Vì sao răng bị vàng

Răng bị ố vàng là khuyết điểm làm nhiều người mất đi sự tự tin khi giao tiếp. Không đơn thuần làm giảm vẻ thẩm mỹ, khuyết điểm này còn là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm như viêm nha chu, hỏng răng, hôi miệng… Vậy phải xử lý thế nào? Nên chữa tại nhà hay đến bác sĩ?

1. Tại sao răng bị ố vàng?

Răng ố vàng và nhiễm màu là do sử dụng những loại thực phẩm có màu đậm như: trà, cà phê, nước ngọt… hoặc do vệ sinh răng miệng không đúng cách. Làm cho vi khuẩn, mảng bám,thức ăn thừa… gây ra các bệnh lý răng miệng làm màu răng bị thay đổi. Khi men răng yếu, răng sẽ dần ngả vàng và để lộ ra ngà răng.

Có nhiều nguyên nhân làm cho răng ố vàng. 

Do di truyền màu răng: bố mẹ và người cùng huyết thống có màu răng vàng, con cái sinh ra cũng có màu răng vàng.

Do tác nhân bên ngoài: những tác nhân sau đây làm biến đổi màu răng, lâu dần dẫn đến lớp ngà răng có màu vàng.

Răng ố vàng, nhiễm màu là do sử dụng nhiều loại thức phẩm nhiễm màu như: trà, cà phê, vệ sinh răng miệng không đúng cách, mảng bám răng, gây ra các bệnh lý răng miệng nguy hiểm, khiến cho màu răng của bạn thay đổi.

– Trẻ em trong thời kỳ hình thành răng có uống nhiều thuốc kháng sinh

– Phụ nữ răng bị ố vàng khi mang thai do dùng thuốc tetracyclin (thuốc chữa nhiễm trùng) sau tháng thứ 4 thai kỳ hoặc trong thời gian cho con bú 

– Sử dụng nước súc miệng có nồng độ chlorhexidine quá cao

– Sử dụng các loại thuốc trị mụn chứa minocycline

– Đã từng làm hóa trị ở vùng đầu, mặt, cổ

– Tiêu thụ quá nhiều kem đánh răng có fluoride 

– Hút thuốc lá và uống nhiều chất kích thích

– Ăn nhiều thực phẩm có màu như cà chua, gia vị cà ri, dầu điều 

– Thường xuyên uống cà phê, trà xanh, rượu vang, thuốc bắc

– Bị chấn thương, nứt men răng và lộ ra ngà răng

– Nghiến răng quá nhiều 

– Không đánh răng hàng ngày.

2. 3 phương pháp điều trị răng ố vàng

2.1 Tự tẩy trắng răng tại nhà

Nếu nguyên nhân răng vàng là do thói quen ăn uống, khách hàng hoàn toàn có thể tự tẩy trắng răng tại nhà bằng những cách sau:

– Chà vỏ chuối lên răng: chà vỏ chuối hoặc các loại vỏ có dầu như cam, chanh lên răng hàng ngày. Sau đó đánh răng với kem đánh răng 2 ngày/lần.

– Dùng hỗn hợp baking soda + oxy già: dùng 1 thìa baking soda + 2 thìa nước oxy già. Trộn thành hỗn hợp sệt và chải lên răng như đánh răng khoảng 3 phút. Cuối cùng hãy súc miệng thật sạch bằng nước để hết đi mùi baking soda.

– Ngậm tinh chất dầu dừa: ngậm khoảng 2 thìa cà phê dầu dừa hữu từ 10-30 phút. Và nhổ ra, không được nuốt. Vệ sinh lại răng bằng kem đánh răng.

– Dùng giấm táo: trộn 2 thìa cà phê giấm táo cùng 175ml nước. Ngậm khoảng 15 phút và súc miệng bằng nước sạch cho hết mùi. 

– Tẩy trắng bằng gel: cho ống gel lên mặt răng. Đợi 20-30 phút để gel phát huy tác dụng.

Tẩy trắng răng bằng vỏ chuối

Những phương pháp này có thể không làm răng ố vàng trắng ngay lập tức. Nhưng chúng an toàn và không tốn nhiều chi phí. Lưu ý nên thực hiện 1 tuần từ 1-3 lần để không làm ảnh hưởng đến men răng. Kiên nhẫn thực hiện đều đặn trong vòng 2-4 tháng sẽ có kết quả rõ rệt.

2.2 Tẩy trắng răng bằng tia laser tại cơ sở nha khoa

Phương pháp này phù hợp với khách hàng có răng vàng lâu năm hoặc răng xỉn màu khó tẩy thành trắng. Khách hàng đến các cơ sở nha khoa để được tư vấn và điều trị.

– Chẩn đoán nguyên nhân gây vàng răng

Đầu tiên, bác sĩ nha khoa sẽ thăm khám tình trạng sức khỏe răng. Chẩn đoán nguyên nhân răng bị ố vàng để xác định xem có đủ điều kiện tẩy trắng răng không. 

– Vệ sinh khoang miệng

Khách hàng sẽ được y tá vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Sau đó bôi gel tẩy trắng chuyên dụng. Chiếu ánh sáng laser xanh lên bề mặt răng bị vàng trong vòng 30 phút đến 1 tiếng. Bác sĩ sẽ theo sát và điều chỉnh ánh sáng đèn để khách hàng không cảm thấy bị ê buốt răng.

– Chiếu laser

Dưới tác động mạnh của sáng xanh, gel tẩy trắng sẽ từ từ thẩm thấu vào ngà răng. Chúng phá vỡ các liên kết làm cho răng vàng, ố, xỉn. Ánh sáng laser còn kích thích mô nướu răng trở nên chắc hơn. Đặc biệt là không gây ảnh hưởng đến nướu, các mô răng xung quanh.  

Sau chiếu laser xong, bác sĩ lau sạch thuốc và tháo dụng cụ bảo vệ môi. 

Tẩy trắng răng bằng laser

Lưu ý: Sau quá trình tẩy trắng bằng ánh sáng xanh, khách hàng sẽ có cảm giác ê buốt răng trong 1 vài ngày. Vì vậy chúng ta cần kiêng ăn đồ quá nóng, quá lạnh và uống nước có màu.

2.3 Bọc răng sứ

Khách hàng có răng ố vàng, xỉn màu, nhiễm màu Tetracycline nặng, bề mặt răng gồ ghề thì phương pháp hiệu quả nhất đó là bọc răng sứ. 

Bọc răng sứ là phương pháp dùng để phục hình răng có nhiều khuyết điểm. Đây là kỹ thuật mài răng thật và gắn mão sứ lên răng. Mão sứ có độ bền chắc và màu trắng giống như răng thật. 

Phương pháp này so với 2 phương pháp trên có nhiều ưu điểm hơn. Răng khách hàng sẽ trở nên đẹp tự nhiên. Khách hàng có răng mọc lộn xộn, cung hàm không đều, bọc răng sứ có thể kết hợp với các kỹ thuật chỉnh nha để cải thiện cả hàm răng và nắn chỉnh khớp cắn chuẩn hơn. 

3. Những lưu ý khi tẩy trắng răng ố vàng

Bác sĩ khuyến cáo tẩy trắng răng bị ố vàng không nên áp dụng với những khách hàng sau: Người dị ứng với thành phần thuốc tẩy trắng răng. Phụ nữ đang mang thai, đang trong thời kỳ cho con bú. Trẻ em dưới 16 tuổi. Người có tiền sử hoặc đang bị viêm lợi, hở cổ chân răng, mòn cổ răng.

Khách hàng có men răng yếu, răng lung lay hoặc viêm lợi không nên điều trị răng bị ố vàng bằng tia laser luôn. Khách hàng phải chữa trị dứt điểm các căn bệnh trên mới có thể đủ điều kiện tẩy trắng răng bằng laser.

Tăng sản men răng – men răng yếu

4. Nên tự tẩy trắng răng tại nhà hay đến bác sĩ?

Chỉ cần xác định được nguyên nhân răng bị ố vàng, chúng ta sẽ có câu trả lời chính xác nhất. Theo các chuyên gia:

– Khách hàng răng bị vàng do thức ăn, phẩm màu bám trên răng trong thời gian ngắn, có thể tự chữa trị tại nhà. 

– Khách hàng men răng bị nhiễm màu do chất hóa học, thuốc kháng sinh, di truyền hãy đến các cơ sở nha khoa để được điều trị. Vì lúc này, sâu bên trong răng đã bị nhiễm màu nặng, nếu chỉ tẩy bên ngoài, chắc chắn sẽ không hết được màu.

– Người có nhiều cao răng, bị mảng bám lâu ngày nên đến bác sĩ để tẩy trắng răng. Các phương pháp tẩy tại nhà sẽ không đủ độ mạnh để làm trắng răng triệt để.

Điều quan trọng nhất là khách hàng cần tìm được địa chỉ tẩy trắng răng uy tín và chất lượng. Để biết nguyên nhân răng vàng và cách điều trị cụ thể, khách hàng hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.

Nha khoa Paris có đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc phục hình, chỉnh nha và điều trị răng bị ố vàng. Mọi quy trình thăm khám, điều trị, chăm sóc đều được áp dụng cùng hệ thống máy móc tân tiến. Giúp rút ngắn thời gian điều trị và đảm bảo mang lại vẻ thẩm mỹ lâu dài. 

BS TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ RĂNG BỊ Ố VÀNG

Miễn phí 100%

Mặc dù không quá khẩn cấp như các bệnh lý răng miệng khác, nhưng vàng ố răng có thể khiến bạn thiếu tự tin và không muốn mỉm cười mỗi ngày. May thay, cải thiện màu răng của bạn có thể là một việc đơn giản như thay đổi chế độ ăn uống trong khi thực hiện các biện pháp vệ sinh răng miệng hàng ngày. Bạn thậm chí có thể hưởng lợi từ việc điều trị làm trắng răng từ nha sĩ của bạn. Dưới đây là 10 nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng thay đổi màu răng không mong muốn:

Đôi khi màu răng được di truyền trong gia đình. Nếu răng của bố hoặc mẹ bạn có màu vàng, có khả năng răng bạn cũng có tông màu tương tự. Màu nâu đỏ, đỏ vàng, xám hoặc xám đỏ là 4 sắc thái tự nhiên của răng ngoài răng màu trắng, và sắc tố này thay đổi theo quang phổ từ nhạt tới đậm.

Răng trông có màu vàng khi lớp men răng mỏng và phần ngà răng bên dưới lộ ra. Ngà răng là một chất có màu vàng đậm đến hơi nâu trong răng và nằm bên dưới lớp men răng, đây cũng chính là lý do tại sao khi soi gương bạn thấy răng có màu vàng. Men răng dày che phủ ngà răng, nhưng nên nhớ rằng nó không phải lúc nào cũng ngăn chặn được các vết ố hình thành trên bề mặt răng — một nguyên nhân khác giải thích cho tình trạng vàng răng.

Răng cuối cùng cũng sẽ chuyển vàng khi bạn già đi, khi đó men răng bị mài mòn do nhai và tiếp xúc với các loại axit từ thức ăn và đồ uống. Hầu hết răng chuyển vàng khi lớp men răng mỏng dần theo tuổi tác, nhưng có một số răng có màu hơi xám do bị lẫn với các vệt ố lâu ngày từ thức ăn.

Nicotine từ việc hút thuốc không chỉ tạo nên một chứng nghiện không lành mạnh, mà nó còn lưu lại các vết ố bề mặt hơi vàng hoặc nâu trên răng bạn (thêm một lý do nữa để bỏ thói quen này).

Có nhiều loại thực phẩm làm ố răng. Cà chua trong sốt mỳ Ý, gia vị trong cà ri và các loại quả mọng đều chứa các sắc tố màu bám vào men răng và làm ố bề mặt răng. Kể cả salad lành mạnh với sốt giấm balsamic cũng có thể để lại các vệt màu khó coi trên răng bạn.

Cà phê và trà là hai trong số các nguyên nhân phổ biến nhất gây vàng răng, nhưng rượu vang đỏ và rượu vang trắng cũng không ngoại lệ. Các nguyên nhân khác còn bao gồm nước ngọt đậm hoặc nhạt màu và các thức uống thể thao khác có hương liệu nhân tạo.

Thuốc kháng sinh tetracycline gây ố răng khi chúng phát triển trong nướu. Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, nếu mẹ bạn sử dụng thuốc kháng sinh trong nửa sau của thai kỳ, hoặc bạn sử dụng thuốc kháng sinh trước 8 tuổi, bạn có thể có răng vĩnh viễn bị ố màu và cần sử dụng phương pháp tẩy trắng răng từ phòng khám nha khoa để giải quyết tình trạng này.

Fluoride tốt cho răng, nhưng dư thừa Fluoride có thể dẫn tới các đốm vàng hoặc nâu vàng trên răng được gọi là nhiễm độc Fluoride. Nước chứa Fluoride, kem đánh răng chứa Fluoride, thuốc viên và các phương pháp điều trị có chứa Fluoride là các nguồn cung cấp Fluoride lớn nhất của bạn. Hãy đến hỏi nha sĩ nếu bạn lo lắng về việc bạn hoặc con bạn đang sử dụng quá nhiều Fluoride thông qua các nguồn cung cấp kể trên.

Tác động của một tai nạn hoặc chấn thương vật lý có thể làm nứt men răng và gây hư hại bên trong răng, dẫn tới sự đổi màu răng có thể có biểu hiện chảy máu răng và cần sự chăm sóc y tế kịp thời.

Nghiến răng là một thói quen trong vô thức mà một số người thường có khi căng thẳng, đặc biệt là khi ngủ. Cắn chặt răng hàm quá mức hay còn được gọi là chứng nghiến răng, là một thói quen gây tổn hại cho men răng, khiến men răng yếu đi, dẫn tới nứt răng và vàng răng.