Các nhân tố để cải cách Minh Trị thành công

Cập nhật lúc: 14:30 16-10-2017 Mục tin: Lịch Sử Lớp 11

>> Học trực tuyến Lớp 11 trên Tuyensinh247.com. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Những hiệp ước bất bình mà Mạc phủ kí kết với nước ngoài làm cho tầng lớp xã hội phản ứng mạnh mẽ.

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 - Xem ngay

Đâu là nguyên nhân quan trọng đưa tới thành công của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX?

A. Phe cải cách nắm được thực quyền

B. Tầng lớp Samurai là động lực chính của cách mạng

C. Cải cách về giáo dục được chú trọng

D. Nhận được sự ủng hộ của các nước đế quốc bên ngoài

Hướng dẫn

Đáp án A: Cuộc Duy tân do Thiên hoàng Minh Trị tiến hành, ông nắm trong tay quyền lực tuyết đối và có tư tưởng duy tân tiến bộ. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất. Đáp án B: Tầng lớp Samurai là động lực chính của cách mạng, đưa cuộc cách mạng tới thành công. Nhưng vai trò của phe cải cách là yếu tố quyết định hơn cả. Đáp án C: Nội dung cải cách giáo dục được chú trọng, đây là điểm tiến bộ của cuộc Duy tân. Đáp án D: Cuộc Duy tân không hề nhận được sự ủng hộ của các nước đế quốc bên ngoài mà còn phải tiến hành trong bối cảnh bị các nước đế quốc xâu xé.

Đáp án cần chọn là: A

Tượng Minh Trị Thiên hoàng tại công viên Gifu, Nhật Bản.

Không ai có thể phủ nhận sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản về mọi lĩnh vực chỉ với thời gian khoảng 30 năm, bắt đầu từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Sự thay đổi này đã biến một nước Nhật nghèo đói, loạn lạc kéo dài hàng thế kỷ thành một Nhật Bản phú cường làm rúng động thế giới.

Sự phát triển kỳ diệu đó được đem đến từ những chính sách canh tân tuyệt vời của Minh Trị Thiên hoàng [1852-1912], vị vua thứ 122 của Nhật Bản. Nhìn vào lịch sử châu Á thời đại đó, nhiều nước khác cũng có những vị vua yêu nước, những chính sách điều hành quốc gia khôn ngoan, nhưng tại sao họ không đạt được những thành quả thần kỳ như Nhật Bản? Thái Lan chẳng hạn, là quốc gia duy nhất ở châu Á không bị ngoại bang xâm lược từ khi lập quốc, song Thái Lan cũng không có được sự phát triển thần kỳ như Nhật Bản? Sau đây là những yếu tố quan trọng đem đến sự thành công từ chương trình canh tân của Minh Trị Thiên hoàng:

Phẩm chất ưu tú

Sách báo cũng như tài liệu của Nhật Bản viết rất nhiều về Minh Trị Thiên hoàng, coi ông là vị vua tài ba, lỗi lạc, thậm chí còn coi như thần thánh. Minh Trị Thiên hoàng tên thật là Mutsuhito, là Hoàng đế thứ 122 của Nhật Bản theo cách tính truyền thống, trong đó tính cả các hoàng đế trong truyền thuyết. Là con của Thiên hoàng Komei, ông trở thành Thái tử năm 1860 và lên ngôi trị vì đất nước từ năm 1867-1912.

Mặc dù nhút nhát khi còn nhỏ, nhưng khi lên ngôi năm 14 tuổi, với sự trợ giúp và dạy bảo của triều thần, ông đã thay đổi hoàn toàn. Năm 1878, khi 25 tuổi, ông thực sự chấp chính và rất tự tin vào kiến thức cũng như tài năng lãnh đạo của mình. Sử sách còn ghi lại, Minh Trị Thiên hoàng là vị vua bao dung. Năm 1903, tướng quân Tokugawa Keichi của Mạc Phủ, dòng họ đã tiếm quyền nhiều đời của tổ tiên ông, xin đầu hàng và sẵn sàng phục vụ đất nước khi ông giành lại được quyền lực, ông đã tha thứ và phong cho tước công. Ông cũng sẵn sàng phục chức hay trả ơn cho những công thần đã vì xã tắc và hoàng gia mà bị oan khiên, hãm hại. Minh Trị Thiên hoàng cũng được coi là một vị vua biết dùng người. Ông nhìn rất rõ tài năng, đức độ của tất cả quan lại, nhân sĩ chung quanh ông và cất nhắc, sử dụng. Đặc biệt, trước thần dân, ông là một vị vua chăm chỉ và lý tưởng. Ông năng nổ, chịu học hỏi, biết lo lắng cho dân và phát triển đất nước với khẩu hiệu: "Phú quốc, Cường binh". Ông làm gương tiết kiệm và dâng hiến tài sản của Hoàng gia cho việc xây dựng cơ sở đóng tàu chiến, chế tạo vũ khí, khai thác hầm mỏ… Ông đã giảm hơn 2/3 số lượng cung nữ để làm gương và tránh tổn phí. Ông yêu cầu Hoàng hậu và tất cả cung nữ phải học để mở mang kiến thức...

Tinh thần Samurai trong xã hội Nhật Bản

Một điều rất rõ ràng là Minh Trị Thiên hoàng khi lên ngôi đã sở hữu một tinh thần rất mãnh liệt của giới quan lại, sĩ phu hết lòng yêu nước cùng đứng lên giúp đỡ ông. Giới sĩ phu đó là một dạng biến đổi từ thành phần quý tộc mà trước đó gọi là Samurai. Các tướng quân lãnh đạo Mạc phủ hay các phiên bang phần lớn xuất thân từ dòng dõi Samurai.

Samurai là những người văn võ song toàn, hoạt động theo một luật lệ riêng được triều đình ban hành gọi là Võ sĩ đạo. Họ được luyện kiếm cung từ bé, được học văn hoá nghệ thuật [trà đạo, thi ca và cả hội hoạ…]. Họ phải có đủ 3 yếu tố: trung thành, can đảm và danh dự, nhưng để giữ gìn 3 yếu tố này họ còn phải có thêm tín nghĩa và tự trọng. Tinh thần Samurai đó đã ăn sâu vào tâm thức của xã hội, con người Nhật Bản, hiện diện trong mọi lĩnh vực như một tài nguyên vô giá mà Minh Trị Thiên hoàng đã biết tận dụng, khai thác triệt để.

Nền giáo dục Nhật Bản

Bản thân Minh Trị Thiên hoàng cũng phải trải qua quá trình giáo dục rất khắt khe để đào tạo ra một vị vua có đầy đủ kiến thức về mọi lĩnh vực, kể cả những kiến thức liên quan đến sự phát triển của nền văn minh phương Tây. Minh Trị Thiên hoàng lại là người hiếu học, ham hiểu biết..., nên những cải cách của ông càng được dân chúng ủng hộ.

Hình ảnh Thiên hoàng được coi như vị thần được suy tôn ở khắp mọi nơi, từ trường học, cơ quan hành chính, quân đội... Tất cả ý chí, tinh thần, vật chất của quốc gia, của dân chúng đều dành cho sự phục vụ và hy sinh cho Thiên hoàng. Chính vì nền giáo dục tuyệt đối, suy tôn Thiên hoàng đã là một yếu tố rất mạnh mẽ, kết hợp được toàn dân, toàn quân thực hiện những chương trình cải cách của ông.

Thời điểm Minh Trị Thiên hoàng lên ngôi, hầu hết các quốc gia châu Á đều dưới chế độ quân chủ chuyên chế. Quyền hạn của các vị vua được coi là tuyệt đối, bất khả xâm phạm.

Nhưng trong khoảng 15 năm đầu lên ngôi, Minh Trị Thiên hoàng đã đem xã hội cũng như thần dân Nhật Bản vào những chương trình cải cách toàn diện. Dân trí Nhật Bản dần dần tăng lên. Nhiều người được du học nước ngoài từ các nền văn minh Tây phương. Chính vì vậy, Khi về nước họ phát động phong trào đòi hỏi triều đình phải có một bản hiến pháp để làm căn bản trong điều hành đất nước.

Vì vậy, năm 1882 Thiên hoàng đã thành lập một phái đoàn đến các nước phương Tây để tham khảo pháp luật, thể chế trong các bản hiến pháp của các nước này. Sau gần 7 năm, phái đoàn quyết định là bản hiến pháp đầu tiên của Nhật Bản phải được dựa trên bản hiến pháp của Đức. Thiên hoàng cùng triều đình đã lập ra một ban bí mật để soạn thảo hiến pháp. Cuối cùng, chính Thiên hoàng cùng ban thẩm định hiến pháp đã chính thức ban hành Hiến pháp mới năm 1889 làm nền tảng điều hành đất nước.

Bản Hiến pháp chính thức xác định vị trí, quyền hành siêu việt của vị Thiên hoàng trước quốc dân và triều đình. Nói một cách dễ hiểu, bản hiến pháp đầu tiên của Nhât Bản đã thay đổi chế độ quân chủ chuyên chế thành chế độ quân chủ lập hiến mà nhiều nước phương Tây đang thực hiện. Nhờ có bản hiến pháp văn minh và thức thời này mà Thiên hoàng đã có thêm quyền lực và tự tin trong các cuộc canh tân.

Một triều đình tài năng, ái quốc

Một vị vua tài giỏi có các chương trình hay, chính xác mà triều đình không qui tụ được những người tài năng, đức độ thì cũng chẳng mang đến những kết quả tốt như mong muốn.

Sinh ra, lớn lên trong tao loạn, Minh Trị Thiên hoàng cũng như các đại thần yêu nước cảm thấy nhục nhã với những hiệp ước bất bình đẳng mà Mạc Phủ đã ký với các nước phương Tây… Tất cả những cái đó đã hun đúc lòng ái quốc của các quan lại, sĩ phu và Samuarai đương thời.

Thực tế, tất cả những thăng hoa trong cuộc đời ông dĩ nhiên có yếu tố của cá nhân nhưng không thể phủ nhận một điều tất yếu là ông phải có một ban tham mưu tài năng, đức độ, trung thành quanh ông. Chẳng hạn như ông Motoda Eifu tinh thông Nho giáo là thầy dạy đầu tiên của Minh Trị Thiên hoàng. Vị này đã dạy ông tinh tuý của Nho giáo, thi ca và đạo đức của một minh quân, lấy sự vinh hiển của quốc gia và hạnh phúc của thần dân làm trách nhiệm. Ông Yoshi Tomo giúp đỡ Thiên hoàng xoá sổ các lãnh chúa và rời xa hậu cung để dành thời gian cho việc nước... Và còn biết bao nhiêu những người tài năng khác bao quanh ông với một tinh thần phục vụ đất nước và trung thành với Thiên hoàng.

Phẩm chất của người dân Nhật Bản

Có lẽ một yếu tố không kém phần quan trọng đã đóng góp vào thành quả vĩ đại của những chương trình canh tân của Minh Trị Thiên hoàng là phẩm chất của người dân Nhật Bản. Người ta có thể dễ dàng nhìn thấy những đức tính này thể hiện rất rõ ràng ở hầu hết công dân Nhật ở trong nước cũng như trên thế giới. Đó là tính đoàn kết, có thứ tự trên dưới, trọng luật pháp, tự trọng, trách nhiệm với công việc, chăm chỉ và tài sáng tạo.

Chỉ trong khoảng 20 năm Thiên hoàng gửi người đi học kỹ thuật phương Tây mà Nhật đã có một nền công nghệ vượt trội. Có đội chiến thuyền, khí tài tân tiến, hùng mạnh...

Những yếu tố kể trên không thể diễn tả đầy đủ tất cả nguyên nhân đã đem đến thành công vĩ đại của những chính sách canh tân Nhật Bản của Minh Trị Thiên hoàng. Nhưng một điều chắc chắn mà không ai có thể phủ nhận đó là, chính sách canh tân này đã biến đổi nước Nhật nghèo đói, loạn ly triền miên thành một trong những quốc gia hùng cường nhất thế giới.

Vũ Ngọc Ruẩn

Video liên quan

Chủ Đề