Vì sao phải đo time to first response

Bài đầu tiên trong series này, tôi sẽ điểm lại một vài nội dung cơ bản nhất để các bạn chưa biết đến kỹ thuật Page Cache cũng có thể nắm được. Các bạn nào đã biết thì cũng có thể đọc cho vui rồi cho tôi xin góp ý bằng cách comment xuống phía dưới nha.

Page cache là gì?

Page Cache hay Page-level caching là kỹ thuật lưu lại toàn bộ mã HTML trong response, và dùng nó làm response cho các request tiếp theo chứ không cần phải render lại HTML cho cùng một trang nữa. Hành động lưu lại nội dung như vậy được gọi là cache.

Như vậy:

  • Tại lần phục vụ Request đầu tiên, toàn bộ website sẽ xử lý và render HTML như bình thường.
  • Từ Request thứ hai, response time được rút ngắn rất nhiều khi web server không phải thực hiện backend logic mà chỉ lấy HTML được cache ra để bỏ vào Response.

Thuật ngữ sử dụng

TTFB

Ngắt mạch văn một xíu nhưng code web lâu rồi có thể đã biết điều này?

Khi người dùng truy cập website, server của bạn sẽ thực thi và trả trả về 1 HTML Response. Các mã HTML này sẽ được browser phân tích và vẽ lại thành giao diện để hiển thị trên trình duyệt.

Khoảng thời gian từ khi người dùng [hay gọi là client] gửi request đi cho tới thời điểm byte dữ liệu đầu tiên của trang được nhận bởi browser của client được gọi là TTFB [Time To First Byte].

Bạn có thể mở Devtool của browser [F12] > chọn tab Timing > bạn sẽ thấy chỉ số TTFB của một request giống như trong ảnh.

  • Request sent: thời lượng để request được gửi đi
  • Waiting: TTFB
  • Content Download: thời lượng để browser tải hết response về.

TTFB: số liệu nhỏ hơn thì tốt hơn.

Cache

Cache là kỹ thuật lưu lại dữ liệu của lần xử lý trước đó dùng nó làm kết quả cho lần xử lý tiếp theo.

TTL

TTL là viết tắt của Time To Live - là thời gian còn hiệu lực của dữ liệu được cache. VD: TTL 5 phút, nghĩa là dữ liệu sẽ được cache và có hiệu lực trong vòng 5 phút. Sau 5 phút, dữ liệu đã cache sẽ bị hết hạn và bị xóa đi.

Làm sao để đo lường?

Một câu hỏi đặt ra là: Nếu tôi áp dụng page cache thì làm sao để tôi biết website đã thực sự nhanh hơn, hay chỉ là cảm quan đánh giá?

Đúng là chúng ta sẽ dùng cảm quan để đánh giá thật. Khi truy cập, nếu bạn thấy nhanh thì nó thực sự đã nhanh hơn

Đùa xíu thôi, bạn có thể căn cứ vào TTFB và Response time để theo dõi và kiểm tra sự cải thiện khi có page cache. Xịn sò hơn tí, bạn có thể phân tích access logs rồi visualize lên Grafana để monitor và đánh giá.

Nếu bạn có đang dùng các dịch vụ ngoài để monitor uptime thì cũng thường sẽ có cả monitor về response time để bạn theo dõi. Chẳng hạn như Viblo có trang //status.viblo.asia

Nhìn vào status page của Viblo, response time trung bình được tính toán ra là 245ms, bạn thấy con số này có đúng không, hãy comment xuống phía dưới bài viết này quan điểm của bạn nhé?

Tại sao lại cần page cache?

Như đã đề cập, page cache sẽ giúp server không phải xử lý lại phần backend logic. Tôi liệt kê tạm một số điểm lợi ích khi có page cache như:

  • Giảm chỉ số performance Time To First Byte [TTFB]
  • Truy cập có cache sẽ load trang nhanh hơn.
  • Tạo ấn tượng và trải nghiệm tốt hơn tới end-user khi trang web tải nhanh hơn.
  • Handle được nhiều request hơn vì web server bỏ qua việc phần backend logic mà lấy luôn response đã cache ra dùng
  • Giảm nguy cơ downtime - tôi lấy ví dụ vì vấn đề nào đó database gặp sự cố khiến web app bị lỗi. Tuy nhiên, do có page cache nên khi truy cập, người dùng vẫn truy cập được website.

Theo số liệu từng thống kê của Google, 50% khách truy cập sẽ rời bỏ trang nếu tải trang quá 3s. Khách rời đi thì đồng nghĩa doanh thu giảm và điển hình là ví dụ từ Bing. Vậy bạn nghĩ sao nếu response time trên website của bạn giảm xuống còn ~100ms? Quả là thú vị phải không nào

Phân loại

Có nhiều cách để thực hiện page cache, và trong series này tôi sẽ đề cập tới 3 kiểu làm page cache gồm:

  • Application cache
  • Web server cache
  • CDN cache

Mỗi một cách thực hiện sẽ lại có ưu nhược điểm riêng. Cũng có thể có nhiều cách khác và xịn sò hơn nhưng trong phạm vi series này tôi sẽ chỉ xoay quanh 3 cách trên.

Tổng kết

Trên đây là bài mở đầu nhầm giới thiệu về kỹ thuật page cache. Với mục tiêu dễ dàng thực hiện nhất và mang lại hiệu quả cao so với công sức bỏ ra. Hãy upvote cho bài viết, series và follow tôi đề đón chờ bài viết tiếp theo của tôi nhé.

Comment ý kiến của bạn vào bài viết nếu bạn có thắc mắc/góp ý để cùng nhau trao đổi trên tình thần giúp nhau cùng phát triển. Hẹn gặp lại các bạn trong bài viết sắp tới.

Phần tiếp theo: //viblo.asia/p/tang-toc-website-su-dung-page-cache-application-cache-6J3ZgaBB5mB

Nếu thấy nội dung này bổ ích, hãy mời tôi một tách cà phê nha! //kimyvgy.webee.asia

"Việc duy trì được 1 khách hàng cũ sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đến 6 lần so với chi phí để có một khách hàng mới"

Chăm sóc khách hàng sau bán hàng nhằm mục đích đảm bảo khách hàng hài lòng với sản phẩm – dịch vụ sau khi đã mua và sử dụng hàng hóa của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, quy trình này còn góp phần khuyến khích khách hàng tiếp tục mua hàng hay giới thiệu các khách hàng mới. Do đó, đây là bước quan trọng nhất mà doanh nghiệp không thể bỏ qua. 

Tạ̣i sao phải chăm sóc khách hàng sau mua hàng?

Tất cả các doanh nghiệp đều hiểu rằng chăm sóc khách hàng sau bán hàng đóng một vai trò quan trọng trong việc làm hài lòng và giữ chân khách hàng. Quá trình này sẽ củng cố lòng tin và gia tăng lòng trung thành của khách hàng, đồng thời doanh nghiệp cũng có cơ hội được truyền thông thương hiệu miễn phí từ khách hàng hài lòng.

Khi khách hàng bắt đầu tin vào thương hiệu và tương tác thường xuyên với doanh nghiệp trong một thời gian, họ sẽ có xu hướng đi quảng bá sản phẩm và thương hiệu đó với nhiều người. Như vậy, một khách hàng hài lòng sẽ giới thiệu sản phẩm và dịch vụ đến những người khác.

Có thể khẳng định, chăm sóc khách hàng sau bán hàng sau bán hàng đóng vai trò then chốt trong việc củng cố sự gắn kết giữa công ty và khách hàng.

Quy trình tương tác và chăm sóc khách hàng sau khi bán.

Nếu như trước đây, Bộ phận customer service sẽ chờ khách hàng  liên hệ và yêu cầu hỗ trợ thì ngày nay, quy trình này đã được chuyển sang thế chủ động nhằm đảm bảo hiệu quả của dịch vụ. Dưới đây là quy trình cụ thể: 

1. Xác định nhu cầu doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp đều có cách kinh doanh, mục tiêu và phương hướng phục vụ khách hàng khác nhau; được thể hiện trong tất cả các khâu, kể cả nghiệp vụ chăm sóc khách hàng sau bán. Do đó, việc thiết lập mục tiêu CSKH cần được ban quản trị xác định rõ ràng, đảm bảo tính phù hợp và xuyên suốt trong quá trình hoạt động.

2. Lên kế hoạch CSKH chi tiết

Bất cứ dịch vụ chăm sóc khách hàng nào muốn đạt được hiệu quả đề cần phải có một kế hoạch cụ thể và quy trình này cũng không ngoại lệ.

Mục tiêu của việc xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng sau bán hàng của contact center là giữ chân khách hàng, làm khách hài lòng, đưa họ trở thành khách hàng trung thành và khuyến khích giới thiệu sản phẩm và dịch vụ công ty đến các khách hàng khác.

Vì vậy, các kế hoạch chăm sóc khách hàng sau bán hàng luôn cần phải bám sát mục đích, đưa ra được các giải pháp xử lý yêu cầu một cách nhanh chóng và hiệu quả cho cả khách hàng và công ty. Kế hoạch cần có tính linh động và phân chia công việc cho từng nhân sự/phòng ban một cách khoa học.

3. Triển khai thực hiện

Sau khi đã có kế hoạch cụ thể là bước triển khai. Trong suốt quá trình thực hiện, bộ phận customer service phải đảm bảo theo sát kế hoạch CSKH đã đề ra. Đồng thời, bạn cũng phải linh hoạt điều chỉnh trong phạm vi cho phép khi xảy ra các vấn đề phát sinh.

Quá trình triển khai nhiều khi cũng sẽ có thay đổi do các chiến dịch kinh doanh tác động, vấn đề này đòi hỏi khả năng linh động thay đổi quy mô và chức năng bộ phận CSKH.

4. Đo lường hiệu quả

Để đánh giá chính xác được hiệu quả của chăm sóc khách hàng sau bán hàng cũng như khả năng giữ chân khách hàng, doanh nghiệp cần sử dụng các chỉ số đo lường sau:

  • Chỉ số hài lòng khách hàng [Customer Satisfaction Score – CSAT]: lượng hóa mức độ hài lòng của khách.
  • Chỉ số khách hàng thiện cảm [Net Promoter Score – NPS]: lượng hóa mức độ ưa thích, sẵn sàng chia sẻ sản phẩm, thương hiệu của khách hàng. 
  • Thời gian trung bình gửi phản hồi đầu tiên [Time to First Response – TFT]: thời gian tương tác với khách hàng.
  • Thời gian trung bình giải quyết yêu cầu khách hàng [Time to Resolution – TTR ]: thời gian xử lý vấn đề của khách hàng.

5. Đánh giá và cải thiện

Mục đích của việc đánh giá chính là cách để doanh nghiệp kiểm tra xem liệu rằng khách hàng đã hoàn toàn thỏa mãn cảm thấy hài lòng với giải pháp được đưa ra hay chưa. Quá trình chăm sóc khách hàng sau bán hàng hiện tại có đang theo đúng yêu cầu, mục tiêu đã đề ra hay không.

Thêm vào đó, dựa trên phân tích các chỉ số đo lường ở trên, doanh nghiệp cũng dễ dàng phát hiện điểm yếu, thiếu sót và các vấn đề phát sinh nhằm điều chỉnh cách thức, đưa ra phương án cải thiện tối ưu hơn. 

Khách hàng sẽ thấy doanh nghiệp rất chu đáo và coi trọng, họ sẽ cảm thấy yêu mến thương hiệu hơn. Từ đó, tỷ lệ khách hàng quay lại mua hàng hoặc giới thiệu sản phẩm tăng cao,  giúp doanh nghiệp tăng doanh thu rất đáng kể.

Tương tự bất kì dịch vụ nào, dịch vụ chăm sóc khách hàng sau bán cũng cần phải có quy trình cụ thể. Điều này không chỉ giúp các doanh nghiệp có bộ khung hoạt động hiệu quả, đồng nhất và chuyên nghiệp mà bên cạnh đó doanh nghiệp cũng có thể dễ dàng theo dõi, kiểm soát và đánh giá. Nhờ vậy, dịch vụ này sẽ trở thành thế mạnh giúp bạn giữ chân khách hàng hiệu quả.

Liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn miễn phí giải pháp CSKH toàn diện

TẠI ĐÂY!

HOTLINE: 1900 1739

Video liên quan

Chủ Đề