Bị run tay khám ở đâu

Câu hỏi:

Em đang là sinh viên đại học năm thứ 2, em hay bị run tay và chân, nhất là khi hồi hộp, lo lắng hay trong những đợt thi cử. Em cũng không nhớ mình bị như thế khi nào nhưng trong gia đình em không ai có biểu hiện này cả. Xin hỏi em đã mắc bệnh gì? [Nguyễn Hải Thuận – Bắc Ninh]

Trả lời:

Run tay là biểu hiện do nhiều nguyên nhân gây nên. Run tay được xem là động tác bất thường không cố ý, là sự không nhịp nhàng và luân chuyển ở một nhóm cơ nhất định và cơ đối trọng.

Khi mắc chứng run tay, người bệnh thường có cảm giác rất ngại khi hoạt động, đặc biệt đối với các bạn trẻ. Tuy nhiên, muốn điều trị được thì cần biết căn nguyên của nó.

Run tay có thể gặp trong bệnh xơ cứng tủy với biểu hiện run khi làm động tác kèm theo rung giật nhãn cầu và hội chứng bó tháp, run tiểu não là dạng run khi làm việc kèm theo loạng choạng khi vận động…

Run tay còn gặp trong bệnh Parkinson với đặc điểm run thường khởi phát âm thầm, có thể chỉ ở ngón chân, ngón tay hay chỉ ở ngón tay cái với tần số nhỏ 4-8 lần/giây [cũng có thể nhanh hơn] gây thiếu chính xác và cứng nhắc khi phối hợp hoạt động, khi nghỉ ngơi không bị run.

Đi kèm với biểu hiện run trong bệnh Parkinson là hội chứng tăng trương lực cơ, giảm phối hợp động tác. Ngoài ra, trên thực tế còn gặp dạng run vô căn, người bệnh không kiểm soát được sự rung lắc do rối loạn đường truyền giữa não bộ và các dây thần kinh.

Do vậy, trong trường hợp của bạn nên đến khám tại chuyên khoa thần kinh để bác sĩ xác định thêm các triệu chứng phối hợp cũng như làm thêm một số xét nghiệm để chẩn đoán chính xác nguyên nhân mới có biện pháp điều trị phù hợp.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Hiện tượng run tay sẽ rõ ràng hơn khi sử dụng tay để cầm cốc nước, xâu kim…. và trở lại bình thường khi bạn ngủ. Ngược lại, run do Parkinson lại chỉ diễn ra khi tay không phải làm gì.

Hỏi: Hơn 1 năm qua tôi bị chứng run tay. Một số người thân trong gia đình tôi cũng bị. Xin giải thích nguyên nhân và liệu tôi nên uống loại vitamin hay khoáng chất nào để giảm nhẹ hiện tượng này?

Trả lời: Tình trạng run tay

Bạn đang mang 1 chứng bệnh được gọi là run vô căn – không kiểm soát được sự rung lắc do sự rối loạn đường truyền giữa não bộ và các dây thần kinh. Những bệnh nhân thường nghĩ rằng các cơ tay chân của mình có vấn đề nhưng thực tế thì lại là do não bộ.

Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng run tay hiện chưa được biết, mặc dù các nhà khoa học cho rằng đó là do vùng tiểu não – một vùng kiểm soát các cơ bắp – làm việc kém hiệu quả. Khoảng 50% trường hợp là di truyền [giống như trường hợp của bạn]. Trong khi ở bạn, hiện tượng run chỉ xảy ra ở tay thì một số người, chân và đầu lại bị run và lắc.

Bất cứ khi nào tôi thông báo với bệnh nhân về tình trạng bệnh tật, họ đều tỏ ra vô cùng sợ hãi vì nghĩ đó là dấu hiệu của một căn bệnh đáng sợ như Parkinson. Và trong hầu hết các trường hợp run đều không phải là biểu hiện của một bệnh nghiêm trọng liên quan tới thần kinh.

Hãy an tâm nhé vì run vô căn phổ biến hơn tất cả mọi rối loạn thần kinh đấy. Những rối loạn này bao gồm cả bệnh Parkinson, nhiều loại rối loạn co cơ hay ngữ loạn trương lực như bệnh Huntington, cũng như máy giật mắt/tay/chân và một số biểu hiện dị thường mà nguyên nhân do dùng thuốc trong một thời gian dài, thường là các thuốc an thần.

Hiện tượng run sẽ rõ ràng hơn khi sử dụng tay để cầm cốc nước, xâu kim…. và trở lại bình thường khi bạn ngủ. Ngược lại, run do Parkinson lại chỉ diễn ra khi tay không phải làm gì. Lưu ý là tay của bạn càng run mạnh khi bạn cảm thấy lo âu, căng thẳng vì cố gắng kiểm soát hiện tượng run. Tin mừng là mặc dù hiện tượng run có thể rất mạnh nhưng bạn đừng lo, thần kinh của bạn hoàn toàn không có vấn đề gì hết – không giống như bệnh nhân Parkinson. Cũng hiếm khi hội chứng run này nặng lên thêm.

Còn về câu hỏi dùng vitamin bổ sung, tôi sợ rằng hiện chưa có bất kỳ loại vitamin hay khoáng chất nào có hiệu quả đối với hội chứng run vô căn này. Một lượng cồn nhỏ có thể giúp giảm triệu chứng run – chất cồn dường như có khả năng giảm nhẹ sự “nhiễu sóng” nơi não bộ.

Nhưng tôi không khuyến khích bệnh nhân coi đây là một phương pháp điều trị thường xuyên. Bởi sự nhấm nháp rượu thường xuyên, bất cứ lúc nào có thể khiến họ phụ thuộc vào rượu và thậm chí là còn mắc thêm bệnh gan nữa. Tuy nhiên, khoảng 1/3 bệnh nhân bị run vô căn cải thiện được tình hình nhờ thuốc chẹn beta [chẳng hạn như propranolol]. Các loại thuốc này đã được sử dụng từ hàng thập kỷ cho các bệnh nhân huyết áp cao và rối loạn nhịp tim.

Nếu không loại thuốc nào trị được thì phẫu thuật thần kinh có thể được xem xét. Đã có những hiệu quả khi sử dụng biện pháp can thiệp sâu vào não bộ này mà lại ít nguy cơ.

Cuối cùng, tôi xin cam đoan là chứng run vô cơ này hoàn toàn không ảnh hưởng tới tuổi thọ của bạn.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Bệnh sử hiện tại nên khai thác

  • Tính chất khởi phát [ví dụ, dần dần, đột ngột]

  • Các yếu tố khởi phát [vận động, nghỉ ngơi, đứng dậy]

  • Yếu tố giảm bớt hoặc tăng nặng triệu chứng [ví dụ: cồn, caffein, căng thẳng, lo lắng]

Nếu khởi phát đột ngột, bệnh nhân cần được hỏi về các biến cố khởi phát run [ví dụ chấn thương hoặc bệnh gần đây, sử dụng một loại thuốc mới].

Đánh giá toàn diện tìm kiếm các triệu chứng của các bệnh lý nguyên nhân, bao gồm

Run tay khi hồi hộp là một tình trạng rất khó chịu, mặc dù không gây nguy hiểm nhưng lại khiến cho người bệnh gặp hạn chế trong các sinh hoạt hằng ngày cũng như giao tiếp trong cộng đồng. Nguyên nhân run tay khi hồi hộp được lý giải bởi nhiều cơ chế khác nhau hay đôi khi vẫn chưa rõ ràng.

Chứng run là một dạng rối loạn vận động khá thường gặp. Các bó cơ vân cử động liên tục theo một biên độ và tần số nhất định, nằm ngoài khả năng kiểm soát của não bộ. Chứng run được phân loại thành nhiều nhóm khác nhau, trong đó, một số có liên quan với những tổn thương trong não bộ hay đường dẫn truyền các tín hiệu thần kinh trong khi số còn lại hoàn toàn không có bằng chứng tổn thương thực thể nào. Run tay khi hồi hộp là một chứng run thuộc nhóm thứ hai.

Run tay khi hồi hộp thường xảy ra tại tay hoặc các bộ phận khác trên cơ thể như chân, đầu, giọng nói khi người bệnh cảm giác lo lắng, căng thẳng. Ngược lại, khi thư giãn, thoải mái, triệu chứng run hoàn toàn không xảy ra. Do đó, run tay khi hồi hộp từ lâu đã được xem là triệu chứng khách quan phổ biến nhất mà một người có thể gặp phải như một phần của chứng rối loạn lo âu xã hội.

Run tay khi hồi hộp là triệu chứng phổ biến khi người bệnh cảm thấy lo âu

Khi một người run rẩy vì lo lắng, đó là kết quả của những căng thẳng thần kinh một cách quá mức. Não bộ sẽ tăng phản ứng bằng cách tiết ra các nội tiết tố thần kinh đóng vai trò như chất hoạt hoá hệ thần kinh thực vật. Phản ứng sinh lý này nhằm “đánh thức” mọi giác quan, mọi bộ phận nhằm sẵn sàng đối phó với các mối đe dọa từ môi trường, làm tăng sự tỉnh táo và chuẩn bị gắng sức để chống đỡ.

Loại nội tiết tố do cơ thể giải phóng ra là hormone epinephrine [còn được gọi là adrenaline]. Epinephrine tăng cao trong máu sẽ đến cơ xương và cho tín hiệu tăng vận động. Đồng thời, người bệnh cũng có thể bị tăng nhịp tim, huyết áp và lượng đường trong máu. Một hormone thứ hai, norepinephrine, cũng được tăng sản xuất và liên quan đến nhiều thay đổi trong cơ thể.

Hệ quả là chính các tín hiệu thần kinh thực vật quá mức ngoài khả năng kiểm soát của ý thức tác động trên đầu tận thần kinh, gây co thắt cơ liên tục. Người bệnh nếu càng cố kiểm soát chứng run tay khi hồi hộp thì sẽ càng gây ra căng thẳng và phản ứng run nhiều hơn.

Tuy nhiên, chứng run tay khi hồi hộp cũng có thể là kết quả của các bệnh lý thực thể tại não như tổn thương tiểu não, bệnh Parkinson hoặc là tác dụng phụ của một số loại thuốc. Do đó, mọi bệnh nhân đi khám vì chứng run tay hay run tại các bộ phận khác cần được xác định nguyên nhân và có hướng điều trị tốt nhất.

Chứng run tay có thể là triệu chứng của các bệnh lý thực thể tại não

Các tình huống phổ biến đòi hỏi sự tập trung, trình bày trước đám đông, dễ gây căng thẳng thì sẽ khiến tay hoặc cả cơ thể trở nên run rẩy, như khi:

  • Rót đồ uống
  • Nâng ly lên miệng
  • Viết trước mặt người khác
  • Giữ giấy tờ trong khi thuyết trình
  • Nói hay biểu diễn trước nhiều người
  • Suy nghĩ tiêu cực

Sự cố gắng kiểm soát hay che đậy, chiến đấu chống lại sự lo lắng bên trong cơ thể lại sẽ càng khiến biểu hiện run hiện ra rõ ràng hơn. Ngược lại, khi chấm dứt hành động, thoát ra khỏi hoàn cảnh này, các triệu chứng sẽ biến mất. Đây còn là yếu tố giúp xác chẩn chứng run có liên quan tâm lý và góp phần loại trừ khả năng của các cơ quan khác.

Những người thường xuyên gặp phải tình trạng run rẩy vì lo lắng có thể được điều trị bằng thuốc hoặc liệu pháp tâm lý. Trong điều trị nội khoa, các thuốc chẹn beta đôi khi được sử dụng để đối phó với các tình huống gây lo lắng không xảy ra thường xuyên, chẳng hạn như khi cần phát biểu hoặc biểu diễn trước mặt nhiều người. Những loại thuốc này điều trị các triệu chứng lo âu bằng cách ngăn chặn tác dụng của adrenalin. Tuy nhiên, chúng vẫn không giải quyết trọn vẹn các vấn đề tâm lý tiềm ẩn.

Các loại thuốc chẹn benta chỉ giúp giải quyết tình trạng lo lắng tạm thời

Các liệu pháp tâm lý bằng cách nói chuyện, nhận thức hành vi hoặc phân tích chấp nhận có thể hữu ích trong việc thay đổi mô hình suy nghĩ, góp phần thuyên giảm các triệu chứng lo âu do môi trường xã hội gây ra. Để điều trị với cách thức này, việc thoải mái trao đổi với một chuyên gia sức khỏe tâm thần là nền tảng quan trọng. Mặt khác, chính bản thân người bệnh cũng có thể tự điều chỉnh được nếu có khả năng tự nhận thức bản thân, kiểm soát bằng lý trí.

Bên cạnh đó, một số gợi ý để hạn chế chứng run tay khi hồi hộp là tập làm quen với nó. Sự tiếp xúc thân thiện lâu ngày sẽ khiến cho cơ thể bớt căng thẳng và cảm giác “vô hại” hơn, như ngồi thiền, hít thở sâu, tập suy nghĩ lạc quan, thường xuyên diễn thuyết trước đám đông...

Ngoài ra, cần tránh các yếu tố có thể làm cho tình trạng run tay khi hồi hộp trở nên tồi tệ hơn như thiếu ngủ, dùng caffeine hay các chất kích thích... Tóm lại, mọi người đều có thể mắc chứng run tay khi hồi hộp do các chất nội tiết căng thẳng thần kinh tác dụng trên các bó cơ đầu chi. Quan trọng là sớm nhận ra và tích cực tìm kiếm cách khắc phục vì đây là một dạng rối loạn tâm lý khá thường gặp, vô hại nhưng sẽ cải thiện nhanh mà không cần dùng thuốc lâu dài.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là cơ sở y tế chất lượng cao tại Việt Nam với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, chuyên sâu trong nước và nước ngoài, giàu kinh nghiệm.

Hệ thống thiết bị y tế hiện đại, tối tân, sở hữu nhiều máy móc tốt nhất trên thế giới giúp phát hiện ra nhiều căn bệnh khó, nguy hiểm trong thời gian ngắn, hỗ trợ việc chẩn đoán, điều trị của bác sĩ hiệu quả nhất. Không gian bệnh viện được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao, mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm.

Để đăng ký khám tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ đến Hotline Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề