Bài tập vật lý trị liệu cho tay

Ngón tay cò súng là một bệnh không hiếm gặp ngày nay. Người bị hội chứng này thường có sự khó khăn trong việc cầm nắm và cử động ngón tay, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Có nhiều phương pháp điều trị bệnh và mỗi phương pháp lại có ưu nhược điểm riêng. Thế nhưng đều có điểm chung là cần sự phối hợp điều trị của phương pháp vật lý trị liệu ngón tay cò súng. Cùng tìm hiểu về các bài tập giúp phục hồi ngón tay một cách nhanh chóng và hiệu quả:

Những biểu hiện của bệnh ngón tay cò súng

Ngón tay cò súng hay còn gọi là ngón tay bật là tình trạng các dây chằng gân gấp ngón tay bị viêm dẫn tới đau khi gấp duỗi các ngón tay này. Do viêm bao gân ngang mức ròng rọc A1 ngón tay bị khóa tại chỗ nên không cử động linh hoạt được.

Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do chấn thương bao gân này lặp lại nhiều lần, do tình trạng viêm khớp dạng thấp hoặc hoạt động quá mức làm cho bao gân bị dày lên, lòng bao gân nhỏ dần và co thắt nên ngón tay mới co lại không duỗi thẳng ra được. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm cho gân bị kích thích dẫn tới viêm gây cảm giác đau nhức và khó chịu cho người bệnh.

Viêm bao gân gấp ngón tay là nguyên nhân dẫn đến bệnh ngón tay cò súng

Các triệu chứng thường gặp như sưng đau nhức ở gốc ngón tay, có thể sờ thấy hạt xơ hóa tại vị trí khớp đốt ngón tay 1 và đốt bàn tay. Khi gấp các ngón tay thường rất khó, còn nếu cố gắng gấp mạnh hoặc tác động lực của tay lành lên sẽ nghe thấy tiếng bật kèm theo cảm giác đau nhói ở ngón tay. Khi làm động tác duỗi ngón tay thì đôi khi không tự duỗi ra được mà cần phải có sự trợ giúp của tay bên còn lại để kéo ra, khi kéo ra ta có thể nghe thấy tiếng kêu”cụp” một phát.

Ngón tay cò súng có chữa được không?

Tùy vào từng mức độ nặng nhẹ và thời gian bị bệnh mà cách chữa và tiên lượng điều trị cũng khác nhau.

Về nội khoa: có thể sử dụng các thuốc nhóm NSAIDS để làm giảm đau như ibuprofen, declofenac hoặc naproxen…nhưng các nhóm thuốc này lại không có khả năng chống viêm trong trường hợp này. Khi sử dụng thuốc chú ý hỏi kỹ tiền sử bệnh nhân có bị bệnh về đường tiêu hóa hay không để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Các phương pháp trị liệu khác không xâm lấn như :

  • Chế độ nghỉ ngơi: tránh hoạt động đòi hỏi lặp đi lặp lại các động tác như cầm nắm hoặc sử dụng máy móc cầm tay rung trong thời gian dài và liên tục cho đến khi bệnh thuyên giảm. Nếu bắt buộc phải sử dụng tay bệnh hãy đeo găng tay có phần đệm dày bảo vệ để hạn chế bị tác động vào.
  • Dùng thanh nẹp cố định: có thể sử dụng nẹp lúc đi ngủ để cố định ngón tay bệnh trong vòng 6 tuần. Thanh nẹp sẽ giúp hạn chế các hoạt động của ngón tay giúp gân được cố định và nghỉ ngơi.
  • Các bài tập vật lý trị liệu ngón tay cò súng kéo giãn: bệnh nhân nên kết hợp luyện tập các bài tập nhẹ nhàng để khớp không bị cứng.
Phương pháp nẹp cố định trong bệnh ngón tay cò súng

Các thủ thuật khác:

  • Tiêm corticoid : giúp chống viêm giảm đau và làm gân có khả năng trượt linh động trở lại. Phương pháp này thường thấy ngay được hiệu quả nhưng chỉ duy trì được một thời gian.
  • Can thiệp qua da: bác sĩ dùng kim cứng chọc vào mô xung quanh gân bị bệnh để phá vỡ gân bị co thắt. Phương pháp này khi làm thường kết hợp với siêu âm sẽ giúp bác sĩ thấy được vị trí gân cần phá vỡ mà không làm tổn hại đến những gân và dây thần kinh xung quanh.

Về ngoại khoa: Được áp dụng khi bệnh nghiêm trọng và các phương pháp khác không có tác dụng.

>>>Xem thêm

  • Vật lý trị liệu chân vòng kiềng
  • Vật lý trị liệu thoái hóa cột sống lưng

Những bài ập vật lý trị liệu ngón tay cò súng tại nhà hiệu quả tốt

Các bài tập vật lý trị liệu ngón tay cò súng sau đây có thể sẽ giúp người bị bệnh giảm bớt được những triệu chứng của bệnh. Các bài tập này vô cùng đơn giản, dễ thực hiện dù bạn ở bất cứ đâu. Mỗi ngày bạn nên dành ra khoảng chục phút để luyện tập các bài này.

Bài tập 1

Thực hiện động tác:

  • Đặt tay lên bàn rồi duỗi thẳng các ngón tay.
  • Dùng tay không bị bệnh để uốn đồng thời 4 ngón tay ngửa ra sau [trừ ngón tay cái ].
  • Sau đó lại trở về động tác duỗi thẳng các ngón tay.
  • Dùng tay bên lành tiếp tục hỗ trợ tay bị bệnh động tác gập các ngón tay vào trong lòng bàn tay.
  • Thực hiện bài tập lặp lại như vậy nhiều lần trong mỗi lần tập và tập nhiều lần trong ngày.

 Bài tập 2

Thực hiện động tác:

  • Xoa nhẹ vị trí gốc ngón tay bị cò súng.
  • Sau đó nắm tay lại rồi lại mở tay ra làm liên tục như vậy khoảng 1 phút.
  • Tiếp đó duỗi thẳng ngón tay bị cò súng rồi gập nó lại tới khi chạm vào lòng bàn tay. Thực hiện động tác này liên tục trong 30 giây.
  • Tập luyện tài tập này nhiều lần mỗi ngày để mang lại hiệu quả.
Bài tập phục hồi nắm mở tay trong bệnh ngón tay cò súng

>>>Xem thêm

  • Vật lý trị liệu thoái hóa cột sống lưng
  • Vật lý trị liệu chân vòng kiềng

Bài tập 3

Thực hiện động tác:

  • Đưa đầu ngón tay bị cò súng chạm vào đầu ngón tay cái để tạo thành chữ O rồi giữ tư thế này 5 giây.
  • Sau đó duỗi thẳng ngón tay bị cò súng ra và lại tiếp tục trở về vị trí của chữ O.
  • Thực hiện nhiều lần trong ngày.

Bài tập 4

Thực hiện động tác:

  • Duỗi thẳng các ngón tay của bạn, chú ý mở rộng tay càng nhiều càng tốt.
  • Gập các ngón tay vào trong phía lòng bàn tay, rồi lại duỗi thẳng các ngón tay dang rộng ra hết mức có thể.
  • Gập ngón tay cái chạm vào lòng bàn tay, các ngón tay khác vẫn duỗi thẳng và mở rộng hết cỡ.
  • Từ từ đưa ngón tay cái chạm vào từng đầu ngón tay các ngón còn lại và đến nhiều vị trí khác của lòng bàn tay.
  • Thực hiện nhiều lần mỗi ngày.
Bài tập gập ngón tay cái

Bài tập 5

Thực hiện động tác:

  • Mở rộng các ngón tay của bạn hết cỡ trong vài giây, sau đó khép cái ngón tay lại gần nhau. Uốn cong tất cả các ngón tay về phía sau khoảng 5 giây.
  • Rồi trở về tư thế khép và duỗi thẳng các ngón tay và đặt ngón tay cái thẳng đứng.
  • Gập ngón cái vào lòng bàn tay khoảng 5 giây rồi lại trở về lúc đầu và tiếp tục làm lặp lại nhiều lần.
  • Thực hiện mỗi ngày nhiều lần để mang lại hiệu quả.

Trên đây là một số các bài tập vật lý trị liệu ngón tay cò súng. Nếu bạn chăm chỉ tập luyện thường xuyên và đúng cách liên tục trong thời gian dài sẽ giúp ngón tay cò súng của bạn được cải thiện rõ rệt và đáng kể. Chúc các bạn thành công!

Đột quỵ khá nguy hiểm và để lại các di chứng như yếu cơ hay liệt co cứng cơ. Vì thế người bị đột quỵ nên có các bài tập vật lý trị liệu để hồi phục nhanh chóng và khỏe mạnh trở lại.

Phục hồi sau đột quỵ nghe có vẻ khá khó khăn với nhiều bệnh nhân và làm mọi người dễ nản chí. Người bệnh sẽ gặp nhiều trở ngại bao gồm việc não bộ phải học lại từ đầu các kỹ năng đã bị đánh mất khi bị đột quỵ.

May thay, một nghiên cứu gần đây cho thấy bộ não có thể hồi phục một cách kỳ diệu và có khả năng thích ứng sau cơn đột quỵ, nghĩa là người bị đột quỵ có cơ hội phục hồi chứ không như những quan niệm trước đây.

Sau khi bị đột quỵ, để có lại sức khỏe bình thường và phục hồi các chức năng của cơ thể thì bài tập cho cánh tay và tay là một phần không thể thiếu trong chế độ tập luyện cho bệnh nhân. Các trung tâm y tế cũng như các nhà xuất bản báo chí về sức khỏe đều đồng ý rằng đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật suốt đời, vì thế bài tập cho cánh tay và tay rất cần thiết để mở ra con đường giúp bạn phục hồi nhanh chóng nếu tay là phần bị yếu cơ hay co cứng do đột quỵ.

Hiệu quả của việc tập luyện

Các bài tập tay và cánh tay, cử động và vật lý trị liệu giúp bệnh nhân đột quỵ học lại cách sử dụng các kỹ năng vận động. Trị liệu bằng cách lặp đi lặp lại cử động vùng bị liệt hay co cứng gồm cánh tay và bàn tay sẽ hình thành quá trình giao tiếp mới giữa bộ não và vùng bị đột quỵ ảnh hưởng. Vì thế, khi điều trị cho bệnh nhân bị đột quỵ, các chuyên gia y tế sẽ cho họ lặp lại các bài tập thể dục với bàn tay và cánh tay để luyện tập cho não quen lại với các cử động.

Các bài tập duỗi cánh tay sau đột quỵ

Duỗi là một động tác quan trọng để làm giảm co cứng. Các chuyên gia cho rằng bài tập duỗi tay nên được sử dụng như bài tập cơ bản chứ không nên dùng như liệu pháp thay thế cho thuốc. Bệnh nhân nếu luyện tập kỹ càng sẽ có thể kiểm soát cả tình trạng co cứng nghiêm trọng.

Bác sĩ trị liệu sẽ dạy bạn các cách duỗi tay để cơ được ép tối đa và giãn ra nhiều nhất, bao gồm dùng cánh tay còn lại sinh lực để nâng cánh tay bị liệt lên, bài tập này còn gọi là bài tập thụ động, tránh co ngắn cơ và cứng khớp.

Bài tập dùng cánh tay khỏe mạnh nắm lấy cánh tay bị liệt và duỗi ra là nền tảng cho việc tự chủ kiểm soát tình trạng co cứng. Người bị đột quỵ có thể dùng bàn tay cử động được để duỗi ngón cái và các ngón còn lại của bàn tay liệt.

Bác sĩ trị liệu sẽ hướng dẫn bạn cặn kẽ cách tập duỗi cơ nên sau đây sẽ là các hướng dẫn chung cơ bản:

  • Di chuyển cánh tay thực hiện hết phạm vi của chuyển động ít nhất 3 lần 1 ngày
  • Nhẹ nhàng duỗi các cơ căng ra đến khi cảm thấy hơi khó chịu
  • Sau đó giữ nguyên trong vòng ít nhất 60 giây.

Mặc dù các bài tập giãn cơ rất hữu ích trong việc phòng ngừa co rút và các vấn đề khác nhưng nó sẽ không trực tiếp điều trị tổn thương cơ bản: khả năng vận động của cánh tay.

Sử dụng cánh tay để hoàn thành bài tập nhiều lần sẽ mang lại hiệu quả phục hồi sau đột quỵ. Và việc thực hành đều đặn hiện nay được các chuyên gia xem là chìa khóa vàng để khôi phục chức năng sau đột quỵ, như khi chúng ta luyện tập thanh âm khi học chơi một nhạc cụ mới.

Các nhà nghiên cứu giờ đây đã hiểu rõ hơn cách bộ não điều khiển chuyển động của cơ thể. Có rất nhiều cử động được cài đặt ở não trong các tình huống thực tế. Vì thế chúng ta sẽ chuyển từ luyện tập chữa trị tổn thương cánh tay riêng lẻ sang điều trị kết hợp trong một ngữ cảnh thực tế.

Một phương pháp khuyến khích sử dụng cánh tay liệt gọi là vận động cưỡng ép bên tay liệt [CIMT]. Bài tập bao gồm hạn chế sử dụng bàn tay khỏe mạnh hàng giờ mỗi ngày bằng cách dùng găng tay hở ngón và cố gắng thực hiện các hoạt động nhiều lần bằng tay liệt. Thử nghiệm EXCITE tại 7 học viện kéo dài từ năm 2001 đến 2003 đã chứng minh kỹ thuật này có khả năng đẩy mạnh quá trình hồi phục và sử dụng cánh tay liệt ở người bị đột quỵ mức nhẹ đến vừa phải. Cải thiện sức khỏe được kéo dài ít nhất 2 năm.

Một nghiên cứu khác cho thấy loại hình luyện tập ép buộc sử dụng tay và cánh tay liệt nhiều lần có thể làm não bộ sắp xếp lại giúp cử động được bàn tay – biểu hiện đầu tiên cho việc não bộ tạo hình và phản ứng lại với trị liệu chuyên sâu sau đột quỵ.

Sau đây là những bài tập bổ ích bệnh nhân có thể luyện tập hàng ngày:

  • Đặt các ngón tay quanh tay cầm tủ lạnh hay trên tay cầm ngăn kéo. Luyện tập mở và đóng cửa tủ lạnh hay ngăn kéo
  • Cầm túi xách nhựa bằng bàn tay yếu và xách đi qua đi lại trong phòng. Cho thêm vật nhẹ vào túi để luyện tập thêm
  • Kéo đồ ra khỏi máy giặt quần áo và cho vào một cái túi nhỏ
  • Nâng những vật nhẹ dựa vào người bằng phần trên và dưới cánh tay
  • Đặt khay đựng xà phòng lên bàn tay. Sau đó đặt nó lên bàn và lật lên lật xuống nhiều lần
  • Để tuýp kem đánh răng trong bàn tay bị yếu và cố gắng nặn kem trong khi cầm bàn chải bằng tay khỏe mạnh
  • Bật và tắt công tắc bằng tay yếu.

Bài tập luyện tăng độ khỏe cho tay sau đột quỵ

Trước đây có khá nhiều tranh cãi về bài tập nâng thể lực tay và cánh tay sau đột quỵ. Nhiều người cho rằng luyện tập tăng cường sức khỏe cho cơ bắp bị liệt co cứng sẽ có nhiều tác hại hơn là lợi ích. Nhưng giờ nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập tăng độ khỏe tay sẽ cải thiện được tình trạng co rút cơ.

Một bài báo cáo gần đây tổng hợp 13 nghiên cứu trên 517 bệnh nhân đột quỵ với tổn thương từ nhẹ đến trung bình tìm ra rằng người bị đột quỵ có thể luyện tập tăng thể lực tay và cánh tay với tạ nhỏ, dây đàn hồi tập thể hình, tạ kéo mà không hề bị co cứng cơ hay đau đớn.

Đột quỵ gây mất thăng bằng giữa hai bán cầu não. Bài tập trị liệu song phương thụ động và chủ động bao gồm việc thực hiện các động tác kết hợp tay khỏe mạnh và tay yếu cùng một lúc. Luyện tập sẽ giúp hai bán cầu não làm việc cùng nhau tốt hơn, phục hồi cân bằng và cải thiện chức năng tay khi kết hợp với các liệu pháp trị liệu khác.

Kích thích xung điện cải thiện chức năng

Kỹ thuật này bao gồm phóng dòng điện kích thích hoạt động dây thần kinh tứ chi – nơi bị đột quỵ ảnh hưởng – để tăng cường thể lực cho các cơ bắp bị yếu hay co cứng. Phương pháp này hữu ích cho việc giãn cánh tay bị co rút. Các thiết bị xung điện đang được bán khắp thị trường và ngày càng phổ biến hơn khi mọi người có thể dùng tại nhà.

Kích thích não bộ

Kích thích bằng dòng điện một chiều hay điện từ lên bán cầu não khỏe mạnh là phương pháp có thể giúp giảm các hoạt động quá mức của các tế bào thần kinh và khôi phục lại cân bằng cho não sau đột quỵ.

Liên hệ phản hồi sinh học

Kỹ thuật này hiện chưa được nghiên cứu kỹ. Liên hệ phản hồi sinh học sẽ đưa ra tín hiệu âm thanh hay ánh sáng để kiểm tra xem các cơ có hoạt động bình thường hay không. Liệu pháp giúp nâng cao nhận thức về tình trạng co cơ, hoạt động bị tổn thương sau đột quỵ, từ đó sẽ dễ dàng hơn cho bệnh nhân thực hiện giãn cơ và phối hợp với các chuyển động tay.

Các nghiên cứu trong lĩnh vực chăm sóc y tế đều đồng ý rằng luyện tập sẽ mang lại nhiều lợi ích cho những người bị đột quỵ với khả năng phục hồi cao. Các bài tập trị liệu sẽ hỗ trợ tâm lý bệnh nhân, hình thành khả năng chịu đựng và ngăn ngừa đột quỵ trong tương lai. Vì thế tốt nhất người bị đột quỵ nên siêng năng trị liệu kết hợp với các liệu pháp chữa trị của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề