Viêm loét đại tràng uống thuốc gì

Thói quen ăn uống sinh hoạt chưa khoa học là nguyên nhân chính lý giải cho vấn đề ngày nay có rất nhiều người bị viêm loét đại tràng. Viêm loét đại trực tràng có nhiều biểu hiện khác nhau, mức độ gây đau đớn nhẹ hay nặng còn tùy thuộc vào vị trí viêm loét. Vậy dấu hiệu bị viêm loét đại trực tràng ra sao? Bài viết sẽ giúp bạn đọc có thêm những thông tin về bệnh cũng như chẩn đoán và dùng thuốc trong điều trị viêm loét đại trực tràng chảy máu.

Đại trực tràng còn được gọi là ruột già là đoạn cuối cùng của ống tiêu hóa. Đại trực tràng có chức năng tiếp nhận và bài biết các thức ăn không tiêu hóa được [phân]

Viêm loét đại-trực tràng chảy máu là bệnh viêm mạn tính, có tính chất tự miễn. Bệnh gây ra tình trạng bị loét và chảy máu tại khu vực đại trực tràng, gây tổn thương lan tỏa lớp niêm mạc và dưới niêm mạc, vị trí chủ yếu ở trực tràng và giảm dần cho đến đại tràng phải.

Nguyên nhân gây viêm loét đại trực tràng đến nay vẫn chưa rõ, tuy nhiên theo nghiên cứu, bệnh có liên quan tới quá trình đáp ứng miễn dịch. Viêm loét đại tràng chảy máu và bệnh Crohn được gọi chung là nhóm bệnh viêm ruột [Inflammatory Bowel Disease – IBD]. Bệnh lúc đầu có thể chỉ khu trú tại trực tràng, về sau lan dần vào trong, gây tổn thương có thể toàn bộ đại tràng, đôi khi có thể lan cả sang một phần của đoạn cuối ruột non.

Viêm loét đại trực tràng chảy máu là bệnh viêm mạn tính có tính tự miễn

Dấu hiệu lâm sàng:

Dấu hiệu người bệnh có thể nhận thấy trong quá trình sinh hoạt hằng ngày:

  • Đau bụng, ruột thấy khó chịu, không thoải mái, đầy bụng, chướng bụng
  • Hoạt động ruột thay đổi liên tục gây ra tình trạng bị rối loạn phân: Đại tiện phân lỏng hoặc táo bón, thấy có nhày máu [màu đỏ tươi hoặc sẫm màu] nhiều lần trong ngày, phân màu đỏ.
  • Sốt hiếm khi thường ở thể tiến triển nặng, thể có biến chứng.
  • Phân nhỏ hơn so với bình thường
  • Triệu chứng ngoài tiêu hóa: bị đau khớp, viêm màng bồ đào, viêm xơ hóa đường mật.
  • Toàn thân: gầy sút cân không rõ nguyên do, thiếu máu, đôi khi phù do thiếu dinh dưỡng
  • Cơ thể mệt mỏi

Dấu hiệu cận lâm sàng:

Khi thực hiện thủ thuật nội soi đại trực tràng, thấy phạm vi tổn thương:

  • Viêm loét trực tràng: tổn thương chỉ ở trực tràng
  • Viêm loét trực tràng và đại tràng sigma: tổn thương từ trực tràn đến giữa đại tràng sigma.
  • Viêm loét đại tràng trái: tổn thương từ trực tràng lên đến đại tràng góc lách.
  • Viêm loét đại tràng phải: tổn thương từ trực tràng lên đến đại tràng góc gan.
  • Viêm loét đại tràng toàn bộ.

Sau khi nội soi, lấy 1 mảnh tế bào bị viêm để làm xét nghiệm [xét nghiệm mô bệnh học]. Đây là tiêu chuẩn đánh giá quan trọng, kết luận cuối cùng để biết mức độ viêm loét đại trực tràng chảy máu. Kết quả cho thấy:

  • Tổn thương chỉ ở lớp niêm mạc, dưới niêm mạc, không tổn thương đến lớp cơ.
  • Biểu mô phủ bong tróc, mất bằng phẳng.
  • Cấu trúc khe tuyến bất thường: ngắn lại, mất song song, chia nhánh, giảm số lượng tế bào hình đài cạn kiệt chất nhày.
  • Tương bào thâm nhập xuống lớp mô đệm.
  • Áp xe khe hốc.
  • Xuất huyết niêm mạc, các mạch máu xung huyết.

Xét nghiệm mô tế bào bị viêm là tiêu chuẩn đánh giá quan trọng để xác định tình trạng bệnh

Làm xét nghiệm thêm thấy:

  • Bị thiếu máu ở các mức độ tùy vào tình trạng xảy ra sớm hay lâu

Nếu không khám, điều trị kịp thời, viêm loét đại trực tràng chảy máu gây ra những biến chứng nguy hiểm khác:

  • Phình giãn đại tràng: thường gặp ở thể viêm loét đại tràng nặng, viêm toàn bộ đại tràng. Đại tràng giãn to chủ yếu giãn đại tràng ngang, d > 6cm. đay là 1 cấp cứu nội khoa vì có nguy cơ thủng đại tràng.
  • Thủng đại tràng: bệnh cảnh viêm phúc mạc. là cấp cứu ngoại khoa.
  • Xuất huyết tiêu hóa
  • Ung thư hóa theo dõi CEA, CA 19.9.

Đối với các trường hợp chưa từng điều trị: Khởi đầu cho sử dụng 1 loại thuốc, sau đó đánh giá đáp ứng dựa vào triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân sau 10- 15 ngày;

Đối với trường hợp đã hoặc đang điều trị có đợt tiến triển nặng: Cần bắt đầu lại điều trị bằng 2 loại thuốc đang điều trị và kết hợp thêm 1 loại thuốc khác;

Trường hợp đã được điều trị và ngừng điều trị từ lâu: Điều trị khởi đầu giống như trường hợp chưa từng được điều trị, nên bắt đầu điều trị bằng loại thuốc khác;

Trường hợp thể tổn thương nhẹ tối thiểu ở trực tràng và đại tràng sigma nên kết hợp thêm thuốc điều trị tại chỗ viên đặt hậu môn và thuốc thụt;

Viêm loét đại trực tràng chảy máu có thể được điều trị bằng việc sử dụng thuốc

Để điều trị bệnh nhân bị viêm loét đại trực tràng chảy máu mức độ nhẹ.[tổn thương ở trực tràng], điều trị bằng thuốc:

  • 5- ASA đường uống: pentasa
  • 5 - ASA tại chỗ : nang đặt hậu môn.
  • Có thể kết hợp steroid tại chỗ nang đạn đặt hoặc dung dịch thụt hoặc dạng bột: 100mg x 1-2 lần/ngày.
  • Kháng sinh uống: ciprofloxacin hoặc metronidazol

Điều trị bệnh nhân bị viêm loét đại trực tràng chảy máu mức độ vừa [ tổn thương ở đại tràng trái ]

  • 5 - ASA đường uống: pentasa n
  • 5 - ASA tại chỗ: dung dịch thụt hoặc bột.
  • Dung dịch hydrocortisone 100mg thụt vào mỗi buổi sáng
  • Kháng sinh uống: ciprofloxacin hoặc metronidazol
  • Nếu không đáp ứng: kết hợp corticoid uống
  • Nếu vẫn không đáp ứng:methylprednisolon

Điều trị viêm loét đại trực tràng chảy máu mức độ vừa hoặc nặng [ tổn thương đại tràng phải hoặc toàn bộ đại tràng ]:

  • 5- ASA đường uống: pentasa
  • Prednisolon uống
  • Nếu không đáp ứng: corticoid liều cao tiêm TM, methylprednisolon 16-20mg/8h, hydrocortisone 100mg/8h [TM]. Nếu lâm sàng cải thiện sau 7-10 ngày giảm liều dần mỗi 5mg/tuần và cắt hẳn. nếu không đáp ứng kết hợp dùng thuốc ức chế miễn dịch.
  • Kháng sinh: ciprofloxacin hoặc metronidazol

Tùy thuộc vào mức độ viêm loét đại trực tràng chảy máu để sử dụng thuốc điều trị phù hợp

Người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định và sự hướng dẫn của bác sĩ

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tuân thủ chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, lựa chọn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, ít chất xơ như cơm nhão, cháo, thịt nạc, cá, sữa đậu nành, lưu ý tránh ăn rau sống, bắp...

Kiêng các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, rau sống, đồ uống có cồn, thức ăn cay nóng.

Hạn chế căng thẳng quá mức khiến bệnh thêm trầm trọng, nên thư giãn, thoải mái đầu óc, không sử dụng các chất kích thích, uống đủ nước. Đây cũng là những biện pháp giảm nguy cơ mắc bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu đối với những người khỏe mạnh.

Cho tới nay, chưa có thuốc đặc trị khỏi bệnh hoàn toàn viêm loét đại trực tràng chảy máu. Chỉ có thể điều trị giúp hạn chế bệnh, giảm đau đớn cho bệnh nhân. Chính vì vậy, bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cần thực hiện các chế độ dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hóa, tránh stress và cần thường xuyên khám sức khỏe định kỳ.

Ngay khi có triệu chứng, cần đi khám bệnh sớm để được điều trị kịp thời khi tổn thương chưa lan rộng. Bệnh viện Đa Khoa Quốc tế Vinmec với đội ngũ y bác sỹ đầu ngành chuyên môn cao, cùng với trang thiết bị y tế hiện đại, chất lượng tiêu chuẩn quốc tế, bạn đọc có thể tin tưởng lựa chọn làm điểm đến để khám và điều trị cho bản thân và gia đình.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Viêm đại tràng co thắt [ đau đại tràng co thắt ] là hiện tượng ruột già bị rối loạn trong quá trình tiêu hóa do các tác nhân như thức ăn không đủ tiêu chuẩn, virus, vi khuẩn…gây ra. Vậy để phòng ngừa bệnh thì bạn cần đặc biệt lưu ý các vấn đề như nên ăn gì, đau đại tràng uống thuốc gì? như nào để hỗ trợ điều trị bệnh lý một cách tốt nhất.


Đại tràng co thắt

Biểu hiện đau viêm đại tràng co thắt là gì?

Viêm đại tràng co thắt là một trong những căn bệnh có thể được điều trị một cách triệt để bệnh lý nếu bạn kịp thời được chẩn đoán phát hiện kết hợp việc điều trị của bác sỹ cùng chế độ ăn uống hợp lý. Vì vậy bạn cần nắm rõ một số biểu hiện chính của bệnh đau viêm đại tràng co thắt như:

  • Đau bụng liên tục nhiều giờ
  • Thường xuyên bị tiêu chảy, chán ăn buồn nôn hoặc nôn ói.
  • Cơ thể mệt mỏi suy nhược nhanh chóng.

Lúc này bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để thuận tiện trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh đau đại tràng có thể truyền cấp nước và các chất điện giải có lợi cho sức khỏe của bạn.

Người bị viêm đại tràng co thắt ăn uống như thế nào?

Hiện nay việc điều trị bệnh đại tràng co thắt thì luôn luôn kèm theo một chế độ ăn uống được chỉ định nhằm giúp bệnh nhân có thể giảm thiểu tối đa các cơn đau bụng liên tục cũng như nhằm tăng sức đề kháng cho ruột già [ đại tràng ]. Từ đó có thể chống lại diễn tiến của việc viêm đại tràng mãn tính.

Sau đây mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu đại tràng co thắt ăn uống gì?

  • Yếu tố Thứ 1: Bạn cần phải ăn chín uống sôi
  • Yếu tố thứ 2: Thức ăn cần bổ sung trứng, sữa đậu nành, rau xanh [ rau cải, rau ngót…]….điều này giúp hệ tiêu hóa có thể tự bảo vệ khỏi các vi khuẩn virus gây hại…
  • Yếu tố thứ 3: Cần ăn uống bổ sung các loại acid, enzyme hỗ trợ hệ tiêu hóa nâng cao sức đề kháng.
  • Yếu tố thứ 4: Nếu bạn bị viêm loét đại tràng thì cần bổ sung các loại hoa quả, thức ăn chủ yếu giàu chất đạm như: cua, cá biển, chuối, táo, rau ngót….
  • Yếu tố thứ 5: Ăn uống thức ăn dễ tiêu như cháo, khoai lang, cơm dẻo….
  • Yếu tố thứ 6: Tăng cường uống nước lọc hàng ngày hoặc uống các loại nước hoa quả có nhiều vitamin A,K,B,D.


Viêm đại tràng co thắt nên ăn uống gì?

Đau đại tràng uống thuốc gì?

Để điều trị việc đau đại tràng co thắt hầu hết mọi người đều sử dụng thuốc tây hoặc thuốc nam để điều trị nhưng hiệu quả chỉ tạm thời ngăn ngừa diễn tiến bệnh lý và cần phải đi kiểm tra định kỳ đến khi hoàn toàn chấm dứt được bệnh


Đau đại tràng uống thuốc gì?

Điều trị bằng thuốc tây

Đối với việc điều trị này thì bạn cần phải đến trực tiếp Bệnh viện để thăm khám nội soi đại tràng để bác sỹ có thể chẩn đoán một cách chính xác nhất tình trạng bệnh đau đại tràng co thắt mức độ như thế nào? Từ đó bác sỹ trực tiếp điều trị sẽ kê thuốc điều trị như dưới đây:

Thuốc berberin, ercefuryl…kiểm soát và ngăn ngừa nhiễm khuẩn viêm đại tràng co thắt

Thuốc Flagyl, Nystatin, Fugacar… diệt ký sinh trùng và chống nấm

Thuốc Spasmaverine, No spa, papaverin…giảm đau và hạn chế việc tiêu chảy co thắt thành bụng…

Các loại thuốc bột, men vi sinh đặc trị đại tràng co thắt tăng cường hệ miễn dịch…

Thuốc Ciprofloxacin, Biseptol, Metronidazol…tăng cường khả năng chống viêm nhiễm cùng các vi khuẩn có hại trong đường ruột.

Thuốc Smecta, Actapulgite…chống tiêu chảy, táo bón…

Điều trị bằng thuốc nam [ theo tây y hoặc kinh nghiệm dân gian ]

Theo nghiên cứu trong những năm gần đây có rất nhiều loại thuốc nam có trong thảo dược tự nhiên trong vườn nhà có tác dụng giúp ngăn ngừa sự tiến diễn của viêm đại tràng rất hiệu quả mà không gây tác dụng phụ như:

Bột mầm lúa mì, nước ép dứa, tinh bột nghệ, rễ cây đinh lăng, củ riềng…..

Những loại này cần phải pha vào nước với liều lượng thích hợp uống trước bữa ăn hàng ngày. Và người bệnh cũng cần phải kiên trì uống trong vòng 1-2 tháng mới thấy rõ hiệu quả tích cực của việc điều trị đau đại tràng co thắt.

Như vậy bạn đã có thể tìm hiểu chi tiết về bệnh đau viêm đại tràng co thắt. Ngoài ra bạn cần lưu ý nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như đau bụng dữ dội liên tục, chán ăn buồn nôn hay nôn ói…Thì cần đến trực tiếp bệnh viện để nội soi chẩn đoán chính xác nhất diễn tiến của bệnh lý. Bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp đến Bệnh Viện Đa Khoa Bảo Sơn theo số hotline 091 585 0770 để đặt lịch tư vấn và khám của các chuyên gia về tiêu hóa hàng đầu tại Việt Nam.

Xem thêm:

Lưu ý khi nội soi đại tràng

Phương pháp nội soi đại tràng không đau

Video liên quan

Chủ Đề