Tại sao đặt nhan đề là Làng

Để tìm hiểu sâu hơn về giá trị tác phẩm Làng, mời các em tham khảo một số hướng dẫn về bài viết Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lânsau đây. Hi vọng với các gợi ý ngắn gọn, chi tiết, hay nhất này các em sẽ có thêm tài liệu, cách triển khai để hoàn thiện bài viết một cách tốt nhất!

Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân - Bài số 1

Làng là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn Kim Lân viết về làng quê và những người dân quê Việt Nam. Truyện ngắn được sáng tác vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và được đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948. Tác phẩm được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đưa vào giảng dạy trong sách giáo khoa lớp 9 ở bậc trung học.

Đặt tên “Làng” mà không phải là “Làng chợ Dầu” vì nếu thế thì vấn đề tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp của một làng cụ thể.

- Đặt tên là “Làng” vì truyện đã khai thác một tình cảm bao trùm, phổ biến trong con người thời kì kháng chiến chống Pháp: tình cảm với quê hương, với đất nước.

- Làng ở đây cũng chính là cái Chợ Dầu mà ông Hai yêu như máu thịt của mình, nơi ấy với ông là niềm tin, là tình yêu và niềm tự hào vô bờ bến là quê hương đất nước thu nhỏ.

=> Tình cảm yêu làng yêu nước không chỉ là tình cảm của riêng ông Hai mà còn là tình cảm chung của những người dân Việt Nam thời kì ấy.

- Chủ đề của tác phẩm là viết về lòng yêu nước của người nông dân - làng nơi gần gũi, gắn bó với người nông dân, người ta không thể yêu nước nếu không yêu làng

- Nhan đề Làng gợi hình ảnh người nông dân và nông thôn, đây là mảng sáng tác thành công nhất của Kim Lân

Vì vậy, nhan đề tác phẩm rất hay và giàu ý nghĩa.

Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân - Bài số 2

Nhan đề của truyện là “Làng” không phải là “Làng Dầu” vì nếu là “Làng Dầu” thì vấn đề mà tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp, cụ thể ở một làng. Dụng ý của tác giả muốn nói tới một vấn đề mang tính phổ biến ở khắp các làng quê, có trong mọi người nông dân. Bởi thế “Làng” là nhan đề hợp lý với dụng ý của tác giả. Qua đó ta hiểu chủ đề của truyện nhằm ca ngợi tình yêu làng quê tha thiết và những chuyển biến mới trong tình cảm của những người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.

Như vậy, nhan đề “Làng” vừa nói lên được cái riêng là tình yêu làng của ông Hai, đồng thời qua cái riêng ấy, cũng nói lên được cái chung: tấm lòng của những người dân quê đất Việt đối với đất nước.

Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân - Bài số 3

Tác giả Kim Lân đã đặt tên cho truyện ngắn của mình là ” Làng” vì truyện đã khai thác một tình cảm bao trùm, phổ biến trong con người của thời kỳ kháng chiến chống Pháp, tình cảm với quê hương, với đất nước. “Làng” ở đây cũng chính là làng chợ Dầu mà ông yêu như máu thịt của mình, nơi ấy với ông là niềm tin, là tình yêu và niềm tự hào vô bờ bến, là quê hương đất nước thu nhỏ, ý nghĩa hơn là tình cảm yêu làng, yêu nước không chỉ là tình cảm riêng của ông Hai mà còn là tình cảm chung của những người dân Việt Nam thời kỳ ấy.

Nhan đề đã thể hiện sâu sắc chủ đề của tác phẩm là viết về lòng yêu nước của nông dân – Làng là nơi gần gũi gắn bó với người nông dân, bởi người ta không thể yêu nước nếu không yêu làng, và ý nghĩa như vậy nên nhan đề “Làng” của Kim Lân đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc.

Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân - Bài số 4

Làng là đơn vị hành chính nhỏ nhất ở nước ta, hình ảnh làng gợi nhắc đến cuộc sống nông thôn và những người nông dân. Trong tác phẩm Làng của Kim Lân, làng ở đây cũng chính là làng chợ Dầu mà ông yêu như máu thịt của mình, nơi ấy với ông là niềm tin, là tình yêu và niềm tự hào vô bờ bến, là quê hương đất nước thu nhỏ, ý nghĩa hơn là tình cảm yêu làng, yêu nước không chỉ là tình cảm riêng của ông Hai mà còn là tình cảm chung của những người dân Việt Nam thời kỳ ấy.

Đặt tên “Làng” mà không phải là “Làng chợ Dầu”vì vấn đề tác giả đề cập tới không chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp của một làng cụ thể. Truyện đã khai thác một tình cảm bao trùm, phổ biến trong con người thời kì kháng chiến. Tình yêu làng thống nhất bền chặt với lòng yêu nước. Đó là một tình cảm mới xuất hiện trong tâm hồn và tình cảm người nông dân Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám, trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân - Bài số 5

Nhắc đến các tác phẩm của nhà văn Kim Lân, ta lại nghĩ đến khung cảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam, với những người nông dân thật thà thân thương. Những tác phẩm của Kim Lân luôn mang nhan đề ngắn gọn, đơn giản nhưng lại chứa đựng rất nhiều ý nghĩa, giá trị sâu sắc. “Làng” là một nhan đề như vậy. Câu chuyện xoay quanh nhân vật ông Hai cùng ngôi làng Chợ Dầu của ông, ấy vậy những tác giả không lấy tên tác phẩm là Làng Chợ Dầu bởi đó là một địa danh cụ thể, không có tính khái quát cao. Nhắc đến làng, là ta nghĩ ngay đến nơi thân thuộc, nơi gắn bó biết bao kỉ niệm của mình. Đó là nơi ta sinh ra, cất tiếng khóc chào đời, hay cũng là nơi ta gắn bó cả cuộc đời mình ở đấy. Bởi vậy, chỉ một chữ “Làng” nhưng lại mang ý nghĩa khái quát rộng lớn, tình cảm riêng của ông Hai với ngôi làng Chợ Dầu của mình, ấy cũng là tình cảm của người dân Việt Nam nói chung với quê hương ruột thịt. Nhan đề tác phẩm nhắc nhở ta về nơi yêu thương của mình, khơi gợi ra tình cảm quê hương, rộng hơn nữa là tình cảm với đất nước, để từ đó thúc giục ta đứng lên kiên cường vì Tổ quốc non sông.

Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân - Bài số 6

“Làng” là một tác phẩm truyện ngắn thành công của Kim Lân được viết vào năm 1948. Câu chuyện xoay quanh nhân vật ông Hai về sự cố làng Chợ Dầu của ông bị đồn là theo giặc. Xuyên suốt tác phẩm là những suy nghĩ trằn trọc cùng lo âu của ông với ngôi làng thân thương. Ấy vậy vì sao Kim Lân lại không đặt tên tác phẩm của mình là Làng Chợ Dầu cho dễ hiểu? Nếu đặt như vậy, tính khái quát của nhan đề sẽ biến mất, không mang được thông điệp sâu sắc đến với bạn đọc. Chỉ đơn giản một chữ “Làng” nhưng chính nó lại gợi ra được vô vàng ý nghĩa, triết lí nhân văn. Bởi nhắc đến làng là ta nghĩ ngay đến nơi gắn bó thân thương nhất của bản thân mình, là nơi gia đình mình dừng chân suốt bao năm, mang nặng một tình cảm khó có thể chia rời. Nhan đề tác phẩm gợi nhắc cho bạn đọc về tình yêu ấy – tình yêu với làng xóm thân quen, để rồi rộng ra là tình yêu đất nước. Bởi Ilya Ehrenburg đã từng viết, rằng: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.” – nếu ta không yêu nơi mình gắn bó, đặt vào đó một niềm tin tưởng bất diệt thì ta sẽ chẳng thể nào dành trọn trái tim mình cho non sông. Đồng thời, nhan đề tác phẩm cũng đã khẳng định đó không chỉ là tình cảm riêng biệt của ông Hai, mà cũng chính là tình cảm của vô vàn người dân Việt Nam trên mọi miền Tổ quốc.

---/---

Như vậy, Top lời giải đã vừa cung cấp những gợi ý ngắn gọn cho Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lânđể các em tham khảo và có thể tự viết được một bài văn mẫu hoàn chỉnh.Chúc các emhọc tốt môn Ngữ Văn!

Vì sao tác giả Kim Lân đặt tên cho truyện là làng mà không phải là làng chợ dầu

Nhan đề của truyện là “Làng” không phải là “Làng Dầu” vì nếu là “làng Dầu” thì vấn đề mà tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp, cụ thể ở một làng. Dụng ý của tác giả muốn nói tới một vấn đề mang tính phổ biến ở khắp các làng quê, có trong mọi người nông dân. Bởi thế “làng” là nhan đề hợp lý với dụng ý của tác giả. Qua đó ta hiểu chủ đề của truyện: ca ngợi tình yêu làng quê tha thiết của những người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.

Như vây, nhan đề “làng” vừa nói lên được cái riêng là tình yêu làng của ông Hai, đồng thời qua cái riêng ấy, cũng nói lên được cái chung : tấm lòng của những người dân quê đất Việt.

* Các cách mở đề cho bài:

Cách 1: Tình yêu quê hương đất nước là một đề tài quen thuộc trong nền văn học hiện đại Việt Nam từ trước đến nay. “Làng” là một truyện ngắn như vậy. Nhan đề “làng” mang rất nhiều ý nghĩa. Tại sao nhà văn Kim Lân không đặt tên cho đứa con tinh thần của mình là “làng chợ Dầu| mà lại đặt tên là “Làng”?

Cách 2: Mỗi nhan đề tác hẩm đều thể hiện dụng ý của tác giả. Có những nhan đề rất ngắn…. Nhưng cũng có những tựa đề rất dài. “Làng” là một trong những nhan đề rất đặc biệt mang nhiều ý nghĩa của nhà văn Kim Lân.

* Những cách dẫn ý:

- Nhà văn Kim Lân quả thật đã rất sâu sắc khi đặt tên cho áng văn xuôi/ những trang viết/ tác phẩm của mình là “Làng”. Nhan đề ấy vừa bộc lộ tình yêu làng chân thực, sâu sắc của ông Hai, nhưng cũng qua câu chuyện của ông Hai, nó vừa nói lên tình yêu quê hương thiết tha, gắn bó của những người dân quê Việt Nam. Tình yêu làng ấy cũng là yêu cách mạng, yêu kháng chiến.

- Cái riêng đã hoà điệu với cái chung, tạo cho tác phẩm một ý nghĩa sâu sắc, một sức sống lâu bền trong lòng độc giả.

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Đề bài: Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Làng [nhan đề của truyện là “Làng” sao không phải là "Làng Dầu"]. Từ nhan đề của truyện, em hiểu gì về chủ đề của tác phẩm ?

Trả lời:

Quảng cáo

●   Nhan đề của truyện là "Làng" không phải là “Làng Dầu” vì nếu là “Làng Dầu” thì vấn đề mà tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp, cụ thể ở một làng. Dụng ý của tác giả muốn nói tới một vấn đề mang tính phổ biến ở khắp các làng quê, có trong mọi người nông dân. Bởi thế "làng" là nhan đề hợp lý với dụng ý của tác giả. Qua đó ta hiểu chủ đề của truyện: ca ngợi tình yêu làng quê tha thiết của những người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.

●   Như vậy, nhan đề "làng" vừa nói lên được cái riêng là tình yêu làng của ông Hai, đồng thời qua cái riêng ấy, cũng nói lên được cái chung: tấm lòng của những người dân quê đất Việt.

Quảng cáo

Xem thêm các câu hỏi về các tác phẩm Ngữ văn lớp 9 ôn thi vào lớp 10 hay khác:

  • Truyện ngắn “Làng” viết về đề tài gì?

  • Truyện ngắn “Làng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

  • Phương thức biểu đạt của văn bản “Làng” là gì?

  • Thể loại của văn bản “Làng” là gì?

  • Qua truyện ngắn “Làng”, vì sao ông Hai lại trò chuyện với đứa con út? Qua những lời trò chuyện ấy, em cảm nhận được điều gì về tấm lòng của ông Hai với làng quê, đất nước, với cuộc kháng chiến? Tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở ông Hai có quan hệ như thế nào?

  • Trong truyện ngắn "Làng", Kim Lân có kể về ông Hai cứ múa tay lên mà khoe nhà ông bị giặc đốt, đốt nhẵn. Chi tiết này dường như vô lý. Ý kiến của em như thế nào?

  • Truyện ngắn “Làng” đã xây dựng được một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai. Đó là tình huống nào?

  • Qua truyện ngắn “Làng”, em hãy thuật lại diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc đến kết thúc truyện. Vì sao ông Hai lại thấy đau đớn, tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc? Tâm trạng ấy của nhân vật đã được biểu hiện như thế nào?

  • Qua truyện ngắn “Làng”, em hãy nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật ông Hai của tác giả.

  • Khái quát một số nét đặc sắc về nghệ thuật truyện ngắn Làng [tình huống truyện, tâm lí nhân vật, ngôn ngữ truyện…]

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: fb.com/groups/hoctap2k7/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn được các Giáo viên hàng đầu biên soạn bám sát kiến thức trọng tâm, hệ thống lại câu hỏi phần Tiếng Việt, các tác phẩm văn học, bài thơ có trong đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ Đề