1 công ty có bao nhiêu phòng ban năm 2024

Là cơ quan quyền lực cao nhất Công ty, quyết định cơ cấu tổ chức hoặc giải thể, phá sản Công ty, quyết định các kế hoạch đầu tư dài hạn và chiến lược phát triển, cơ cấu vốn, bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm các thành viên HĐQT, Ban kiểm soát.

Hội đồng quản trị:

  • ​Do ĐHCĐ bầu là cơ quan quản lý công ty có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty trừ những vấn đề thuộc ĐHCĐ quyết định.

Ban kiểm soát:

  • Do ĐHCĐ bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh quản trị và điều hành của Công ty.

Tổng Giám đốc

  • Điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các hoạt động hàng ngày khác của Công ty. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao;
  • Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị. Thực hiện kế hoạch kinh doanh & phương án đầu tư của Công ty;
  • Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty như bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng Quản trị. Ngoài ra còn phải thực hiện các nhiệm vụ khác & tuân thủ một số nghĩa vụ của người quản lý Công ty theo Luật pháp quy định.

Phó Tổng giám đốc

  • Phó Tổng Giám đốc là người giúp việc cho Tổng Giám đốc trong công tác điều hành công ty và có nhiệm vụ thực hiện công việc cụ thể do Tổng giám đốc giao hoặc uỷ quyền điều hành công ty trong một thời gian nhất định và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về các công tác được giao. Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc cùng chịu trách nhiệm trước cấp trên về lãnh vực được phân công phụ trách.

Các phòng ban chức năng

Phòng Tổ chức- Hành chính

Công tác tổ chức, lao động tiền lương:

  • Tham mưu giúp Tổng giám đốc công ty về công tác nhân sự, tuyển dụng, đào tạo, bố trí điều động, đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật đối với CBCNV trong Công ty. Xây dựng các định mức lao động, đơn giá tiền lương, tiền thưởng,…
  • Tham mưu giúp Tổng Giám đốc việc sắp xếp bộ máy của Công ty, tổ chức thực hiện phân cấp quản lý cán bộ trong bộ máy điều hành của Công ty, có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho các phòng ban trong công ty.

Công tác hành chính, phục vụ

  • Lưu trữ, phát hành các loại tài liệu, công văn đi và đến, quản lý, sử dụng con dấu đảm bảo đúng nguyên tắc bảo mật của Nhà nước quy định.
  • Quản lý hệ thống thông tin, liên lạc, điện nước sinh hoạt của công ty.
  • Quản lý dụng cụ hành chính, thiết bị máy văn phòng và có kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng theo định kỳ;
  • Đề xuất kế hoạch mua sắm dụng cụ hành chính mới trình ban Tổng giám đốc phê duyệt;
  • Quản lý xe con, xe máy và theo dõi nhật trình xe;
  • Đón tiếp và hướng dẫn khách đến công ty liên hệ công tác
  • Trang trí phục vụ các lễ hội, thi đua tuyên truyền,…
  • Soạn thảo các văn bản hành chính, in ấn các tài liệu chuẩn xác kịp thời, đảm bảo tính bảo mật.

Phòng Kinh tế- Kỹ thuật

  • Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới tiên tiến vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty,
  • quản lý hồ sơ, tài liệu kỹ thuật, TKKT, BVTC, hồ sơ nghiệm thu, bản vẽ hoàn công, hồ sơ quyết toán tất cả các hạng mục công trình công ty quản lý; Cử cán bộ lưu trữ hồ sơ, mở sổ và theo dõi từng bộ hồ sơ kỹ thuật, kế hoạch do phòng quản lý.
  • Theo dõi, giám sát kỹ thuật thi công kể cả khối lượng và chất lượng các hạng mục công trình.
  • Chủ trì tổ chức, nghiệm thu, bàn giao, quyết toán các hạng mục công trình, các gói thầu.
  • Lập kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ thiết bị nhà máy theo quy định.
  • Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và theo dõi kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch và tiến độ hàng tháng, quý, năm;
  • Lập dự toán các gói thầu hạng mục công trình và tổng dự toán theo chế độ hiện hành của nhà nước, của địa phương làm cơ sở trình duyệt cấp trên.
  • Thương thảo các hợp đồng kinh tế và quản lý các hợp đồng kinh tế;
  • Kết hợp các phòng có liên quan làm các thủ tục thanh toán theo thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế và thanh lý các hợp đồng kinh tế khi kết thúc công trình;
  • Lập báo cáo thực hiện kế hoạch định kỳ tháng, quý, năm, theo quy định của pháp lệnh thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam.
  • Lập các hồ sơ thủ tục đấu thầu, mở thầu và tham gia hội đồng xét thầu các hạng mục công trình, các gói thầu mua bán vật tư, thiết bị,… theo trình tự quy định hiện hành.
  • Kết hợp với các phòng ban và nhà máy tổ chức mua sắm, tiếp nhận, quản lý và cấp phát thiết bị, vật tư công trình;

Phòng Tài chính - Kế toán

Chức năng

  • Tham mưu, tổng hợp, đề xuất ý kiến, giúp Tổng giám đốc tổ chức quản lý về công tác tài chính, kế toán theo sự phân cấp của Tổng giám đốc. Kế toán trưởng cũng là Trưởng phòng là người trực tiếp điều hành các công việc của phòng và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc theo quy định của pháp luật.

​Nhiệm vụ

  • Tổ chức hạch toán kế toán theo đúng Luật kế toán; các Nghị định, Thông tư và các chuẩn mực kế toán đã ban hành.
  • Tổng hợp, lập báo cáo kế toán thống kê định kỳ để phục vụ cho việc kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo quy định của chuyên ngành;
  • Ghi chép, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời và có hệ thống sự diễn biến các nghiệp vụ kinh tế phát sinh;
  • Theo dõi công nợ của Công ty, các khoản phải thu, phải trả. Phản ánh kế hoạch thu chi tiền mặt và các hình thức thanh toán khác;
  • Kiểm tra các chứng từ, hợp đồng mua bán, hợp đồng kinh tế … đúng và hợp lệ trước khi trình Tổng giám đốc duyệt;
  • Tham gia khảo giá, đánh giá, đấu thầu, kiểm tra các hợp đồng ký kết với khách hàng, quản lý việc thực hiện các hợp đồng kinh tế;
  • Quản lý tài sản cố định;
  • Công khai tài chính hàng năm;
  • Tham gia nghiệm thu các loại vật tư, thiết bị, công trình xây dựng, các hợp đồng kinh tế;
  • Chủ trì công tác quản lý tài chính và kiểm kê hàng năm;
  • Phối hợp với các đơn vị trong công ty giải quyết các công việc có liên quan và thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc giao.
  • Lưu trữ Sổ sách, chứng từ kế toán theo đúng Luật định.

Nhà máy thuỷ điện Bảo Lộc

  • Nhà máy thủy điện VRG – Bảo Lộc là một bộ phận của Công ty cổ phần VRG – Bảo Lộc có nhiệm vụ quản lý, vận hành Nhà máy để sản xuất kinh doanh điện.

Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên ( bộ phận) Nhà máy

Giám đốc Nhà máy:

Giám đốc Nhà máy thực hiện chức năng quyền hạn cụ thể như sau:

  • Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Nhà máy;
  • Tổ chức thực hiện các chủ trương của Ban Tổng Giám đốc Công ty;
  • Tổ chức thực hiện kế hoạch, phương án sản xuất kinh doanh của Nhà máy;
  • Kiến nghị phương án, cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ;
  • Kiến nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý thuộc Nhà máy;
  • Kiến nghị phương án tuyển dụng, đào tạo;
  • Kiến nghị khen thưởng, kỷ luật, nâng lương cho CBCNV thuộc Nhà máy;

Phó Giám đốc thường trực Nhà máy :

  • Giúp Giám đốc Nhà máy điều hành các hoạt động của Nhà máy theo sự phân công và ủy quyền của Giám đốc Nhà máy, thay mặt Giám đốc giải quyết công việc hàng ngày khi Giám đốc bận đi công tác.

Quản đốc phân xưởng Sản xuất:

  • Chịu trách nhiệm trực tiếp với Giám đốc và Phó giám đốc thường trực về quản lý kỹ thuật của Nhà máy, chịu trách nhiệm về sản xuất và quản lý toàn diện hoạt động của phân xưởng;

Phó quản đốc phân xưởng Sản xuất;

  • Chịu trách nhiệm trực tiếp với Quản đốc phân xưởng;
  • Phụ trách về mặt kỹ thuật trong công tác vận hành, sửa chữa và chịu trách nhiệm trực tiếp với quản đốc về kỹ thuật liên quan đến Nhà máy;
  • Phối hợp với Quản đốc làm tốt công việc kỹ thuật, bồi huấn, nâng bậc, sáng kiến và các công tác quản lý khác, thực hiện kế hoạch tuần, tháng và các công việc do Quản đốc giao;

Kỹ sư an toàn.

  • Trực thuộc sự quản lý, điều hành trực tiếp của Ban Giám đốc Nhà máy;
  • Giám sát thường xuyên, liên tục việc chấp hành nghiêm chỉnh các nội qui, quy định công tác đảm bảo an toàn, PCCC và vệ sinh lao động của các bộ phận của Nhà máy, đường dây 110kV, 22 kV và 2 trạm điện.

Trưởng ca vận hành.

  • Chịu trách nhiệm trực tiếp với Quản đốc và Phó Quản đốc phân xưởng;
  • Chỉ huy vận hành và xử lý sự cố tất cả các thiết bị trong Nhà máy theo đúng quy trình. Thực hiện các mệnh lệnh của Điều độ cấp trên theo quy trình điều độ hệ thống điện Quốc gia;

Trưởng Kíp:

  • Chịu trách nhiệm trực tiếp với Trưởng ca phụ trách và Ban Quản đốc Phân xưởng;
  • Phân công, kiểm tra, đôn đốc, theo dõi và giám sát Điều hành viên của Kíp mình phụ trách;
  • Kiến nghị với Trưởng ca phụ trách những vấn đề liên quan đến công việc hàng ngày;

Điều hành viên (ĐHV)

  • Chịu trách nhiệm trực tiếp với Trưởng Kíp và Trưởng ca phụ trách;

Tổ sửa chữa:

  • Tổ sửa chữa là một bộ phận của phân xưởng sản xuất có chức năng bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị của Nhà máy;

Tổ Trưởng Tổ sửa chữa:

  • Chịu trách nhiệm trực tiếp với Quản đốc và Phó quản đốc Phân xưởng;
  • Chủ động lập và trình duyệt kế hoạch dự trù vật tư, dụng cụ của tổ từng tháng, sau đó triển khai và đôn đốc thực hiện;

Công nhân sửa chữa.

  • Chấp hành sự phân công công việc của Tổ trưởng sửa chữa

Tổ Hành chính - phục vụ:

  • Chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ ban Giám đốc Nhà máy; Tổ Hành chính, phục vụ là một bộ phận của Nhà máy ( bao gồm quản lý nhân sự, hành chính, Y tế, nhân viên cấp dưỡng, nhân viên vệ sinh công nghiệp và lái xe …) có nhiệm vụ phục vụ cho công tác hàng ngày của Lãnh đạo Nhà máy và các bộ phận sản xuất điện của Nhà máy;