹo cu đơ ngon khi ăn phải giòn, hội đủ vị ngọt mát của mật, vị béo bùi của đậu phộng, vừng, bánh đa, lại có vị cay ấm của gừng pha một chút chua nhẹ của chanh… Người ta ăn kẹo cu đơ thường uống kèm nước chè xanh [loại nấu bằng lá chè còn tươi] vào những ngày se lạnh thì tuyệt vô cùng. Vị béo, ngọt, cay cứ dìu dịu tỏa lan nơi đầu lưỡi truyền tới phong vị ấm áp khó quên.

Wanderlust Tips | Cinet

Thêm đề tài

Đã từng có một cuộc biểu quyết về bài viết này. Kết quả: bài viết được cộng đồng quyết định giữ lại.

Kẹo Cu Đơ vốn là kẹo lạc [lạc nhân rang chín nấu với mật mía] là thứ kẹo dân dã bán ở các chợ quê huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh [có thể ở các vùng khác nữa] từ trước Cách mạng tháng Tám 1945. [Người viết những dòng này, hồi nhỏ, thỉnh thoảng được mẹ đi chợ về cho món quà quê này]. Kẹo nấu xong được đổ ra dàn mỏng trên giấy hoặc trên lá chuối khô, để nguội thành dạng đặc, nhai mềm, dẻo và dính. Mãi đến quãng năm 1947, ở làng Thịnh Xá [xã Thịnh Văn, do ghép với làng Văn Giang sau Cách mạng ít lâu] nay là xã Sơn Thịnh, huyện Hương Sơn, có ông Cu Hai [ông Cu, anh Cu là tên người ta gọi những người đã lập gia đình không có danh vị trong xã hội; còn Hai có thể do từng là con thứ hai trong nhà, chứ chắc là chẳng phải vì có hai con trai] nấu thứ kẹo này khá ngon. Kẹo của ông thường đổ vào trong chiếc bát con thành từng suất bán cho khách hàng. Kẹo của ông Cu Hai ăn thơm mùi gừng, ăn không chóng ngán như ở hàng quán khác, khá nổi tiếng, đắt khách, nhiều quán hàng bắt chước. Cái tên "kẹo Cu Hai" bắt đầu được truyền đi. Các học sinh, trước hết là học sinh trường Phổ thông trung học [sau này gọi là trường Phổ thông cấp hai, ngày nay là trường Trung học cơ sở] của huyện Hương Sơn đóng gần đó, bắt đầu gọi lóng là "kẹo Cu Đơ", do Hai = Deux [đọc là Đơ] trong tiếng Pháp. Hồi đó, tiếng Pháp là môn sinh ngữ thứ nhất dạy trong các trường trung học [môn sinh ngữ thứ hai là tiếng Anh]. Có những ngộ nhận cần đính chính. - Tên gọi Cu Đơ không phải do lính Pháp đặt. - Không phải [như một nhà văn quê Hà Tĩnh viết] "Người sáng chế ra kiểu kẹo này là ông Cu Hai, ... thời kháng chiến chống Pháp, /... / Trường Thiếu sinh quân từng đóng ở đây. Nhiều vị chỉ huy biết tiếng Pháp, nên ông Cu Hai được gọi vui là ông Cu Đơ".] Như đã nói ở trên, kẹo lạc nấu bằng mật mía đã có từ lâu trước Cách mạng tháng Tám. Trường Thiếu sinh quân của liên khu Bốn mãi đến những năm 50 của thế kỉ 20 mới đến đóng ở vùng Hương Sơn, mà cái tên "kẹo Cu Đơ" đã khá phổ biến ở "vùng Gôi-Choi" từ 1947, 1948! Còn để gọi lóng [nghịch chơi] Hai ra Đơ hẳn chẳng cần phiền đến mấy vị chỉ huy [có] Tây học. - Có "thuyết" cho rằng ông Cu Hai "sáng chế" ra kẹo này vì muốn cưới dâu nhưng nhà nghèo quá nên nghĩ ra thứ để đãi khách. Nghe hơi kì! Ngoài ra, đãi khách bằng chè [nấu bằng mật] có khi rẻ hơn mà lại sang hơn.

Trang thảo luận là nơi để mọi người cùng nhau thảo luận để giúp nội dung trên Wikipedia trở nên tốt nhất có thể. Bạn có thể sử dụng trang này để trò chuyện với người khác về cách cải thiện Kẹo Cu Đơ.

Bắt đầu cuộc thảo luận

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Thảo_luận:Kẹo_Cu_Đơ&oldid=68415522”

Xung quanh món kẹo có cái tên ngộ nghĩnh này có những giai thoại rất thú vị, các bạn đã biết chưa?

Ngày xưa, ở một làng thuộc huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, một gia đình nọ có hai đứa con trai khôi ngô tuấn tú nhưng nhà lại rất nghèo. Họ làm quần quật suốt ngày mà cơm không đủ ăn, áo không đủ ấm. vậy thì lấy đâu ra tiền cưới vợ?

Vậy mà đến một ngày nọ, cậu con trai cả vẫn bẽn lẽn thưa với bố mẹ là sẽ cưới vợ. Hai ông bà lo lắng không biết lấy đâu ra đồ sính lễ. Nhà lại không có rượu, không có heo, không có nếp lấy gì mà đãi bà con chòm xóm. Trong lúc bế tắc, người cha mới đánh liều nấu mật mía sôi lên rồi đổ lạc [đậu phộng] vào. Khi đem ra đãi, ai ăn cũng thấy ngon. Được mọi người ưa thích, ông tiếp tục nấu và đem đi bán ở những làng lân cận. Từ đó, kiểu nấu mật mía với lạc lan rộng khắp huyện Hương Sơn.

Bạn đang xem: Tại Sao Lại Gọi Là 'Cu Đơ" ? Nguồn Gốc Kẹo Cu Đơ

Ban đầu nó có tên là kẹo lạc [vì chỉ có mật mía và lạc] nhưng người ta thấy như vậy là bất công cho người sáng chế nên gọi là kẹo “cu Hai” [một người cha có hai thằng con trai]. Khi phong trào Tây học nở rộ, những ông nghè ở đây mới đổi từ "Hai" thành "Deux" [tiếng Pháp có nghĩa là hai, số 2] cho "trí thức". Còn "cu" chỉ có người Việt Nam mới dùng, là tên gọi thân mật dành cho con trai [cu Tý, cu Tèo]. Các cụ vắt óc suy nghĩ cũng không biết đổi từ “cu” như thế nào, đành kết hợp cách gọi Việt – Pháp là "cu deux" [cu đơ].

Xung quanh cái tên gọi dân dã này cũng có nhiều cách giải thích khác, đó là vào thời kỳ thực dân Pháp xâm lược, khi những người lính Pháp vô tình ăn trúng kẹo “cu Hai”, ghiền quá mới cho người truy tìm. Khi biết tên gọi của nó, họ mới đổi từ "Hai" thành "Deux" cho phổ thông, để người Pháp tiện gọi. Còn "cu" thì chịu, không biết đổi cách nào đành kết hợp đầu Việt, đuôi Pháp là "cu Deux" [cu đơ].

Người ta còn kể nhau nghe một giai thoại vui về kẹo cu đơ mỗi khi cùng nhau quây quần ăn kẹo, uống nước chè xanh.

Xem thêm: Thực Trạng Tình Hình Bạo Lực Gia Đình Hiện Nay Và Một Số Giải Pháp

Truyện kể rằng những bậc cao niên xưa của vùng đất Hà Tĩnh có một thói quen rất tao nhã. Đêm đêm bên ấm nước chè xanh cùng dăm ba miếng cu đơ, các cụ ngồi "tức nguyệt, ngắm hoa, chờ sao rụng". Cu đơ ngày xưa chỉ có lạc với mật mía, khi nguội, nó cứng như đá, mà kẹo thì không ghi "chống chỉ định: để xa tầm tay những người răng yếu". Thế là sau một đêm "tức nguyệt", các cụ nhà ta răng còn, răng mất. Đó là giai thoại vui mà các bậc cha chú thường kể cho con cháu nghe để so sánh với miếng kẹo cu đơ ngày nay. Vì miếng kẹo cu đơ ngày nay đã được hoàn thiện nhiều, thêm phần bánh đa được tráng từ thứ gạo thơm ngon nên ăn vừa giòn vừa thơm, không bị gẩm cũng không bị cứng.

Nói đến công nghệ làm cu đơ thì đúng là vừa giản đơn vừa không hề đơn giản. Bạn tự hỏi vì sao lại mâu thuẫn như vậy ư?

Kẹo Cu Đơ phối hợp hài hòa giữa mật, đậu phộng, bánh đa, nước gừng, chanh… Toàn những thứ dễ kiếm. Nhưng kẹo ngon hay không còn phụ thuộc vào nhiều bí quyết riêng. Một miếng kẹo Cu Đơ ngon khi ăn phải giòn, hội đủ vị ngọt mát của mật nha, vị béo bùi của đậu phộng, vừng, bánh đa, có vị cay ấm của gừng pha một chút chua nhẹ của chanh… Người ta ăn kẹo Cu Đơ thường uống kèm nước chè xanh [loại nấu bằng lá chè còn tươi] vào những ngày se lạnh thì tuyệt vô cùng. Vị béo, ngọt, cay cứ dìu dịu tỏa lan nơi đầu lưỡi truyền hơi ấm vào cơ thể ta, tạo cảm giác ấm áp khó quên.

Kẹo Cu Đơ có thể được nấu bằng đường, mật mía hoặc mật mía và mạch nha… Loại nấu bằng mật mía có pha mạch nha là ngon hơn cả. Đậu phộng chọn loại chắc, phải rang cả củ cho giòn rồi bóc tách ra, bột gạo ngon tráng bánh đa vừa phải [không dày cũng không mỏng] có rắc thêm vừng [mè] đen để bao kẹo. Nguyên liệu quan trọng nhất là mật mía nguyên chất, không pha đường. Khi nấu pha thêm một tỷ lệ mạch nha [loại làm từ mầm thóc] vừa phải thì kẹo vừa giòn lại vừa thơm, không bị bở như loại kẹo nấu bằng đường.

Hiện nay ở Hà Tĩnh có rất nhiều điểm làm cu đơ nhưng nổi danh nhất vẫn là cu đơ Thư Viện của Cầu Phủ, dù giá cao hơn những điểm khác nhưng vẫn đông người mua. Bởi vậy mới có thương hiệu: "Cu đơ Cầu Phủ không nhủ cũng mua".

Bởi vậy nếu có dịp ghé Hà Tĩnh hoặc có bạn ở Hà Tĩnh hãy nhớ gửi mua 1 ít bánh cu đơ chính hiệu Cầu Phủ để thưởng thức vị ngon của món kẹo đặc biệt sứ sở gió Lào đượm ngọt này nhé

Video liên quan

Chủ Đề