Vì sao khó ngủ vào ban đêm

Một người trưởng thành luôn cần ngủ 7–8 tiếng mỗi ngày. Thế nhưng, bạn sẽ rất khó đạt được số giờ ngủ lý tưởng này nếu bị mắc chứng khó ngủ. Tình trạng khó ngủ có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra, từ thói quen sinh hoạt hàng ngày cho đến các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Nếu không được điều trị, các vấn đề về giấc ngủ kéo dài có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của bạn. Khả năng phản ứng khi lái xe của bạn có thể giảm đi độ nhạy bén, đồng nghĩa việc làm tăng nguy cơ gây tai nạn. Chất lượng giấc ngủ kém cũng có thể khiến năng suất làm việc hay học tập của bạn bị suy giảm. Ngoài ra, chứng mất ngủ cũng có thể khiến hệ miễn dịch trở nên suy yếu, dẫn đến cảm lạnh và nhiều bệnh tật khác.

Trong bài viết sau, bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị tình trạng này nhé.

Chứng khó ngủ là gì?

Chứng khó ngủ là thuật ngữ chỉ tình trạng bạn cảm thấy khó ngủ vào ban đêm. Tình trạng có thể bao gồm việc gặp khó khăn khi chìm vào giấc ngủ hoặc thức dậy nhiều lần trong suốt cả đêm.

Khó ngủ gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Các dấu hiệu của tình trạng này có thể bao gồm:

  • Thiếu năng lượng, mệt mỏi vào ban ngày
  • Thường xuyên đau đầu
  • Xuất hiện quầng thâm mắt
  • Không thể tập trung trong suốt ngày
  • Thức dậy quá sớm
  • Thức trắng đêm hoặc tốn quá nhiều thời gian để chìm vào giấc ngủ.

Nguyên nhân gây chứng khó ngủ

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn không ngủ được. Yếu tố tuổi tác, não bộ nhận kích thích quá nhiều trước khi ngủ (như xem truyền hình, chơi trò chơi điện tử, tập thể dục quá mức…), hấp thụ quá nhiều caffeine, bị quấy nhiễu bởi tiếng ồn, không gian ngủ gây khó chịu… là những nguyên nhân thường gặp khiến bạn khó đi vào giấc ngủ.

Bên cạnh đó, tình trạng ngủ quá nhiều trong ngày, thiếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, mệt mỏi do lệch múi giờ sau khi bay và việc sử dụng một số loại thuốc kê toa cũng có thể dẫn đến tình trạng này.

Khó ngủ cũng có thể xảy ra khi bạn đang có một số các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, như rối loạn lo âu, trầm cảm, tiểu đường, tiểu đêm, đau mãn tính, hen suyễn, bệnh tim, ngưng thở khi ngủ…

Chứng mất ngủ cũng có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh có xu hướng thức dậy nhiều lần trong đêm. Tuy nhiên, hầu hết các bé sẽ chấm dứt tình trạng này sau khi đã được 6 tháng tuổi. Nếu con bạn qua độ tuổi này mà vẫn gặp tình trạng khó ngủ, đó có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang mọc răng, bị bệnh, đói bụng hoặc gặp phải các vấn đề đường ruột như đầy hơi hoặc khó tiêu.

Các phương pháp điều trị chứng khó ngủ

Phương pháp điều trị chứng khó ngủ sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Trong một số trường hợp, các biện pháp điều trị tại nhà có thể giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn. Bạn có thể thử các cách sau:

  • Điều chỉnh nhiệt độ phòng ở mức thích hợp
  • Nghe những bài nhạc có giai điệu nhẹ nhàng và tắm nước ấm để dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn
  • Không để đèn ngủ quá sáng
  • Tránh uống cà phê và rượu trong vòng vài giờ trước khi ngủ
  • Tránh tham gia các hoạt động kích thích não bộ trước khi ngủ
  • Hạn chế thời gian ngủ vào ban ngày (chỉ nên ngủ trưa 30 phút)
  • Tạo cho mình một thời gian biểu ngủ nghỉ đầy đủ và hợp lý.

Nếu chứng mất ngủ của bạn là do một tình trạng sức khỏe hoặc một chứng rối loạn giấc ngủ khác gây ra, bạn sẽ cần điều trị các tác nhân này. Ví dụ, bạn khó ngủ do ảnh hưởng của bệnh trầm cảm, bác sĩ có thể kê toa thuốc chống trầm cảm để giúp bạn đỡ lo âu, giảm căng thẳng và cảm thấy khá hơn.

Khó ngủ, ngủ không đủ giấc sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe và cuộc sống của bạn. Vì vậy, bạn không nên để tình trạng này kéo dài. Hãy tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị để nhanh chóng lấy lại giấc ngủ ngon bạn nhé!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Khi đang ngủ, bạn có thể bị ngưng thở từ 10 – 60s khiến não của bạn bị shock và và tỉnh dậy, thở hổn hển để lấy oxy. Sau đó bạn có thể ngủ lại, nhưng tình trạng này có thể xảy ra rất nhiều lần trong đếm khiến giấc ngủ của bạn chẳng được yên.

Vì sao khó ngủ vào ban đêm

Hội chứng khó thở khi ngủ có thể khiến bạn thức giấc nhiều lần giữa đêm

2. Caffein                  

Sau khi sử dụng café, phải mất tới 8h để những tác động của caffein chấm dứt sự tác động tới kích thích thần kinh của bạn. Sử dụng caffein sẽ khiến bạn khó ngủ vào ban đêm, cả đêm trằn trọc, mệt mỏi.

Vì sao khó ngủ vào ban đêm

Chỉ nên sử dụng cafe vào buổi sáng, hoặc ít nhất 8 tiếng trước khi đi ngủ

3. Tình trạng bệnh lý

Một số bệnh như huyết áp cao, tim mạch, trào ngược dạ dày, hen suyễn cũng là một trong những nguyên nhân chính kiến tình trạng mất ngủ giữa đêm của bạn ngày càng trở nên trầm trọng. Hen suyễn khiến bạn khó thở, huyết áp cao, nóng trong người khiến bạn toát mồ hồi, các bệnh về tim mạch, dạ dày cũng gây ra những khó chịu không nhỏ khiến bạn tỉnh giấc giữa đêm.

Vì sao khó ngủ vào ban đêm

Một số bệnh lý có thể là nguyên nhân khiến bạn thức giấc giữa đêm

4. Rượu

Bất cứ ai cũng biết rằng, rượu có thể làm cho ta cảm thấy buồn ngủ nhưng điều đó không có nghĩa là nó sẽ làm cho bạn dễ ngủ. Bạn có thể thiếp đi ngủ khi vừa uống rượu, nhưng chính men rượu sẽ khiến bạn giật mình tỉnh giấc giữa đêm và rất khó ngủ lại.

Vì sao khó ngủ vào ban đêm

Tránh xa rượu nếu bạn không muốn bị mất ngủ

5. Ánh sáng từ tivi, điện thoại

Nhiều người, nhất là ở những người trung tuổi thường có thói quen xem tivi trước khi đi ngủ để dễ đi vào giấc ngủ. Nhưng họ không biết rằng, chính ánh sáng và tiếng động từ tivi là nguyên nhân khiến bạn giật mình tỉnh dậy giữa đêm. Nếu kéo dài tình trạng này, sẽ làm trầm trọng hơn chứng mất ngủ về đêm của bạn. Ngoài ra còn tình trang sử dụng điện thoại trước khi ngủ.

Vì sao khó ngủ vào ban đêm

tránh sáng xanh từ tivi và các thiết bị điện tử khiến bạn dễ tỉnh ngủ

6. Sự căng thẳng

Không chỉ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ kể cả bạn đã ngủ được rồi nhưng sự căng thẳng, lo âu sẽ đánh thức bạn dậy giữa đêm bởi nó có thể gây ra các cơn ác mộng khiến bạn giật mình tỉnh giấc. Khi thức dậy bạn sẽ cảm giác bồn chồn, không ngủ lai được nữa.

Vì sao khó ngủ vào ban đêm

Mang căng thẳng vào giấc ngủ là hoàn toàn không tốt

Cần làm gì khi bạn bị tỉnh dậy giữa đêm?

1. Đừng kiểm tra đồng hồ

“Kiểm tra thời gian khi bạn thức chỉ khiến bạn thêm lo lắng khiến bạn bị “đưa ra ngoài” giấc ngủ. Não bạn sẽ trở nên tỉnh táo và hoạt động trở lại như lúc bạn đang làm việc.

2. Ngồi im một chỗ

Sau khi bị tỉnh giấc và không ngủ lại được, hãy ra khỏi giường. Tìm một chiếc ghế thoải mái và ngồi im ở đó tập thư giãn đầu óc bằng các nghe một bản nhạc chẳng hạn. Khi cảm thấy băt đầu buồn ngủ, hãy trở lại giường, lúc này cơ thể bạn đã sẵn sàng cho một giấc ngủ sâu.

3. Ở yên trong bóng tối

Đừng bao giờ bật điện thoại, tivi hay bật đèn sáng khi bạn vừa bị tỉnh dậy giữa đêm. Rất cả ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử làm ức chế hormone melatonin thư giãn và ngủ.

4. Chà đôi tai bạn

Hãy thử làm điều này để kích thích huyệt ngủ nằm ở tai. Sử dụng ngón cái và ngón trỏ chà xát đỉnh tai, nơi có một lỗ lõm gần khuôn mặt.

5. Yên lặng và thư giãn cơ bắp

Khi bạn tỉnh, hãy vận động nhẹ như siết tay hoặc chân để căng và thư giãn cơ bắp. Tạo ra một “tín hiệu” ngủ. Bạn có thể xoa má hay tai, dụi mắt. Cơ thể bạn sẽ giải thích điều này là do bạn đang buồn ngủ và sẽ quay trở lại giấc ngủ.

Những biện pháp nêu trên chỉ là giải pháp tức thời giúp bạn lấy lại giấc ngủ. Để cãi thiện  dần tình trạng mất ngủ bạn cần có thói quyen tập thể dục đều dặn, dinh dưỡng hợp lý và quan trọng hơn là tránh căng thẳng thần kinh, giữ tinh thần thoãi mái.v.v. Nếu các phương pháp thông thường không giúp cãi thiện giấc ngủ, bạn được khuyên nên gặp bác sỹ chuyên khoa để có những tư vấn, điều trị hợp lý.

Theo: http://suckhoedoisong.vn