Wmns là gì

Sự khác nhau về kích cỡ có thể được xem là một rào cản lớn khiến rất nhiều người không thể sở hữu được cho mình một đôi giày ưng ý, đặc biệt là khi mua giày online. Qua bài viết sau, Authentic Shoes hi vọng có thể giúp giảm cơn đau đầu đó bằng cách đem đến cho các bạn một cẩm nang những kiến thức cần biết về sự khác biệt trong cách fit size của các loại giày thể thao.

1. Có Rất Nhiều Hệ Đo Lường Size Giày 

Một trong những điều cần lưu ý đầu tiên nằm ở chỗ những phương pháp đo lường khác nhau trên bản size của từng khu vực như Mỹ [US], Anh [UK] hay Châu Âu [EU] hay đơn giản như ở Việt Nam chúng ta lại thường hay chọn Size FR khi mua giày thể thao.

Hãy nhớ rằng mình đang đi size bao nhiêu của hệ Size gì trước khi chọn size. Vì chỉ cần sai sót một chút thì đã đi cả dặm rồi. Ví dụ bạn chỉ nhớ láng máng mình đi Size 8 nhưng không rõ size 8 là Us Hay UK thì đây thực sự là thảm hoạ vì 8US là Size 41 còn 8UK là size 42.5 theo hệ Size Nam của hãng giày Nike

Xem thêm: Reebok trở lại cùng 4 phối màu huyền thoại ZX và Adidas

2. Size Giày Cũng Phân Theo Giới Tính

Không chỉ làm khó người dùng bằng hệ size giày phức tạp mà phần lớn các nhà sản xuất giày thể thao lớn trên thế giới còn làm khó khách hàng khi chia size theo giới tính. Và Size giày nam thì sẽ không giống size giày nữ của bất kì hãng giày nào. Một ví dụ đơn giản: Giả sử bạn đang đi một đôi giày của Adidas và nhớ láng máng rằng mình đi 6US. Bạn đang chọn mua cho mình một đôi NMD. Tuy nhiên thật không may mẫu giày này lại chọn hệ size Unisex của Adidas và bạn là nam. Vâng Bạn đã mua phải một đôi giày size 37 1/3 thay vì size 38 2/3 như bạn đang mong muốn. 

Vì vây, hãy cứ hỏi người bán mỗi khi mua giày rằng mẫu giày đó là size Women hay Size Men. Hoặc nếu mua Online cũng vậy hãy liên lạc với người bán hoặc gọi điện trực tiếp cho họ. Ngoài ra hãy ưu tiên cửa hàng cho phép bản đổi Size giày khi không vừa nhé, việc đó sẽ tiết kiệm cho bạn khi mà không phải bỏ tiền ra để mua một đôi giày mà mình không thể đi vừa. Ở Authentic Shoes bạn có thể đổi giày nếu bạn có mua nhầm size miễn là đừng đi đôi ấy ra đường bạn có thể thử nó trong nhà.

3. Các Hệ Size Khác

Có một số hãng to chia giày ra theo hệ size khác nhau cho một số dòng giày đặc biệt. Và dưới đây là một số hệ Size theo hãng của vài thương hiệu nổi tiếng : 

  •  PS – Pre-School Của Nike: Hệ Size này dành cho trẻ em
  •  GS – Grade School của Nike: Hệ size dành cho học sinh cấp 1,2, tránh nhầm lẫm, không phải viết tắt của Girl Size từ size 35.5 - 40 FR
  •  1-7Y: size Youth của Nike : Hệ Size dành cho thanh thiếu niên cũng từ 36 tới 40 Fr. 
  •  J - Hệ size Junior của Adidas : Hệ này cũng tương đương Youth của Nike.
  • Ngoài ra thì hệ size Men và Women thì quá quen thuộc rồi mình xin phép bỏ qua. 

Xem thêm: Lịch sự và phối màu đình đám của adidas Yeezy Boost 350 V2

4. Form Giày

Đây có lẽ là điều quan trọng nhất, nhiều bạn cứ nghĩ việc mình chọn đúng Size giày rồi thì chắc chắn sẽ vừa với bất kì đôi nào cũng vừa khi đi size ấy. Nhưng mà đời không như mơ.

Ví dụ như sau: Một người mang một đôi giày thể thao mang phong cách thời trang casual như Nike Cortez có size 9 thì chắc bạn không thể mang vừa một đôi giày chạy bộ hoặc bóng rổ cùng số size của chính Nike.

Vì sao lại có sự khác biệt như vậy? Như chúng ta đã biết mỗi dòng giày thể thao đều được sản xuất ra nhằm đáp ứng cho các mục đích sử dụng khác nhau, từ những đôi giày thời trang, chủ yếu để trưng diện, cho đến các dòng giày với tính năng đặc trưng hơn cho các môn thể thao như: bóng đá, bóng rổ, chạy bộ, workout. Và size giày cũng phụ thuộc vào nhà sản xuất, chẳng hạn như size 8 US của một đôi socklike của Nike cũng sẽ có chút khác biệt [ôm chân hơn] với một đôi socklike của Adidas.

Chính vì vậy trong quá trình thiết kế và sản xuất, các nhãn hàng đều cố gắng mô phỏng cử động của bản chân khi thực hiện các hoạt động đặc trưng của các môn thể thao khác nhau. Từ đó tìm một bộ khung [last] phù hợp để có thể đem đến một sản phẩm có tính hỗ trợ tốt nhất cho người mang.

Xem thêm: So sánh AlphaBounce vs UltraBoost ?

Chính vì vậy, mỗi dòng giày thể thao sẽ mang một kiểu dáng đặc trưng [được quyết định bởi bộ khung] phù hợp với đối tượng sử dụng mà nó sẽ phục vụ và điều này là nguyên nhân chính dẫn đến sự khác nhau về size giữa các đôi giày. Bên cạnh đó sự khác biệt về cấu tạo bàn chân của nam giới, phụ nữ và trẻ em cũng là một lí do khác. Chất liệu cũng là một điểm cần đặc biệt lưu tâm trước khi mua. 

Một chuyên gia về giày thể thao của hãng giày adidas đã từng chia sẻ: “Chất liệu và  bộ khung đều có vai trò rất quan trọng trong độ vừa vặn của một đôi giày. Đối với chất liệu da, bộ khung sẽ góp phần lớn trong việc định hình nên kiểu dáng của đôi giày. Tuy nhiên, với những chất liệu có tính co dãn như lưới Pk thì kiểu dáng đôi giày có thể được thay đổi tùy theo cấu tạo chân người mang, vì vậy vai trò của bộ khung trong trường hợp này sẽ ít ảnh hưởng hơn”. Vì lẽ đó, mỗi dòng giày khác nhau phải được sử dụng những bộ khung khác nhau. Nếu bộ khung được sử dụng trong lúc đóng giày không phù hợp với chất liệu và tính năng của đôi giày, thì gần như chắc chắn, đôi giày đó sẽ không thể nào đem lại cảm giác thoải mái và vừa vặn cho người mang.

Để nhấn mạnh tầm quan trọng của bộ khung, Oddbjorn Stavesing – Trưởng bộ phận thiết kế toàn cầu của adidas Originals – tiết lộ rằng bên cạnh nhiều nhà phân phối thì nhãn hàng này còn sở hữu một xưởng làm khung của riêng mình: “Sự thay đổi của bộ khung có thể đem lại một mẫu giày hoàn toàn mới. Như trường hợp của mẫu giày Deerupt, mặc dù được lấy nguyên mẫu từ đôi giày thể thao adidas New York cổ điển, nhưng chỉ với việc sử dụng một bộ khung hoàn toàn khác, chúng tôi đã tạo ra một kiểu dáng đặc trưng và hiện đại hơn nhiều”. Vậy nên, nhiều khả năng một đôi adidas Deerupt và một đôi adidas New York cùng size 9 sẽ có cách fit size khá khác nhau.

Như đã nói ở trên, một miếng khung của giày thể thao sẽ được tạo ra dựa trên hàng loạt tiêu chí khác nhau: cấu tạo bàn chân, cử động đặc thù của từng môn thể thao, các yếu tố thiết kế, chất liệu hay thậm chí là những chỉ số được đo tỉ mỉ từ các vận động viên. Cuối cùng, một câu chuyện thú vị nhằm nhấn mạnh sự quan trọng của bộ khung. 

Vào năm 1986, Nike đã bị mất bản vẽ miếng khung của thiết kế Air Jordan 2. Không hiểu do sơ xuất hay có bàn tay của ai đó nhúng vào, tuy nhiên sự việc này đã khiến cho hãng thời trang nước Mỹ thật sự khốn đốn với dòng giày thứ 2 của Michael Jordan này. Được biết, dù đã cố gắng mổ xẻ những đôi Jordan 2 đã được sản xuất như thế nào thì Nike cũng không thể tái tạo lại chính xác kiểu dáng của mẫu giày này. Chính điều này là nguyên nhân khiến cho số lượng những phối màu retro của Jordan 2 khá là ít so với những dòng giày Air Jordan khác.


Sau khi hiểu rõ tầm quan trọng của bộ khung và kiểu dáng của những dòng giày thể thao, hãy đảm bảo rằng sản phẩm bạn đang cân nhắc sẽ được sử dụng đúng với tính năng của nó, nhằm đem lại một cảm giác vừa vặn và thoải mái tuyệt đối khi mang.

Gợi ý nhỏ từ Authentic Shoes: hãy lấy một đôi giày thể thao thời trang casual có Form True size làm số đo chuẩn cho chân bạn, từ đó tùy theo dòng giày mà bạn có thể tăng lên hoặc giảm xuống 0.5 size để vừa vặn hơn.

Ví dụ: những đôi sneaker như  dùng cho mục đích chạy bộ như Ultra Boost thường sẽ có độ fit size khá chặt, khi chọn mua một đôi giày như vậy, hãy tăng 0.5 size từ số đo chuẩn. Tuy nhiên, nếu có thể thì tốt nhất bạn hãy đến thử giày trực tiếp tại các cửa hàng của Authentic Shoes để có thể chắc chắn hơn.

Xem thêm bài viết:

Video liên quan

Chủ Đề