Vì sao người mỹ thích xe lớn

Ford F-serie, Toyota Corolla hay Honda R-V là những mẫu xe được khách hàng Mỹ ưa chuộng nhất hiện nay.

Với điều kiện giá nhiên liệu đang giảm, người Mỹ ngày càng thích sở hữu những mẫu xe SUV cỡ lớn, tất nhiên bên cạnh đó vẫn là dòng sedan truyền thống. Ở thị trường này, khách hàng ưa chuộng xe bán tải, SUV của Mỹ, trong khi đó dòng sedan lại chủ yếu của Nhật.

Dưới đây là danh sách những mẫu xe có doanh số tốt nhất trên thị trường Mỹ hiện tại theo số liệu của AOL.

15. Chevrolet Equinox

Doanh số 10/2014: 17.603 xe, tăng 2,6% so với cùng kỳ 2013. Mức giá từ 17.500-25.000 USD.

14. GMC Sierra

Doanh số 10/2014: 18.564 xe, tăng 12,5% so với cùng kỳ 2013. Mức giá từ 26.000-51.800 USD.

13. Toyota RAV4

Doanh số 10/2014: 11.524, tăng 22,5% so với cùng kỳ 2013. Mức giá từ 23.500-29.700 USD.

12. Ford Fusion

Doanh số 10/2014: 22.846 xe, tăng 5,1 % so với cùng kỳ 2013. Mức giá từ 22.400-32.600 USD.

11. Nissan Altima

Doanh số 10/2014: 23.544 xe, tăng 8,1% so với cùng kỳ 2013. Mức giá từ 22.300-32.000 USD.

10. Honda Civic

Doanh số 10/2014: 24.154 xe, giảm 11,6% so với cùng kỳ 2013. Mức giá từ 18.200-26.600 USD.

9. Chevrolet Cruze

Doanh số 10/2014: 24.289 xe, tăng 51% so với cùng kỳ 2013. Mức giá từ 17.500-25.000 USD.

8. Ford Escape

Doanh số 10/2014: 24.919 xe, tăng 12% so với cùng kỳ 2013. Mức giá từ 23.100-30.900 USD.

>> Xem tiếp

Minh Hy

Thay vì Jaguar hay Porsche, nhiều người Mỹ có thu nhập bình quân mỗi năm hơn 200.000 USD lại đi Ford F-150.

Là xe bán chạy nhất tại Mỹ, Ford F-150 cũng là lựa chọn ưa thích của những người có mức thu nhập cao, theo khảo sát của MaritzCX. Kết quả có được từ việc nghiên cứu doanh số xe đời 2016.

Ford F-150 có giá bán từ 26.700 USD nhưng có thể lên tới 60.000 USD cho bản cao cấp nhất.

Sau F-150 là những cái tên gồm Jeep Grand Cherokee, Honda Pilot, Jeep Wrangler và chiếc xe cỡ nhỏ duy nhất trong top 5, Honda Civic.

Khảo sát cũng phản ánh thay đổi lớn trong thập kỷ qua. "Sự dịch chuyển từ xe hạng sang sang SUV và xe tải", dù những mẫu xe cỡ lớn này không thuộc thương hiệu hạng sang, theo một đại diện của MaritzCX. 

Chỉ khi xét đến nhóm có thu nhập trên 400.000 USD mỗi năm, thì xe sang mới thống trị danh sách lựa chọn. Những mẫu bán chạy có Lexus RX350, Tesla Model S và một lần nữa, Honda Civic.

Với nhóm thu nhập trên 500.000 USD, Ford F-150 lại xuất hiện trong top xe được ưa thích, đứng sau là 2 mẫu Land Rover, BMW X5 và Lexus RX350.

Sự ưa thích xe bán tải được lý giải với 3 nguyên nhân chính. Đầu tiên là xe hơi ngày nay có xu hướng ngày càng sang trọng hơn và có nhiều công nghệ giống nhau. Thứ hai là sự đa dạng của dòng sản phẩm với nhiều phiên bản khác nhau, trong đó những phiên bản cao cấp nhất có cả trang bị lẫn giá bán tương đương với phân khúc xe sang truyền thống.

Cuối cùng là lớp người giàu mới. Những người có thu nhập cao "thế hệ mới" đến với thị trường ôtô có thể là những nhà phát triển phần mềm làm việc tại Thung lũng Silicon, không quan tâm quá nhiều tới chiếc xe hàng ngày đưa họ tới chỗ làm. Hoặc đó có thể là những công nhân trong ngành dầu mỏ, những người mà sự giàu có được đóng khuôn cùng sự hồi sinh ngành năng lượng của nước Mỹ và chỉ cần một chiếc bán tải độc lập để đi lại.

"Vài người lại quá bận rộn và không có thời gian để tâm tới những chiếc xe sang", Robert Ross, biên tập viên của Robb Report, một tạp chí dành cho những người siêu giàu, phát biểu. "Với họ, xe là dụng cụ".

Honda Civic có thể là lựa chọn của những người giàu có tính tiết kiệm.

Các ông chủ ở Ford nói rằng, F-150 mê hoặc người giàu bởi ít có đối thủ cạnh tranh được với khả năng cẩu kéo và lai dắt của mẫu bán tải Mỹ. Các hãng ở Detroit, nhất là Lincoln của Ford và Cadillac của GM, đều đã thử sức ở thị trường bán tải hạng sang từ hơn một thập kỷ qua, nhưng chưa đạt được thành công mong muốn.

Giờ đây, F-150 có giá khởi điểm 26.700 USD, thấp hơn cả giá trung bình cho một chiếc xe mới bán ra tại Mỹ trong những tháng gần đây, và tới 60.000 USD cho bản cao cấp nhất, chưa kể trang bị tùy chọn. Ít nhất ở giá bán, F-150 cũng thuộc về "mảnh đất" hạng sang.

Khoảng một phần ba số xe F-150 mà Ford bán ra là các mẫu cao cấp, và thường trên 40.000 USD, theo nhà phân tích doanh số của Ford, Erich Merkle. "Nhiều người có thể đã có một chiếc xe sang hoặc một chiếc SUV, nhưng họ vẫn cần một chiếc xe tải để cẩu kéo khi cần. Họ muốn tất cả những thứ mà F-150 có".

Sự hiện diện của Honda Civic trong danh sách khá khó hiểu. Ngay cả người đại diện của MaritzCX cũng gọi đó là một "thứ đau đầu". Ngoài việc chiếc sedan cỡ nhỏ có thể là lựa chọn của người giàu có tính tiết kiệm, hoặc một chiếc xe mua thêm cho con, thì Civic - xe bán chạy thứ 2 tại Mỹ, sau Toyota Camry trong 2016 - lại đến từ thương hiệu đang nỗ lực thu hút nhiều hơn những khách hàng muốn nâng cấp xe.

>> Xem thêm ảnh bán tải Ford F-150 đời 2018

Mỹ Anh

Dường như nếu tại một số nước phương Đông, nhà lầu và xe hơi được coi là tiêu chí đo lường thành công, thì điều này khác biệt hoàn toàn ở Mỹ. Vì sao lại có sự khác biệt như vậy?

Những người Mỹ trẻ tuổi ưa thích lối sống tự do [Ảnh: pixabay]

Thứ nhất, quan điểm của những người trẻ đã trở nên thay đổi

Hiện tại, những người trẻ ở Mỹ có quan niệm khá khác biệt so với những người thế hệ trước, họ có hệ giá trị quan của mình. Những người thành công không sử dụng tài sản để mua nhà, mua xe hay tiến hành đầu tư nữa. Với họ, thành công tức là phải tự làm cho bản thân mình phong phú, đi du lịch nhiều nơi, chơi nhiều môn thể thao mạo hiểm và phải tự gây dựng sự nghiệp của mình. Hơn nữa, những người trẻ tuổi cũng không có nhu cầu muốn ổn định, họ thậm chí còn muốn có nhiều không gian sinh hoạt sao cho có thể duy trì sự độc lập về kinh tế và tự chủ trong cuộc sống.

Thứ hai, thích lối sống tự do

Người Mỹ bản thân tính cách sôi nổi, thích trải nghiệm những môi trường sống khác nhau, thay đổi công việc của người Mỹ cũng lớn, mỗi lần như vậy đều có thể chuyển cả chỗ ở. Điều này trái ngược hoàn toàn so với văn hóa “an cư lạc nghiệp” của người phương Đông.

Ngoài ra, bởi vì những nhân viên người Mỹ tính lưu động cũng lớn, do đó các công ty cũng thường khuyến khích nhân viên tìm nhà ở gần chỗ làm để tiện cho công việc. Trong nhiều trường hợp, đi thuê nhà sẽ phù hợp với sự lưu động của tính chất công việc.

Thứ ba, người Mỹ làm cho chúng ta “tròn mắt” về quan niệm nhân sinh

Nói đến nước Mỹ, rất nhiều người chưa từng đến Mỹ đều cho rằng đây là một đất nước hiện đại hóa, nhịp sống rất nhanh, khắp nơi là đô thị, quán bar nhà hàng, tụ điểm ăn chơi… cho rằng Người Mỹ ai ai cũng chỉ âm mưu tranh đấu, tình người lạnh nhạt, khái niệm về gia đình không mạnh, tình dục hết sức cởi mở, tiền là thượng đế…

Nhưng nếu đến Mỹ, bạn sẽ phát hiện ra những gì trong tưởng tượng đó lại chỉ phù hợp với tình hình của Việt Nam và Trung Quốc hiện nay, không hề giống như nước Mỹ vốn có.

1. Bị bệnh vẫn cố đi làm được xem là một hành vi vô trách nhiệm

Đến Mỹ, bạn sẽ phát hiện rằng, bị bệnh thì nên nghỉ ngơi, không nên cố đi làm. Khi bị bệnh mà vẫn cố đi làm thì được xem là một hành vi vô trách nhiệm đối với cả bản thân mình và người khác.

Chẳng hạn nếu bạn bị cúm, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nên ở nhà, cần phải tự cách ly bản thân trong thời gian bao lâu, bởi khi đến nơi công cộng bạn sẽ lây bệnh cho những người khác. Đây còn là một chủng đạo đức công cộng, chính là biểu hiện có trách nhiệm với xã hội.

2. Nhà lầu xe hơi không phải là thứ mà người giàu nhất định phải sở hữu

Ở Mỹ, giới trung lưu hoàn toàn có thể mua được nhà [Ảnh: Pixibay]

Ở Mỹ khi nói đến mua nhà, cơ bản là mua nhà độc lập [giống như cái gọi là “biệt thự” trong suy nghĩ của nhiều người Việt]. Những người bình thường cũng có thể mua nhà loại này, chứ không phải những người giàu. Ngoài ra còn một loại nhà xây theo từng phố [chúng ta gọi là biệt thự liền kề] giá rẻ hơn và thuộc quyền sở hữu của chủ nhà. Điều này không giống với ở Trung Quốc và Việt Nam, người bình thường có để dành tiền cả đời cũng khó mua được biệt thự. Ở Trung Quốc chỉ có thể sở hữu tối đa 70 năm, còn quyền sở hữu vĩnh viễn thuộc về nhà nước, còn ở Việt Nam chỉ mua được quyền sử dụng đất.

3. Chính trị gia cũng không có gì đáng kể

Trong suy nghĩ của nhiều người chúng ta, nếu được chụp ảnh riêng với chủ tịch nước, thủ tướng hay thậm chí giám đốc tỉnh, thành phố thôi cũng là một điều đáng để tự hào. Nhưng ở Mỹ thì quan chức chính phủ là do cử tri bầu cử. Bạn sẽ có nhiều cơ hội gặp họ khi họ tiến hành chiến dịch vận động tranh cử. Nếu bạn muốn chụp ảnh, khẳng định là họ sẽ phải cười vui vẻ và thể hiện thái độ thân thiện nhất với bạn, sau đó còn phải cảm ơn bạn đã ủng hộ cho họ. Các nghị sĩ và quan chức sau khi được bầu chọn, bạn viết thư cho họ nhất định sẽ nhận được hồi đáp. Nếu như trong giờ làm chưa  giải quyết hết công việc, họ sẽ phải ở lại muộn để trả lời từng lá thư một.

4. Gia đình là số một: Công việc và tiền bạc đều phải nhường chỗ cho gia đình

Rất nhiều người hiện nay bị cuốn vào công việc và tiền bạc đến nỗi không có thời gian dành cho gia đình. Có những người làm việc cả ngày lẫn đêm, họ coi trọng của cải vật chất hơn bất cứ thứ gì khác, sẵn sàng bỏ bê vợ con, con ốm cũng không đưa đi bệnh viện được, đến khi cha mẹ qua đời có thể còn không kịp đến gặp mặt lần cuối cùng…

Ở Mỹ, nếu làm như vậy thì sẽ bị người khác khinh thường. Nhiều người Mỹ thường đặt ảnh chụp chung của gia đình trên bàn làm việc. Sau giờ làm và cuối tuần họ đều dành thời gian cho gia đình. Hàng năm cũng có những kỳ nghỉ mà toàn bộ thành viên gia đình tham gia cùng nhau.

Người Mỹ cho rằng gia đình là số một, ngay cả tiền bạc và công việc đều phải nhường chỗ cho gia đình [Ảnh: Pixabay]

5. “Phú” không đồng nghĩa với “quý”

Nhiều người cho rằng cuộc sống quý tộc chính là ở biệt thự, đi xe Bentley, chơi gôn, chi tiêu nhiều tiền hay đầu tư vào nhà đất… Thực tế thì đây không phải là tinh thần quý tộc. Đây mới chỉ là bước khởi đầu.

Tại Mỹ, rất dễ đánh giá sai một người nếu chỉ nhìn bề ngoài. Người giàu họ không chú trọng thương hiệu, không dùng xe hơi, nhà lớn, mà chú trọng phong thái, ra đường phải chỉnh tề [rất quan trọng], làn da phải màu nâu rám [có tiền để đi tắm nắng], thể hình phải rắn chắc [có phòng tập thể dục]… Một điều quan trọng nhất chính là khoản tiền đóng góp hàng năm cho các hiệp hội từ thiện và nhà thờ. Ở những trường đào tạo quý tộc thực sự, học sinh phải ngủ ở giường cứng, ăn uống cũng đạm bạc, mỗi ngày đều phải đào tạo huấn luyện cực kỳ gian khổ, thậm chí còn khổ hơn ở những trường bình dân. Trong ý thức người Trung Quốc, phú và quý là như nhau, không có khác biệt, nhưng sự thật thì hoàn toàn khác nhau, phú là ở vật chất, còn quý là ở tinh thần.

Người Mỹ theo đuổi các giá trị tinh thần, chứ không chạy theo bạc tiền vật chất, do đó với họ thì việc mua nhà lầu xe hơi chắc chắn không phải là thước đo thành công hay giá trị của một người giàu có.

Related

Video liên quan

Chủ Đề