Em bé nằm ở đâu trong tử cung

Trong thai kỳ trung bình kéo dài khoảng 40 tuần thì 12 tuần thai đầu tiên là thời kỳ nhạy cảm và quan trọng nhất khi mẹ cần làm quen với nhiều sự thay đổi trong cơ thể. Nắm rõ được sự phát triển, thay đổi và vị trí thai nhi trong bụng mẹ 3 tháng đầu giúp mẹ hiểu rõ hơn và có sự chuẩn bị tốt hơn cả về sức khỏe lẫn tâm lý.

1. Vị trí thai nhi trong bụng mẹ 3 tháng đầu

Theo từng tuần thai phát triển, mẹ sẽ cảm nhận thai lớn lên từng ngày qua kích thước vòng bụng và những dấu hiệu của bé yêu. Tuy nhiên trong 3 tháng đầu thai kỳ, các dấu hiệu này khá mờ nhạt, thay vào đó là các dấu hiệu thai nghén thường khá nặng nề.

3 tháng đầu là thời kỳ rất nhạy cảm với sức khỏe thai

3 tháng mang thai đầu tiên là giai đoạn quan trọng, dù kích thước thai còn rất nhỏ nhưng vị trí thai trong bụng mẹ liên tục thay đổi.

1.1. Trứng đã thụ tinh di chuyển vào tử cung làm tổ

Trứng sau khi được thụ tinh thành công tạo thành hợp tử sẽ di chuyển theo vòi fallop vào buồng tử cung, tại đây hợp tử sẽ chọn 1 vị trí thích hợp trên niêm mạc tử cung để làm tổ. Khi đã nằm cố định trong tử cung, hợp tử sẽ bắt đầu phân chia, phát triển tế bào tạo thành túi phôi.

Trứng sau thụ tinh sẽ di chuyển vào tử cung làm tổ

1.2. Túi phôi dần phát triển thành thai

Túi phôi khi đã làm tổ cố định ở niêm mạc tử cung sẽ chia thành 2 nhóm, một phần phát triển thành thai, một phần hình thành các phần phụ của thai để đưa dưỡng chất nuôi từ cơ thể mẹ.

Đến khoảng tuần thai thứ 5, phôi thai đã phát triển tạo 3 lớp: nội bì, trung bì và ngoại bì. Từ đây các bộ phận của cơ thể trẻ sẽ dần hình thành, lần lượt như: ống tiêu hóa, phổi, tim, hệ tuần hoàn, hệ thống thần kinh, mắt, tai, da, cơ quan sinh dục,...

1.3. Các cơ quan của thai hình thành

Đến tuần thai thứ 6, thai nhi có hình dạng như con nòng nọc dài khoảng 6 mm, các bộ phận sẽ phát triển phức tạp hơn. Từ tuần thai thứ 7 trở đi, cha mẹ sẽ nghe được nhịp tim thai lần đầu tiên khi siêu âm. Cho đến tuần thai thứ 9, thai nhi có chiều dài khoảng 23mm, các cơ quan hình thành cơ bản, phần cổ và thân duỗi thẳng nằm gọn trong túi thai.

Thai nhi 3 tháng tuổi nặng khoảng 14g

Cho đến khi kết thúc tam cá nguyệt thứ nhất, thai nhi dài khoảng 54mm, nặng tầm 14g và đã đầy đủ các bộ phận quan trọng. Hầu hết thai nhi trong bụng mẹ có vị trí hướng lên trên, lưng hướng về phía dưới, bé nằm gọn thoải mái trong tử cung.

Tam cá nguyệt đầu tiên là giai đoạn đặc biệt quan trọng khi quá trình mang thai mà cha mẹ cần hết sức lưu ý. Nắm được vị trí và sự phát triển của thai trong những tháng đầu này giúp mẹ chăm sóc bản thân tốt hơn để thai nhi có điều kiện phát triển tốt nhất.

2. Những điều cần lưu ý trong 3 tháng đầu mang thai

Sảy thai hầu hết xảy ra trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, thậm chí nhiều phụ nữ sảy thai khi không biết bản thân mình mang thai. Do vậy, việc phát hiện mình mang thai sớm thông qua theo dõi chu kỳ kinh nguyệt, thử thai khi nghi ngờ là rất quan trọng. Khi biết mình mang thai, mẹ cần sớm đi khám thai lần đầu tiên để khẳng định, ngoài ra cũng để thực hiện các kiểm tra cơ bản về sức khỏe của bản thân và thai nhi.

Ngoài ra, cần lưu ý những điều sau để mẹ có thể mang thai khỏe mạnh, nhẹ nhàng hơn trong 3 tháng đầu tiên này:

Mẹ trong 3 tháng đầu nên tránh hoạt động mạnh

2.1. Tránh các hoạt động mạnh, gắng sức

Ba tháng đầu, thai chưa ổn định vị trí và dễ bị tổn thương hơn, do đó mẹ cần tránh hoàn toàn các hoạt động mạnh, gắng sức như: chạy bộ, leo núi, nhảy dây,... Thay vào đó, phụ nữ mang thai nên chọn các bộ môn thể dục nhẹ nhàng như tập yoga, đi bộ,...

2.2. Tránh các thức uống kích thích

Mẹ bầu nên tránh các loại thức uống chứa chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá,... để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

2.3. Tiêm phòng đầy đủ

Mẹ bầu nên được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin được khuyến cáo trong thai kỳ để ngăn ngừa bệnh ở cả mẹ và bé. Ngoài ra, khi có ý định mang thai, phụ nữ cũng nên kiểm tra sức khỏe sinh sản và tiêm phòng 1 số loại vắc xin để có sự chuẩn bị tốt nhất.

2.4. Giữ tâm lý thoải mái

Tâm lý là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sức khỏe nói chung và thai nhi nói riêng, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Mẹ cần giữ một tinh thần thoải mái, có biện pháp giảm căng thẳng, stress tránh áp lực tâm lý kéo dài ảnh hưởng đến thai nhi.

Khi phát hiện mang thai, mẹ nên thay đổi thói quen sống phù hợp như: nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế thức đêm, dưỡng thai, tránh thai nhi bị tác động mạnh gây sảy thai,...

Lưu ý mẹ bầu nên đi khám sức khỏe thai định kỳ

2.5. Khám sức khỏe thai định kỳ

Mẹ bầu cần lưu ý những thời điểm quan trọng để khám đi trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, nhất là lần khám đầu tiên kiểm tra thai đã vào tử cung hay chưa. Ngoài ra, sàng lọc dị tật thai nhi ở tuần thai thứ 12 cũng rất quan trọng để phát hiện sớm thai nhi gặp bất thường để can thiệp.

2.6. Chú ý đến dinh dưỡng và lựa chọn thực phẩm

Việc bổ sung các chất dinh dưỡng trong thai kỳ là yếu tố hàng đầu cần lưu ý để mẹ và thai khỏe mạnh, nên ưu tiên các loại thực phẩm tươi, sạch. Ngoài ra, triệu chứng thai nghén thường khiến mẹ bị mệt mỏi, chán ăn nhưng hãy cố gắng ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa, bổ dưỡng để có sức khỏe.

Mẹ bầu cần chú ý bổ sung đầy đủ các loại dinh dưỡng quan trọng với thai kỳ như: sắt, protein, canxi, acid folic,... có trong thực phẩm tự nhiên hoặc các loại viên uống bổ sung.

Như vậy qua bài viết này, MEDLATEC đã cùng bạn đọc tìm hiểu vị trí thai nhi trong bụng mẹ 3 tháng đầu cũng như những thông tin quan trọng, điều cần lưu ý để giữ sức khỏe mẹ và bé tốt nhất. Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Ngô Thị Uyên - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Sự phát triển của thai nhi bắt đầu ngay sau khi thụ thai. Bài viết này sẽ đưa ra một số thông tin về sự tăng trưởng và phát triển của thiên thần nhỏ trong bụng mẹ.

Mẹ có thai. Xin chúc mừng! Mẹ chắc chắn sẽ dành nhiều tháng phía trước để tự hỏi em bé của mẹ đang tăng trưởng và phát triển như thế nào. Em bé của mẹ sẽ trông ra sao? Bạn ấy lớn chừng nào rồi? Khi nào mẹ sẽ cảm thấy cử động của bé? Sự phát triển của thai nhi thường theo một lịch trình có thể dự đoán. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những gì xảy ra trong ba tháng đầu tiên bằng cách tham khảo lịch diễn biến tương đối hàng tuần này.

Tuần thứ nhất và thứ hai: Lên dây cót nào!

Nghe có vẻ lạ lùng, nhưng thật ra phụ nữ không thật sự mang thai trong tuần đầu và tuần thứ hai. Để tính ngày dự sinh, các bác sĩ thường tính 40 tuần kể từ ngày đầu của kì kinh cuối, nghĩa là tính luôn chu kì kinh nguyệt vào thai kì, mặc dù lúc ấy người phụ nữ chưa mang thai.

Tuần thứ 3: Thụ tinh

Tinh trùng và trứng gặp nhau ở một trong hai vòi dẫn trứng tạo thành một thực thể đơn bào gọi là hợp tử. Nếu có nhiều hơn một quả trứng được phóng ra và thụ tinh hoặc nếu trứng được thụ tinh tách thành hai, người phụ nữ có thể có nhiều hợp tử.

Hợp tử thường có 46 nhiễm sắc thể - 23 từ mẹ ruột và 23 từ cha đẻ. Những nhiễm sắc thể này giúp xác định các đặc điểm giới tính và thể chất của bé.

Ngay sau khi thụ tinh, hợp tử di chuyển xuống ống dẫn trứng về phía tử cung. Đồng thời, nó sẽ bắt đầu phân chia để tạo thành một cụm các tế bào giống như một quả mâm xôi nhỏ - một phôi dâu.

Tuần thứ 4: Làm tổ

Quả bóng nhỏ bao gồm các các tế bào đang phân chia nhanh chóng - được gọi là phôi nang - bắt đầu chui vào niêm mạc tử cung [nội mạc tử cung]. Quá trình này được gọi là làm tổ.

Trong phôi nang, nhóm tế bào bên trong sẽ trở thành phôi. Lớp bên ngoài sẽ tạo ra một phần của nhau thai, cơ quan sẽ nuôi dưỡng em bé của bạn trong suốt thai kỳ.

Tuần thứ 5: Tăng nồng độ các hormone

Tuần thứ 5 của thai kì – hay tuần thứ ba kể từ lúc thụ thai, nồng độ hormone hCG do phôi nang tiết ra nhanh chóng tăng. Nó báo hiệu cho buồng trứng ngừng phóng noãn và sản xuất nhiều estrogen và progesterone. Mức độ tăng cao của hormone này ngừng chu kì kinh nguyệt, thường là dấu hiệu đầu tiên của thai kỳ, và thúc đẩy sự phát triển của nhau thai. Phôi thai hiện được cấu tạo bằng ba lớp. Lớp trên cùng - lớp ngoại bì - sẽ tạo ra lớp da ngoài cùng, hệ thần kinh trung ương và ngoại biên, mắt và tai trong.

Trái tim của em bé và hệ thống tuần hoàn nguyên thủy sẽ hình thành trong lớp tế bào giữa - lớp trung bì. Lớp tế bào này cũng sẽ đóng vai trò là nền tảng cho xương, dây chằng, thận và phần lớn cơ quan sinh sản của bé.

Lớp tế bào bên trong– lớp nội bì - là nơi phổi và ruột của bé sẽ phát triển.

Tuần thứ 6: Khi ống thần kinh đóng kín

Trong tuần này bé của mẹ sẽ tăng trưởng rất nhanh, chỉ sau bốn tuần tính từ lúc thụ thai, ống thần kinh chạy dọc lưng của bé sẽ đóng lại. Não và tủy sống sẽ phát triển từ ống thần kinh này. Tim và các cơ quan khác cũng bắt đầu thành hình.

Các cấu trúc thiết yếu cho sự phát triển của mắt và tai bắt đầu khởi phát. Các chồi nhỏ xinh sau này sẽ thành cánh tay. Cơ thể của bé bắt đầu có dạng chữ C.

Tuần thứ 7: Sự phát triển của phần đầu

Tuần thứ 7 của thai kì, hay tuần thứ 5 từ lúc thụ thai, não và khuôn mặt của em bé đang phát triển. Sự sụt lún của khuôn mặt khiến mũi nổi lên, và hình thành những đường nét đầu tiên của võng mạc.

Chồi chi dưới - mà sau này sẽ thành đôi chân xinh xuất hiện và chồi tay nhỏ mọc lên từ tuần trước nay đã có hình dạng của những mái chèo tí hon.

Thai nhi tuần thứ 7.

Tuần thứ 8: Mũi bé thành hình

Tuần thứ 8 mang thai, chồi chi dưới của bé phát triển thành dạng mái chèo. Những ngón tay xinh xinh bắt đầu thành hình. Các vết lồi nhỏ phác thảo vành tai hình vỏ sò trong tương lai của tai bé phát triển và đôi mắt trở nên rõ ràng. Môi trên và mũi đã hình thành. Thân và cổ bắt đầu duỗi thẳng.

Vào cuối tuần thai này, bé có chiều dài đầu mông khoảng nửa inch [11 - 14 mm].

Tuần thứ 9: Những ngón chân xinh

Tuần thứ 9 của thai kì, cánh tay bé bắt đầu phát triển và khuỷu tay xuất hiện. Giờ chúng ta đã có thể nhìn thấy những ngón chân bé xinh và hình dạng của mí mắt. Đầu bé thật lớn nhưng đường viền cằm vẫn chưa rõ.

Vào thời điểm cuối tuần này, chiều dài đầu mông của bé sẽ nhỏ hơn 3⁄4 inch một tí [từ 16 - 18mm] – tầm đường kính của một đồng xu.

Tuần thứ 10: Khuỷu tay bé đã có thể gấp

Tuần thứ 10 của thai kì, đầu của bé bắt đầu tròn hơn. Bây giờ bạn nhỏ đã có thể gấp khuỷu tay. Lớp màng giữa những ngón tay ngón chân mất đi, các ngón cũng dài hơn. Mí mắt và tai ngoài bắt đầu phát triển. Dây rốn nay đã nhìn rõ được rồi.

Tuần thứ 11: Cơ quan sinh dục phát triển

Khởi đầu tuần thai thứ 11, chiều dài đầu của bé vẫn chiếm khoảng một nửa chiều dài cơ thể. Tuy nhiên, cơ thể bé đang bắt đầu phát triển để bắt kịp đà tăng trưởng.

Đến thời điểm này, bạn nhỏ của mẹ mới chính thức được gọi là bào thai. Tuần này, khuôn mặt của bé rất rộng, đôi mắt tách biệt, mí mắt hợp nhất và đôi tai hạ thấp. Chồi răng xuất hiện. Các tế bào hồng cầu đang bắt đầu hình thành trong gan của bé. Đến cuối tuần này, cơ quan sinh dục ngoài của bé sẽ bắt đầu phát triển thành dương vật hoặc âm vật và môi âm hộ.

Vào thời điểm này, em bé của mẹ có thể dài khoảng 2 inch [50 mm] từ đầu đến mông – bằng cạnh ngắn của thẻ tín dụng - và nặng gần 8 gram.

Tuần thứ 12: Móng tay thành hình

Tuần thứ 12 của thai kì, những móng tay xinh đang nhú lên. Khuôn mặt của bé giờ đã nhìn rõ hơn. Ruột nay cũng nằm trong ổ bụng.Đến bây giờ, em bé của bạn có thể dài khoảng 61 mm từ đỉnh đầu đến mông, và nặng khoảng 14 gram.

Thai nhi 12 tuần tuổi.

Sự phát triển của thai nhi mang ý nghĩa mới trong quý thứ hai của thai kì. Điểm nổi bật của giai đoạn này bao gồm tìm hiểu giới tính của em bé và cảm nhận sự di chuyển của em bé. Hai tháng trước, em bé của mẹ chỉ là một cụm tế bào. Bây giờ bạn ấy đã có các cơ quan chức năng, dây thần kinh và cơ bắp. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những gì xảy ra trong ba tháng thứ hai bằng cách tham khảo lịch diễn biến tương đối hàng tuần này.

Tuần thứ 13: Nước tiểu của bé

Mười ba tuần thai kỳ, hoặc 11 tuần sau khi thụ thai, em bé bắt đầu tạo ra nước tiểu và giải phóng nó vào túi ối, tạo ra nước ối. Vâng mẹ đọc đúng rồi đấy ạ! Em bé của mẹ nuốt nước ối và sau đó đi tiểu vào túi nước ối, tạo ra nước ối.

Xương của bé đang bắt đầu cứng lại, đặc biệt là ở đầu và các xương dài. Da của bé vẫn mỏng và trong suốt, nhưng da sẽ bắt đầu dày lên sớm thôi.

Tuần thứ 14: Giới tính của bé dần rõ hơn

Tuần thứ mười bốn của thai kỳ, hoặc 12 tuần sau khi thụ thai, cổ của em bé đã trở nên rõ ràng hơn và các chi dưới được phát triển tốt. Các tế bào hồng cầu đang hình thành trong lá lách của bé.

Giới tính của em bé sẽ trở nên rõ ràng trong tuần này hoặc trong những tuần tới.

Đến bây giờ, em bé của mẹ có thể dài gần 87 mm từ đầu đến mông và nặng khoảng 45 gram.

Tuần thứ 15: Da đầu hình thành

Đã mười lăm tuần, hoặc 13 tuần sau khi thụ thai, em bé của mẹ đang phát triển nhanh chóng. Sự phát triển xương tiếp tục và sẽ hiển thị trên hình ảnh siêu âm trong một vài tuần tới. Tóc và da đầu của bé cũng đang hình thành.

Tuần thứ 16: Mắt của bé có thể chuyển động

Tuần thứ 16 của thai kì, đầu bạn nhỏ ngẩng lên. Mắt bạn ấy có thể chuyển động chậm chậm. Hai tai cũng đang di chuyển gần đến vị trí cuối cùng.

Vận động của các chi dần nhuần nhuyễn hơn và có thể phát hiện trong lúc siêu âm. Tuy nhiên, những chuyển động vẫn rất nhẹ nên mẹ vẫn chưa nhận ra đâu!

Bé của mẹ có chiều dài đầu mông khoảng 120 mm và nặng gần 110 gram.

Tuần thứ 17: Móng chân đã xuất hiện

Tuần thứ 17 của thai kì, hay 15 tuần kể từ lúc thụ thai, những móng chân nho nhỏ đã xuất hiện.

Bé yêu của mẹ càng ngày càng năng động trong bọc ối, lăn và lật. Trái tim của bé bơm khoảng hơn 47 lít máu mỗi ngày.

Thai nhi tuần thứ 17.

Tuần thứ 18: Bé bắt đầu nghe được âm thanh của thế giới xung quanh

Tuần thứ 18 của thai kì, tai của bé bắt đầu dựng đứng hai bên đầu, bé có thể nghe được âm thanh. Đôi mắt đang bắt đầu hướng về phía trước. Hệ thống tiêu hóa của bé đã bắt đầu hoạt động.

Vào thời điểm này bé của mẹ có chiều dài đầu mông khoảng 140mm, và nặng khoảng 200 gram.

Tuần thứ 19: Bé mặc lớp khoác bảo vệ

Tuần thứ 19 của thai kì, sự tăng trưởng chững lại. Một lớp sáp như phô mai được gọi là chất gây bắt đầu bao phủ bé. Chất gây này giúp bảo vệ làn da nhạy cảm của bé trước sự ăn mòn, nứt nẻ và bì cứng do tiếp xúc với nước ối.

Đối với các bé gái, tử cung và đường âm đạo đang được hình thành

Tuần thứ 20: Nửa chặng đường

Vậy là mẹ đã đi được nửa chặng đường của thai kì, 18 tuần tính từ lúc thụ thai. Lúc này, mẹ đã có thể cảm nhận được những hoạt động của bé. Em bé của mẹ thường ngủ và thức. Bạn ấy có thể bị đánh thức bởi tiếng ồn hoặc chuyển động của mẹ.

Bé của mẹ có chiều dài đầu mông khoảng 160mm, và cân nặng vào khoảng 320 gram.

Tuần thứ 21: Bé của mẹ đã có thể mút ngón cái

Tuần thứ 21 của thai kì, bé được bao phủ hoàn toàn bởi một lớp lông mềm mại gọi là lông tơ. Lớp lông này có tác dụng giữ chất gây trên da.

Phản xạ mút đang phát triển, nên giờ bé của mẹ bắt đầu mút ngón cái.

Tuần thứ 22: Bé của mẹ bắt đầu mọc tóc

Tuần thứ 22 của thai kì, chúng ta có thể nhìn thấy tóc và lông mày của bạn nhỏ. Mỡ nâu- cơ quan sản xuất nhiệt - Thai kỳ đang được hình thành.

Đối với các bé trai, tinh hoàn đã bắt đầu đi xuống

Tại thời điểm này, bé của mẹ dài chừng 190 mm từ đầu đến mông và nặng tầm 460 gram.

Tuần thứ 23: Hình thành dấu tay và dấu chân

Tuần thứ 23 của thai kì, bé có thể vận động nhãn cầu nhanh hơn. Các gợn bắt đầu hình thành trong lòng bàn tay và bàn chân, chính là khởi đầu của dấu tay dấu chân sau này.

Bé nhỏ có thể bắt đầu nấc, tạo ra những cử động giật.

Tuần thứ 24: Em bé da nhăn nheo

Tuần thứ 24 của thai kì, da em bé nhăn nheo, trong suốt và có màu hồng đỏ bởi máu tròn mao mạch có thể nhìn thấy được.

Chiều dài đầu mông của bé ở tuần thai này vào khoảng 210 mm và nặng 630 gram.

Tuần thứ 25: Bé phản ứng với giọng nói của mẹ

Tuần thứ 25 của thai kì, bé có thể phản ứng bằng những động tác lại những âm thanh quen thuộc như tiếng nói của mẹ.

Bé dành hầu hết thời gian ngủ cử động mắt nhanh, tức là giấc ngủ khi mắt cử động thật nhanh ngay khi mí mắt đóng kín.

Tuần thứ 26: Phổi của bé phát triển

Tuần thứ 26 của thai kì, phổi của bé bắt đầu sản xuất chất hoạt động bề mặt, chất cho phép các túi khí trong phổi phồng lên - và giữ cho chúng không bị xẹp xuống và dính lại với nhau khi chúng xì hơi.

Lúc này chiều dài đầu mông của bé vào khoảng 230 mm, và cân nặng tương đương 820 gram.

Tuần thứ 27: Kết thúc quý thứ 2 của thai kì

Tuần thai này đánh dấu đoạn cuối của quý thứ 2. Tuần thai thứ 27, hệ thần kinh của bé tiếp tục trưởng thành. Bé vẫn đang tích mỡ, khiến da bé nhìn mượt mà hơn.

Thai nhi tuần thứ 27.

Sự phát triển của thai nhi tiếp tục trong quý cuối của thai kì. Em bé của mẹ sẽ mở mắt, tăng cân và chuẩn bị cho ngày chào đời.

Thời điểm sinh nở đã gần kề! Đến bây giờ, chắc hẳn mẹ rất háo hức được gặp trực tiếp thiên thần của mẹ. Tử cung của mẹ vẫn là nơi bận rộn với các hoạt động. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những gì xảy ra trong ba tháng cuối của thai kì bằng cách tham khảo lịch diễn biến tương đối hàng tuần này.

Tuần thứ 28: Mắt bé mở một phần

Tuần thứ 28 của thai kì, mí mắt của bé có thể mở một phần và lông mi vừa được hình thành. Hệ thần kinh trung ương có thể định hướng các nhịp thở nhịp nhàng và kiểm soát nhiệt độ cơ thể.

Thời điểm này chiều dài đầu mông của bé khoảng 250 mm, và nặng tầm 1000 gram.

Tuần thứ 29: Em bé đá và duỗi người

Tuần thứ 29 của chu kì, bé của mẹ có thể đá, duỗi người và thực hiện các động tác nắm bắt

Tuần thứ 30: Bé mọc tóc

Tuần thứ 30 của thai kì, mắt bé có thể mở to. Bé sẽ có mái tóc đẹp vào tuần thai này. Hồng cầu đang được tạo ra trong tủy xương của bé.

Chiều dài đầu mông hiện tại của bé là 270mm và cân nặng khoảng 1300 gram.

Tuần thứ 31: Bé tăng cân nhanh chóng

Tuần thứ 31 của thai kì, bé của mẹ đã hầu như hoàn tất các quá trình phát triển chủ yếu. Đến lúc bé tăng cân rồi.

Tuần thứ 32: Bé tập thở

Tuần thứ 32 của thai kì, móng chân của bé đã có thể nhìn thấy được.

Lớp lông tơ mềm mại bao phủ da bé những tháng qua giờ bắt đầu rụng trong tuần này.

Hiện bé của mẹ có chiều dài đầu mông 280mm và nặng khoảng 1700 gram.

Tuần thứ 33: Bé phản ứng với ánh sáng

Tuần thứ 33 của thai kì, đồng tử của bé có thể thay đổi để đáp ứng với kích thích từ ánh sáng. Xương của bạn nhỏ đang cứng lại. Tuy nhiên, hộp sọ vẫn mềm mại và linh hoạt.

Tuần thứ 34: Bé mọc móng tay

Tuần thứ 34 của thai kì, móng tay của bé dài đến đầu ngón.

Hiện chiều dài đầu mông của bé là 300 mm, cân nặng khoảng 2100 gram.

Tuần thứ 35: Da của bé hồng hào và mềm mại

Tuần thứ 35 của thai kì, da của bé trở nên hồng hào và mềm mại. Các chi của bé nhìn mũm mĩm đáng yêu.

Tuần thứ 36: Bé chiếm hầu hết túi ối

Tuần thứ 36 của thai kì, tình trạng chật chội bên trong tử cung khiến bé khó vận động hơn, nhưng mẹ vẫn có thể cảm nhận được khi bé duỗi người, cuộn tròn và ngọ nguậy.

Tuần thứ 37: Bé có thể quay đầu xuống

Tuần thứ 37 của thai kì, bé có một biến chuyển quan trọng.

Để chuẩn bị cho quá trình chào đời, đầu của em bé có thể bắt đầu di chuyển vào hố chậu. Nếu bé không quay đầu xuống, bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ hướng xử lí vấn đề này.

Tuần thứ 38: Bé mọc móng chân

Tuần thứ 38 của thai kì, chu vi của đầu và bụng bé gần như bằng nhau.

Móng chân của bé đã dài tới đầu chi. Lông tơ của bé hầu như đã rơi hết. Hiện tại, cân nặng của bé khoảng 2900 gram.

Tuần thứ 39: Ngực của bé nhô lên

Tuần thứ 39 của thai kì, ngực của bé trở nên gồ hơn. Đối với các bé trai, tinh hoàn tiếp tục đi xuống bìu. Chất béo đang được thêm vào khắp cơ thể em bé để giữ ấm cho bé sau khi sinh.

Tuần thứ 40: Ngày dự sinh tới rồi

Tuần thứ 40 của thai kì, hoặc 38 tuần từ lúc thụ thai, chiều dài đầu mông của bé tầm 360 mm, cân nặng vào khoảng 3200 gram. Tuy nhiên, các mẹ hãy nhớ rằng, những em bé khỏe mạnh có chiều dài và cân nặng khác nhau.

Đừng quá lo lắng nếu ngày dự sinh đến và đi mà không có bất kỳ dấu hiệu lâm bồn. Ngày dự sinh đơn giản dựa trên ngày dự đoán bé con sẽ được 40 tuần tuổi. Nhưng nó không dự đoán chính xác ngày bé ra đời. Việc sinh con trước hay sau ngày dự sinh là bình thường.

Chắc hẳn, đọc đến đây bạn đã thấy việc thai nhi lớn lên trong bụng mẹ thật sự là một điều kỳ diệu mà tạo hóa đã ban tặng cho người phụ nữ phải không? Nhưng để làm trọn thiên chức và giúp thai nhi phát triển khỏe trong suốt thai kỳ và sau khi chào đời thì việc đầu tiên cần làm đó là vợ chồng bạn nên kiểm tra sức khỏe sinh sản từ 3-5 tháng trước khi mang thai, sau đó thực hiện tiêm chủng đầy đủ các loại vắc-xin để phòng các bệnh lý nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé trong thai kỳ.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec mang đến Chương trình chăm sóc thai sản trọn gói cho các sản phụ ngay từ khi bắt đầu mang thai từ những tháng đầu tiên với đầy đủ các lần khám thai, siêu âm 3D, 4D định kỳ cùng các xét nghiệm thường quy để đảm bảo người mẹ luôn khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện. Sản phụ sẽ không còn cô đơn khi bước vào cuộc chuyển dạ vì có người thân đồng hành giúp quá trình sinh con luôn mang đến sự an tâm và hạnh phúc.

Mẹ và bé sẽ được chăm sóc toàn diện: Trước, trong và sau khi sinh. Mẹ sẽ được thực hiện các xét nghiệm kiểm tra sức khỏe đặc biệt là sàng lọc tuyến giáp, xét nghiệm Rubella; xét nghiệm ký sinh trùng lây từ mẹ sang con. Bé sẽ được xét nghiệm sàng lọc trước sinh và sau sinh giúp tầm soát các bệnh lý bất thường, dị tật bẩm sinh ngay từ khi trong bụng mẹ. Đặc biệt, tại Vinmec, các bác sĩ sẽ phân tích kết quả và tư vấn di truyền sàng lọc trước sinh cho bé.

Ngoài ra, dịch vụ “đẻ không đau” trọn vẹn trong khi sinh và sau khi sinh bằng kỹ thuật gây tê màng cứng không morphingây tê thần kinh thẹn sẽ xóa ta nỗi sợ hãi khi sinh nở cho nhiều bà mẹ. Trong suốt quá trình sinh, sản phụ sẽ được các hộ lý hướng dẫn cách rặn đẻ và thở đúng cách, bé sẽ chào đời chỉ trong 10 - 15 phút. Sau khi sinh, bé sẽ được chăm sóc trong phòng vô trùng trước khi được đưa trở về với mẹ.

Sản phụ sẽ được nghỉ ngơi tại phòng bệnh cao cấp, được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn quốc tế, 1 mẹ 1 phòng với đầy đủ trang thiết bị tiện nghi, hiện đại. Mẹ sẽ được các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn phương pháp nuôi dưỡng bé trước khi xuất viện. Tái khám sau sinh với cả mẹ và bé với các bác sĩ Sản khoa và Nhi khoa hàng đầu.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Webmd.com

5 giác quan của bé phát triển như thế nào trong thai kỳ?

Nhịp tim bình thường của thai nhi

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề