AIDS gọi là gì?

Virus HIV không lây nhiễm qua các tiếp xúc thông thường như nắm tay, ôm nhau. Bệnh AIDS có thể tiến triển nặng hơn nếu người bệnh uống thuốc không đúng liều và không đi tái khám thường xuyên hay tự ý ngưng dùng thuốc vì cảm thấy khỏe hơn.

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc nhiễm HIV/ AIDS là gì?

Các yếu tố gia tăng nguy cơ nhiễm HIV và mắc AIDS là:

  • Quan hệ tình dục không an toàn, không sử dụng bao cao su khi quan hệ. Quan hệ tình dục đường hậu môn có nguy cơ cao hơn đường âm đạo. Nguy cơ càng tăng nếu quan hệ tình dục thường xuyên và với nhiều người.
  • Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Những bệnh này tạo vết loét ở cơ quan sinh dục và là ngõ vào cho virus HIV.
  • Nghiện ma túy. Người nghiện ma túy thường dùng chung kim tiêm gây phơi nhiễm HIV nếu có người trong nhóm đã mắc phải.
  • Chưa cắt bao quy đầu. Các virus, vi khuẩn có thể tích tụ tại đây, tăng nguy cơ nhiễm HIV khi quan hệ tình dục – nhất là trong quan hệ tình dục đồng giới.
  • Ăn một số loại thực phẩm như trứng sống, hàu sống hoặc sữa chưa tiệt trùng (có thể có vi khuẩn có hại).
  • Hiến máu, tinh trùng hoặc các bộ phận khác.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán nhiễm HIV/ AIDS là gì?

Bác sĩ có thể chẩn đoán sơ bộ dựa trên tiền sử bệnh và khám triệu chứng thực thể.

Ngoài ra, một số xét nghiệm chẩn đoán HIV là:

  • Đếm tế bào CD4: CD4 là loại bạch cầu bị HIV tấn công và tiêu diệt. Người khỏe mạnh thường có CD4 từ 500 tới hơn 1000. Ngay cả khi không có triệu chứng, nhiễm HIV sẽ diễn tiến sang AIDS khi CD4 dưới 200.
  • Số lượng virus: những người có số lượng virus cao trong cơ thể sẽ có mức độ bệnh nặng hơn.
  • Xét nghiệm kháng thuốc: tìm xem chủng HIV mà bạn mắc có kháng với loại thuốc nào không.

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ thực hiện những xét nghiệm để chẩn đoán biến chứng: lao, viêm gan, nhiễm Toxoplasma, bệnh lây truyền qua đường tình dục, tổn thương gan, thận, nhiễm trùng đường tiết niệu.

Độ chính xác của kết quả xét nghiệm phụ thuộc vào khoảng thời gian từ lúc có khả năng phơi nhiễm HIV (quan hệ tình dục không bảo vệ, dùng chung kim tiêm). Nếu đã từng thực hiện các hoạt động có nguy cơ lây nhiễm cao, bạn nên cân nhắc xét nghiệm HIV. Nếu làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với máu hay bệnh phẩm, dịch tiết của người, bạn cũng cần thực hiện xét nghiệm HIV mỗi 3 tháng.

Để kết quả xét nghiệm xét nghiệm HIV chính xác hơn thì cần ít nhất 3 tháng giai đoạn cửa sổ để hình thành các kháng thể kháng virus HIV.

Nếu kết quả là dương tính, bạn có kháng thể HIV và có thể lây nhiễm HIV. Tuy nhiên, không có nghĩa là bạn bị bệnh AIDS.

Nếu kết quả trả về âm tính, bạn không có các kháng thể tại thời điểm xét nghiệm. Tuy nhiên:

  • Nếu đã hơn 3 tháng kể từ khi thực hiện hoạt động có nguy cơ lây nhiễm cao và kết quả là âm tính với HIV thì bạn không nhiễm HIV
  • Nếu ít hơn 3 tháng kể từ khi thực hiện hoạt động có nguy cơ lây nhiễm cao, bạn nên tiến hành lại xét nghiệm

Những phương pháp điều trị nhiễm HIV/ AIDS là gì?

Quá trình điều trị phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh. Tuy chưa có thuốc điều trị HIV đặc hiệu, bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc giúp tăng cường miễn dịch và chống lại virus.

Người bệnh cần xét nghiệm máu thường xuyên để kiểm tra mức độ dung nạp thuốc của cơ thể. Người nhiễm HIV cần phải dùng các loại thuốc này suốt đời.

Lối sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của HIV/AIDS?

Người bệnh vẫn có thể sinh hoạt bình thường nhưng cần lưu ý chế độ nghỉ ngơi và ăn uống lành mạnh, cố gắng giữ vững tinh thần và lưu ý các điểm như:

  • Tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không được tự ý dùng thuốc khác toa hay tự ý bỏ thuốc trong toa được kê
  • Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su khi quan hệ
  • Nói cho bạn đời của bạn về việc bị nhiễm HIV để họ đi kiểm tra
  • Hạn chế tiếp xúc với người mắc các bệnh truyền nhiễm khác

Người nhiễm HIV cũng không nên tiết lộ về tình trạng bệnh của mình với những người không cần biết vì có thể bị phân biệt đối xử. Tuy nhiên, người bệnh cần tham gia các hội nhóm hỗ trợ xã hội và pháp lý có uy tín để luôn nắm các thông tin bệnh và nhận trợ giúp nếu cần.

Ngoài ra, để tránh lây nhiễm virus HIV cho người khác, bạn cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục và không được tham gia hiến máu hoặc tinh trùng.

HIV/AIDS là một trong những căn bệnh xã hội thế kỷ đã khiến bao thế hệ người ngã xuống vì nó. Hầu như ai cũng đã nghe qua căn bệnh này một lần nhưng rất chưa chắc ai cũng đã hiểu đúng về nó.

Những sai lầm trong hiểu biết về HIV/AIDS sẽ khiến chúng ta có cái nhìn không thiện cảm với những bệnh nhân không may mắc phải căn bệnh thế kỷ này. Bài viết sau đây, CCRD sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản cần nhớ về HIV/ AIDS là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị phù hợp.

HIV là gì?

HIV là viết tắt của Human Immunodeficiency Virus. Đó là một loại vi-rút phá vỡ một số tế bào CD4 trong hệ thống miễn dịch, hay còn gọi là tế bào T – có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh xâm nhập. Khi HIV làm tổn thương hệ thống miễn dịch này, người bệnh sẽ dễ bị nhiều loại bệnh nhiễm trùng mà một người bình thường có thể chống lại được. Bạn sẽ dễ bị ốm và thậm chí tử vong do các bệnh nhiễm trùng mà cơ thể bạn bình thường có thể chống lại.

AIDS gọi là gì?

Một khi bạn nhiễm HIV, vi rút sẽ ở trong cơ thể bạn suốt đời. Không có cách chữa khỏi HIV, nhưng thuốc có thể giúp bạn khỏe mạnh.

Xem thêm

Xét nghiệm NIPT là gì? Độ chính xác và chi phí khám bạn nên biết

Dịch vụ Xét nghiệm ADN Huyết Thống Cha Con hết bao nhiêu tiền ? Ở đâu tốt ?

[DANH SÁCH] 10 PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y TỐT Ở TP.HCM 2022

AIDS là gì?

AIDS là viết tắt của hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Đây là giai đoạn cuối của quá trình lây nhiễm HIV. Nó xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị tổn thương nặng vì vi rút. Không phải tất cả mọi người nhiễm HIV đều phát triển thành AIDS.

Theo nghiên cứu, một người lớn khỏe mạnh thường có số lượng CD4 từ 500 đến 1600 trên milimet khối. Với người nhiễn HIV bị suy giảm hệ miễn dịch, khi số lượng CD4 giảm xuống dưới 200 tế bào CD4 trên một milimét khối máu (200 tế bào / mm3) thì sẽ được chẩn đoán mắc bệnh AIDS.

Nếu bệnh AIDS phát triển, điều đó có nghĩa là hệ thống miễn dịch của người bệnh đã bị tổn thương nghiêm trọng và suy yếu đến mức không còn có thể phản ứng thành công chống lại hầu hết các bệnh nhiễm trùng khác.

Nguyên nhân mắc phải HIV/AIDS

AIDS gọi là gì?

Một người bị HIV/AIDS khi máu, tinh dịch hoặc dịch tiết âm đạo của người đã bị nhiễm xâm nhập vào cơ thể bệnh nhân mới. Điều này có thể xảy ra theo một số cách như sau:

Quan hệ tình dục không an toàn: Bạn có thể bị nhiễm bệnh nếu quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc đường miệng với đối tác bị nhiễm bệnh mà máu, tinh dịch hoặc dịch tiết âm đạo xâm nhập vào cơ thể bạn. Vi rút có thể xâm nhập vào cơ thể bạn qua vết loét ở miệng hoặc vết rách nhỏ, đôi khi phát triển ở trực tràng hoặc âm đạo khi sinh hoạt tình dục.
Do dùng chung kim tiêm: Dùng chung dụng cụ tiêm chích ma túy (kim tiêm và ống tiêm) bị ô nhiễm khiến bạn có nguy cơ cao bị nhiễm HIV và các bệnh truyền nhiễm khác, chẳng hạn như viêm gan.
Do đường truyền máu: Trong một số trường hợp, vi-rút có thể lây truyền qua đường truyền máu. Các bệnh viện và ngân hàng máu sàng lọc nguồn cung cấp máu để tìm HIV, vì vậy nguy cơ này là rất nhỏ. Tuy nhiên rủi ro có thể cao hơn ở các quốc gia có thu nhập thấp không có khả năng sàng lọc tất cả máu đã hiến.
Đường từ mẹ sang con: Người mẹ bị nhiễm bệnh có thể truyền vi-rút sang con của họ. Những bà mẹ nhiễm HIV và được điều trị nhiễm trùng trong thời kỳ mang thai có thể giảm đáng kể nguy cơ cho trẻ.

Các triệu chứng của HIV/AIDS

Các triệu chứng của HIV khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn nhiễm trùng. Hầu hết những người bị nhiễm HIV không biết rằng họ đã bị nhiễm. Các triệu chứng ban đầu có thể xảy ra tại thời điểm chuyển đổi huyết thanh – giai đoạn phát triển của các kháng thể chống lại HIV bên trong cơ thể và thường diễn ra từ một đến hai tháng sau khi nhiễm trùng xảy ra.

Ngay sau khi nhiễm bệnh, một số người bị bệnh có thể không có triệu chứng hoặc triệu chứng giống như bệnh cúm bao gồm:

  • Sốt.
  • Tiêu chảy
  • Ho
  • Ớn lạnh.
  • Mệt mỏi.
  • Viêm họng.
  • Đau cơ, đau khớp.
  • Đổ mồ hôi trộm.
  • Phát ban.
  • Sưng hạch bạch huyết.
  • Các vết loét ở miệng.

Nếu không được điều trị, người bệnh cũng có thể phát triển đến giai đoạn AIDS và mắc các bệnh nặng như bệnh lao (TB), viêm màng não do cryptococcus, nhiễm trùng nặng do vi khuẩn và ung thư như u lympho và sarcoma Kaposi.

Các giai đoạn của bệnh HIV/AIDS

Bệnh HIV có ba giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: HIV cấp tính
Một số người có các triệu chứng giống như cúm một hoặc hai tháng sau khi họ bị nhiễm HIV. Các triệu chứng này thường biến mất trong vòng một tuần đến một tháng.

Giai đoạn 2: Giai đoạn mãn tính / tiềm ẩn lâm sàng
Sau giai đoạn cấp tính, người bệnh có thể nhiễm HIV trong nhiều năm mà không cảm thấy mắc bệnh. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn vẫn có thể lây truyền HIV cho người khác ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe mạnh.

Giai đoạn 3: AIDS
AIDS là giai đoạn tiến triển cuối của bệnh HIV. Thời gian từ khi nhiễm HIV đến khi bị bệnh AIDS có thể từ 10–15 năm, đôi khi dài hơn, nhưng đôi khi ngắn hơn. Trong giai đoạn này, HIV đã làm suy yếu nghiêm trọng hệ thống miễn dịch của bạn và các bệnh nhiễm trùng cơ hội có nhiều khả năng khiến bạn bị bệnh.

AIDS gọi là gì?

*Nhiễm trùng cơ hội: là những bệnh mà một người có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh thường có thể chống lại. Khi HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS, những căn bệnh này lợi dụng hệ thống miễn dịch suy yếu của bạn.

Một số bệnh nhiễm trùng cơ hội mà người bệnh AIDS dễ mắc phải như:

  • Viêm phổi
  • Bệnh lao
  • Nấm miệng
  • Viêm màn não do nấm cryptococus
  • Các loại ung thư như ung thư hạch, u thư cổ tử ung, u lympho nguyên phát hệ thần kinh trung ương,…

Cách điều trị HIV/AIDS

Phương pháp điều trị HIV/AIDS hiệu quả nhất là sử dụng thuốc kháng vius (ART). Đây là sự kết hợp của một số loại thuốc nhằm mục đích kiểm soát lượng virus trong cơ thể người bệnh. Thuốc kháng virus sẽ làm chậm tốc độ phát triển của chúng. Khi dùng những loại thuốc này có thể làm giảm lượng vi rút trong cơ thể và giúp người bệnh trở nên khỏe mạnh.

Sau khi bắt đầu điều trị, điều quan trọng là bạn phải dùng thuốc đúng như lời bác sĩ dặn. Khi điều trị không có kết quả, thường là do HIV đã kháng thuốc. Điều này có thể xảy ra nếu bạn không dùng thuốc đúng cách.

Có những cách điều trị khác mà bạn có thể thực hiện bao gồm:

  • Giữ cho hệ thống miễn dịch của bạn mạnh mẽ bằng cách ăn uống đúng cách, bỏ hút thuốc và học cách tránh nhiễm trùng.
  • Theo dõi số lượng CD4 + (bạch cầu) của bạn để kiểm tra ảnh hưởng của vi rút đối với hệ thống miễn dịch của bạn.
  • Gặp chuyên gia tư vấn để giúp bạn xử lý những cảm xúc mạnh và căng thẳng có thể xảy ra sau khi chẩn đoán HIV.
  • Giảm căng thẳng để bạn có thể kiểm soát bệnh HIV tốt hơn.
  • Học cách sống chung với HIV để giữ hệ thống miễn dịch của người bệnh được mạnh mẽ hơn.

Cách phòng ngừa HIV/AIDS

Ngày nay, có nhiều công cụ hơn bao giờ hết để ngăn ngừa HIV. Bạn có thể áp dụng một số cách phòng ngừa HIV.AIDS phổ biến như: