Baài toán tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Trong một doanh nghiệp khởi sự, có nhiều khoản chi phí không thường xuyên, nhiều khoản phát sinh có thể gây khó khăn cho bất cứ doanh nghiệp nào không chuẩn bị tốt về tài chính. Việc liệt kê và tính toán trước các loại chi phí sẽ giúp doanh nghiệp trả lời được câu hỏi: cần bao nhiêu vốn để khởi nghiệp?

Các loại chi phí khởi nghiệp có thể được chia làm 2 nhóm chính: chi phí để thành lập doanh nghiệp và chi phí hoạt động thường xuyên.

Bao gồm tất cả các khoản chi phí cần thiết phải bỏ ra từ khi có ý tưởng kinh doanh cho đến khi doanh nghiệp hình thành và bắt đầu đi vào hoạt động. Các khoản chi phí này thường chỉ phát sinh một lần hoặc không thường xuyên, bao gồm: Các khoản chi phí liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho việc vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, các khoản phí về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, chi phí nghiên cứu và phát triển nguyên mẫu sản phẩm, chi phí chuẩn bị bản kế hoạch kinh doanh, chi phí dịch vụ pháp luật, …

Chi phí hoạt động thường xuyên

Là những chi phí phát sinh thường xuyên trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cụ thể như sau:

Chi phí sản xuất

Là toàn bộ hao phí lao động con người và tài sản cần thiết mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất, bao gồm:

Chi phí nhân viên phân xưởng

Là tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, trích bảo hiểm cho nhân viên quản lý phân xưởng, nhân viên thống kê, thủ kho, kế toán, tiếp liệu, công nhân vận chuyển, sửa chữa ở phân xưởng

Chi phí vật liệu

Là các chi phí vật liệu sử dụng chung cho phân xưởng như vật liệu để sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định của phân xưởng, vật liệu văn phòng và những vật liệu dùng cho nhu cầu quản lý chung ở phân xưởng, tổ, đội sản xuất.

Chi phí dụng cụ sản xuất

Là các chi phí dành cho công cụ, dụng cụ cho nhu cầu sản xuất chung ở phân xưởng, tổ sản xuất, như khuôn mẫu dụng cụ giá lắp, dụng cụ bảo hộ lao động.

Chi phí khấu hao tài sản cố định

Là toàn bộ số tiền trích khấu hao của tài sản cố định hữu hình, vô hình, thuê ngoài sử dụng ở các phân xưởng.

Chi phí quản lý doanh nghiệp

Là tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, bảo hiểm… cho cán bộ quản lý, chi phí chung phát sinh trong quá trình quản lý doanh nghiệp.

Chi phí dịch vụ mua ngoài

Là chi phí về lao vụ, dịch vụ mua từ bên ngoài để phục vụ cho hoạt động sản xuất chung ở phân xưởng, tổ đội sản xuất như chi phí về điện, nước, khí nén, hơi, điện thoại.

Chi phí khác bằng tiền

Baài toán tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp
File excel tính toán các khoản chi phí khởi nghiệp ( Nguồn: Microsoft)

Chi phí sản xuất phát sinh thường xuyên trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp. Để phục vụ cho quản lý và hạch toán kinh doanh, chi phí sản xuất phải được tính toán tập hợp theo từng thời kỳ: hàng tháng, quý, năm phù hợp với kỳ báo cáo. Chỉ những chi phí sản xuất mà doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ mới được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ.

  • Các bạn có thể tải xuống file Excel trên tại đây

Ngoài những chi phí liên quan đến sản xuất, doanh nghiệp còn có những chi phí cho các hoạt động khác như:

Chi phí tiêu thụ

Nếu xem xét hoạt động tiêu thụ là một quá trình thì hoạt động tiêu thụ sản phẩm là một quá trình bao gồm từ việc nghiên cứu nhu cầu thị trường, biến nhu cầu đó thành nhu cầu mua thực sự của người tiêu dùng, tổ chức sản xuất, chuẩn bị sản phẩm, tổ chức bán và các hoạt động dịch vụ khách hàng sau khi bán.

Để thực hiện hoạt động tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp cũng cần bỏ ra những chi phí nhất định, bao gồm:

Chi phí trực tiếp tiêu thụ sản phẩm

Chi phí chọn lọc, đóng gói; chi phí bao bì; chi phí vận chuyển, bảo quản; chi phí lưu kho, bến bãi…

Chi phí hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm

Bao gồm chi phí nghiên cứu thị trường, chi phí quảng cáo giới thiệu sản phẩm; chi phí bảo hành, chi phí xây dựng chiến lược và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, tổ chức và quản lý kênh phân phối, tổ chức dịch vụ bán hàng và sau bán hàng, tổng kết, đánh giá, điều chỉnh hoạt động tiêu thụ…

Trong những năm trở lại đây "startup" hay "khởi nghiệp" đang trở thành một khái niệm "hot" tại Việt Nam. Khi nhà khởi nghiệp bắt đầu mở doanh nghiệp mới, một trong những bước đầu tiên cần làm là tạo ra một kế hoạch tài chính cho dự án của mình. Nó không chỉ là nền tảng cho những thành công tương lai, mà trong trường hợp muốn gọi vốn, một kế hoạch kinh doanh vững chắc cũng sẽ giúp các nhà đầu tư nắm được tầm nhìn của nhà khởi nghiệp rõ ràng hơn. Kế hoạch tài chính không phải là những con số "vô hồn" mà là những con số biết nói, biểu hiện toàn bộ dự định trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu có kế hoạch tài chính rõ ràng, doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tránh được những vấn đề phát sinh ngoài ý muốn.

Khóa học “Kỹ năng tài chính khởi nghiệp dành cho dự án doanh nghiệp thương mại” của Smartrain.vn sẽ mang đến cho các bạn mô hình khởi nghiệp thực tế, với các bước lập kế hoạch tài chính chi tiết cụ thể giúp cho các nhà đầu tư có ý tưởng kinh doanh tự tin hơn khi bắt đầu bước chân vào thị trường đầy tính cạnh tranh, cam go và thử thách.

Lợi ích

Sau khi hoàn thành khóa học sẽ giúp:

- Cho học viên:

+ Nắm vững được các bước lập kế hoạch tài chính cho dự án khởi nghiệp;

+ Đọc và phân tích được các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, mối quan hệ giữa các Trang bị được các kỹ năng Tài chính cần thiết trước một dự án kinh doanh;

+ Hiểu rõ cách lập 1 dự án kinh doanh và làm thế nào để thuyết phục được các nhà đầu tư quan tâm tới dự án.

- Cho doanh nghiệp:

+ Phân biệt được dòng tiền và lợi nhuận, các loại chi phí cho các dòng sản phẩm trong doanh nghiệp;

+ Vận dụng linh hoạt các kiến thức và kỹ năng về tài chính trong công tác quản lý;

+ Đánh giá một dự toán kinh doanh và ngân sách tài chính và ảnh hưởng của nó tới việc lập kế hoạch và ra các quyết định kinh doanh.

Đối tượng

Khóa học được thiết kế dành cho các đối tượng mục tiêu:

- Chủ doanh nghiệp mới thành lập, Giám đốc kinh doanh;

- Cá nhân có ý tưởng dự án khởi nghiệp;

- Nhân sự bộ phận kế toán, tài chính;

- Các cá nhân mong muốn trang bị kiến thức và kỹ năng về tài chính.

Nội dung Khóa học

Lịch học

  • Khóa học: Kỹ năng Tài chính khởi nghiệp dành cho dự án Doanh nghiệp Thương mại
  • Thời lượng học online: 60 Buổi
  • Tư vấn offline: 1 Buổi
  • Liên hệ: Hệ thống đào tạo trực tuyến thông minh SMARTRAIN.VN Email: [email protected] Hotline: 0918 924388 Bản quyền thuộc: Viện Quản trị Tài chính AFC Địa chỉ: Tầng 1, Tòa nhà NO6B1, Phố Thành Thái, Cầu Giấy, Hà Nội Tel: +84 24 6282 7682 - Máy lẻ 106 Fax: +84 24 6282 7683

Giảng viên

Đặng Đức Sơn - Chuyên gia cao cấp Tài chính - Kế toán

PGS.TS. Đặng Đức Sơn,

Nguyên là trưởng khoa Tài chính – Ngân hàng,

Trưởng bộ môn Kế toán – Kiểm toán tại Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tiến sĩ tại Trường Đại học Glamorgan, Wales, UK năm 2007.

PGS.TS. Đặng Đức Sơn có kinh nghiệm nhiều năm là giảng viên giảng dạy chuyên ngành Tài chính, Kế toán tại các trường đại học tài chính - kinh tế danh giá tại Hà Nội và các trường đại học nước ngoài liên kết tại Việt Nam. Đồng thời là chủ tịch HĐQT, Giám đốc điều hành, Kiểm toán thu nhập cho các công ty đang kinh doanh tại Việt Nam.