Yếu tố đầu vào là gì

Phân tích đầu vào - đầu ra [tiếng Anh: Input-Output Analysis, viết tắt: I-O Analysis] là một phương pháp phân tích kinh tế vĩ mô dựa trên sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các ngành trong nền kinh tế.

Khái niệm

Phân tích đầu vào - đầu ra trong tiếng Anh là Input-Output Analysis, viết tắt là I-O Analysis.

Phân tích đầu vào - đầu ra là một phương pháp phân tích kinh tế vĩ mô dựa trên sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các ngành trong nền kinh tế.

Phương pháp này thường được sử dụng để ước tính tác động của các cú sốc kinh tế tích cực hoặc tiêu cực và phân tích các tác động lan tỏa trong toàn bộ nền kinh tế. 

Phương pháp phân tích kinh tế này ban đầu được phát triển bởi Wassily Leontief [1905 - 1999], người đã giành giải Nobel về Kinh tế cho công trình của mình trong lĩnh vực này.

Nền tảng của phân tích đầu vào - đầu ra liên quan đến các bảng đầu vào - đầu ra. Các bảng như vậy bao gồm một loạt các hàng và cột dữ liệu định lượng chuỗi cung ứng cho tất cả các lĩnh vực trong một nền kinh tế.

Các ngành được liệt kê trong dòng tiêu đề của mỗi hàng và mỗi cột. Dữ liệu trong mỗi cột tương ứng với mức đầu vào được sử dụng trong hàm sản xuất của ngành đó. 

Ví dụ: cột cho sản xuất ô tô liệt kê các tài nguyên cần thiết để chế tạo ô tô [ví dụ: thép, nhôm, nhựa, điện tử, v.v.].

Mặc dù phân tích đầu vào - đầu ra không được sử dụng phổ biến bởi kinh tế học tân cổ điển hoặc bởi các cố vấn chính sách ở phương Tây, chúng được sử dụng trong phân tích kinh tế kế hoạch hóa tập trung.

Ba loại tác động kinh tế

Các mô hình đầu vào - đầu ra xem xét ba loại tác động: tác động trực tiếp, tác động gián tiếp và tác động gây ra. Bằng cách sử dụng các mô hình đầu vào - đầu ra các nhà kinh tế có thể ước tính sự thay đổi đầu ra giữa các ngành do sự thay đổi đầu vào của một hoặc nhiều ngành cụ thể.

Tác động trực tiếp của một cú sốc kinh tế là dẫn đến sự thay đổi trong chi phí ban đầu. Ví dụ, xây dựng một cây cầu sẽ tiêu tốn chi phí cho xi măng, thép, thiết bị xây dựng, lao động và các yếu tố đầu vào khác.

Tác động gián tiếp hay tác động thứ yếu được tạo ra do các nhà cung cấp đầu vào thuê nhân công để đáp ứng nhu cầu công việc.

Tác động gây ra hay còn gọi là tác động cấp ba xảy ra do công nhân của các công ty cung cấp mua thêm các hàng hóa và dịch vụ. 

Phân tích đầu vào - đầu ra cũng có thể được thực hiện ngược lại, để xác định xem ảnh hưởng nào đến đầu vào là nguyên nhân dẫn đến những thay đổi trong đầu ra.

Ví dụ về phân tích đầu vào - đầu ra

Một chính quyền địa phương muốn xây dựng một cây cầu mới và cần phải xác minh chi phí đầu tư. Để làm như vậy, họ thuê một nhà kinh tế để thực hiện một nghiên cứu phân tích đầu vào - đầu ra. 

Nhà kinh tế nói chuyện với các kĩ sư và công ty xây dựng để ước tính cây cầu sẽ có giá bao nhiêu, vật tư cần thiết và công ty xây dựng sẽ thuê bao nhiêu công nhân. Ông ta chuyển đổi thông tin này thành các số liệu và áp dụng chúng vào mô hình đầu vào - đầu ra để tìm ba mức độ tác động. 

Tác động trực tiếp chỉ đơn giản là các số ban đầu được đưa vào mô hình, ví dụ, giá trị của các yếu tố đầu vào thô [xi măng, thép, v.v.]. Tác động gián tiếp là các công việc được tạo ra bởi các công ty cung ứng như công ty xi măng và thép. Tác động gây ra là số tiền mà công nhân mới chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ.

[Theo investopedia]

Giang

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Kinh tế học cổ điển phân biệt các yếu tố sản xuất được sử dụng trong sản xuất hàng hóa:

  • Đất hay các nguồn lực tự nhiên [tài nguyên thiên nhiên] - các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên chẳng hạn như đất đai và khoáng chất. Chi phí cho việc sử dụng đất là địa tô.
  • Sức lao động - các hoạt động của con người được sử dụng trong sản xuất. Chi phí thanh toán cho sức lao động là lương.
  • Tư bản hay vốn - Các sản phẩm do con người làm ra hay công cụ sản xuất] được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm khác. Vốn bao gồm máy móc, thiết bị và nhà xưởng. Trong ý nghĩa chung, chi phí thanh toán cho vốn gọi là lãi suất.
  • Doanh nhân khởi nghiệp

Các yếu tố này lần đầu tiên được hệ thống hóa trong các phân tích của Adam Smith, 1776, David Ricardo, 1817, và sau này được John Stuart Mill đóng góp như là một phần của lý thuyết chặt chẽ về sản xuất trong kinh tế chính trị.

Trong các phân tích cổ điển, tư bản nói chung được xem như là các vật thể hữu hình như máy móc, thiết bị, nhà xưởng. Với sự nổi lên của kinh tế tri thức, các phân tích hiện đại hơn thông thường phân biệt tư bản vật lý này với các dạng khác của tư bản chẳng hạn như "tư bản con người" [thuật ngữ kinh tế để chỉ giáo dục, kiến thức hay sự lành nghề].

Ngoài ra, một số nhà kinh tế khi nói tới các kinh doanh còn có khái niệm khả năng tổ chức, tư bản cá nhân hoặc đơn giản chỉ là "khả năng lãnh đạo" như là yếu tố thứ tư. Tuy nhiên, điều này dường như là một dạng của sức lao động hay "tư bản con người". Khi có sự phân biệt, chi phí cho yếu tố này của sản xuất được gọi là lợi nhuận.

Học thuyết kinh tế cổ điển sau này đã được phát triển xa hơn nữa và vẫn giữ được tác dụng cho tới ngày nay như là nền tảng cho kinh tế vi mô.

Phát triển và các quan điểm khác

Các nhà kinh tế theo quan điểm của chủ nghĩa Mác và các nhà xã hội chủ nghĩa cũng nghiên cứu các khái niệm về các yếu tố sản xuất. Nhưng họ có xu hướng tách sức lao động ra khỏi các yếu tố còn lại của sản xuất, xem xét nó như là yếu tố đầu vào có ý thức và tích cực trong việc chuyển hóa nguyên liệu vật lý thô và các đầu vào khác thành các sản phẩm có giá trị sử dụng đối với người tiêu dùng và kinh doanh. Các phân tích của họ không thay đổi trên thực tế tư tưởng về các yếu tố sản xuất, mặc dù nó nhấn mạnh phương thức sản xuất, được xác định như là các yếu tố trừ đi sức lao động, trong đó nó cố gắng theo đuổi sự phân biệt với yếu tố nhân lực. Ngoài ra, học thuyết kinh tế chính trị theo chủ nghĩa Marx cũng phân biệt các khái niệm lịch sử của "các yếu tố sản xuất" và vai trò của chúng trong chủ nghĩa tư bản: trong hệ thống kinh tế-xã hội đó, lao động trở thành "tư bản biến đổi" được coi như là nguồn gốc của giá trị thặng dư hay lợi nhuận, trong khi các yếu tố phi-con người của sản xuất trở thành "tư bản cố định", chúng không tạo ra giá trị thặng dư ngoại trừ việc gián tiếp làm cho sức lao động trở nên có tính sản xuất hơn.

Những nhà kinh tế khác tập trung vào vai trò trung tâm của tư bản con người, cụ thể là tư bản xã hội [niềm tin cộng đồng] và tư bản kiến thức [các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp của người lao động] mà chúng đóng vai trò ngày càng tăng trong suốt thế kỷ 20.

Các phân tích hiện đại nhất thông thường nhắc đến từ 4 tới 7 dạng tư bản, như trong chủ nghĩa tư bản tự nhiên hay các học thuyết của tư bản tri thức. Thương hiệu trong kinh doanh cũng được nói tới như là "tư bản thương hiệu", tức một dạng đặc biệt vô hình của tư bản xã hội được thừa nhận bởi một cộng đồng lớn trong xã hội, trong các phân tích của Baruch Lev.

Mặc dù nhiều điểm không làm việc hoàn hảo với mô hình kinh tế hiện đại vô cùng phức tạp, các học thuyết cổ điển vẫn giữ vai trò quan trọng trong kinh tế vi mô ngày nay, tuy nhiên có nhiều điểm phân biệt mà người ta cần chú ý khi đề cập tới trong các học thuyết vĩ mô hay kinh tế chính trị.

Đất trở thành tư bản tự nhiên, các khía cạnh mô phỏng của sức lao động trở thành tư bản kiến thức, các khía cạnh sáng tạo hay "cảm hứng" hoặc "tính kinh doanh" trở thành tư bản cá nhân [trong một số phân tích], và tư bản xã hội ngày càng trở nên quan trọng. Mối quan hệ cổ điển của tư bản tài chính và tư bản hạ tầng vẫn được thừa nhận như là trung tâm, nhưng đã xuất hiện các tranh luận rộng rãi về các phương thức sản xuất và các phương thức bảo hộ khác nhau, hay các "quyền sở hữu", để đảm bảo sử dụng chúng một cách tin cậy.

Khi các tranh cãi phát sinh về các vấn đề khác biệt này, phần lớn các nhà kinh tế sẽ quay trở lại với ba yếu tố cổ điển. Trong khi chưa có một học thuyết nào có thể thay đổi hoàn toàn các sự thừa nhận nền tảng của học thuyết "cánh tả" [những người theo chủ nghĩa Marx] hoặc "cánh hữu" [tân cổ điển], chủ nghĩa George là một trong những hệ thống hổ lốn của tư duy đã kết hợp cả những nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa xã hội [mọi người có quyền bình đẳng trong việc khai thác sử dụng nguồn lực tự nhiên] trong khi vẫn duy trì chặt chẽ triết học "tự do" về quyền tuyệt đối của sở hữu tư nhân [tư hữu] trong sản xuất của mọi sức lao động của con người.

  • Kinh tế vi mô
  • Các nền tảng học thuyết sản xuất
  • Sản xuất, giá thành, giá
  • Học thuyết lao động của giá trị
  • Học thuyết giá thành sản xuất của giá trị
  • Phân bổ tối ưu các yếu tố
  • Danh sách các chủ đề thị trường
  • Danh sách các chủ đề quản lý
  • Danh sách các chủ đề kinh tế
  • Danh sách các chủ đề kế toán
  • Danh sách các chủ đề tài chính
  • Danh sách các nhà kinh tế

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Yếu_tố_sản_xuất&oldid=50422307”

Video liên quan

Chủ Đề