3 cõi 6 đường là gì

Tùy theo đặc tính, cách sống của mọi con người và những loài vật trên hành tinh này mà phân chia ra làm sáu nẻo luân hồi.

Theo nghĩa của Kinh Phật thì sáu cõi luân hồi này chỉ ở tại thế gian của chúng ta trên hành tinh này, không có ở nơi nào khác nữa. Tùy theo đặc tính, cách sống của mọi con người và những loài vật trên hành tinh này mà phân chia ra làm sáu nẻo luân hồi.

1.Để chỉ cho cõi Trời, đó là những người đang sống trong cảnh tâm hồn thanh thản, an lạc và vô sự, không làm khổ mình khổ người và không làm điều ác, toàn làm điều thiện, muốn chi có nấy. Đó là những bậc chân tu, những bậc Đại Đức đang sống trầm lặng, với trí tuệ nhân quả, sống với tâm hồn tha thứ và thương yêu mọi loài chúng sanh.

2. Để chỉ cho cõi Người có thiện, có ác, có dục, có ái, có thương, có ghét… đó là những con người sống một đời sống bình thường nên có vui, có buồn, có bệnh tật, tai nạn, có phiền não khổ đau, có bất toại nguyện, có rầu lo sợ hãi, nhưng lại biết buông xả nhẹ nhàng nên vẫn thấy có hạnh phúc. Tuy cơm ăn áo mặc đầy đủ không thiếu trước hụt sau, nhưng vì là đời sống con người nên không thể tránh khỏi luật nhân quả chi phối.

3. Để chỉ cho cõi Atula, đó là chỉ cho những người bản chất nóng nảy, sân hận, giận dữ chuyên đánh đấu đá nhau.

Hiện tại bạn sống nhiều với tâm nào cũng tức là bạn đang phát họa cảnh giới bạn sẽ có mặt trong tương lai.

Kinh Nguyên Thủy thường nhắc đến vua Atula đem quân đánh Trời Đế Thích, đó là chỉ cho những hạng người chuyên môn đi đánh cướp nước ngoài mà lịch sử của loài người đã chứng minh điều đó cụ thể. Vì thế chúng ta nên biết kẻ nào đem quân xâm chiếm nước người giết hại sanh linh là Atula.

4. Để chỉ cho cõi Ngạ Quỷ, đó là chỉ cho những người sống trong cảnh đói khổ thiếu trước hụt sau mọi mặt, muốn ăn mà ăn không được. Cho nên kinh thường diễn tả một Ngạ quỷ bụng to như trống chầu mà cổ nhỏ như cây kim vì thế đói khát mà ăn uống chẳng được nên gọi là Ngạ quỷ.

5. Để chỉ cho cảnh địa ngục, đó là những người bệnh tật trầm kha kinh niên. Quanh năm suốt tháng đau nhức chỗ này chỗ kia khổ sở vô cùng hoặc nằm trên giường bệnh suốt nhiều năm tháng, chết không chết sống không sống, đại tiểu tiện một chỗ, chịu hôi chịu thối của chính bản thân mình… Thật là đầu đội chậu máu đít ngồi bàn chông. [Bà con hãy đến các bệnh viện [nhất là bệnh viện Chợ Rẫy] quan sát thì thấy ngay cảnh địa ngục... sẽ trông như thế nào?]

6. Để chỉ cho cõi súc sanh, súc sanh gồm có con người và các loài thú vật. Vì những người này hình người mà bản chất sống như loài thú vật, họ chẳng hề sống có một chút đạo đức làm người nào cả. Cho nên dưới đôi mắt của Đức Phật những người này họ là súc sanh [động vật].

Chiêm nghiệm:

Sáu cõi luân hồi tức là sáu trạng thái của tâm của con người đang sống hiện tại ở thế gian này.

Ví dụ: Mình đang sống, mình đang mang trạng thái có thiện có ác. Bây giờ mình tu tập và mình đạt được tâm thanh thản an lạc và vô sự, thì mình mang tâm trạng như mình đang ở cõi trời. Còn khi mình căm hờn, uất ức, hận thù, giết người thì mình có cảm giác mình đang sống ở cõi địa ngục nào đó!

Hoặc khi mình trúng số thì mình có cảm tưởng mình đang sống ở thiên đường.

Mình đang mang tâm trạng nào thì mình vào cõi đó!

Tóm lại, hiện tại bạn sống nhiều với tâm nào cũng tức là bạn đang phát họa cảnh giới bạn sẽ có mặt trong tương lai.

SƠ ĐẲNG PHẬT HỌC
GIÁO KHOA THƯ

 o 
 Soạn giả : Cư sĩ THIỆN NHƠN [Người Trung Hoa]

 Đính chánh : Ngài THÁI HƯ ĐẠI SƯ

 Dịch giả : Tỳ Kheo THÍCH HÀNH TRỤ



---
PHẦN I
BÀI THỨ 25
BA CÕI, SÁU ĐƯỜNG,

VÔ MINH
BA CÕI: Cõi Dục, cõi Sắc, và cõi Vô Sắc.
SÁU ĐƯỜNG: Trời, người, a tu la, địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh.
VÔ MINH: Không sáng suốt. Không suốt có ba:


  1. Không nhận được thân thể của ta đây là không thật có [vô ngã].

  2. Không nhận rõ được muôn vật cõi đời này, rốt cuộc phải tan rã [vô ngã sở] tất cả đều không có thật.

  3. Không nhận rõ được tất cả đều giả dối [như huyển không thật thể, như mộng v.v…].


LỜI PHỤ:

Cõi dục [Dục giới]: Chúng sanh ở trong cõi này tâm ham muốn rất nhiều [đa dục] mặc dù vẫn nhiều sự ham muốn, nhưng tóm lại cũng không ngoài năm món dục lạc [Tài, sắc, danh, thực và thùy. Hay: Sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp].
Cõi sắc: [Sắc giới]: Chúng sanh ở cõi này tuy đã bớt sự ham muốn, nhưng còn có sắc thân, còn phải chịu nhiều điều khổ sở, bởi có thân nên phải có sự “ngũ suy tướng hiện” v.v…
Cõi vô sắc [Vô sắc giới]: Chúng sanh ở cõi này tu thiền cao hơn hai cõi trước, nhưng cũng không tránh khỏi luân hồi, bởi ý thức chưa chuyển được. Mặc dù chứng đặng năm phép thần thông, thì cũng như bốn anh em của dòng Phạm Chí… hay hơn nữa như ông Uất Đầu Lam Phất kia vậy.
Tu la: Thần A tu la. Loại thần này ở gần đỉnh trời Đao Lợi vẫn được sung sướng như trời. Tu la trai xấu, Tu la gái rất đẹp, đẹp hơn tiên nữ, nên trời Đế thích thường xuống ve vãn Tu la gái, bị Tu la trai ghen tức, nên cùng chiến đấu với nhau luôn. Tu la cũng là người, nhơn vì có tu thiện, nhưng tánh đa sân [sân lắm] v.v…
Tu la có bốn loại: Đây là một trong bốn loại ấy.
Ngạ quỷ: Loại quỷ đói, đấy là do nguyên nhân đời trước tham lam, keo rít, bỏn xẻn, lường gạt người v.v… nên nay mới mang lấy cái quả báo ấy.
Vô minh: Một món căn bản phiền não, là món ngu dại đầu tiên trong các sự ngu dại. Không có cái gì khổ hơn cái khổ vô minh [không nhận rõ được sự thật của các pháp]. Đức Phật dạy: Con lạc đà, lừa, ngựa, tr6au chịu sự khổ vì sự chuyên chở nặng nề. Nhưng cũng chưa gọi đó là khổ; chỉ có người si ám tối dốt [vô tri] mới thật là khổ. Vô tri tức là Vô minh vậy.


Каталог: viet -> phatphap
phatphap -> GIỚI ĐÀn tăng  Soạn dịch: H. T thích thiện hòA o0o nghi thức thọ ngũ giớI
phatphap -> PHẦn I bài thứ 37 BỒ ĐỀ, ĐẠt ma, a nan
phatphap -> SƠ ĐẲng phật học giáo khoa thư  o   Soạn giả : Cư sĩ thiện nhơN [Người Trung Hoa]  Đính chánh : Ngài thái hư ĐẠi sư
phatphap -> GIỚI ĐÀn tăng  Soạn dịch: H. T thích thiện hòA o0o khoa tiết truyền giới bồ TÁT
phatphap -> PHẦn I bài thứ 35 a di đÀ phậT
phatphap -> SƠ ĐẲng phật học giáo khoa thư e o f Soạn giả : Cư sĩ thiện nhơN [Người Trung Hoa] Đính chánh : Ngài thái hư ĐẠi sư
phatphap -> SƠ ĐẲng phật học giáo khoa thư  o   Soạn giả : Cư sĩ thiện nhơN [Người Trung Hoa]  Đính chánh : Ngài thái hư ĐẠi sư
phatphap -> PHẦn I bài thứ 27 TỨ phần luậT, a tăng kỳ
phatphap -> GIỚI ĐÀn tăng  Soạn dịch: H. T thích thiện hòA o0o phép truyền thọ giới sa di
phatphap -> GIỚI ĐÀn tăng  Soạn dịch: H. T thích thiện hòA o0o phép cầu xin y chỉ


tải về 9.6 Kb.


Chia sẻ với bạn bè của bạn:

BuddhaSasana Home Page
This document is written in Vietnamese, with Unicode Times font

Trong đạo Phật, chúng ta thường nghe câu "Ba giới, sáu đường luân hồi" [Tam giới, lục đạo luân hồi]. Ðây là một cách diễn tả quan niệm về các hình thái hiện sinh của mọi loài luân hồi trong cõi Ta bà [Samsara]. Theo đa số các kinh sách thì có tất cả là 31 loài [có sách liệt kê là 32 hoặc 33 loài] trong 6 đường chính:

1. chư thiên 2. loài người 3. loài thú vật 4. loài ngạ quỷ 5. loài A-tu-la

6. loài đọa địa ngục

Hai loài đầu tiên, chư thiên và loài người, được xem như là loài có nhiều phước báu, còn bốn loài kia chịu những cảnh đọa đày, đau đớn.

Riêng chư thiên gồm 26 loài, trong ba cõi giới khác nhau: Dục giới, Sắc giới, và Vô sắc giới. Ngoài ra, Dục giới còn bao gồm loài người và bốn loài đau khổ còn lại.

Nếu phân chia theo nguồn gốc phát sinh, cõi Ta bà chia làm chín địa giới [Cửu địa]: Dục địa, bốn Sắc địa do đắc bốn tầng thiền-na hữu sắc [rupa jhana] , và bốn Vô sắc địa do đắc bốn tầng thiền-na vô sắc [arupa jhana] .

Tất cả các loài trong cõi Ta bà, kể cả chư thiên, đều phải qua cảnh sinh, trụ, hoại, diệt, và cùng chịu tám loại khổ [bát khổ] dù rằng có thể có những cường độ và thời gian khác nhau. Ðó là:

1. Sinh khổ: khổ do sinh 2. Lão khổ: khổ do già 3. Bệnh khổ: khổ do bệnh 4. Tử khổ: khổ do chết 5. Ái biệt ly khổ: khổ do xa lìa cái gì ta thích 6. Oán tăng hội khổ: khổ do nối kết với gì ta không ưa thích 7. Cầu bất đắc khổ: khổ do không được điều mong cầu

8. Ngũ ấm xí thạnh khổ: khổ do hiện hữu 5 uẩn [sắc, thọ, tưởng, hành, thức].

Sau đây là liệt kê 31 loài trong cõi Ta bà, từ cao xuống thấp :

A. Vô sắc giới [Formless World, Arupa Loka]
31. Phi tưởng, phi phi tưởng thiên Devas of Sphere of Neither-perception nor non-perception Nevasanna-nasanna-yatanupaga deva
30. Vô sở hữu thiên Devas of Sphere of No-thingness Akincanna-yatanupaga deva
29. Thức vô biên thiên Devas of Sphere of Infinite Concsiousness Vinnananca-yatanupaga deva
28. Không vô biên thiên Devas of Sphere of Infinite Space Akasananca-yatanupaga deva
B. Sắc giới [World of Form, Rupa Loka]

[tứ thiền]

27. Vô song thiên Peerless devas Akanittha deva
26. Thiện kiến thiên Clear-sighted devas Sudassi deva
25. Thiện hiện thiên Beautiful [or Clearly Visible devas] Sudassa deva
24. Vô phiền thiên Untroubled devas Atappa deva
23. Vô đọa thiên Devas not Falling Away Aviha deva
22. Vô tưởng thiên Unconscious beings Asanna satta
21. Quảng quả thiên Very Fruitful devas Vehapphala deva

[tam thiền]

20. Biến tịnh thiên Devas of Refulgent Glory Subhakinna deva
19. Vô lượng tịnh thiên Devas of Unbounded Glory Appamanasubha deva
18. Thiểu tịnh thiên Devas of Limited Glory Parittasubha deva

[nhị thiền]

17. Quang minh thiên Devas of Streaming Radiance Abhassara deva
16. Vô lượng quang thiên Devas of Unbounded Radiance Appamanabha deva
15. Thiểu quang thiên Devas of Limited Radiance Parittabha deva

[sơ thiền]

14. Ðại phạm thiên Great Brahmas Maha Brahma
13. Phạm phụ thiên Ministers of Brahmas Brahma-Purohita deva
12. Phạm chúng thiên Retinue of Brahma Brahma-Parisajja deva
C. Dục giới [World of Sense-Desires, Kama Loka]
11. Tha hóa tự tại thiên Devas Wielding Power over Others' Creations Paranimmita-vasavatti deva
10. Hóa lạc thiên Devas Delighting in Creation Nimmanarati deva
9. Ðâu-Suất thiên Contented devas Tusita deva
8. Dạ-Ma thiên Yama devas Yama deva
7. Ðao-Lợi thiên The Thirty-Three Gods Tavatimsa deva
6. Tứ thiên vương thiên Devas of the Four Great Kings Catumaharajika deva
5. Loài Người Human beings Manussa
4. Loài A-tu-la Asuras [Titans] Asura
3. Loài ngạ quỷ Hungry ghosts Peta
2. Loài thú vật Animals Tiracchana
1. Loài đọa địa ngục Hells Niraya

Tham Khảo

1. Introduction, in: Digha Nikaya - The Long Discourses of the Buddha, translated by M. Walshe. Wisdom Publications. 1987. 2. Thirty-One Planes of Existence, in: Digha Nikaya - Long Discourses of the Buddha. Burma Pitaka Association, Rangoon. 1984.

3. Planes of Existence, in: The Buddha and His Teachings. Narada Maha Thera. Buddhist Publication Society, Kandy, Sri Lanka. 1980 [Ðức Phật và Phật Pháp, bản dịch của Phạm Kim Khánh].


4. Phật Học Từ Ðiển. Quyển 2. Ðoàn Trung Còn. Sài Gòn.

Bình Anson ghi chép
tháng 10, 1998

Video liên quan

Chủ Đề