Ý nghĩa tầm quan trọng của hợp đồng xây dựng

01[50]/2009

Mục lục

  • 1.Đặt vấn đề
  • 2.Ảnh hưởng của yếu tố hình thức đối với hợp đồng
  • 3.Kết luận
  • 4.Tài liệu tham khảo

Ảnh hưởng của yếu tố hình thức đối với hợp đồng

LÊ MINH HÙNG

01[50]/2009 - 2009, Trang 12-22

Ngày đăng:

  • Trích dẫn
  • Share

    • Twitter
    • Facebook
    • Zalo

TÓM TẮT

không có


ABSTRACT:

no

TỪ KHÓA: không có,

KEYWORDS: no,

Trích dẫn:

×

LÊ MINH HÙNG, Ảnh hưởng của yếu tố hình thức đối với hợp đồng, Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, 01[50]/2009, Trang 12-22

//tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn/module/xemchitietbaibao?oid=e0389f61-91b7-4129-a7b3-73ca4524fa78

Đăng ký để tải miễn phí Đăng ký

Bài viết đã được lưu vài tài khoản.

×

Vui lòng vào mục "Quản lý tài khoản" -> "Bài viết đã lưu" để có xem tiếp ngay lần đăng nhập sau.

I. Đặt vấn đề

Hình thức là một yếu tố pháp lý quan trọng của hợp đồng, có quan hệ biện chứng với bản chất, nội dung, giá trị hiệu lực, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng và là phương tiện để diễn đạt ý chí của các bên cũng như để chứng minh sự tồn tại của hợp đồng, với ý nghĩa đó, hình thức của hợp đồng được thừa nhận và qui định trong pháp luật của hầu hết các quốc gia[1], nhưng cách thức thể hiện và vai trò của yếu tố này trong pháp luật hợp đồng ở các quốc gia là không hoàn toàn giống nhau. Cũng vì lẽ đó mà vấn đề hình thức và sự ảnh hưởng của hình thức đối với hợp đồng trở thành một trong những đề tài gây ra nhiều tranh luận sôi nổi trong giới khoa học pháp lý Việt Nam và thế giới[2]. Nhận thức đúng về mức độ ảnh hưởng của hình thức họp đồng đối với quan hệ pháp luật hợp đồng có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng các qui định pháp luật về hình thức của hợp đồng, qui định các hậu quả pháp lý thích ứng đối với các hợp đồng vi phạm hình thức, cũng như tạo cơ sở lý luận để giải thích và áp dụng pháp luật trong giải quyết các tranh chấp về hình thức hợp đồng. Bài viết sau đây tìm hiểu ảnh hưởng của hình thức hợp đồng dựa trên sự khảo cứu pháp luật Việt Nam hiện hành, từ đó đề ra một số kiến nghị bước đầu nhằm hoàn thiện các qui định của pháp luật về hình thức của hợp đồng.

[1] Luật hợp đồng của các nuớc Pháp, Mỹ và nhiều nuớc khác đều không phủ nhận vai trò và sự ảnh huởng quan trọng của hình thức hợp đồng. Xem thêm Phạm Duy Nghĩa [chủ biên], Tìm hiếu Pháp luật Hoa Kỳ trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế khu vực và thê giới, Nxb. Chính trị Quốc gia, H. 2001, tr. 177 - 183; Corinne Renault - Brahinsky, Đạicưong về pháp luật hợp đồngịĐg'. Trần Đức Son], Nxb. Văn hóa - Thông tin, H. 2002, tr. 64; Mc Kendrick E., Contract Law[Ạ thEdition], Macmillan, London, 2000, pp. 74- 79; Richard Stone, TheModernLawofContractíỉiỉửi edition], Cavendish Publishing Limited, Great Britain, 2002, pp. 73 -74.

[2] Xem Vũ Văn Mau, Việt Nam Dân luật Khái luận, Nxb. Bộ Quốc gia Giáo dục, s. 1958, tr. 320; Lê Thị Bích Thọ, Hình thức của hợp đồng kinh tế và điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, Tạp chí Luật học, số 02/2002, tr. 43-47; Phạm Hoàng Giang, Ảnh hưởng


II. Ảnh hưởng của yếu tố hình thức đối với hợp đồng

Yếu tố hình thức của hợp đồng luôn được đề cập trong hầu hết pháp luật của các quốc gia cũng như các bộ nguyên tắc pháp luật về hợp đồng quốc tế. có thể thấy, vai trò của hình thức hợp đồng đối với hợp đồng là rất quan trọng và ngày càng được đề cao. GS. Vũ Văn Mau đã nhận xét rằng yếu tố hình thức của hợp đồng đã được nâng lên tới mức trở thành “hình thức chủ nghĩa”, “khi mà riêng ý chí chưa được nhà làm luật coi là đã có hiệu lực để ràng buộc các đương sự trước pháp luật”. Nghiên cứu lý luận và thực tiễn cho thấy, yếu tố hình thức của hợp đồng có ảnh hưởng quan trọng đối với hợp đồng, thể hiện ở các mức độ sau đây:

2.1 Hình thức họp đồng là cách thức biểu hiện và công bô ý chí của các bên hợp đồng

Bản chất của hợp đồng chính là sự thống nhất ý chí giữa các bên tham gia hợp đồng. Nhưng ý chí là yếu tố chủ quan, tiềm ẩn bên trong suy nghĩ của mỗi người nên người khác không thể xác định chính xác, trừ khi nó được thể hiện ra bên ngoài dưới một hình thức khách quan nhất định. Để bày tỏ cho bên kia biết về ý chí đích thực của mình nhằm đi đến sự thống nhất ý chí để thiết lập hợp đồng, mỗi bên chủ thể cần phải thể hiện ý chí đó ra bên ngoài và truyền đạt ý chí đó cho bên kia biết. Mục đích đó chỉ có thể đạt được khi chủ thể diễn đạt ý chí ấy dưới một hình thức khách quan nhất định sao cho người khác có thể nhận thức được. Nhờ đó, người ta có thể xác định được giá trị pháp lý của lời đề nghị giao kết và chấp nhận đề nghị, nội dung hợp đồng, cũng như thời điểm giao kết hợp đồng, về mặt pháp lý, khi ý chí của các bên đã có sự thống nhất và đã được tống đạt cho nhau đầy đủ, hợp lệ thì hợp đồng được pháp luật công nhận là đã được giao kết, quyền và nghĩa vụ các bên đã phát sinh và được pháp luật bảo vệ. Ngoài việc công bố ý chí và truyền đạt cho bên kia bằng những phương tiện nhất định thì không còn [3] con đường nào khác làm cho các bên có hiểu rõ ý định của nhau. Bởi vậy, TS. Nguyễn Văn Vân cho rằng “trong giao dịch, sự thê hiện ý chí ra bên ngoài là kết quả cuối cùng và quyết định tất cả”. Nói như vậy là có hơi đề cao vai trò của sự biểu hiện ý chí, nhưng cũng nhấn mạnh rằng hình thức hợp đồng có vai trò không thể thiếu trong việc diễn đạt ý chí ra bên ngoài cũng như trong việc tạo lập hợp đồng.

Hình thức của hợp đồng còn là một trong những yếu tố pháp lý quan trọng, thể hiện tính chất, phạm vi và sự tồn tại của các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ pháp luật về hợp đồng giữa các bên tham gia. Xem nhẹ yếu tố hình thức của hợp đồng cũng sẽ khó xác định được đúng ý chí của các bên về việc tạo ra hợp đồng và nội dung của hợp đồng.

2.2 Hình thức hợp đồng là cơ sở đê xác định thời điểm giao kết và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng

Cũng vì bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận tự nguyện và sự gặp gỡ ý chí của các bên, nên khi các bên thỏa thuận xong nội dung của hợp đồng thì hợp đồng được thiết lập.

Tùy theo cách tiếp cận khác nhau trong pháp luật của các quốc gia mà thời điểm giao kết hợp đồng có thể là khác nhau, đặc biệt là việc xác định thời điểm giao kết hợp đồng khi việc giao kết hợp đồng được thực hiện qua thư tín. Trong trường hợp này, thời điểm giao kết hợp đồng thường được pháp luật các nước qui định dựa trên bốn giải pháp được thể hiện tương ứng qua các học thuyết: tuyên bố ý chí, vận tống, tiếp nhận và thống đạt. Pháp luật Việt Nam xác định thời điểm giao[4] kết hợp đồng dựa trên thuyết tiếp nhận, theo đó “hợp đồng dân sự được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết”[5]. Nhưng nhà làm luật Việt Nam không hoàn toàn trung thành với giải pháp của thuyết tiếp nhận. Bởi lẽ, hầu hết các trường họp, pháp luật qui định thời điểm giao kết hợp đồng đều dựa vào hình thức của hợp đồng[6]: [1] Hợp đồng bằng lời nói được giao kết vào thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng; [2] Hợp đồng bằng văn bản được giao kết vào thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản; và [3] Nếu các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời, thì hợp đồng được giao kết vào thời điểm hết thời hạn trả lời mà bên được đề nghị vẫn im lặng.

Mặt khác, trong các qui định về hợp đồng chuyên biệt, hình thức hợp đồng cũng quyết định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, nhất là khi hợp đồng có hình thức bắt buộc, hoặc thời điểm có hiệu lực của hợp đồng được pháp luật có qui định khác''', ví dụ: hợp đồng tặng cho bất động sản hoặc động sản có đăng ký quyền sở hữu[7], hợp đồng chuyển quyền sở hữu tàu bay[8], tàu biển hoặc thế chấp tàu biển[9], chuyên quyền sử dụng đất[10], chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp[11] hoặc chuyên giao công nghệ[12]... là những hợp đồng có hiệu lực vào thời điểm do pháp luật qui định [hoàn tất thủ tục công chứng, chứng thực hoặc đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền]. Ngoài ra, nếu các bên thỏa thuận họp đồng phải được lập theo hình thức văn bản công chứng, thì hợp đồng chỉ được coi là có hiệu lực khi đã được công chứng viên ký và có đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng[13].

Thực tiễn pháp lý cũng cho thấy, khi đàm phán hợp đồng, các luật sư tư vấn thường đưa vào bản cam kết hay thỏa thuận sơ bộ điều khoản “hiệu lực của các cam kết”, theo đó, cho đến khi hợp đồng chưa đạt được sự hoàn chỉnh về mặt hình thức thì hợp đồng chưa được coi là giao kết[14]. Như vậy, thực tiễn pháp lý cũng có những lựa chọn về thời điểm giao kết hợp đồng dựa vào hình thức, thủ tục nhất định.

2.3 Hình thức họp đồng là điều kiện có hiệu lực của họp đồng, nếu pháp luật có qui định

Một trong những ảnh hưởng quan trọng của yếu tố hình thức đối với họp đồng là việc hình thức họp đồng được pháp luật qui định là điều kiện có hiệu lực của họp đồng, vấn đề này hiện có hai quan điểm[15]: [i] nên qui định hình thức là một điều kiện bắt buộc để giao dịch có hiệu lực trong những trường họp cần thiết, và nếu họp đồng không tuân thủ hình thức luật định thì có thể bị tuyên bố vô hiệu[16]; [ii] không nên qui định hình thức là điều kiện có hiệu lực của giao dịch, thậm chí nên bỏ hắn các qui định về hình thức[17].

Pháp luật hiện hành không qui định hình thức là điều kiện có hiệu lực cho mọi hợp đồng mà chỉ là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng khi pháp luật qui định. Nhưng hợp đồng bị vi phạm về hình thức thì cũng không đương nhiên vô hiệu và các bên có thể yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện đúng hình thức trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì hợp đồng vô hiệu.

2.4 Hợp đồng được công chứng, chứng thực có giá trị pháp lý đối với người thứ ba

về nguyên tắc, hợp đồng được lập bằng văn bản viết tay hay đánh máy không có công chứng, chứng thực thì không có giá trị đối kháng với người thứ ba, vì các bên có thể thông đồng để lập hợp đồng giả tạo nhằm “lẩn tránh” pháp luật, ví dụ: Đối với những tài sản có đăng ký quyền sở hữu, những giao dịch bảo đảm, chuyên nhượng tài sản đang cho thuê, tài sản đang được dùng để bảo đảm hay để chuyên nhượng cho nhiều người, hoặc khi tài sản đang bị tranh chấp, đang trong quá trình xử lý phá sản doanh nghiệp... nếu được thể hiện bằng lời nói hoặc bằng “giấy tay” thì không có giá trị pháp lý đối với người thứ ba có liên quan.

Nhưng các hợp đồng được lập theo thủ tục chứng thực, công chứng, đăng ký thì có giá trị tin cậy cao, an toàn pháp lý và cũng đương nhiên có giá trị đối với người thứ ba. [18] Trên cơ sở bảo vệ người thứ ba ngay tình và lợi ích của xã hội, phòng ngừa các trường hợp lừa đảo, tảu tán tài sản, để hợp đồng có giá trị đối kháng với người thứ ba, nhà làm luật qui định một số hợp đồng phải tuân theo những hình thức, thủ tục nhất định, ví dụ: thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm được pháp luật qui định nhằm tránh sự xung đột về quyền, lợi ích hợp pháp, quyền ưu tiên thanh toán giữa các bên và bảo vệ người thứ ba ngay tình.

Tóm lại, hợp đồng không tuân thủ hình thức, thủ tục luật định có thể không làm hợp đồng mất hiệu lực đối với các bên, nhưng có thể bị người thứ ba bác bỏ hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền không thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng đó.

2.5 Hình thức hợp đồng là bằng chứng khách quan cho sự tồn tại của hợp đồng

Xét trong mối quan hệ nội tại giữa nội dung và hình thức của họp đồng thì hình thức hợp đồng là bằng chứng thể hiện ý chí đích thực của các bên, đồng thời còn là bằng chứng trong tố tụng và là cơ sở pháp lý để chứng minh sự tồn tại của quan hệ hợp đồng. Các thành ngữ “giấy trắng, mực đen”, “bút sa, gà chết” trong đời sống hàng ngày cũng mang ý nghĩa này. về nguyên tắc, hợp đồng bằng văn bản có giá trị chứng minh cao hơn lời nói vì được thể hiện bằng “giấy trắng, mực đen”. Các hợp đồng bằng “miệng” có độ tin cậy không cao, có thê bị tòa án và các bên bác bỏ vì quan niệm thông thường xem lời nói chỉ là “khâu thuyết vô bằng” [lời nói không phải là bằng chứng].

về phương diện tố tụng, hình thức của hợp đồng là bằng chứng chứng minh sự tồn tại của quan hệ hợp đồng. Theo đó, đương sự muốn yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của mình thì “phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp”[19]. Ngược lại, “đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải chứng minh sự phản đối đó là có căn cứ và phải đưa ra chứng cứ để chứng minh”[20]. Cũng theo qui định này, thì văn bản được công chứng là những “tình tiết, sự kiện không cần phải chứng minh”[21] vì “văn bản công chứng có giá trị chứng cứ” và “có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan”[22] và “những tình tiết, sự kiện trong văn bản công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Toà án tuyên bố là vô hiệu”[23]. Văn bản có chữ ký được chứng thực bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng có giá trị chứng minh và là căn cứ để xác định trách nhiệm pháp lý của người ký tên trong văn bản về nội dung của văn bản đó[24]. Ngoài ra, pháp luật cũng thừa nhận các loại văn bản khác có liên quan là “bằng chứng của hợp đồng”, chẳng hạn như “vé là bằng chứng của hợp đồng vận chuyên hành khách”[25], “vận đơn hay chứng từ vận chuyển tương đương là bằng chứng của hợp đồng vận chuyên”[26], “giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng bảo hiểm”[27]. Thậm chí một hợp đồng được xác lập bằng lời cũng có giá trị chứng minh, nếu được tuyên bố trước những nhân chứng được các bên mời chứng kiến một cách thức trang trọng[28].

Tóm lại, hình thức hợp đồng có giá trị chứng cứ chứng minh cho sự tồn tại của hợp đồng và là chứng cứ trong tố tụng.

2.6 Hình thức họp đồng bằng văn bản diễn đạt chính xác nội dung của hợp đồng

Khi hợp đồng được lập bằng lời nói, mặc dù các bên có thừa nhận về sự tồn tại của hợp đồng, nhưng nếu nội dung không rõ ràng, thì cũng dễ xảy ra sự tranh chấp về sau này. Thực tiễn cho thấy, khi hợp đồng được thể hiện bằng văn bản thì “việc chứng minh sự tồn tại của hợp đồng cũng như nội dung của nó sẽ dễ dàng hơn nhiều so với các trường hợp giao dịch thể hiện bằng lời nói, bằng hành vi hoặc bằng sự im lặng”[29]. Bởi vì đối với hợp đồng được thể hiện bằng lời nói hay hành vi, các bên sẽ rất khó khăn trong việc dẫn chứng nội dung cụ thể của hợp đồng. Ngược lại, hình thức hợp đồng văn bản thường được suy đoán là hình thức ghi nhận đầy đủ và chính xác, bằng “giấy trắng, mực đen” nội dung của hợp đồng, trừ trường hợp có những bằng chứng rõ ràng ngược lại.

Để nội dung của hợp đồng được diễn đạt đầy đủ, rõ ràng, chắc chắn và tránh sự tranh chấp sau này về nội dung của hợp đồng, đối với những loại hợp đồng quan trọng, có nội dung phức tạp, hoặc có sự tham dự của nhiều bên, hoặc có thời gian thực hiện lâu dài, pháp luật thường qui định các bên phải đưa vào hợp đồng các điều khoản cụ thể do nhà làm luật xác định. Ví dụ: các hợp đồng chuyên quyền sử dụng đất[30], hợp đồng về nhà ở[31], hợp đồng bảo hiểm[32], hợp đồng hợp tác[33], hợp đồng chuyên giao quyền sở hữu công nghiệp và quyền tác giả[34], hợp đồng chuyên giao công nghệ[35], hợp đồng đầu tư dựa trên kết quả đấu thầu[36]... là những hợp đồng phức tạp, nên nội dung của những hợp đồng này thường được nhà làm luật hướng dẫn hoặc gợi ý, kể cả việc ban hành hợp đồng mẫu để định hướng các bên trong việc thiết lập hợp đồng. Những nội dung cụ thể của các hợp đồng nói trên chỉ có ý nghĩa khi được thể hiện bằng hình thức văn bản. Do vậy, các loại họp đồng nói trên thường được pháp luật qui định phải tuân theo hình thức bằng văn bản.

Trên phương diện áp dụng pháp luật cũng như phương diện giải thích hợp đồng, khi hợp đồng được làm bằng lời nói, thì các bên ít có khả năng chứng minh nội dung của hợp đồng trước cơ quan tài phán khi có tranh chấp. Ngược lại, nếu hợp đồng được lập bằng văn bản thì các bên dễ dàng dẫn chứng nội dung hợp đồng và các điều khoản của hợp đồng thể hiện trong văn bản là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp. Hơn nữa, khi sử dụng hình thức văn bản để diễn đạt sự thỏa thuận giữa các bên, các đương sự được quyền tự do đưa vào hợp đồng những điều khoản không được pháp luật qui định, thậm chí khác với các qui định của pháp luật. Khi hợp đồng có những điều khoản khác với pháp luật, nhưng không vi phạm điều cấm của pháp luật, thì điều khoản của hợp đồng được ưu tiên áp dụng so với các điều khoản thông thường[37] được dự liệu trong luật. Khi một hợp đồng được thể hiện bằng lời nói và các bên không có bằng chứng khác để chứng minh, thì tranh chấp của các bên về nội dung đó sẽ được giải quyết trên cơ sở các điều khoản thông thường do pháp luật dự liệu.

Như vậy, hình thức hợp đồng bằng lời nói sẽ khó có thể thực hiện chức năng diễn đạt chính xác nội dung của hợp đồng[38] và đôi khi cũng không thể trở thành căn cứ pháp lý để giải quyết tranh chấp của các bên trong trường hợp các bên không thống nhất về điều khoản nào đó của hợp đồng. Trái lại, hình thức văn bản có lợi thế hơn khi có thể diễn đạt chính xác ý chí của các bên, cho phép các bên có thể lựa chọn những điều khoản khác hơn so với qui phạm của luật, tạo căn cứ pháp lý rõ ràng cho việc thực hiện và giải quyết các tranh chấp về nội dung hợp đồng giữa các bên sau này.

2.7 Bảo vệ bên ít kinh nghiệm, bên yếu thế trước các chủ thể hành nghề chuyên nghiệp, giúp họ thận trọng hơn và tránh đưa ra các qui định vội vàng trước tình huống bất ngờ

Mặc dù nhà làm luật có qui định nguyên tắc mọi cá nhân, tổ chức bình đẳng trước pháp luật[39] khi tham gia vào quan hệ hợp đồng, nhưng thực tế không phải lúc nào các bên các bên cũng có điều kiện để thỏa thuận hợp đồng dựa trên sự bình đẳng thực sự, vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Để đưa các bên về gần hơn với sự bình đẳng pháp lý, nhà làm luật thường đưa ra một số cách thức để bảo vệ các bên yếu thế, ít kinh nghiệm, như các qui định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các hợp đồng tiêu dùng, bảo vệ bên thuê trong các hợp đồng thuê nhà, bảo vệ bên vay trong các hợp đồng vay tài sản hoặc bảo vệ bên yếu thế trong quan hệ cạnh tranh. GS. Lon Fuller gọi đây là “chức năng cảnh báo”[40] của hình thức hợp đồng.

Thực tiễn pháp lý cho thấy có nhiều hợp đồng có nội dung rất phức tạp hoặc liên quan tới một bên là nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ chuyên nghiệp với bên kia là công chúng, người tiêu dùng thì chủ thể thứ hai thường là bên yếu thế vì họ là những người không thường xuyên lập các hợp đồng, ít kiến thức chuyên môn, hoặc thiếu thông tin và kinh nghiệm thực tế về lĩnh vực có liên quan, nên rất dễ bị thiệt thòi khi tham gia vào các hợp đồng trong lĩnh vực đó. Bởi vậy, nhằm đảm bảo sự can thiệp cần thiết của Nhà nước vào quá trình tạo lập hợp đồng và giúp các bên thiếu kinh nghiệm “chú trọng đặc biệt đến việc mình sắp làm”[41], “bảo vệ các đương sự trong trường hợp ký kết các khế ước quan trọng và lưu ý họ đặc biệt tới một số điều khoản thiết yếu”[42] hay “có đủ thời gian để suy nghĩ’ và “không đưa ra những quyết định vội vã”[43] khi tham gia các hợp đồng quan trọng, có nội dung phức tạp, nhà làm luật qui định một số hợp đồng phải tuân theo thủ tục, hình thức chặt chẽ, thậm chí còn tăng cường mức độ bảo vệ bằng các thủ tục khác. Ví dụ: họp đồng chuyên giao công nghệ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền[44], hoặc hợp đồng bảo hiểm được ký kết phù hợp với Qui tắc bảo hiểm và Danh mục chi tiết các sản phẩm bảo hiểm được Bộ Tài chính phê duyệt[45]. Đặc biệt, đối với điều khoản loại trừ trong họp đồng bảo hiểm, do điều khoản này có liên quan chặt chẽ tới quyền lợi của người được bảo hiểm mà nhiều người thiếu kinh nghiệm rất ít quan tâm và thường bị thiệt thời, nên pháp luật qui định về cách thể hiện điều khoản này trong hợp đồng bảo hiểm, sao cho người tham gia bảo hiểm dễ phát hiện và phải được biết, được hiểu rõ trước khi quyết định ký hợp đồng[46]. Đối với hợp đồng liên quan tới việc định đoạt các tài sản quan trọng, nhà làm luật cũng thường qui định hình thức bắt buộc, nhằm “bảo vệ những người không có kinh nghiệm đối mặt với những tình huống bất ngờ”[47], ví dụ: các hợp đồng chuyên nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng về nhà ở...

Như vậy, việc nhắc nhở các bên thận trọng hơn khi xác lập hợp đồng, bảo vệ bên ít kinh nghiệm trước những sự kiện bất ngờ hoặc các giao dịch có nội dung phức tạp vừa là lý do, vừa là ý nghĩa của việc qui định về các hình thức bắt buộc của hợp đồng.

2.8 Hình thức hợp đồng giúp xác nhận tư cách để giao dịch

Trong nhiều trường hợp, sự tham gia của một bên vào một hợp đồng phải có sự đồng ý của chủ thể khác. Thủ tục “đồng ý” này là cơ sở pháp lý để chủ thể được xác lập, thực hiện hợp đồng và đảm bảo hợp đồng đó có hiệu lực. GS. Vũ Văn Mau gọi đây là hình thức cấp tư năng[48]. Pháp luật hiện hành qui định hai dạng xác nhận tư cách để giao dịch:

[í] Xác định có tư cách chủ thể để giao dịch: là việc người đại diện hợp pháp xác nhận một cá nhân có tư cách chủ thể độc lập hoặc có tư cách đại diện hợp pháp để xác lập, thực hiện giao dịch với cá nhân, tổ chức khác. Ví dụ: người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ các giao dịch phục vụ nhu cầu hàng ngày phù hợp với lứa tuổi[49], hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự giao dịch phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày[50]; hoặc sự “đồng ý” của thành viên khi chủ hộ định đoạt tài sản có giá trị lớn của hộ[51], khi tổ trưởng tổ hợp tác định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất của tổ[52]; hoặc sự “đồng ý” của người đại diện hợp pháp đối với giao dịch được xác lập bởi người không có quyền đại diện hoặc vượt quá phạm vi đại diện[51].

[ii] Xác định chủ thể có quyền để giao dịch: là sự “đồng ý” của một bên để xác nhận bên kia có quyền hoặc được phép xác lập các giao dịch với người thứ ba khi bên kia xác lập giao dịch với người thứ ba có ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi hợp pháp của bên mà pháp luật qui định có quyền thể hiện sự đồng ý đó. Ví dụ: việc chuyên giao nghĩa vụ cho người thứ ba phải có sự đồng ý của người có quyền[53], việc bán tài sản cầm cố phải có sự đồng ý của bên nhận cầm cố[54], hoặc bán tài sản thế chấp phải có sự đồng ý của bên nhận thế chấp[55], hoặc khi bên thuê nhà muốn cho thuê lại nhà phải được sự đồng ý bằng văn bản của chủ nhà[56], hoặc việc bên mua bảo hiểm chuyên nhượng hợp đồng bảo hiểm phải có sự đồng ý của bên bảo hiểm[57]...

Việc qui định thủ tục đồng ý của một bên chủ thể đối với hành vi pháp lý của bên kia trong quan hệ với người thứ ba là giải pháp linh hoạt trong các giao lưu dân sự, đồng thời cũng nhằm bảo đảm an toàn pháp lý và bảo vệ tốt hơn quyền lợi hợp pháp của chủ thể có quyền trong các quan hệ pháp luật dân sự có liên quan.

2.9 Quản lý nhà nước, bảo vệ trật tự công cộng

Quan hệ hợp đồng không chỉ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên liên quan mà nhiều trường hợp còn ảnh hưởng sâu sắc tới lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Bởi vậy, pháp luật phải qui định cụ thể các thủ tục nhằm kiểm soát việc chuyên giao tài sản trong giao lưu dân sự. Để thực hiện mục tiêu này, nhà làm luật thường sử dụng một trong ba thủ tục sau đây:

[í] Thủ tục đăng ký hợp đồng: được áp dụng cho việc xác lập những hợp đồng đó có khả năng gây thiệt hại cho người thứ ba, hoặc xâm phạm đến lợi ích của xã hội. ví dụ: thủ tục đăng ký hợp đồng bảo đảm[58], thế chấp tàu bay[59] hoặc tàu biển[60], chuyên giao công nghệ[61]...

[ii] Thủ tục đăng ký quyền sở hữu: được áp dụng đối với các hợp đồng có đối tượng là một số loại tài sản là tư liệu sản xuất hoặc các tài sản khác có ảnh hưởng quan trọng đến an ninh quốc gia, trật tự kinh tế hoặc sự phát triển kinh tế, khoa học công nghệ của đất nước, ví dụ: thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất trong hợp đồng chuyên quyền sử dụng đất[62]; thủ tục trước bạ, đăng ký sang tên chuyên quyền sở hữu tài sản trong các hợp đồng chuyên quyền sở hữu tài sản[63]...

[iii] Thủ tục phê chuẩn đối với các loại hợp đồng dịch vụ liên quan tới lợi ích công cộng‘. đối với những hợp đồng liên quan đến lợi ích công cộng, hợp đồng trong các lĩnh vực dịch vụ công ích, các hợp đồng mẫu liên quan đến quyền lợi công chúng thì Nhà nước cần có sự kiểm soát chặt chẽ về nội dung, thông qua thủ tục phê chuẩn các qui tắc, nguyên tắc chung, thể lệ hoặc các hợp đồng mẫu, biểu phí... nhằm hạn chế những trường hợp lạm quyền, xâm phạm đến quyền lợi của công chúng, ví dụ: sự phê chuẩn của Bộ Tài chính với các hợp đồng mẫu gắn với các qui tắc, nguyên tắc chung hoặc biểu phí của hợp đồng bảo hiểm cho một số đối tượng luật định [64]; hoặc sự phê chuẩn hay đăng ký đối với các qui tắc, điều lệ hoặc thể lệ vận chuyển, giá cước vận chuyển của hoạt động vận chuyển bằng phương tiện cơ giới đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không[65]; sự phê chuẩn hay chuẩn y về giá Bộ Giao thông - vận tải, Bộ Tài chính hoặc Bộ Công - Thương trong hợp đồng dịch vụ cung ứng điện, nước, bưu chính viễn thông...

Thủ tục đăng ký, phê chuẩn, chuẩn y trong các trường hợp này có nhiều mục đích khác nhau và việc vi phạm các qui định về đăng ký, phê chuẩn, chuẩn y trong các trường hợp này cũng tạo nên những hậu quả pháp lý không giống nhau.

Việc đăng ký chủ yếu là nhằm mục đích công bố hoặc đê cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện chức năng kiêm soát, bảo vệ trật tự trị an hoặc bảo vệ lợi ích của công chúng. Chang hạn, trong các hợp đồng bảo đảm, đối với việc chủ thê dùng một tài sản đê bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ khác nhau, pháp luật bắt buộc các bên phải đăng ký là nhằm bảo vệ quyền lợi của những người chủ nợ, qua đó, cho phép phông ngừa sự gian lận hay lừa đảo, hoặc tạo điều kiện đê những người liên quan biết về việc gian lận, tâu tán tài sản mà có sự phản kháng kịp thời[66]. Ngoài ra, việc đăng ký quyền sở hữu hoặc phê chuẩn hay chuẩn y đối với các điều lệ, qui tắc, biểu phí, hợp đồng mẫu là nhằm mục đích thực hiện quyền kiêm soát của Nhà nước đối với các hoạt động chuyên nhượng các lợi ích khác nhau trong xã hội, hoặc đê thu thuế, hoặc đê thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực liên quan [ví dụ như đê theo dõi những biến động về đất], bảo đảm trật tự trị an của xã hội, bảo vệ an ninh quốc gia...

Việc phê chuẩn các qui tắc, điều khoản chung của hợp đồng hoặc việc đăng ký hợp đồng giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiêm soát được tính hợp pháp của nội dung hợp đồng, kiêm soát nghĩa vụ cung cấp thông tin đối với những nhà bán buôn, cung ứng hàng hóa dịch vụ chuyên nghiệp đê bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, ngăn ngừa việc chuyên nhượng, tâu tán tài sản hoặc sang đoạt tài sản của người khác một cách trái pháp luật, ví dụ: thông qua việc phê chuẩn các điều khoản chung hoặc qui tắc, biểu phí bảo hiểm, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện chức năng giám sát đối với việc thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên bảo hiểm, nhằm đề phòng những trường hợp bất công do sự bất bình đẳng hay bất cân xứng trong nghĩa vụ cung cấp thông tin[67]. Qua đó cũng giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm soát các điều khoản mẫu hay các điều kiện thương mại chung[68] nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người tiêu dùng, nhằm tránh trường hợp bên soạn thảo điều khoản mẫu, điều kiện thương mại chưng đưa vào các văn kiện này những điều khoản bất công hoặc lạm dụng để gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

[3] Vũ Văn Mẩu, Sđd, tr. 320.

[4] Xem thêm Vũ Văn Mau, Việt Nam Dân luật luợc khảo, quyên II - Nghĩa vụ và Khế uớc, Nxb. Bộ Quốc gia Giáo dục, 1968, tr. 99 - 100.

[5] Khoản 1 Điều 404 BLDS 2005

[6] Điều 404 BLDS 2005

[7] Điều 466 BLDS 2005.

[8] Điều 30 Luật Hàng không Dân dụng Việt Nam 2006.

[9] Xem khoản 2 Điều 34 và khoản 2 Điều 35 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005.

[10] Điều 692 BLDS 2005.

[11] Điều 148 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

[12] Điều 19 Luật Chuyên giao công nghệ 2005.

[13] Khoản 3 Điêu 4 Luật Công chứng 2006.

[14] Xem cấc ví dụ trong phần bình luận Điều 2.1.13 Bộ nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế, phiên bản 2004, bản tiếng Việt, Nxb. Tư pháp, Hà Nội. , 2005, tr. 110.

[15] Ban Soạn thảo BLDS [Sửa đổi], Bân thuyết minh Dự thảo BLDS [Sứa đôi],ỉỉàNộiửiấng 11/2004,tr. 31 - 32; Nguyễn Văn Cường, Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ các qui định về hình thức, Tòa án nhân dân, số 01/2002, tr. 29.

[16] Xem thêm ý kiến của PGS-TS Hà Thị Mai Hiên, sửa

đoi Bộ luật Dân sự Việt Nam và vấn đề hoàn thiện chế

17Xem khoản 3 Điều 321 BLDS 2005; khoản 1 Điều 11 Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm.

[18] Phạm Công Lạc, Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, Báo Pháp luật [Việt Nam], chuyên đề số 1 - 11/ 2004, tr. 15; Bùi Ngọc Cuờng, Tlđd, tr. 53; Nguyễn Văn Cuờng, Tlđd, tr. 31; Phạm Hoàng Giang, Tlđd, tr. 47.

[17] Khoản 1 Điều 79 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004.

[18] Khoản 2 Điều 79 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004.

[19] Điếm b khoản 1 Điều 80 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004.

[20] Khoản 1, khoản 2 Điều 6 Luật Công chứng 2006.

[21] Khoản 2 Điều 6 Luật Công chứng 2006.

[22] Khoản 2 Điều 3 Nghị định 79/2007/NĐ-CP ngày 18/05/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.

[23] Khoản 2 Điều 528 BLDS 2005.

[24] Khoản 2 Điều 536 BLDS 2005.

[25] Điều 570 BLDS 2005.

[26] Xem: Charles L. Knapp & Nathan M. Crystal, Sđd[chú thích 2], p. 74.

[27] Nguyỗi Ngọc Khánh, Chếđịnh hẹp đồng trongB'ộluật Dân sựViệt Nam, Nxb. Tuphấp, HàNội, 2007, tr. 197.

[28] Nội dung của hợp đồng đuợc thê hiện nhu qui định tại Điều 694 BLDS 2005.

[29] Xem khoản 2 Điều 93 Luật Nhà ở 2005; hợp đồng mẫu về nhà ở ban hành kèm theo Nghị định 90/ 2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ.

[30] Điều 13 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000.

[31] Khoản 2 Điểu 111 BLDS 2005.

[32] Điều 46 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

[33] Điều 15 Luật Chuyên giao công nghệ 2006.

[34] Điều 47 Luật Đấu thầu 2005.

[35] Các điều khoản này đuợc thê hiện trong luật và thuờng tồn tại duới dạng các qui phạm huớng dẫn, ví dụ: qui định tại khoản 2 Điều 284 BLDS 2005 về việc xác định địa điếm thực hiện hợp đồng khi các bên không có thỏa thuận truớc; về điều khoản thông thường: Xem thêm Đinh Văn Thanh và Nguyễn Minh Tuấn [Chủ biên], Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, tập 2, Sđd, tr. 99- 100;

[36]1. Matveev, Ý nghĩa pháp lý của hình thức giao dịch và trách nhiệm do vi phạm hợp đồng hình thức giao dịch, Tạp chí Kinh tê và Pháp luật, Mát- xcơ-va, 2000, tr. 91 [dẫn theo Nguyễn Ngọc Khánh, SđdẠr. 197]

[37] Điều 1, Điều 5, khoản 2 Điều 389 BLDS 2005.

[38] Cautionary Puntion. Xem thêm Charles L. Knapp & Nathan M. Crystal, Sđd [chú thích 2], p..

[39] Vũ Văn Mau, Dân luật Khái luận, Sđd, tr. 320.

[40] Vũ Văn Mau, Việt Nam Dân luật lược khảo, Sđd, tr. 62.

[41] Nguyễn Ngọc Khánh, Sđd, tr. 188.

[42] Điều 52 Luật Chuyên giao công nghệ.

[43] Khoản 3 Điều 7 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000.

[44] Khoản 2 Điều 16 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 qui định: “Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiếm phải được quy định rỗ trong hợp đồng bảo hiêm. Doanh nghiệp bảo hiêm phải giải thích rỗ cho bên mua bảo hi êm khi giao kết hợp đồng”.

[45] Lê Thị Bích Thọ, Tlđd, tr. 43-47.

[46] Vũ Văn Mau, Dân luật Khái luận, Sđd, tr. 321

[47] Khoản 1 Điều 20 BLDS 2005.

[48] Khoản 2 Điều 23 BLDS 2005

[49] Khoản 2 Điều 109 BLDS 2005.

[50] Khoản 3 Điều 114 BLDS 2005.

[51] Điều 145 và Điều 146 BLDS 2005.

[52] Điều 315 BLDS 2005.

[53] Khoản 2 Điều 331 BLD 2005.

[54] Khoản 4 Điều 349 BLDS 2005.

[55] Điều 483, Khoản 3 Điều 496 BLDS 2005.

[56] Khoản 2 Điều 26 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000.

[57] Xem thêm qui định tại Điều 11, Điều 12 Nghị định 163 Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/ 2006 của Chính phủ . Điếm c khoản 1 Điều 10 cũng qui định: “ Việc thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sân xuất là rừng trồng, tàu bay, tàu biên có hiệu lực kê từ thời diêm đăng ký thế chấp’.

[58] Khoản 2, khoản 3 Điều 32 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006.

[59] Khoản 2 Điều 35 Bộ luật Hàng hải 2005: “ Việc thế chấp tàu biên có hiệu lực sau khi được ghi trong Sô đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam”.

[60] Khoản 4 Điều 753 BLDS 2005: ”Đối với hợp đồng chuyên giao quyền sở hữu công nghiệp phát sinh trên cơ sở đăng ký thì chỉ khi hợp đồng đó được đăng ký mói có giá trị pháp lý đoi với người thứ ba. ”

[61] Điều 693 BLDS 2005.

[62] Điều 16 và khoản 3, khoản 4 Điều 93 Luật Nhà ở 2005; Điều 466 và Khoản 2 Điều 467 BLDS 2005; Khoản 1 Điều 30 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006.

[63] Khoản 3 Điều 10 Nghị định 45/2007/NĐ-CP ngày của Chính phủ: "3. Đối với các sânphâm bảo hiếm thuộc nghiệp vụ bảo hiếm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiếm phi nhân thọ được phép chủ động xây dựng và triên khai quy tắc, điều khoản và biêu phí bảo hiêm”.

[64] Điều 111 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006.

[65] Xem thêm: Vũ Văn Mau, Dân luật khái luận, Sđd, tr. 321

[66] Thông tin bất cân xứng là một học thuyết pháp lý xuất hiện trong hệ thống Luật Anh - Mỹ. về khái niệm “thông tin bất cân xứng”: xem Phạm Duy Nghĩa, Điều chỉnh thông tin bất cân xứng và quân lý rủi ro trong pháp luật hợp đồng Việt Nam, trích trong quyên “Một sớ vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật hợp đồng ở Việt Nam hiện naỳ' - PGS.TS. Nguyễn Nhu Phát và TS. Lê Thị Thu Thủy [Chủ biên], Nxb. CAND, Hà Nội, 2003^ tr. 18-34.

[67] về khái niệm “điều kiện thương mại chung”, xem:Nguyễn Nhu Phát, Điều kiện thương mại chung và nguyên tắc tự do kê ước - trích trong quyên “Một sớ van đề lý luận và thực tiễn về pháp luật hợp đồng ở Việt Nam hiện nay'', Sđd, tr. 5 - 17.


III. Kết luận.

1. Hình thức của hợp đồng là yếu tố pháp lý quan trọng không thể thiếu được của sự tồn tại của hợp đồng và có quan hệ bổ sung cho nhau với hiệu lực hợp đồng. Cho dù pháp luật hợp đồng có phát triển đến đâu đi nữa, thì sự tồn tại của hợp đồng cũng không thể tách rời khỏi hình thức của hợp đồng. Trong pháp luật hợp đồng hiện đại, yếu tố hình thức hợp đồng không mất đi mà vai trò của nó ngày càng được khang định và quan tâm đúng mức. Yêu cầu hình thức một cách thái quá sẽ xâm phạm tới nguyên tắc tự do hợp đồng, thậm chí tạo ra khả năng nguy hiểm đối với “số phận” của hợp đồng do đã Tạo nên một khoảng cách nhất định giữa sự thống nhất ý chí thực với hiệu lực của hợp đồng”[70]. Nhưng nới lỏng tới mức xóa bỏ sạch trơn các qui định về hình thức là cực đoan và điều đó sẽ trở thành nguy cơ làm mất an toàn pháp lý của các giao dịch. Nói như ông Bezard, hình thức quá chặt sẽ làm chúng ta thấy khó chịu, nhưng không qui định hình thức gì cả cũng khiến cho “chúng ta sẽ bị chết ngạt trong luật của kẻ mạnh”[71] mà không có cơ chế nào kiểm soát được, vấn đề cần xem xét ở đây không phải là việc quá đề cao vai trò của hình thức mà cần phải sự dụng đúng mức yếu tố hình thức để kiểm soát sự tồn tại của các hợp đồng cũng như để tác động tích cực đến quá trình hình thành, tồn tại của hợp đồng và thực hiện các điều khoản của hợp đồng.

Nhận thức trên cho phép đưa ra kiến nghị bước đầu là, nhà làm luật cần tiếp tục rà soát lại các qui định hiện hành về hình thức hợp đồng nhằm sửa đổi hoặc hủy bỏ những qui định cứng nhắc về hình thức của một số loại hợp đồng không cần thiết phải theo hình thức chặt chẽ, đồng thời có những qui định chặt chẽ, cụ thể hơn về hình thức bắt buộc đối với các hợp đồng quan trọng, liên quan đến lợi ích quốc gia, lợi ích chung của xã hội và trật tự công cộng, cũng như cần qui định những chế tài cụ thể cho việc vi phạm hình thức trong những trường hợp đó.

2. Nghiên cứu trên đây cũng cho thấy yếu tố hình thức có ảnh hưởng nhiều mặt đối với hợp đồng: sự tồn tại của hợp đồng, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, tạo lập bằng chứng làm căn cứ cho việc thực hiện hợp đồng hoặc giải quyết tranh chấp giữa các bên, để kiểm soát các hoạt động chuyên nhượng lợi ích, bảo vệ trật tự công cộng, giám sát chống điều khoản lạm dụng, bảo vệ quyền lợi của bên yếu thế, công bố ý chí của các bên và thông tin công khai về hợp đồng..., nhưng mức độ ảnh hưởng của yếu tố hình thức hợp đồng đối với từng vấn đề trên là có khác nhau. Nhận thức đúng đắn mức độ ảnh hưởng của hình thức đối với hợp đồng giúp Nhà nước thực hiện tốt chức năng quản lý, giám sát đối với các giao dịch trong lĩnh vực tư và giúp nhà làm luật đưa ra những qui định phủ hợp với chức năng, mục đích và vai trò của yếu tố hình thức đối với sự tồn tại của hợp đồng và giá trị pháp lý của hợp đồng, định các giải pháp, đường lối xử lý trong các trường hợp thực tế khi hợp đồng bị vi phạm qui định về hình thức. Từ đó, đòi hỏi:

[i] Nhà làm luật cần rà soát lại các mức độ ảnh hưởng của yếu tố hình thức đối với hợp đồng, nhằm đưa ra các qui định phủ hợp hơn về: đề nghị giao kết, chấp nhận đề nghị, thời điểm giao kết hợp đồng, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, và đặc biệt là đưa ra qui định thích hợp về hậu quả pháp lý khi hợp đồng bị vi phạm về hình thức cũng như có những đường lối xử lý khác nhau khi hợp đồng bị vi phạm hình thức trong các trường hợp khác nhau;

[ii] Nhà nước cần xác định rõ các cơ chế và thủ tục hợp lý nhằm bô trợ cho cơ quan có thẩm quyền trong việc xác nhận sự tồn tại của hợp đồng thông qua chế định thừa phát lại [lập các vi bằng trong các trường hợp cần thiết], thủ tục công chứng, chứng thực, thủ tục đăng ký các tài sản và hợp đồng, thủ tục thu thập và đánh giá chứng cứ trong tố tụng theo hướng ngày càng chặt chẽ nhưng thông thoáng hơn để tạo điều kiện và môi trường pháp lý tốt cho các giao dịch trong lĩnh vực tư ngày càng phát triển.

[70] Lê Thị Bích Thọ, Hợp đồng kinh tê vô hiệu và hậu quả pháp lý của hợp đông kinh tê vô hiệu, Thông tin Khoa học Pháp lý, Sđd, tr. 49.

[71] Nhà Pháp luật Việt - Pháp, Kỷ yêu hội thảo Bộ luật Dân sự [Sửa đôi], Tlđd, tr. 44.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

©

Bài viết được đăng tải dưới sự cho phép của Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, mọi quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến bài viết được bảo lưu. Chi tiết xin vui lòng liên email

Vui lòng đăng nhập tài khoản để tải miễn phí.

Gmail

Đăng ký

Quên mật khẩu?

Đặt mua

Bản giấy tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam

Bài viết liên quan trên

Google scholar

Trích dẫn bài viết qua

Google scholar Crossref

  • Bài báo mới

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề