Các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm

SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG SINH VÀ KHÁNG VIÊM HIỆU QUẢ

Thuốc kháng sinh và kháng viêm là những thuốc chủ yếu trong điều trị các bệnh lý viêm nhiễm, nhất là nhiễm trùng đường hô hấp, tai mũi họng, đường tiết niệu... Tuy nhiên, để bệnh được điều trị thuyên giảm, tình trạng nhiễm trùng được giải quyết tốt, người bệnh cần có các kiến thức nhất định về việc sử dụng thuốc kháng sinh và kháng viêm hiệu quả, phù hợp.

1. Cách sử dụng thuốc kháng sinh

Kháng sinh là những loại thuốc được chỉ định nhằm tiêu diệt vi khuẩn trong các bệnh lý nhiễm trùng. Ổ nhiễm trùng khu trú có thể nằm ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Tuy nhiễm, nếu không được kiểm soát bằng cách dùng kháng sinh thích hợp và hiệu quả, vi khuẩn có thể gây bệnh lan tràn sang các cơ quan lân cận và thậm chí lan ra toàn thân. Ngược lại, việc sử dụng kháng sinh không đúng cách hay lạm dụng sẽ dẫn đến nguy cơ đề kháng kháng sinh.

Hầu hết các kháng sinh được sử dụng là có tác dụng toàn thân và được bào chế dưới dạng viên uống hay tiêm truyền. Nếu như dạng tiêm truyền chỉ được thực hiện trong các cơ sở y tế, áp dụng đối với bệnh nhân nặng, kháng sinh dạng viên uống thường được chỉ định dùng ngoại trú. Lúc này, người bệnh cần biết cách sử dụng thuốc kháng sinh an toàn, hiệu quả, nhất là các bậc cha mẹ chăm sóc con nhỏ.

Dưới đây là một số bước bạn có thể thực hiện để dùng kháng sinh một cách thích hợp tại nhà, vừa giúp điều trị tốt nhất khi bạn bị bệnh, vừa bảo vệ bản thân khỏi những tác hại do sử dụng kháng sinh không cần thiết cũng như chống lại kháng kháng sinh:

Sử dụng thuốc kháng sinh cần theo chỉ định của bác sĩ

  • Chỉ dùng kháng sinh nếu bạn thực sự cần chúng: Kháng sinh chỉ có vai trò trong điều trị một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, chẳng hạn như viêm họngtiêu chảynhiễm trùng đường tiết niệu... Trái lại, kháng sinh không có tác động trên virus như khi người bệnh bị cúm, cảm lạnh hay sổ mũi. Chính vì vậy, nếu uống kháng sinh khi không cần thiết thì bạn có nguy cơ mắc phải các tác dụng phụ của thuốc và có thể dễ đề kháng thuốc khi cần dùng kháng sinh thực sự. Lúc này, việc thăm khám là vô cùng quan trọng, bác sĩ sẽ quyết định cách điều trị phù hợp. Đồng thời, không bao giờ gây áp lực cho bác sĩ để kê đơn thuốc kháng sinh.
  • Dùng kháng sinh đúng theo liều lượng đã được chỉ định: Mỗi loại kháng sinh có cơ chế tác động, thời gian hiệu lực khác nhau. Từ đó, chúng có cách sử dụng khác nhau với liều lượng, số lần dùng trong ngày và số ngày dùng được kê toa rõ ràng. Nếu bạn bỏ lỡ một liều thuốc, hãy uống ngay khi nhớ ra. Nếu gần đến thời điểm uống liều tiếp theo thì có thể uống sớm hơn nhưng không tăng gấp đôi liều. Việc tăng liều kháng sinh là hoàn toàn không làm tăng hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn mà có thể tăng độc tính cho gan, thận – các cơ quan đào thải thuốc về sau.
  • Vứt bỏ thuốc khi không sử dụng và không chia sẻ kháng sinh của mình với người khác. Việc để dành thuốc cho các đợt bệnh sau này là hoàn toàn không được chấp thuận. Nguyên nhân là vì kháng sinh không phải là thuốc được tự ý sử dụng và bạn luôn cần đi thăm khám để bác sĩ chẩn đoán bệnh, liệu có chỉ định sử dụng kháng sinh. Đồng thời, nếu lưu trữ kháng sinh một cách tùy tiện và bừa bãi không chỉ sẽ làm tăng nguy cơ đề kháng kháng sinh trong cộng đồng mà còn có thể trở thành dị vật của trẻ nhỏ.
  • Theo dõi và đi khám ngay nếu có các tác dụng phụ hoặc phản ứng dị ứng trong khi dùng thuốc kháng sinh. Ở trẻ em, phản ứng khi dùng kháng sinh là nguyên nhân phổ biến nhất trong các lý do nhập viện liên quan đến việc dùng thuốc. Biểu hiện của các tác dụng phụ thường gặp là phát ban, buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy.

Người bệnh có thể gặp tác dụng phụ khi sử dụng thuốc

2. Cách sử dụng thuốc kháng viêm

Thuốc kháng viêm là những dược phẩm có tác dụng chống phản ứng viêm, hỗ trợ giảm đau và hạ sốt. Tình trạng viêm không phải luôn luôn xảy ra trong các bệnh lý nhiễm trùng. Tuy nhiên, bất kỳ bệnh cảnh nhiễm trùng nào, khi có sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh trong cơ thể, phản ứng viêm luôn luôn xảy ra. Các triệu chứng thường gặp là sưng, nóng, đỏ và đau cơ quan bị viêm nhiễm với các mức độ khác nhau. Trong một số trường hợp, phản ứng viêm quá nặng nề sẽ gây tổn hại chức năng cho các hệ cơ quan, đôi khi nguy kịch đến tính mạng.

Chính vì thế, cùng với kháng sinh, kháng viêm cũng thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý nhiễm trùng. Đồng thời, để việc điều trị được hiệu quả, người bệnh khi dùng thuốc kháng viêm cũng cần có những hiểu biết nhất định:

  • Chỉ dùng thuốc kháng viêm khi hiện tượng viêm xảy ra quá mức, gây khó chịu cho người bệnh. Thực sự, viêm là phản ứng có lợi của cơ thể nhằm khu trú và tiêu diệt vi khuẩn. Việc lạm dụng thuốc kháng viêm sẽ gây ức chế chức năng của hệ thống miễn dịch.
  • Giảm liều hay ngưng thuốc hoàn toàn khi tình trạng viêm đã cải thiện. Khi sử dụng lâu dài, thuốc kháng viêm có thể làm hỏng màng nhầy của đường tiêu hóa và gây chảy máu đường ruột.
  • Tuân thủ đúng về liều lượng và số lần dùng thuốc trong ngày. Nếu bạn quên một liều uống thuốc, hãy uống nhanh nhất khi vừa nhớ ra. Trong trường hợp gần đến thời điểm dùng liều tiếp theo, hãy bỏ qua lần này. Không uống tăng liều gấp đôi vì hiệu quả mang lại không nhiều hơn những tác dụng phụ lại tăng lên đáng kể.
  • Chỉ dùng một loại thuốc kháng viêm với liều tiêu chuẩn trong một đợt bệnh. Nếu sử dụng cùng lúc hai hay nhiều loại thuốc giảm đau chống viêm khác nhau sẽ không giúp giảm đau được cải thiện hơn mà có thể góp phần vào việc xảy ra các triệu chứng gây hại thêm cho cơ thể.
  • Khai báo với bác sĩ nếu bạn có các dấu hiệu như chống chỉ định khi sử dụng thuốc giảm đau chống viêm bao gồm dị ứng hoặc nhạy cảm với thuốc, chảy máu đường tiêu hóa trước đó, suy thận hoặc suy gansuy tim nặng...

Lạm dụng thuốc kháng sinh có thể gây ức chế hệ thống miễn dịch

3. Làm thế nào để giữ sức khỏe nhằm hạn chế dùng thuốc?

Để hạn chế việc sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc kháng viêm, bạn cần chủ động bảo vệ sức khỏe, tăng sức đề kháng để chống lại sự tấn công của các tác nhân vi sinh vật từ môi trường bên ngoài cơ thể.

Theo đó, có những bước bạn có thể thực hiện để phòng tránh làm cho bản thân và những người thân trong gia đình, người xung quanh bị mắc bệnh, bao gồm:

  • Thường xuyên rửa tay sạch với chất sát trùng hay xà phòng dưới vòi nước chảy.
  • Nên đeo khẩu trang đúng cách khi ra nơi công cộng.
  • Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khuỷu tay hay khăn giấy dùng một lần.
  • Cách ly tại nhà khi bị sốt, cảm cúm hay viêm đường hô hấp.
  • Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng bằng tay chưa rửa sạch.
  • Tránh tụ tập nơi đông người.
  • Tránh tiếp xúc gần với những người bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp.
  • Tiêm phòng vắc-xin cúm hàng năm cho trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai hay người mắc bệnh mạn tính.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, nhiều rau xanh và trái cây, uống đủ nước.
  • Có thời gian biểu cân đối giữa lao động, học tập và nghỉ ngơi. Hạn chế căng thẳng. Ngủ đủ giấc.

Ngủ đủ giấc giúp cơ thể khỏe mạnh hơn

Tóm lại, sử dụng thuốc kháng sinh và kháng viêm hiệu quả, phù hợp đơn giản là dùng đúng theo chỉ định của bác sĩ; không lạm dụng thuốc và cũng không tự ý bỏ thuốc. Chỉ khi làm được như vậy, phối hợp thêm các cách giúp tăng sức đề kháng của cơ thể, bạn có thể tự tin bảo vệ sức khỏe tốt cho chính mình và những người thân yêu.

                                             Nguồn tham khảo: mayoclinic.org, cdc.gov

Kháng sinh là gì? Thuốc kháng sinh hoạt động như thế nào và được dùng trong những trường hợp nào? Cần lưu ý những điều gì khi dùng kháng sinh trong điều trị bệnh? Hãy cùng theo dõi vấn đề được phân tích trong bài viết dưới đây của dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên nhé!

1. Thuốc kháng sinh là gì? Cơ chế kháng sinh của thuốc 

  • Thuốc kháng sinh là loại thuốc mạnh chống lại một số bệnh nhiễm trùng. Kháng sinh hoạt động bằng cách ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi hoặc tiêu diệt chúng.
  • Đầu tiên, trước khi vi khuẩn có thể sinh sôi và gây ra các triệu chứng thì hệ thống miễn dịch có nhiệm vụ tiêu diệt chúng. Cụ thể, các tế bào bạch cầu tấn công vi khuẩn có hại và ngay cả khi các triệu chứng xảy ra, hệ thống miễn dịch thường có thể đối phó và chống lại nhiễm trùng.
  • Tuy nhiên, đôi khi, số lượng vi khuẩn có hại quá nhiều và hệ thống miễn dịch không thể chống lại tất cả. Thuốc kháng sinh rất hữu ích trong trường hợp này.

Có nhiều loại thuốc kháng sinh khác nhau và chúng có thể hoạt động theo các cách sau

Diệt khuẩn:

  • Ví dụ penicillin hoạt động bằng cách tiêu diệt vi khuẩn.
  • Những loại kháng sinh này thường can thiệp vào sự hình thành của thành tế bào vi khuẩn hoặc nội dung tế bào của nó.

Kìm khuẩn:

  • Các kháng sinh này sẽ kìm hãm vi khuẩn ngăn vi khuẩn sinh sôi.

2. Công dụng của thuốc kháng sinh

Đa số các vi khuẩn sống tự nhiên trong cơ thể người đều không gây hại, Một số có thể có lợi do tham gia vào các quá trình chuyển hóa cũng như bảo vệ cơ thể khỏi các vi khuẩn gây bệnh.

Thuốc kháng sinh dùng để điều trị các bệnh lý gây ra bởi vi khuẩn:

  • Bệnh viêm xoang, viêm màng não.
  • Các ổ nhiểm khuẩn ở răng, da mô mềm, tình trạng nhiễm khuẩn đường niệu.
  • Hoặc nhiễm khuẩn hô hấp trên, nhiễm khuẩn hô hấp dưới…

Vi-rút thường gây ra các bệnh lý cảm, cảm cúm, ho, đau họng, viêm phế quản. Kháng sinh không phát huy được hiệu quả trong trường hợp này.

Xem thêm: Thuốc kháng sinh điều trị viêm phế quản: Những điều cần biết

3. Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh

3.1. Tác dụng phụ thông thường

Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh thường tác động lên hệ tiêu hóa:
  • Tình trạng nôn mửa;
  • Cảm giác buồn nôn;
  • Mắc bệnh tiêu chảy;
  • Bị đầy bụng và khó tiêu;
  • Đau bụng;
  • Rơi vào cảm giác ăn mất ngon.

Tuy nhiên, những tác dụng phụ này thường ở mức độ nhẹ và sẽ hết sau khi kết thúc quá trình điều trị.

Nhưng nếu gặp thêm bất kỳ tác dụng phụ nào trong quá trình điều trị. Hãy gọi cho bác sĩ để được tư vấn điều trị.

Đặc biệt khi điều trị với penicillin và cephalosporin, người bệnh hầu hết đều mắc phải tình trạng dị ứng. Trong hầu hết các trường hợp, phản ứng dị ứng ở mức độ nhẹ đến trung bình và có thể xuất hiện các biểu hiện

  • Tình trạng phát ban da nổi lên và ngứa [mày đay hoặc phát ban];
  • Ho;
  • Thở khò khè;
  • Cổ họng bị co thắt có thể gây khó thở.

Những phản ứng dị ứng nhẹ đến trung bình này thường có thể được điều trị thành công bằng cách dùng thuốc kháng histamin.

Trong một số trường hợp hiếm thuốc kháng sinh có thể gây ra dị ứng nghiêm trọng và có khả năng đe dọa tính mạng được gọi là sốc phản vệ. Các triệu chứng ban đầu của phản vệ thường giống như một phản ứng dị ứng nhẹ.

  • Cảm thấy lâng lâng hoặc ngất xỉu.
  • Khó thở, thở khò khè.
  • Tim đập nhanh.
  • Da trở nên sần sùi.
  • Cảm giác bối rối và lo lắng.
  • Ngất hoặc rơi vào trạng thái mất ý thức.

4. Các loại thuốc kháng sinh thường dùng

Dạng bào chế

  • Viên nang 250 mg và 500 mg.
  • Viên nén phóng thích kéo dài 775 mg hoặc dạng viên nén phóng thích tức thời hàm lượng 875 mg.
  • Hoặc dạng thuốc bột để tiêm hoặc dung dịch uống.
Kháng sinh Amoxicillin

Công dụng của thuốc

  • Amoxicillin thường được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm khuẩn như viêm họng, viêm nướu
  • Ngoài ra, thuốc kháng sinh này còn được dùng trong điều trị nhiễm trùng tai, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm xoang hoặc nhiễm khuẩn da,…
  • Tuy nhiên, kháng sinh này không mang lại nhiều tác dụng trong việc điều trị cảm cúm, cảm lạnh thông thường hoặc các bệnh do vi-rút.

Dạng bào chế

  • Dạng thuốc uống 250 mg/5 ml.
  • Viên nang 250 mg và 500 mg.
Kháng sinh Cephalexin

Công dụng của thuốc

  • Cephalexin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin.
  • Thuốc được sử dụng để điều trị một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn như viêm tai giữa, viêm xương khớp, bệnh da liễu. Hoặc tình trạng nhiễm trùng răng, nhiễm trùng đường tiết niệu,…
  • Tương tự như các loại kháng sinh phổ biến khác, Cephalexin không có hiệu quả đối với bệnh do vi-rút. Do đó, không có tác dụng trong điều trị cảm cúm, cảm lạnh cũng như tình trạng viêm phế quản cấp tính,…

Dạng bào chế: Erythromycin được bào chế với nhiều dạng và các biệt dược khác nhau

  • Thuốc bôi ngoài da.
  • Bào chế dưới dạng viên nén, viên nén bao phim.
  • Viên nang.
  • Hoặc có thể dưới dạng thuốc cốm,…

Công dụng của thuốc

  • Erythromycin là thuốc kháng sinh được bác sĩ chỉ định để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra.
  • Thuốc hoạt động bằng cách ức chế và ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn gram [-], gram [+].

Dạng bào chế: 

  • Viên nang hàm lượng 250 mg và 500 mg chứa Azithromycin dihydrat.
  • Bột pha hỗn dịch uống Azithromycin dihydrat ~ 200 mg/5 ml.
  • Tiêm tĩnh mạch Azithromycin 500 mg.
  • Hoặc dưới dạng dung dịch nhỏ mắt Azithromycin 1%.
Thuốc kháng sinh Azithromycin

Công dụng của thuốc

  • Azithromycin thường được chỉ định trong các trường hợp như nhiễm khuẩn đường hô hấp.
  • Ngoài ra, thuốc kháng sinh Azithromycin cũng được chỉ điịnh trong điều trị nhiễm khuẩn đường sinh dục hoặc nhiễm khuẩn da và mô mềm.

5. Cách sử dụng thuốc kháng sinh

  • Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi thật sự bị nhiễm khuẩn.
  • Ngoài ra, phải chọn đúng loại kháng sinh. Điều này là do nếu không đúng loại bệnh, thuốc sẽ không có hiệu quả như mong đợi.
  • Không những vậy, cần phải chọn thuốc phù hợp thể trạng người bệnh, đặc biệt đối với phụ nữ có thai. Hoặc các đối tượng là người cao tuổi, người bị suy giảm chức năng gan thận.
  • Cần điều trị với kháng sinh đúng liều lượng và cách dùng.
  • Thời gian điều trị: đúng, đủ, ít nhất là 5 ngày.
  • Chỉ nên phối hợp các loại kháng sinh để điều trị khi thật sự cần thiết.
  • Bân cạnh đó, nếu trong các trường hợp phòng ngừa bằng thuốc kháng sinh thì phải sử dụng thật hợp lý.

6. Lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh

  • Không được tự ý sử dụng thuốc kháng sinh mà chỉ dùng khi có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Để đạt được hiệu quả điều trị tối ưu nhất cần tuân thủ đúng hướng dẫn về liều lượng và cách dùng mà bác sĩ chỉ định.
  • Không nên dùng chung thuốc vì mỗi người sẽ có tình trạng bệnh và cơ địa khác nhau. Việc dùng tương tự đơn thuốc không chỉ không mang lại hiệu quả mà còn gây tác động xấu đến sức khỏe.
  • Trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh, nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường hãy đến trạm y tế gần nhất để được xử trí.
  • Nguyên tắc: dùng đúng, dùng đủ và phải tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ.

Bên trên là thông tin kê đơn của một số kháng sinh trong điều trị. Người bệnh cần hiểu đúng vai trò của kháng sinh đồng thời cần phải sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ để đạt được hiệu quả tối ưu. Hãy gọi bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào bất thường.

Video liên quan

Chủ Đề