Bổ cườm đá bao lâu lành

25-12-2017 01:10:51 PM - 16860

Mổ cườm mắt tuy khá nhanh và đơn giản nhưng bệnh nhân rất cần được nghĩ ngơi, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để vết thương ở mắt mau hồi phục cũng như nuôi dưỡng đôi mắt tốt hơn.

Nhiều người vẫn còn xem nhẹ chế độ dinh dưỡng sau khi mổ cườm, không kiêng khi ăn uống sẽ gây hại cho vết mổ ở mắt, nhưng kiêng cử không ăn gì lại không thể cung cấp chất dinh dưỡng nuôi dưỡng mắt. Vậy sau khi mổ cườm mắt nên ăn gì và kiêng ăn gì? Cùng Bệnh viện mắt Phương Nam điểm qua một số thực phẩm nên và không nên nhé.

Mổ cườm mắt nên ăn gì?

Sau một ca mổ cườm mắt nên ăn gì? Bạn cần ăn đầy đủ các nhóm chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và vi khoáng với lượng phù hợp để cân bằng dinh dưỡng. Đảm bảo sức khỏe tốt, đẩy nhanh quá trình khôi phục thị lực.

Mọi người thường nghĩ rằng ăn tinh bột sẽ dẫn đến béo phì, bệnh tiểu đường,... nhưng điều đó hoàn toàn sai. Tinh bột gây tiểu đường, béo phì,... khi bạn ăn quá nhiều, nhiều hơn nhu cầu của cơ thể. Tinh bột có vai trò cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động, nếu không cung cấp đủ lượng tinh bột thì các protein sẽ bị phân giải để tạo năng lượng, làm chậm quá trình lành vết thương, và làm cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi.

Tinh bột thiếu hay thừa đều không tốt cho cơ thể vì vậy để đảm bảo lượng tinh bột vừa đủ để cung cấp cho cơ thể, bạn nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt như: ngô, gạo lưc, yến mạch, đậu xanh, đậu nành, khoai tây, khoai lang, cà rốt...

Trong thực phẩm giàu đạm chứa các axit amin giúp phục hồi vết thương và tái tạo mô do đó chất này luôn xuất hiện trong các món ăn cho người mổ mắt. Sau phẫu thuật nhu cầu dung nạp protein tăng cao vì vậy người bệnh cần bổ sung thật nhiều đạm thông qua các thực phẩm như: các loại thịt gia cầm, cá, trứng, các sản phẩm sữa ít chất béo, các loại đậu...

Các chất béo tốt [good fats] khi được dùng vừa đủ sẽ có tác dụng làm giảm tình trạng sưng viêm tự nhiễm của cơ thể. Chất béo đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc và chức năng của màng tế bào. Chính vì thế, sau khi mổ cườm mắt bạn nên bổ sung đủ lượng chất béo cần thiết từ bơ, dầu ô liu, lạc, hạnh nhân...

Ngoài các vitamin A, vitamin C,vitamin E từ lâu được biết đến với khả năng chống oxy hóa, bảo vệ đôi mắt hiệu quả. Thì các nhóm vitamin khác như vitamin B2, kẽm, Lutein, Zeaxanthin, đồng, sắt... là là các chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của mô mắt. Vì vậy, trước và sau khi mổ cườm mắt bạn cần nên bổ sung thật nhiều các thực phẩm nằmtrong nhóm vitamin, các loại rau, củ, quả có màu xanh, vàng, đỏ như súp lơ, cà chua, ớt chuông, cam, chanh...

Nước rất quan trọng cho quá trình chuyển hóa của cơ thể, đào thảy các chất cặn bã, liên quan mật thiết tới sự khỏe mạnh của các cơ quan trong cơ thể vì vậy uống đủ nước còn giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi sau mổ. Ngoài việc bổ sung đầy đủ bốn nhóm chất thì uống đủ nước cũng rất quan trọng.

Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng

  • Thực phẩm chưa nhiều đường tổng hợp như các loại bánh, kéo, socola, các loại nước ngọt có gas... các loại này làm tăng đường huyết quá mức dẫn đến các bệnh tiểu đường, béo phì...làm chậm lành vết thương. Đồng thời là nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh lý về mắt như bong vác mạc.
  • Thực phẩm chưa nhiều chất béo bão hòa: đồ ăn nhanh, đồ chiên xào, chiên bằng mỡ lợn hay dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần: bánh hambeger, khoai tây chiên, xúc xích rán, nem chua rán... ăn nhiều các laoij thực phẩm này dễ gây béo phì, bệnh tim mạch ảnh hưởng đến toàn cơ thể nói chung và khả năng phục hồi của mắt nói riêng.
  • Thực phẩm chưa nhiều muối,nhiều chất bảo quản: các loại thức ăn làm sẵn, thức ăn đóng hộp như giò,chả, thịt hộp, cá hộp đông lạnh, rau củ cắt sẵn...
  • Các thức phẩm chứa các chất kích thích như: cà phê, thuốc lá, rượu bia,... ảnh hưởng xấu đến tinh thần người bệnh, làm tăng stress, oxi hóa tạo góc tự do là nguy cơ gây tái phát đục thủy tinh thể sau mổ.

Tránh các thực phẩm gây hại cho mắt

Bạn có thể tham khảo thêm Mổ cườm mắt có nguy hiểm không?

Ngoài việc bổ sung chế độ ăn uống dinh dưỡng, hợp lí, tránh những thực phẩm gây hại cho việc bình phục của mắt. Người bệnh cũng cần có chế độ chăm sóc mắt sau khi mổ cườm như nghỉ ngơi hợp lí, tránh làm việc nặng, vận động mạnh, xem tivi, vi tính, đọc sách, hay chăm chú làm việc quá lâu... việc kết hợp giữa chế độ ăn uống và nghĩ ngơi sẽ giúp bạn mau chóng hồi phục vết mổ, cho bạn một thị lực hoàn toàn bình thường.

BỆNH VIỆN MẮT KỸ THUẬT CAO PHƯƠNG NAM

Địa chỉ: 360 Điện Biên Phủ P11-Q10-TP.HCM [đối diện BV Bình Dân]

Điện thoại: [08] 544 56360 - Fax: [08] 544 56363

Hotline tư vấn Phaco & Lasik: 0979 79 72 79

E-mail:

Website: www.benhvienmatphuongnam.com

Các tin khác

Bạn thân mến,

Cườm khô [cườm đá là tên gọi khác của bệnh đục thủy tinh thể] thường gặp ở người lớn tuổi do quá trình lão hóa, thoái hóa tự nhiên của thủy tinh thể. Việc điều trị bệnh như thế nào còn tùy thuộc vào từng loại bệnh, tình trạng cụ thể của người bệnh.

Thường ở giai đoạn nặng, bác sĩ sẽ có chỉ định phẫu thuật. Hiện có hai phương pháp phẫu thuật, tùy thuộc vào mức độ đục cứng của cườm và tuổi tác bệnh nhân, là phẫu thuật Phaco [mổ bằng laser] và mổ bằng dao [phẫu thuật lấy thủy tinh thể ngoài bao qua đường]. Cả 2 phương pháp phẫu thuật này đều có hiệu quả như nhau, tuy nhiên phương pháp phẫu thuật Phaco sẽ có ưu thế hơn về mặt thẩm mỹ.

Chi phí phẫu thuật cườm khô ở Bệnh viện Mắt TPHCM mà có thể nhìn thấy xa, gần là từ 14 - 42 triệu. Tại các chuyên khoa Mắt của các bệnh viện đa khoa trên địa bàn TPHCM như Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân Gia Định… thì chi phí từ khoảng 15 -24 triệu đồng.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân được băng mắt và nằm nghỉ. Bác sĩ khám và theo dõi có biến chứng sau phẫu thuật không. Hầu hết bệnh nhân có thể về ngay trong ngày. Bệnh nhân không tự lái xe được ngay nên cần có người thân đi kèm.

Sau phẫu thuật bệnh nhân thường có cảm giác ngứa và xốn nhẹ một thời gian ngắn. Cũng có thể chảy nước mắt, mắt cảm thấy chói sáng và nhạy đau. Nếu mắt khó chịu, có thể dùng thuốc giảm đau mỗi 4-6 giờ. Sau 1-2 ngày mắt sẽ hết đau. Đa số trường hợp mắt sẽ lành trong khoảng 6 tuần.

AloBacsi không rõ bạn ở tỉnh thành nào nên rất tiếc không thể tư vấn cho bạn địa chỉ cụ thể. Bạn nên đưa ngoại đến bệnh viện để khám và có chỉ định điều trị phù hợp nhé!

Thân mến!

Theo số liệu thống kê năm 2010, toàn cầu có khoảng 10.8 triệu người mù do đục thủy tinh thể. Tổ chức Y tế thế giới đã ước tính rằng con số này sẽ tăng lên đến 40 triệu người vào năm 2025 do sự già hóa dân số và tuổi thọ kéo dài. Tại Việt Nam, đục thủy tinh thể là nguyên nhân chính gây mù hai mắt, chiếm 74% theo kết quả điều tra tại 14 tỉnh thành năm 2016.

Đục thủy tinh thể [ĐTTT] là gì?

Đục thủy tinh thể, hay còn gọi là cườm khô, cườm đá là tình trạng thủy tinh thể bị mờ đục. Khi thủy tinh thể bị đục sẽ ngăn không cho ánh sáng đi qua để đến võng mạc, từ đó làm giảm thị lực.

Nguyên nhân gây ĐTTT là gì?

Có nhiều nguyên nhân gây ĐTTT, trong đó phổ biến là:

  • Do tuổi già [gặp ở 80% người > 65 tuổi]: Theo thời gian các protein của thủy tinh thể vón cục lại với nhau, làm cho thủy tinh thể mất độ trong suốt.
  • Chấn thương: ĐTTT có thể xuất hiện ngay sau chấn thương hoặc vài năm đến vài tháng sau đó.
  • Do tiếp xúc thường xuyên với tia cực tím, tia hàn, tia X.
  • Sử dụng thuốc dạng uống, nhỏ mắt chứa corticoid trong thời gian dài.
  • Do biến chứng bệnh tiểu đường. Đặc biệt ở người mắc bệnh đái tháo nhóm 2.
  • Dinh dưỡng thiếu cân đối, đặc biệt là các thành phần dinh dưỡng chuyên biệt cho mắt.
  • Uống nhiều rượu, bia, hút thuốc lá.
  • Bẩm sinh: Do di truyền hoặc kết hợp một số khiếm khuyết khác. Một số trường hợp không có nguyên nhân rõ ràng.
  • Từng phẫu thuật mắt.

Phân loại ĐTTT như thế nào?

Về giải phẫu, ĐTTT có thể chia thành 3 dạng theo hệ thống LOCS III:

  • Đục nhân: Đục phần trung tâm của TTT, thường do tuổi già.
  • Đục vỏ: Đây là dạng đục của phần thủy tinh thể xung quanh nhân trung tâm.
  • Đục dưới bao sau: Những bệnh nhân bị đái tháo đường hay có tiền căn sử dụng corticoid lâu ngày sẽ dễ mắc dạng này.

Triệu chứng bệnh như thế nào?

Do tiến triển ĐTTT chậm, nên ban đầu bệnh nhân có thể không cảm thấy bất kì sự thay đổi nào. Khi thủy tinh thể đục nhiều, thị lực kém dần, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Một số triệu chứng thường gặp: 

  • Nhìn mờ. Nhiều người bị ĐTTT mô tả mình nhìn mọi vật qua một tấm kính mờ hay có một màng che trước mắt.
  • Cảm giác chói mắt khi nhìn ánh sáng: ban đêm thấy đèn pha quá sáng, chói mắt khi nhìn đèn hoặc ánh sáng mặt trời mạnh hoặc thấy quầng sáng quanh đèn.
  • Màu sắc có vẻ nhạt hơn.
  • Ban đêm thị giác kém hơn.
  • Độ kính đang đeo thay đổi nhiều.

Một số người có ĐTTT nhận thấy rằng thị lực nhìn gần [đọc sách] trở nên tốt hơn, nhưng chỉ là tạm thời. Sau đó, thị lực sẽ giảm khi đục thủy tinh thể nhiều hơn.

Điều trị ĐTTT như thế nào?

Đối với ĐTTT giai đoạn sớm, bệnh nhân có thể được cho đeo kính hoặc làm việc trong môi trường được chiếu sáng tốt để cải thiện triệu chứng.

Khi thủy tinh thể đục nhiều hơn, các biện pháp trên không có tác dụng, thì phẫu thuật là cách điều trị hiệu quả nhất. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ lấy thủy tinh thể bị đục và đặt thủy tinh thể nhân tạo để thay thế.

Thời điểm phẫu thuật khi nào là thích hợp?

Phẫu thuật được chỉ định khi ĐTTT gây giảm thị lực cản trở sinh hoạt hàng ngày như lái xe, đọc sách hoặc xem ti vi. Bệnh nhân và bác sĩ sẽ cùng quyết định thời điểm phẫu thuật với sự tư vấn của bác sĩ.

Nếu bệnh nhân bị ĐTTT cả hai mắt, bác sĩ cũng không phẫu thuật hai mắt cùng lúc mà mỗi mắt sẽ được phẫu thuật ở hai thời điểm khác nhau, cách nhau 2 – 4 tuần.

Phẫu thuật lấy thủy tinh thể có hiệu quả và an toàn không?

Hiện nay phẫu thuật lấy thủy tinh thể là một trong những phẫu thuật phổ biến nhất của chuyên khoa Mắt. Đây cũng là một trong những phẫu thuật an toàn nhất và cho kết quả rất tốt. Với kỹ thuật tiên tiến và trang thiết bị hiện đại, 90% trường hợp sau phẫu thuật lấy thủy tinh thể cho thị lực tốt, từ 5/10 đến 10/10 nếu trước phẫu thuật bệnh nhân không có các bệnh lý về mắt khác.

Các loại kính nội nhãn [thủy tinh thể nhân tạo]

Có nhiều loại kính nội nhãn [thủy tinh thể nhân tạo] đặt vào trong mắt sau phẫu thuật lấy thuỷ tinh thể như:

  • Kính nội nhãn đơn tiêu [giúp mắt nhìn rõ một cự ly nhất định].
  • Kính nội nhãn đa tiêu [giúp mắt nhìn rõ cả cự ly xa và gần].
  • Kính nội nhãn toric [giúp điều chỉnh loạn thị].

Bác sĩ sẽ tư vấn giúp bệnh nhân lựa chọn loại kính theo tình trạng mắt, nghề nghiệp và khả năng tài chính của bệnh nhân.

Làm sao để chăm sóc mắt sau phẫu thuật?

Sau phẫu thuật bệnh nhân thường có cảm giác ngứa và cộm xốn nhẹ hay chảy nước mắt hay nhạy đau một thời gian ngắn. Sau 1 – 2 ngày mắt sẽ hết đau. Đa số trường hợp mắt sẽ lành trong khoảng 6 tuần.

Bệnh nhân cần:

  • Dùng thuốc đúng theo toa của bác sĩ.
  • Tái khám đúng hẹn của bác sĩ.
  • Không nên khom cúi hoặc xách vật nặng để tránh tăng áp lực nội nhãn.
  • Tránh chà hay đụng vào mắt. Cũng tránh để bụi hay nước xà phòng, nước bẩn dính vào mắt.
  • Nên đeo kính bảo hộ để bảo vệ mắt khi ra ngoài.

Cách phòng ngừa ĐTTT như thế nào?

  • Người trên 50 tuổi nên kiểm tra mắt định kỳ 1 lần/năm để sớm phát hiện ra bệnh đục thủy tinh thể, và có hướng điều trị kịp thời.
  • Đeo kính khi ra nắng, hoặc đi trên đường để tránh tác hại của tia UV, dị vật côn trùng với mắt.
  • Hạn chế bia, rượu, thuốc lá.
  • Dinh dưỡng: ăn nhiều rau quả tươi, bổ sung các loại rau quả tố cho mắt như cà rốt, cà chua, ra cải xanh, cam, bưởi,…

ThS. BS Đoàn Kim Thành

– Phó chủ nhiệm Bộ môn Mắt 

BS Lê Ngọc Vân Anh

Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Theo Tạp chí Sức Khỏe – khoe24h.vn

Video liên quan

Chủ Đề