Vì sao các nước châu Âu xâm lược châu Phi

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

21/05/2020 16,287

A. Châu Phi có vị trí chiến lược quan trọng, thị trường rộng lớn.

B. Châu Phi nghèo nàn lạc hậu nhưng tài nguyên phong phú.

C. Châu Phi có vị trí chiến lược quan trọng, thị trường rộng lớn, nhân công rẻ mạt và tài nguyên phong phú.

Đáp án chính xác

D. Châu Phi là ngã ba đường giao lưu quốc tế.

Câu hỏi trong đề:   Lịch sử 11 [Có đáp án] Lịch sử thế giới !!

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Sang thế kỷ 19, một loạt nước châu Âu lục địa tiến hành công nghiệp hóa. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh đã làm tăng nhu cầu tranh giành về thị trường tiêu thụ, nguyên vật liệu, nhân công lao động rẻ,... vì vậy, các nước tư bản chủ nghĩa đã đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa ở châu Phi.

Do kinh tế tư bản phát triển=> nhu cầu tranh giành về thị trường tiêu thụ, nguyên vật liệu, nhân công lao động rẻ,...=>vì vậy cac nc đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa.

Các Cách mangj Châu Phi thất bại do chênh lệch lực lượng, trình độ tổ chức thấp, bị thực dân đàn áp.

Tranh giành châu Phi là quá trình tranh chấp giữa các cường quốc ở châu Âu trong việc chiếm châu Phi làm thuộc địa kéo dài từ giữa thế kỷ 19 tới khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ vào năm 1914. Vào cuối quá trình này, ngoại trừ Ethiopia, nhà nước Dervish và Liberia được độc lập, toàn bộ châu Phi đã bị bảy nước châu Âu chia nhau làm thuộc địa.

Người khổng lồ Rhodes, một hình tượng của Cecil Rhodes sau khi công bố kế hoạch nối đường điện tín từ Cape Town tới Cairo. Nó thể hiện tham vọng thuộc địa theo hướng Bắc - Nam của Anh tại châu Phi.

Sang thế kỷ 19, một loạt nước châu Âu lục địa tiến hành công nghiệp hóa. Các nước cần có nguồn cung cấp nguyên liệu giá rẻ và nơi tiêu thụ sản phẩm công nghiệp trong giai đoạn bành trướng theo chiều rộng của nền công nghiệp non trẻ. Song chính quốc không đáp ứng được nhu cầu này, nên các cường quốc châu Âu bắt đầu đẩy mạnh chính sách xâm chiếm và khai thác thuộc địa.

Châu Âu đã từng xâm nhập châu Phi từ thế kỷ 15. Lúc đó mục đích thâm nhập chỉ là khai thác ngà voi và bắt người để buôn bán nô lệ. Nhưng với những nhu cầu mới do cách mạng công nghiệp đặt ra, các nước châu Âu có nhu cầu xâm nhập sâu hơn và muốn chiếm cứ chắc chắn hơn các miền đất của châu Phi. Họ đã cử các đội thám hiểm thâm nhập sâu trong lục địa châu Phi và đã có những phát hiện địa lý vĩ đại về lục đia này, đặt được quan hệ với một số thủ lĩnh người bản xứ, và bắt đầu tiến hành truyền đạo Cơ Đốc ở đây.

Anh quốc là nước tiến hành công nghiệp hóa sớm nhất và có tầm nhìn xa trong chính sách thuộc địa. Vào thế kỷ 19, Anh quốc đã chiếm giữ chắc chắn lục địa Ấn Độ, và vấn đề đặt ra tiếp theo là đảm bảo đường giao thông tới đó đồng thời với tìm kiếm thuộc địa mới. Năm 1815, Anh đã giành được Nam Phi từ tay Hà Lan. Nước này tiếp tục tìm cách xâm chiếm Ai Cập. Chiến lược của Anh là từ hai đầu Nam - Bắc lục địa châu Phi thâm nhập vào lục địa này.

Pháp là nước thực dân lớn thứ hai thế giới vào đầu thế kỷ 19 sau Anh. Mặc dù cuộc viễn chinh của quân đội Napoléon vào Ai Cập năm 1798 thất bại, song đến năm 1830 Pháp chiếm được Algérie và tìm cách mở rộng ảnh hưởng của mình ở châu Phi theo hướng từ Tây Bắc Phi và Tây Phi qua sa mạc Sahara ra phía Đông đến biển Hồng Hải.

Những hành động sớm sủa của hai cường quốc Anh và Pháp làm các cường quốc châu Âu khác sốt ruột. Sự háo hức đẩy mạnh chính sách thuộc địa ở châu Phi và những nơi khác được bộc lộ rộng khắp không chỉ trong chính giới, giới tư bản mà cả người dân thường của các nước châu Âu cho dù phần lớn trong số họ chưa từng đặt chân đến châu Phi.

Năm 1858, Pháp vận động được Ai Cập cùng nhau thực hiện dự án kênh đào Suez. Đây là hành động xâm nhập châu Phi chính thức thứ hai của nước này sau Algérie. Tuy nhiên, sau đó vì nhiều lý do, Ai Cập đã nhượng lại cổ phần của mình trong dự án cho Anh vào năm 1875. Lập tức, Anh đẩy mạnh xâm nhập châu Phi từ Ai Cập mà trước hết là đặt Ai Cập dưới sự bảo hộ của mình và tiến hành xâm chiếm Sudan năm 1882. Việc này làm mâu thuẫn giữa Anh và Pháp về vấn đề châu Phi nảy sinh từ cuộc viễn chinh của Napoleon được đẩy cao thêm, sau này dẫn tới sự kiện Fashoda.

Trước động thái của Anh, Pháp đã khẩn trương chiếm Tuynisia năm 1881, Guinée năm 1884. Tuynisia vốn được Italia để ý từ lâu. Việc Pháp chiếm Tuynisia đã đẩy Italia tiến tới liên minh với Đức và Áo. Không chiếm được Tuynisia, song Italia đã xâm nhập được vào miền Đông Bắc Phi tại Eritrea và chiếm được một phần xứ này.

Bên cạnh Bắc Phi, Pháp cũng xúc tiến xâm nhập châu Phi từ phía Tây trong những năm 1880. Pierre Savorgnan de Brazza được Pháp cử đi thám hiểm Vương quốc Kongo. Cùng thời gian đó, vua Bỉ Leópold Đệ nhị bí mật cử Henry Stanley quay trở lại Congo để thám hiểm với mục đích chuẩn bị cho việc nước này xâm nhập vào đây. Kết quả là Bỉ đã chiếm được Congo trước Pháp và Nhà nước Tự do Congo được thành lập là tài sản riêng của Leópold Đệ nhị.

Tới thập niên 1880, người Đức có thay đổi trong chính sách xâm chiếm thuộc địa. Trước đó, người Đức có ý đồ tranh giành thuộc địa ở châu Á và châu Đại Dương, nhất là nhằm vào Philippines, Timor và Đài Loan. Khi Otto von Bismarck lên làm thủ tướng Phổ, ông liền tuyên bố Weltpolitik [Chính sách thế giới]. Theo đó, Phổ sẽ tập trung hoạt động khai phá thuộc địa của mình ở châu Phi. Trong vòng hai năm 1884-1885, Đức khẩn trương thâm nhập vào Tây Phi, Tây Nam Phi và Đông Phi để từ hai phía Đông - Tây chiếm thêm các miền đất khác của châu Phi. Chính sách bành trướng theo chiều ngang này của Đức đã xung đột với chính sách bành trướng theo chiều dọc từ hai đầu Nam - Bắc của Anh. Hai nước đã phải đàm phán với nhau và kết quả là Đức chịu để cho Anh chiếm các miền mà nay là Kenya và Uganda.

Một mặt chủ động xâm chiếm, mặt khác Bismarck mở Hội nghị Berlin vào năm 1884. Tại hội nghị này, các nhà ngoại giao của 14 nước châu Âu đã đề ra một số nguyên tắc về chiếm thuộc địa ở châu Phi trong đó có việc các nước không được có hành động chiếm thuộc địa nào mà không báo trước cho các nước khác biết.

Năm 1894, Tây Phi thuộc Pháp được thành lập và Pháp dựa vào đây để mở rộng lãnh địa của mình ở Tây Phi.

Ở Đông Phi, mâu thuẫn Anh - Pháp ngày càng dâng cao dẫn tới sự kiện Fashoda. Chính sách bành trướng thuộc địa theo chiều ngang Đông - Tây của Pháp xung đột với chính sách bành trướng thuộc địa theo chiều dọc Bắc - Nam của Anh và điểm tập trung sự xung đột là Sudan. Năm 1894, Pháp cử quân tới chiếm Fashoda ở thượng lưu sông Nile làm xứ bảo hộ của mình. Anh liền hậu thuẫn cho một lực lượng bản xứ Sudan chống lại quân Pháp. Chiến tranh gần như sắp nổ ra. Sau đó, Pháp nhượng bộ và từ bỏ Đông Phi. Mâu thuẫn Anh - Pháp tại vùng Đông Phi được giải quyết sau sự kiện Fashoda, Pháp chịu cho Anh tiến vào Tây Phi và chiếm các xứ ngày nay là Nigeria, còn Anh chịu cho Pháp chiếm Madagascar và thừa nhận ảnh hưởng của Pháp tại Maroc.

Năm 1905, Wilhelm Đệ nhị của Đức đến thăm Tanger [Maroc] và có bài phát biểu ủng hộ sự độc lập của Maroc. Điều này khiến cho mâu thuẫn Pháp - Đức vốn có sẵn từ lâu dâng cao thêm. Hai nước đưa lực lượng quân sự của mình tới vùng biên giới chung để sẵn sàng chiến đấu. Hội nghị Algeciras được tổ chức để giải quyết mâu thuẫn giữa hai nước. Tại đây, do được ít nước tham dự ủng hộ, nên Đức đã phải chịu nhượng bộ Pháp. Lịch sử gọi sự kiện giữa hai nước này là Khủng hoảng Maroc thứ nhất. Tuy nhiên, tham vọng của Đức không mất đi.

Năm 1911, người Berber ở Maroc nổi dậy chống Pháp. Pháp xuất binh trấn áp. Đức lấy cớ bảo vệ kiều dân của mình liền cử pháo hạm Panther tới Agadir. Pháp tố cáo với Anh hành động của Đức và đề nghị Anh Pháp liên hợp cử các đơn vị hải quân tới Agadir. Anh coi hành động của Đức là thách thức ưu quyền về hải quân của mình. Quan hệ giữa các nước châu Âu trở nên căng thẳng. Lịch sử gọi đây là Khủng hoảng Maroc thứ hai hay Khủng hoảng Agadir. Sau đó đàm phán được tiến hành với kết quả là Đức tuyên bố tôn trọng ảnh hưởng của Pháp với toàn bộ Maroc, nhưng Pháp phải "thưởng" cho Đức một phần xứ Congo thuộc Pháp. Đức gọi thuộc địa mới này là Neukamerun và nhập vào Kamerun, thuộc địa của Đức từ 1884. Đức "cảm ơn" Pháp bằng một vùng đất nhỏ ở nơi ngày nay gần thủ đô N'Djamena của Tchad.

 

Các thuộc địa ở châu Phi của các nước châu Âu năm 1914.

  Anh

  Bỉ

  Bồ Đào Nha

  Đức

  Pháp

  Tây Ban Nha

  Ý

  Các quốc gia độc lập

Cuối thế kỷ 19, châu Âu đã chiếm thêm gần 23 triệu km² — tức một phần năm diện tích trên đất liền của trái đất làm thuộc địa của mình. châu Âu đã chiếm gần hết cả châu Phi, chỉ còn chừa Ethiopia, Liberia, và Saguia el-Hamra mà sau này rồi cũng bị nhập vào Sahara thuộc Tây Ban Nha. Thời kỳ từ 1885 đến 1914, gần 30% dân số châu Phi ở các thuộc địa của Anh, 15% ở thuộc địa của Pháp, 9% ở thuộc địa của Đức, 7% ở thuộc địa của Bỉ và 1% ở thuộc địa của Ý[cần dẫn nguồn]. Riêng Nigeria đã là 15 triệu dân, đông hơn cả toàn bộ Tây Phi thuộc Pháp hoặc toàn bộ các xứ thuộc địa ở châu Phi của Đức. Anh quốc trở thành nước có thuộc địa lớn nhất thế giới với Ấn Độ mà họ đã đô hộ từ lâu và với những vùng đất rộng lớn tranh giành được ở châu Phi. Đó là nhờ sự nhận thức nhanh nhạy của nước này. Xét về diện tích đất đai, thì Pháp là nước chiến thắng trong cuộc tranh giành châu Phi, song một phần lớn đất đai họ chiếm được lại là sa mạc Sahara thưa thớt dân cư.

Sau đây là các thuộc địa ở châu Phi của các nước thực dân châu Âu.

Bỉ

Nhà nước Tự do Congo và Congo thuộc Bỉ [Zaire cũ, nay là Cộng hòa Dân chủ Congo]

Pháp

Algérie Tunisia Maroc Tây Phi thuộc Pháp Mauritanie Sénégal Cameroon Sudan thuộc Pháp [nay là Mali] Guinea thuộc Pháp [nay là Guinea] Côte d'Ivoire Niger Thượng Volta [nay là Burkina Faso] Dahomey [nay là Bénin]. Châu Phi Xích đạo thuộc Pháp Gabon Trung Congo [nay là Cộng hòa Congo] Oubangi-Chari [nay là Cộng hòa Trung Phi] Tchad Xứ Somali thuộc Pháp [nay là Djibouti] Madagascar Comoros

Đức

Kamerun thuộc Đức [nay là Cameroon] Đông Phi thuộc Đức [nay là Burundi, Rwanda, và Tanzania] Tây Nam Phi thuộc Đức [nay là Namibia] Togo thuộc Đức

Italia

Bắc Phi thuộc Ý [nay là Libya] Eritrea Somali thuộc Ý [nay là Somalia]

Bồ Đào Nha

Angola Cabinda thuộc Bồ Tây Phi thuộc Bồ [nay là Mozambique] Guinea thuộc Bồ [nay là Guinea-Bissau] Quần đảo Cape Verde São Tomé và Príncipe

Tây Ban Nha

Sahara thuộc Tây Ban Nha [nay là Tây Sahara, bao gồm:] Río de Oro Saguia el-Hamra Morocco thuộc Tây Ban Nha Tarfaya Strip Ifni Guinea thuộc Tây Ban Nha [nay là Guinea Xích đạo, bao gồm:] Fernão do Pó Río Muni Annobon

Anh quốc

Người Anh chủ yếu muốn đảm bảo đường liên lạc tới Ấn Độ, nên họ quan tâm trước hết tới Ai Cập và Nam Phi. Sau khi đã nắm chắc hai xứ này, họ mới mở rộng sang nơi khác như Cecil Rhodes để xây dựng tuyến Đường sắt Cape-Cairo.

Ai Cập Sudan thuộc liên minh Anh-Ai Cập [nay là Sudan] Đông Phi thuộc Anh Kenya Uganda Xứ Somali thuộc Anh Nam Rhodesia [nay là Zimbabwe] Bắc Rhodesia [nay là Zambia] Bechuanaland [nay là Botswana] Nhà nước Tự do Orange Nam Phi thuộc Anh Gambia Sierra Leone Nigeria Cameroon [phần phía Tây] Bờ Biển Vàng thuộc Anh [nay là Ghana] Nyasaland [nay là Malawi]

Các nước châu phi độc lập

Ethiopia [Abyssinia], phải chịu vẽ lại đường biên giới với Eritrea thuộc Ý và xứ Somali thuộc Pháp [nay là Djibouti], có một thời gian ngắn từ 1936 đến 1941 bị Italia chiếm đóng. Liberia, do Hội Thuộc địa Mỹ của Hoa Kỳ lập ra vào năm 1821. Năm 1847 thì tuyên bố độc lập

Cuộc tranh giành châu Phi làm thuộc địa giữa các nước đế quốc đã làm cho quan hệ giữa các nước này trở nên căng thẳng, kích thích chủ nghĩa sô vanh và chủ nghĩa hiếu chiến. Những mâu thuẫn giữa các nước châu Âu đã gây ra một loạt các cuộc khủng hoảng nối tiếp nhau mà đỉnh cao là Chiến tranh thế giới thứ nhất. Những mâu thuẫn không thể giải quyết triệt để bằng Chiến tranh thế giới thứ nhất lại chính là mầm mống của Chiến tranh thế giới thứ hai.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tranh_giành_châu_Phi&oldid=68139920”

Video liên quan

Chủ Đề