23 tháng Chạp là ngày bao nhiêu

Theo tục lệ cổ truyền của người Việt, ngày 23 tháng Chạp là ngày tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời. Vậy, ông Công ông Táo là ai, ngày ông Công ông Táo là ngày bao nhiêu dương lịch 2022, cách cúng ông Công ông Táo như thế nào là chuẩn nhất. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về ngày quan trọng này của người Việt nhé.

Ngày ông Công ông Táo

  • Ông công ông Táo là ai?
  • Ngày ông Công ông Táo là ngày bao nhiêu dương lịch 2022?
  • Cúng ông công ông táo ngày nào đẹp?

Ông công ông Táo là ai?

Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam ông Công ông Táo hay còn gọi là Táo Quân là các vị thần Đất, vị thần Nhà và vị thần Bếp núc.

Chi tiết về nguồn gốc ông Công ông Táo mời các bạn tham khảo trong bài viết “ Sự tích ông Công ông Táo”.

Ngày ông Công ông Táo là ngày bao nhiêu dương lịch 2022?

Lễ cúng tiễn ông Công ông Táo sẽ được diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp [tức 23/12 âm lịch], rơi vào thứ Ba ngày 25/1/2022 dương lịch.

Cúng ông công ông táo ngày nào đẹp?

Ngày 23 tháng Chạp năm 2021 là ngày Mậu Dần, tháng Tân Sửu, tiết Đại hàn.

Giờ hoàng đạo ngày 23 tháng Chạp 2021:

  • Tí [23:00-0:59]
  • Sửu [1:00-2:59]
  • Thìn [7:00-8:59]
  • Tỵ [9:00-10:59]
  • Mùi [13:00-14:59]
  • Tuất [19:00-20:59]

Lưu ý:

Táo quân phải có mặt trên Thiên đình trước giờ Ngọ ngày 23 tháng Chạp để báo cáo với Ngọc Hoàng về những việc tốt xấu của gia chủ. Vì vậy, các gia đình cần hoàn thành nghi lễ tiễn ông Táo về chầu trời trước giờ Ngọ [từ 11 giờ – 13 giờ] ngày 23 tháng Chạp.

Ngoài giờ cúng ông Công ông Táo, các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác trong mục "Tết 2022" của Quantrimang.com để biết cách cúng ông Công ông Táo và những điều kiêng kỵ, mâm cơm cúng ông Công ông Táo, văn cúng ông Công ông Táo...

  • Rút chân nhang [tỉa chân hương] trước hay sau khi cúng ông Táo?
  • Cách cúng ông Công ông Táo ở miền Nam
  • Tại sao ông công ông táo lại cưỡi cá chép?

Thứ hai, 24/01/2022 - 07:01 AM

Ông Công ông Táo là ngày gì? Ông Công ông Táo 2022 là ngày mấy dương?

Ngày ông Công ông Táo là một trong những ngày lễ cúng quan trọng trong dịp trước Tết Nguyên Đán.

Theo sự tích dân gian Việt Nam, hằng năm, vào ngày 23 tháng Chạp, Táo Quân sẽ cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc lớn nhỏ xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa, Táo Quân sẽ quay về hạ giới để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa của các gia đình.

Nguồn gốc ngày ông Công ông Táo

Theo quan niệm của cha ông ta từ xa xưa, Thần Táo Quân bao gồm "2 ông 1 bà" [gọi chung là Táo Quân hoặc ông Táo].

Gắn liền với quan niệm này là sự tích dân gian kể về gia đình Thị Nhi và Trọng Cao. Hai vợ chồng lấy nhau mãi mà không có con, Trọng Cao vì chuyện này mà cộc cằn, đánh vợ rồi đuổi đi. Thị Nhi sau khi bỏ nhà đi tới xứ khác gặp được Phạm Lang.

Hai bên tâm đầu ý hợp rồi kết thành vợ chồng. Phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì bắt đâu ân hận và lên đường tìm kiếm vợ. Nhưng ngày dài đường xa, Cao hết tiền hết gạo phải trở thành kẻ xin ăn dọc đường. Tới ngày nọ, chàng ta xin ăn tới nhà của Thị Nhi. Đúng lúc này Phạm Lang đi vắng, Nhi nhận ra chồng cũ mời vào nhà cơm nước đầy đủ. Không may đúng lúc Phạm Lang trở về, nàng đành giấu Cao dưới đống rạ sau vườn để tránh điều thị phi.

Chẳng ngờ đêm ấy, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy chồng cũ bị thiêu chết, Nhi lao mình vào lửa tự vẫn. Phạm Lang cũng vì thương xót vợ mà nhảy vào chết theo. Ngọc Hoàng thương tình 3 kẻ sống có nghĩa có tình nên phong cho làm ba vị đầu rau trông coi việc bếp núc trong nhà.

Bên cạnh đó còn có ông Công là vị thân cai quản đất đai cũng được người dân tiễn lên chầu trời vào ngày 23 tháng Chạp.

Ý nghĩa ngày ông Công ông Táo

Người ta quan niệm một năm mở đầu bằng Tết Nguyên Đán và kết thúc bằng Tết ông Táo vào 23 tháng Chạp. Vì vậy, để được Táo Quân phù trợ, vào ngày này, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu trời rất long trọng.

Đến đêm 30 tháng Chạp, ông Táo trở về cùng gia đình bước vào năm mới. Như vậy, hệ thống lễ Tết làm thành một chu trình khép kín, âm dương chuyển hóa cho nhau.

Người xưa cũng cho rằng, sau khi nghe Táo Quân bẩm báo, Ngọc Hoàng sẽ căn cứ vào đó để định đoạt, có thể khen thưởng hoặc quở phạt gia chủ. Vì thế, vào ngày 23 tháng Chạp, trước khi Táo quân lên thiên đình, người ta thực hiện nghi lễ cúng ông Táo để các ông “nói tốt“ cho nhà mình, giúp năm tiếp theo được ban cho tài lộc, bình an.

Không những định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, sự hiện diện của các vị Táo Quân trong mỗi căn nhà còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong gia đình.

Ông Công ông Táo năm 2022 rơi vào ngày nào dương lịch?

Như đã nói ở trên, lễ cúng tiễn ông Công ông Táo sẽ được làm vào ngày 23 tháng Chạp [tức 23/12 âm lịch]. Theo lịch Vạn niên, ngày 23/12/2021 âm lịch sẽ đúng vào thứ 3 ngày 25 tháng 1 năm 2022 dương lịch.

Phong tục cúng ông Công ông Táo là một nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt. Ngày lễ mang ý nghĩa giáo dục về truyền thống trong các gia đình, truyền tải những mong ước tốt đẹp và góp phần gia tăng thêm hương vị ngày Tết ở Việt Nam.

Ngày 23 tháng 12 là ngày thứ 357 [358 trong năm nhuận] trong lịch Gregory. Còn 8 ngày trong năm.

« Tháng12 năm 2022 »
CN T2 T3 T4 T5 T6 T7
1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31

Mục lục

  • 1 Sự kiện
  • 2 Sinh
  • 3 Mất
  • 4 Những ngày lễ và kỷ niệm
  • 5 Tham khảo

Sự kiệnSửa đổi

  • 1404 – Minh Thành Tổ Chu Lệ ban danh "Thiên Tân", cho xây dựng nên Thiên Tân vệ, là thành thị cổ đại duy nhất ở Trung Quốc có thời gian kiến thiết được ghi chép, tức 21 tháng 11 năm Vĩnh Lạc thứ 2.
  • 1688 – Cách mạng Vinh Quang: Quốc vương James II của Anh chạy sang Paris, Pháp sau khi bị phế truất.
  • 1783 – George Washington từ chức Tổng tư lệnh của Lục quân Lục địa tại Annapolis, Maryland.
  • 1898 – Lương Khải Siêu xuất bản "Thanh Nghị báo" tại Nhật Bản để ủng hộ Quang Tự đế và công kích Từ Hi thái hậu.
  • 1913 – Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson ký thành luật Đạo luật Dự trữ Liên bang, hình thành nên Cục Dự trữ Liên bang.
  • 1938 – Cá thể cá vây tay hiện đại đầu tiên được người phụ trách bảo tàng Marjorie Courtenay-Latimer phát hiện tại Nam Phi.
  • 1941 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Sau 15 ngày giao tranh, Quân đội Nhật Bản chiếm đảo Wake từ Hoa Kỳ.
  • 1943 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Trận sông Dniepr tại Ukraina kết thúc với thắng lợi của Liên Xô.
  • 1947 – Linh kiện bán dẫn Tranzito được giải thích lần đầu tiên tại Phòng thí nghiệm Bell, New Jersey, Hoa Kỳ.
  • 1948 – Bảy người Nhật Bản bị Tòa án Quân sự Quốc tế Viễn Đông kết tội phạm tội ác chiến tranh bị hành hình tại trại giam Sugamo tại Tokyo, Nhật Bản.
  • 1958 – Tháp Tokyo khánh thành, tháp có kết cấu thép tự lực cao nhất thế giới với cao độ 332,5 mét [1.091ft].
  • 1970 – Cộng hòa Dân chủ Congo chính thức trở thành một nhà nước độc đảng.
  • 1970 – Cử hành nghi lễ đạt đỉnh của Tháp phía Bắc của Trung tâm Thương mại Thế giới tại Manhattan, New York, Hoa Kỳ với cao độ 1.368 feet [417 m], biến nó trở thành tòa nhà cao nhất thế giới đương thời.
  • 1972 – 16 người sống sót sau Chuyến bay số 571 của Không quân Uruguay được cứu thoát sau 73 ngày, họ sống sót do ăn thịt đồng loại.
  • 1990 – Trong một cuộc trưng cầu dân ý độc lập, 88,5% số cử tri Slovenia bỏ phiếu ủng hộ việc thoát ly khỏi Nam Tư.
  • 2002 – Một máy bay chở khách của Ukraina bị nạn rơi xuống một thành phố ở Iran làm tất cả 46 người trên máy bay thiệt mạng.
  • 2003 – Một vụ nổ xảy ra tại mỏ khí đốt Xuyên Đông Bắc của PetroChina, khiến ít nhất 234 người thiệt mạng và hàng nghìn người trúng độc.

SinhSửa đổi

  • 968 – Triệu Hằng, hay Tống Chân Tông, hoàng đế của triều Tống, tức 2 tháng 12 năm Mậu Thìn [m. 1022]
  • 1513 – Thomas Smith, nhà ngại giao và học giả người Anh [m. 1577]
  • 1605 – Chu Do Hiệu, hay Minh Hy Tông hoặc Thiên Khải Đế, hoàng đế của triều Minh, tức 14 tháng 11 năm Ất Tị [m. 1627]
  • 1732 – Richard Arkwright, nhà tư bản công nghiệp, nhà phát minh người Anh [m. 1792]
  • 1777 – Aleksandr I, hoàng đế của Nga, tức 13 tháng 12 theo lịch Julius [m. 1825]
  • 1805 – Joseph Smith, lãnh tụ tôn giáo người Mỹ [m. 1844]
  • 1810 – Edward Blyth, nhà động vật học và dược sĩ người Anh [m. 1873]
  • 1911 – Niels Kaj Jerne, nhà sinh học người Đan Mạch, đoạt giải Nobel [m. 1994]
  • 1918 – Helmut Schmidt, chính trị gia người Đức, Thủ tướng thứ năm của Cộng hòa Liên bang Đức
  • 1932 – Trương Quang Ân, tướng lĩnh Quân lực Việt Nam Cộng hòa [m. 1968]
  • 1933 – Akihito, thiên hoàng của Nhật Bản
  • 1943 – Silvia, vương hậu của Thụy Điển
  • 1945 – Bùi Quốc Huy, sĩ quan công an người Việt Nam
  • 1950 – Vicente del Bosque, cầu thủ và huấn luyện viên bóng đá người Tây Ban Nha
  • 1952 – Trì Trọng Thụy, diễn viên người Trung Quốc
  • 1962 – Trần Anh Hùng, đạo diễn người Pháp gốc Việt
  • 1968 – Carla Bruni, người mẫu, người sáng tác bài hát, ca sĩ người Ý
  • 1980 – Ngọc Hạ, ca sĩ người Việt Nam
  • 1984 – Alison Sudol với nghệ danh A Fine Frenzy, ca sĩ, nhạc sĩ và nghệ sĩ piano người Mỹ
  • 1987 – Tatana Kucharova, người đẹp của Cộng hòa Séc, Hoa hậu Thế giới 2006
  • 1997 – Luka Jović, cầu thủ bóng đá người Serbia

MấtSửa đổi

  • 1834 – Thomas Malthus, nhà nhân khẩu học, nhà kinh tế học người Anh [s. 1766]
  • 1948 – Hirota Kōki, chính trị gia người Nhật Bản, thủ tướng thứ 32 của Nhật Bản [s. 1878]
  • 1948 – Tōjō Hideki, tướng lĩnh và chính trị gia người Nhật Bản, thủ tướng thứ 40 của Nhật Bản [s. 1884]
  • 1948 – Matsui Iwane, tướng lĩnh người Nhật Bản [s. 1878]
  • 1948 – Doihara Kenji, tướng lĩnh người Nhật Bản [s. 1883]
  • 1949 – Nguyễn Văn Trình, quan lại triều Nguyễn [s. 1872]
  • 1953 – Lavrenty Beria, chính trị gia và tướng lĩnh tại Liên Xô [s. 1899]
  • 1972 – Andrei Tupolev, nhà thiết kế máy bay tại Liên Xô [s. 1888]
  • 2005 – Nguyễn Hiền [nhạc sĩ]
  • 2005 – Diêu Văn Nguyên, nhà phê bình văn học và chính trị gia người Trung Quốc [s. 1931]
  • 2008 – Lương Tuấn, nghệ sĩ cải lương người Việt Nam [s. 1957]
  • 2013 – Mikhail Kalashnikov, nhà thiết kế vũ khí người Liên Xô và Nga [s. 1919]
  • 2021 – Thanh Kim Huệ, nữ nghệ sĩ cải lương người Việt Nam [s. 1955].

Những ngày lễ và kỷ niệmSửa đổi

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về 23 tháng 12.

Tham khảoSửa đổi

Video liên quan

Chủ Đề