Vitage là gì

Tyra Banks từng nói, thời trang là một chuỗi xoay vòng. Có lẽ chính vì thế mà phong cách thời trang vintage mang phong cách cổ điển lãng mạn đang là xu hướng được ưa chuộng trong thời gian gần đây.

Nếu xu hướng chỉ mang tính nhất thời thì với chuỗi xoay vòng của thời trang, giá trị cổ điển của trang phục vintage sẽ tồn tại cùng năm tháng.

Nội dung chính

  • Định nghĩa thời trang Vintage
  • Các cột mốc quan trọng
  • Phong cách thiết kế trong phong cách thời trang vintage
    • Nghĩa nguyên thủy
    • Trong thời trang
    • Một số thuật ngữ tương tự
  • Mặc đẹp theo phong cách vintage
    • Chọn trang phục gần với xu hướng đang thịnh hành
    • Kết hợp khéo léo chi tiết vintage với chi tiết hiện đại
    • Kết hợp nhiều thời kỳ khác nhau
    • Tránh mặc trang phục quá cũ

Định nghĩa thời trang Vintage

Phong cách thời trang vintage [hiện nay mọi người thường gọi là “retro” một cách ngắn gọn] thường được dùng để chỉ những trang phục và phong cách mang hơi hướng những thập kỷ trước. Những sản phẩm theo xu hướng thời trang này là phiên bản “tái thiết” của những kiểu dáng sẵn có.

Thời trang Vintage

Các cột mốc quan trọng

Mặc dù quần áo vintage có chất lượng tốt với kiểu dáng và chất liệu độc đáo – nhưng trào lưu vintage thực sự khởi sắc vào đầu những năm 1990.

Thị hiếu về thời trang vintage tăng rõ rệt và được nhiều ngôi sao nổi tiếng ưa thích như Julia Roberts, Renée Zellweger, Chloë Sevigny, Tatiana Sorokko, Kate Moss hay Dita Von Teese.

Sự phổ biến của truyền hình và phim ảnh vào giữa thế kỷ 20 cũng góp phần làm cho phong cách vintage trở nên thịnh hành.

Theo thời gian, nhu cầu về bảo vệ môi trường cũng tăng lên với tiêu chí 3R: Reusing [sử dụng lại], Recycling [tái chế] và Repairing [sửa chữa] trang phục cũ hơn là vứt bỏ chúng đi.

Đôi khi quần áo vintage có thể tái chế bằng cách thay đổi độ dài đường váy hay các chi tiết khác để mang hơi hướng hiện đại hơn.

Trang phục vintage nếu quá cũ có thể được sử dụng lại như một chi tiết mới của trang phục.

Sư hồi sinh của các nhóm văn hóa như nhạc Rock hay Swing cũng đóng vai trò quan trọng trong thị hiếu về trang phục vintage.

Ở Phần Lan, thời trang vintage còn là đặc điểm nhận dạng của nhiều liên đoàn hay các tổ chức phi chính phủ mang tên Fintage, chuyên lưu giữ những chất liệu văn hóa cũng như bảo vệ môi trường.

Phong cách thiết kế trong phong cách thời trang vintage

Nghĩa nguyên thủy

Vintage là một từ có rất nhiều nghĩa, nghĩa nguyên thủy được dùng trong quá trình sản xuất rượu nho, từ lúc thu hoạch cho đến khi thành phẩm. Vintage wine là rượu vang chính vụ, sản xuất trong một năm nhất định và có chất lượng cao.

Qua thời gian, từ vintage được biến đổi nghĩa đi, được dùng để chỉ những gì có chất lượng cao nhưng thuộc về thời đại trước [old era].

Những chiếc xe cũ, có tuổi đời ít nhất 50 năm được gọi là vintage car, và cuối cùng, những người buôn quần áo sencondhand đã dùng từ vintage để chỉ những bộ quần áo cũ – thuộc về thời đại trước – thường rất đẹp và công phu: Vintage clothings.

Trong thời trang

Thời trang vintage là thuật ngữ chung chỉ quần áo từ thời đại trước. Có một cách hiểu chung cho các thuật ngữ:

Quần áo được sản xuất trước những năm 1920 là quần áo cổ  xưa [antique clothings], quần áo trong khoảng thời gian từ những năm 1920 đến 20 năm trước được gọi là trang phục vintage [vintage clothing].

Một số thuật ngữ tương tự

Retro, từ thu gọn của retrospective [thuộc về quá khứ], hay “phong cách vintage” để chỉ trang phục có kiểu dáng giống như các thời kỳ trước.

Reproduction, hay repro, chỉ quần áo mới là phiên bản sao chép kiểu dáng của quần áo cũ. Trang phục được sản xuất gần đây thường được gọi là thời trang hiện đại hay thời trang đương đại [contemporary clothings].

Như vậy, cần phân biệt hai thuật ngữ retro và vintage. Nếu như vintage là những trang phục cũ còn lưu giữ lại từ quá khứ, thì retro là những thiết kế mới được “tái hiện” giống kiểu dáng váy áo thời kỳ cổ xưa.

Mặc đẹp theo phong cách vintage

Chọn trang phục gần với xu hướng đang thịnh hành

Nếu bạn muốn mặc trang phục phong cách vintage một cách an toàn hay chưa tự tin với cách phối vintage của mình, cách đơn giản nhất là chọn quần áo, những chiếc đầm mang hơi hướng hiện đại, vì “thời trang luôn xoay vòng” nên bạn có thể dễ dàng tìm thấy những trang phục vintage có kiểu dáng đương đại.

Kết hợp khéo léo chi tiết vintage với chi tiết hiện đại

Để có dáng vẻ cổ điển nhưng vẫn hài hòa với hoàn cảnh hiện tại, để bộ trang phục vintage của bạn không giống như một bộ đồ hóa trang, yếu tố quan trọng nhất mà bạn nên nằm lòng đó là kết hợp hiện đại và vintage với tỉ lệ 50/50.

Nếu bạn đang mặc một chiếc áo vintage? Bạn có thể dễ dàng kết hợp với skinny jeans hoặc một chiếc quần hiện đại. Và nếu phần dưới vintage? Đơn giản nhất là một chiếc áo thun hay áo len để cân bằng bộ trang phục. Ngoài ra, nếu mặc trang phục liền, bạn cũng có thể vận dụng quy tắc này bằng cách làm tóc và makeup hay thêm thắt các phụ kiện hiện đại.

Kết hợp nhiều thời kỳ khác nhau

Hiểu đặc trưng và kết hợp giữa nhiều thời kỳ khác nhau, những năm 1960, 1970 hay 1980…sẽ mang lại hiệu ứng đáng ngạc nhiên tương tự như việc hòa trộn đương đại và cổ điển.

Sự trộn lẫn độc đáo giữa các sắc thái màu khác nhau hay những họa tiết cũng như hoa văn sẽ tạo nên nét mới lạ cho bộ trang phục của bạn.

Tránh mặc trang phục quá cũ

Một trang phục vintage không đồng nghĩa với việc chúng vẫn còn bền mới hay hợp thời trang. Những lỗi chất liệu như tưa chỉ, xù lông, thô nhám sẽ khiến độ thẩm mỹ của bộ trang phục đi xuống. Nếu bạn yêu thích trang phục của mình, đừng quên kiểm tra kỹ và tân trang lại trước khi sử dụng.

Bạn cũng nên chú ý đến kích cỡ của trang phục và chỉnh sửa sao cho phù hợp với vóc dáng. Tuy nhiên chỉnh sửa cũng cần cẩn trọng để không làm mất đi nét vintage vốn có của sản phẩm.

Với những ai ưa thích vẻ đẹp dịu dàng, mềm mại nhưng không kém phần phong cách, ấn tượng thì Vintage là một sự lựa chọn tối ưu. Lựa chọn trang phục vintage sao cho phù hợp với bản thân là cách để bạn thể hiện gu thẩm mỹ và một phần tính cách của mình. Kín đáo nhưng quyến rũ, nhẹ nhàng nhưng vẫn giữ nét tinh tế.

Chủ Đề