Bị hóc dị vật là gì

Dị vật đường thở là tai nạn khá thường gặp và nguy hiểm ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 2 tuổi do sự tò mò tìm tòi những điều mới lạ xung quanh nhưng chưa nhận thức những việc nguy hiểm cần tránh. Dị vật đường thở có thể gây giảm hoặc tắc nghẽn đường thở hoàn toàn. Nếu không xử lý kịp thời, tình trạng này có thể để lại những hậu quả nặng nề như tổn thương não dẫn đến tử vong.

1. Nguyên nhân và triệu chứng trẻ bị dị vật đường thở

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng dị vật đường thở ở trẻ nhỏ và tình trạng này có thể gặp phải ở bất cứ lúc nào, có thể do trẻ hoặc do người chăm sóc.

Dị vật đường thở là tai nạn rất nguy hiểm ở trẻ nhỏ

Những trường hợp dễ gây dị vật đường thở ở trẻ bao gồm:

  • Trẻ bị sặc thức ăn như cơm, sữa, cháo,… khi bị ép ăn hoặc giật mình.

  • Trẻ bị sặc do các loại thức uống hoặc đờm dãi, thường gặp khi trẻ bị viêm đường hô hấp tiết nhiều dịch nhưng chưa biết cách điều tiết.

  • Trẻ bị dị vật đường thở do hít vào những vật nhỏ như các loại hạt, thuốc viên, kẹo viên,… hoặc những đồ chơi nhỏ, nắp bút, hòn bi,…

Trẻ thường bị dị vật đường thở do tò mò nuốt đồ chơi hoặc vật dụng

Dị vật đường thở có thể do sự vô ý của cha mẹ hoặc do sự tò mò từ trẻ lại gây nguy hiểm cho bản thân. Cha mẹ cần chú ý đến các dấu hiệu trẻ bị dị vật đường thở để kịp thời xử lý. Xử lý càng sớm, dị vật được loại bỏ càng nhanh thì nguy cơ biến chứng cho sức khỏe càng thấp.

2. Cần xử trí thế nào khi trẻ bị dị vật đường thở?

Xử trí trẻ bị dị vật đường thở sẽ dựa trên tình trạng của trẻ, nếu nghiêm trọng phải sơ cứu ngay lập tức để làm thông thoáng đường thở. Trẻ cần được đưa tới cơ sở y tế để lấy dị vật ra càng sớm càng tốt.

2.1. Xử trí khi dị vật đường thở nhưng trẻ còn hồng hào

Trẻ còn hồng hào, khóc được, la hét, nói được và không khó thở thì dị vật không cản trở đường thở hoặc cản trở không nhiều. Tuy nhiên vẫn cần xử lý nhanh chóng vì dị vật có thể thay đổi vị trí và làm tổn thương đến nhiều bộ phận.

Cha mẹ nên đặt trẻ ở tư thế ngồi thở, cố gắng giữ yên tư thế để đưa trẻ đến bệnh viện khám, gắp dị vật ra khỏi đường thở.

2.2. Xử trí khi trẻ xuất hiện dấu hiệu tím tái nhưng còn tỉnh

Khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu khó thở, tím tái, khóc yếu hoặc không khóc được, dị vật đã cản trở đường thở nhưng không cản trở hoàn toàn. Điều đầu tiên cha mẹ cần làm vẫn là nhanh chóng gọi cấp cứu, người có chuyên môn y tế hỗ trợ.

Trong thời gian chờ cấp cứu, cần thực hiện thủ thuật ấn ngực, vỗ lưng để đẩy dị vật đường thở của trẻ ra ngoài, hoặc ít nhất giúp đường thở thông thoáng hơn. Cách thực hiện như sau:

Vỗ lưng, ấn ngực với trẻ dưới 2 tuổi bị dị vật đường thở

  • Đặt trẻ nằm sấp sao cho đầu thấp trên cánh tay trái, tay cha mẹ giữ chặt cổ và đầu trẻ bằng bàn tay trái. Lưu ý ngón giữa và ngón trỏ của bố mẹ đẩy cằm trẻ lên, tránh gập đường thở.

  • Dùng gót bàn tay phải vỗ thật mạnh vào lưng trẻ lần lượt 5 cái, lưu ý vỗ ở khoảng giữa 2 bả vai.

  • Lật ngửa trẻ sang tay phải, nếu vẫn thấy trẻ tím tái, khó thở không có dấu hiệu chuyển biến tốt, tiếp tục dùng ngón tay trái ấn mạnh vào vùng ½ dưới xương ức 5 cái.

  • Luân phiên chuyển 2 tư thế vỗ lưng và ấn ngực này cho tới khi dị vật đường thở rơi ra ngoài, trẻ có thể thở và khóc được.

Thủ thuật Heimlich

Đây là thủ thuật để loại bỏ dị vật đường thở cho trẻ lớn trên 2 tuổi, thực hiện như sau:

  • Đứng hoặc quỳ ở phía sau trẻ, 2 tay vòng qua ôm trẻ.

  • Đặt 1 bàn tay dưới mũi ức, tạo thành hình nắm đấm, tay còn lại ôm lấy tay nắm đấm.

  • Ấn mạnh bụng trẻ hướng từ trước ra sau, từ dưới lên trên 5 lần liên tiếp.

  • Kiểm tra dị vật có bị đẩy lên miệng trẻ không, nếu có thì lấy ra.

  • Tiếp tục lặp lại động tác ấn bụng này cho đến khi dị vật ra khỏi đường thở, trẻ có thể thở dễ dàng và khóc được.

Dị vật đường thở khiến trẻ hôn mê là tình trạng nguy hiểm

2.3. Xử trí khi dị vật đường thở khiến trẻ hôn mê, bất tỉnh

Với trẻ dưới 2 tuổi thì thực hiện thao tác vỗ ngực, ấn lưng tương tự nhưng cần lưu ý phản ứng ở trẻ. Chỉ khi dị vật bị đẩy ra khỏi đường thở hoặc đẩy chệch vị trí gây cản trở thở, triệu chứng tím tái khó thở mới được cải thiện. Trẻ có thể cần thời gian lâu hơn mới tỉnh lại do dị vật đường thở gây giảm oxy đã ảnh hưởng đến não.

Với trẻ từ 2 tuổi trở lên, xử trí như sau:

  • Đặt trẻ nằm ngửa.

  • Quỳ gối, tựa 2 chân ở cạnh hai đùi của trẻ, 2 bàn tay nắm lại thành nắm đấm rồi đột ngột ấn vào xương ức của trẻ.

  • Dùng lực ấn mạnh từ dưới lên trên 5 cái liên tiếp.

  • Kiểm tra đường thở thấy có dị vật bị đẩy ra hay không, nếu có thì loại bỏ và quan sát biểu hiện của trẻ, nếu chưa thì tiếp tục lặp lại các bước trên cho tới khi dị vật bị đẩy ra hoặc cấp cứu tới.

Đưa trẻ đi cấp cứu sớm khi bị dị vật đường thở

Việc xử trí trẻ bị dị vật đường thở cần thực hiện đúng cách và nhanh chóng, nếu không có kinh nghiệm và được đào tạo, tốt nhất bạn nên tìm đến người có chuyên môn hoặc chờ đội cấp cứu. nếu xử trí sai cách, dị vật đường thở có thể gây tổn thương nghiêm trọng hơn.

3. Cha mẹ cần chú ý cách phòng ngừa trẻ bị dị vật đường thở

Có thể thấy, dị vật đường thở rất nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí là tính mạng của trẻ nếu không được xử lý kịp thời. Để ngăn trẻ tò mò hoặc vô tình nuốt phải vật lạ nguy hiểm, cha mẹ cần chú ý:

  • Để các vật dụng nhỏ có thể khiến trẻ nuốt tránh xa tầm với của trẻ, cha mẹ cần rà soát một loạt các vật dụng kể cả đồ chơi của trẻ.

  • Luyện cho trẻ thói quen không đưa tay và các vật dụng vào miệng ngậm mút.

  • Không ép trẻ ăn uống khi đang khóc, khi đang ăn không nên nô đùa.

  • Hạn chế cho trẻ quá nhỏ ăn các thức ăn dễ hóc như thạch, lạc, nhãn,…

Trẻ có thể bị hóc khi ăn nên cha mẹ cần chú ý

Cần nhận thức dị vật đường thở là tai nạn nguy hiểm, cần loại bỏ dị vật, làm thông thoáng đường thở giúp trẻ càng sớm càng tốt. Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 19000 56 56 56 để được hỗ trợ.

Hóc dị vật gây nên nghẹt thở là khi một người không thể thở hoặc nói vì họng hoặc khí quản bị tắc nghẽn hoàn toàn. Nếu không sơ cứu, thiếu dưỡng khí có thể gây tổn thương não nghiêm trọng hoặc thậm chí tử vong do ngạt thở.

Bạn cần phải làm gì nếu chứng kiến một ai đó có biểu hiện nghẹt thở? Nghẹt thở gây ra bởi dị vật mắc kẹt trong họng và ngăn cản dòng khí thở. Hầu hết nghẹt thở là hậu quả do thức ăn mắc kẹt trong khí quản. Ở trẻ nhỏ, nghẹt thở thường xuất hiện khi đồ chơi, tiền xu, hoặc các vật nhỏ khác bị mắc kẹt trong họng hoặc khí quản. Nghẹt thở cũng có thể xuất hiện như là hậu quả của chấn thương, uống rượu, bệnh lý, hoặc phù nề sau một phản ứng dị ứng.

Nghẹt thở có nghĩa là một người không thể thở hoặc nói vì họng hoặc khí quản bị tắc nghẽn hoàn toàn.[1] Nếu không sơ cứu, thiếu dưỡng khí có thể gây tổn thương não nghiêm trọng hoặc thậm chí tử vong do ngạt thở. Nếu bạn nghĩ ai đó bị nghẹt thở thì dưới đây là những điều cần làm.

Lưu ý: bài viết này bao gồm người lớn và trẻ em trên 1 tuổi. Đối với trẻ em dưới 1 tuổi, hãy xem trong bài “Kỹ thuật sơ cứu nghẹt thở do dị vật đường hô hấp ở trẻ nhỏ.”

II. Các bước thực hiện

1.1. Hãy chắc chắn rằng nạn nhân bị nghẹt thở. Điều quan trọng là phải phân biệt được giữa tắc nghẽn đường thở không hoàn toàn và hoàn toàn. Nếu nạn nhân không thực sự nghẹt thở, và có tắc nghẽn đường thở không hoàn toàn, tốt hơn nhất là khuyến khích nạn nhân ho để tự loại bỏ tắc nghẽn đường thở. Nếu nạn nhân thực sự nghẹt thở [tắc nghẽn đường thở hoàn toàn] thì sẽ có biểu hiện một trong các dấu hiệu sau:

– Dấu hiệu nghẹt thở – cả hai tay nắm chặt vào cổ họng– Không thể nói chuyện được– Không thể thở hiệu quả được mà không gặp khó khăn – sẽ không có sự chuyển động của khí– Không thể ho hiệu quả được– Thở khò khè hay ồn ào– Thay đổi mầu sắc da: môi và móng tay chuyển mầu xanh– Cuối cùng là bất tỉnh– Các dấu hiệu chứng tỏ tắc nghẽn đường thở không hoàn toàn hơn là hoàn toàn:[2]+ Có thể nói, khóc, và trả lời bạn+ Thở khò khè, khó nhọc, hoặc thở hổn hển, có một chút khí được thở ra đường miệng+ Ho được, hoặc phát ra tiếng “gáy”+ Rất kích động hoặc lo lắng

+ Da trở lên nhạt mầu hoặc chuyển mầu xanh

1.2. Hỏi nạn nhân, “Có phải bạn đang nghẹt thở không?”. Nếu nạn nhân có thể trả lời bạn được, hãy chờ đợi. Nạn nhân thực sự bị nghẹt thở sẽ không thể nói được. Nếu họ có thể nói, ho, thở, hoặc khóc thì chứng tỏ đường thở tắc nghẽn không hoàn toàn. Điều quan trọng là bạn KHÔNG được sử dụng nghiệm pháp vỗ lưng ở nạn nhân có tắc nghẽn đường thở không hoàn toàn bởi vì có nguy cơ đẩy dị vật [gây bán tắc đường thở] ngược lên hoặc thậm chí đẩy dị vật vào sâu hơn trong đường thở, điều này có thể sẽ làm cho đường thở bị tắc nghẽn hoàn toàn. Nếu nạn nhân còn trả lời bạn được:

 Trấn an nạn nhân.– Khuyến khích nạn nhân ho. KHÔNG sử dụng nghiệm pháp vỗ lưng.– Hãy theo dõi sát tình trạng nạn nhân.

– Gọi xe cứu thương nếu tắc nghẽn đường thở không giảm, hoặc nếu nghe thấy tiếng thở khò khè hoặc thở ồn ào.

1.3. Nếu nạn nhân không trả lời được, kêu to gọi sự giúp đỡ.[3] Nếu có ai đó ở gần, bảo họ gọi cho dịch vụ cấp cứu y tế [dịch vụ cấp cứu y tế ở Việt Nam có số điện thoại là 115]

1.4. Nếu nạn nhân còn tỉnh, truyền đạt ý định tiến hành sơ cứu của bạn cho nạn nhân. Đó là cách tốt nhất để đảm bảo rằng nạn nhân bị học dị vật biết được bạn có kế hoạch làm gì; điều này cũng sẽ trao cho nạn nhân một cơ hội cho bạn biết sự hỗ trợ của bạn được hoan nghênh [chấp thuận] và bạn sẽ có sự hợp tác từ nạn nhân.

1.5. Thực hiện sơ cứu như được mô tả theo các bước ở dưới ngay lập tức. Đừng mất thời gian gọi dịch vụ cấp cứu y tế nếu bạn chỉ là người duy nhất có thể giúp nạn nhân bị nghẹt thở.[4] Lưu ý rằng các hướng dẫn sau đây áp dụng cho nạn nhân đang ngồi hoặc đứng.

1.6. Tiến hành 5 lần vỗ lưng bằng gót bàn tay.[5]– Dùng phần cuối của bàn tay [gót bàn tay] vỗ mạnh vào lưng nạn nhân 5 lần riêng biệt tại vị trí giữa hai bả vai.– Cần đảm bảo việc vỗ lưng đủ mạnh và mỗi lần vỗ lưng được tách biệt. Cố gắng đánh bật dị vật ra với mỗi lần vỗ lưng.

– Đánh giá tình trạng cải thiện sau mỗi lần vỗ lưng.

1.7. Tiến hành 5 lần đẩy bụng [còn gọi là nghiệm pháp Heimlich].[5]

– Đứng ở phía sau nạn nhân.

 Dùng 2 tay ôm xung quanh eo của nạn nhân. Hãy đảm bảo rằng 2 tay bạn ôm qua eo ở bên dưới khung xương sườn nạn nhân.


– Dùng mặt dưới của nắm tay đặt lên gần trung tâm bụng của nạn nhân [cạnh của ngón tay cái tỳ vào bụng] ở ngay phía trên rốn và dưới mũi ức [vùng thượng vị].

– Nắm tay được bọc trong bàn tay bên kia.

– Tiến hành những lần đẩy bụng riêng rẽ và dứt khoát theo hướng vào trong và lên trên. Tiếp tục cho tới khi dị vật gây tắc nghẽn được đánh bật ra – kiểm tra sau mỗi lần đẩy bụng. Dừng lại nếu nạn nhân bị bất tỉnh.


1.8. Nếu tình trạng tắc nghẽn đường thở chưa cải thiện thì tiếp tục luân phiên 5 lần vỗ lưng và 5 lần đẩy bụng cho tới khi dị vật được đánh bật ra.

1.9. Hãy đảm bảo rằng dị vật đã được đánh bật ra hoàn toàn.– Nếu có thể thì yêu cầu nạn nhân nhổ dị vật ra và khi thở thì không thấy khó khăn.

– Dùng ngón tay để kiểm tra và lấy dị vật trong miệng ở những nạn nhân bất tỉnh hoặc nạn nhân quá yếu. Nắm lấy lưỡi và cằm dưới nạn nhân nhấc lên để mở miệng. Quan sát và lấy dị vật trong miệng nạn nhân bằng ngón tay.

1.10. Kiểm tra xem nạn nhân đã thở bình thường trở lại chưa. Sau khi dị vật đã được tống ra ngoài, hầu hết nạn nhân sẽ thở bình thường trở lại. Nếu nhịp thở bình thường không trở lại hoặc nạn nhân bất tỉnh, kiểm tra miệng và lấy bỏ bất cứ chướng ngại vật rắn nào có thể nhìn thấy và bắt đầu hồi sinh tim phổi [PCR].[6] Có thể có sự kháng trở khi thổi ngạt. Luân phiên giữa đẩy bụng, kiểm tra đường thở và hồi sinh tim phổi cho tới khi dịch vụ cấp cứu y tế tới.

II. Tự sơ cứu

2.1. Nếu bạn đang nghẹt thở, bạn có thể tự thực hiện nghiệm pháp Heimlich. Bạn không thể thực hiện nghiệm pháp này đủ mạnh mẽ như một người nào khác, tuy nhiên vẫn có thể áp dụng được như sauL

2.2. Hãy nắm tay. Đặt nắm tay lên bụng bạn ở vị trí ngay phía trên rốn

2.3. Nắm tay được giữ trong bàn tay kia của bạn.

2.4. Cúi xuống một chiếc ghế, bàn, bàn quầy, hoặc vật cứng khác.

2.5. Đẩy nắm tay vào trong và lên trên như mô tả ở trên.

2.6. Lặp lại cho tới khi dị vật được đánh bật ra ngoài.

III. Một vài lưu ý

-Cố gắng giữ nạn nhân bình tĩnh và hít thở từ từ– Nghẹt thở có khả năng sẽ xảy ra nhanh chóng nếu do dị vật được đưa vào miệng hoặc do thức ăn; nghẹt thở do phù nề bên trong miệng thường xuất hiện từ từ hơn.– Nếu sơ cứu ở người có thai hoặc béo phì, bạn cần thay đổi nghiệm pháp Heimlich như sau:[4]+ Để bàn tay bạn cao hơn như đã mô tả ở phía trên. Vị trí chính xác là bàn tay nằm trên xương ức ngay phía trên các khớp sườn ức ở thấp nhất

+ Ấn mạnh và đẩy nhanh vào thành ngực như đã mô tả ở trên. Tuy nhiên, bạn sẽ không thể đẩy được thành ngực hướng lên trên như trong các trường hợp đẩy bụng khác.

Tài liệu tham khảo
1.St John, The New Zealand First Aid Handbook, p.35, ISBN 978-0-14-301187-3
2. How to Help a Choking Victim: 16 Steps [with Pictures] – wikiHow
3. U.S. NASD – Basic First Aid
4. MayoClinic.com – Choking:First Aid
5. American Red Cross, Conscious Choking
6. St John, The New Zealand First Aid Handbook, p.36, ISBN 978-0-14-301187-3

ThS. BS. Lương Quốc Chính
Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai

Video liên quan

Chủ Đề