Các phương pháp khuyến mại, xúc tiến sản phẩm

Xúc tiến bán hàng là một trong 4 yếu tố quan trọng của marketing mix, nó còn được ví là “chìa khóa” giúp doanh nghiệp định vị thương hiệu thành công. Vậy chiến lược xúc tiến là gì, có những thành phần nào và làm sao để xây dựng? Dưới đây là thông tin chi tiết từ chuyên gia của Weuphealth.

Chiến lược xúc tiến là gì?

Xúc tiến bán hàng được đánh giá cao về vai trò nhưng nhiều người vẫn chưa biết chiến lược xúc tiến là gì. Chiến lược xúc tiến hay Promotion là một hoạt động liên quan trực tiếp đến việc lan truyền, quảng cáo thông tin  về sản phẩm, dịch vụ để nâng cao hình ảnh thương hiệu, tăng sự tin cậy, thuyết phục đến khách hàng. Có thể nói, xúc tiến chính là là tiền đề để chiến lược định vị thương hiệu thành công hơn.

Chiến lược xúc tiến mang hình ảnh thương hiệu, sản phẩm đến gần khách hàng hơn

Có thể nói, trong một chiến lược xúc tiến sẽ có rất nhiều hoạt động khác nhau  như giới thiệu sản phẩm, tổ chức giải pháp để kích cầu mua sắm, truyền thông sản phẩm,…. Mục tiêu lớn nhất của hoạt động này là thúc đẩy bán hàng, đạt được doanh thu, mục tiêu truyền thông và nâng cao giá trị sản phẩm, thương hiệu trên thị trường. 

Chiến lược xúc tiến sẽ được đặt trong chiến lược marketing mix và là một  phần quan trọng của chiến lược marketing này trong doanh nghiệp. Ngoài ra, xúc tiến sẽ thúc đẩy, tìm kiếm khách hàng, cơ hội bán hàng một cách tối ưu nhất. Trong khi phần lớn các hoạt động xúc tiến truyền thống đòi hỏi sự giao tiếp, tương tác thì ở thời đại 4.0 hiện nay, các cách xúc tiến đã được thay đổi khá nhiều.

Vai trò của chiến lược xúc tiến là gì?

Đã hiểu được chiến lược xúc tiến là gì, vậy bạn có biết vì sao doanh nghiệp cần sử dụng chiến lược này chưa?

Trong thời buổi thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, chỉ có một sản phẩm tốt thôi là chưa đủ, doanh nghiệp cần phải dành nhiều nỗ lực cho các hoạt động xúc tiến. Doanh nghiệp cần truyền bá, truyền tải thành công giá trị của sản phẩm đến khách hàng. Khi việc thu hút, tiếp cận và tương tác tốt hơn thì sẽ thuyết phục được khách hàng lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của mình.

Theo xu hướng chung của thị trường, các hoạt động xúc tiến bán hàng trên nền tảng công nghệ số đã và đang mang đến một diện mạo mới so với trước đây. Điều này tạo nên sự thành công không chỉ trong hoạt động marketing mà còn ở toàn bộ hoạt động kinh doanh, bán hàng. Cụ thể, chiến lược xúc tiến mang đến những lợi ích cho doanh nghiệp như sau:

  • Xây dựng được nhận thức đối với khách hàng mục tiêu và dịch vụ, sản phẩm cũng như thương hiệu.
  • Khiến khách hàng quan tâm, chú ý đến sản phẩm, dịch vụ, nâng cao khả năng tiếp cận thành công.
  • Thúc đẩy mạnh mẽ vào hành vi, quyết định mua sắm của khách hàng với hoạt động có tính kích thích lớn.

Xem thêm

  • Chiến Lược Thâm Nhập Thị Trường – Vai Trò Và Các Bước Thực Hiện
Chiến lược xúc tiến mang đến nhiều lợi ích đối với doanh nghiệp

5 công cụ của chiến lược xúc tiến trong marketing

Hiện nay, có 5 công cụ trong xúc tiến, vậy 5 công cụ chiến lược xúc tiến là gì? Quảng cáo, khuyến mại, giao tiếp, bán hàng cá nhân và marketing trực tiếp chính là những công cụ nổi bật của Promotion.

Quảng cáo

Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ AMA, quảng cáo là hoạt động truyền thông gián tiếp dịch vụ, sản phẩm hay tư tưởng mà người ta cần bỏ ra một khoản phí để nhận biết các quảng cáo đó. Cùng với đó, quảng cáo đề cập đến hành vi dùng phương tiện truyền thông có phí để thực hiện việc thông tin về sản phẩm, dịch vụ cho người tiêu dùng cho một số giai đoạn nhất định. Để dễ hiểu hơn, quảng cáo chính là việc doanh nghiệp trả tiền cho một phương tiện truyền tin để truyền đi thông điệp bán hàng của mình.

Quảng cáo khá rộng và được thể hiện qua những phương tiện sau đây:

  • Quảng cáo qua báo chí: Báo chí là phương tiện quảng cáo phổ biến, thông dụng. Vì phạm vi truyền tải khá rộng nên báo chí được rất nhiều doanh nghiệp yêu thích. Bằng một khoản phí tương đối, bạn có thể tiếp cận được nhiều khách hàng, gửi được thông điệp đến độc giả qua báo chí.
  • Quảng cáo trên radio: Radio là phương tiện quảng cáo với chi phí thấp, hoạt động rộng. Ở thời hiện đại, hình thức này có vẻ không còn được chú trọng do thiếu mặt hình ảnh nhưng với một số sản phẩm, đây vẫn là hình thức quảng cáo hiệu quả.
  • Quảng cáo ngoài trời: Nhờ hình ảnh thiết kế thu hút, bắt mắt, kích cỡ lớn, hình thức quảng cáo bằng banner, pano, bảng hiệu,… vẫn được sử dụng dù hiệu quả chưa thực sự cao.
  • Quảng cáo truyền hình: Truyền hình mang đến độ phủ cao, tăng sự uy tín và kết hợp cả hình ảnh, âm thành. Các thông điệp quảng cáo được lặp đi lặp lại nhiều lần nên thu hút được nhiều khách hàng.
  • Quảng cáo trên mạng xã hội: Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, quảng cáo trên Zalo, Facebook, Instagram,… đang rất phổ biến. Phương pháp này có hiệu quả cao và chi phí cũng không quá đắt.

Khuyến mại

Công cụ xúc tiến bán hàng thứ 2 là khuyến mại. Đây là hoạt động giúp thúc đẩy, khích lệ ngắn hạn trung gian hay khách hàng cá nhân mua hàng ngay, mua thường xuyên hơn hay mua với số lượng nhiều hơn.

Đừng bỏ lỡ

  • Chiến Lược Sản Phẩm Là Gì? 5 Phương Pháp Phổ Biến Hiện Nay
Khuyến mại thúc đẩy khách hàng mua hàng nhiều hơn

Tính khả thi của hoạt động khuyến mại được tác động bởi nhiều yếu tố, đặc biệt là với lĩnh vực hàng hóa, sản phẩm tiêu dùng. Có một số hình thức khuyến mại doanh nghiệp có thể áp dụng như:

  • Khuyến mãi khách hàng: Sử dụng voucher giảm giá, tặng hàng đi kèm, tặng sản phẩm dùng thử.
  • Khuyến mại cho trung gian: Các hình thức như hỗ trợ mua hàng, tặng quà theo số lượng sản  phẩm nhập vào, tổ chức hội nghị khách hàng thường niên, khen thưởng và tặng hiện vật,… sẽ giúp tăng năng suất lao động, động lực làm việc của đơn vị trung gian bán hàng.
  • Các hình thức khác: Quảng cáo hợp tác, tổ chức triển lãm sản phẩm, tổ chức ra mắt sản phẩm mới.

Giao tiếp

Chiến lược xúc tiến không thể bỏ qua giao tiếp. Các doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc xây dựng các mối quan hệ với khách hàng mà cần truyền tải hình ảnh thương hiệu tốt đẹp đến công chúng. Hoạt động kinh doanh có tốt không, có thuận lợi không sẽ phụ thuộc nhiều vào phản ứng của công chúng nên doanh nghiệp cần ưu tiên.

Có đa dạng hình thức giao tiếp, bao gồm:

  • Thông cáo báo chí: Thông qua báo chí doanh nghiệp đưa tin về hoạt động, thông tin của doanh nghiệp.
  • Họp báo: Tập hợp các đơn vị báo chí để tuyên bố, giải thích hoặc điều chỉnh thông tin, những vấn đề khách hàng quan tâm.
  • Tài trợ: Thông qua hoạt động thiện nguyện, nhân đạo, hoạt động thể thao, y tế, văn hóa để nâng cao hình ảnh thương hiệu.
  • Tổ chức event: Các sự kiện sẽ giúp doanh nghiệp đến gần hơn với công chúng nên bạn hãy tổ chức khai trương, kỷ niệm ngày thành lập,….

Bán hàng cá nhân

Chào hàng cá nhân trong chiến lược xúc tiến là gì? Đây là hình thức truyền thông mang tính trực tiếp giữa một bên là khách hàng và một bên là nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp. Bán hàng cá nhân chủ yếu hướng đến mục tiêu giới thiệu, thuyết phục khách hàng mua hàng, quan tâm hàng hóa.

Thông tin liên quan

  • Chiến Lược Định Vị Là Gì? Hướng Dẫn Xây Dựng Và Thực Hiện Chi Tiết
Bán hàng cá nhân chủ yếu hướng đến giới thiệu, thuyết phục khách hàng mua hàng

Để làm tốt việc này, nhân viên bán hàng của doanh nghiệp cần thực hiện theo quy trình sau đây:

  • Tìm kiếm thông tin, thu thập thông tin và đánh giá mức độ tiềm năng của khách hàng.
  • Chuẩn bị tiến hành tiếp cận khách hàng tiềm năng.
  • Tiếp cận khách hàng.
  • Thuyết minh, giới thiệu và trình bày về sản phẩm, dịch vụ.
  • Tiếp nhận, ứng xử về những từ chối, những phản ứng của khách hàng.

Marketing trực tiếp

Marketing trực tiếp là phương tiện truyền thông hướng đến việc tiếp cận người dùng qua nhiều hình thức như: Chào hàng, mua hàng, khảo sát mua hàng, đặt hàng,… gửi qua email, SMS hoặc số điện thoại,… đến các khách hàng đã xác định. Marketing trực tiếp chủ yếu là hướng đến mục đích nhận lại sự phản hồi của người dùng ngay lập tức.

Hành động phản hồi của khách hàng có thể gồm nhiều hình thức như: Lời đề nghị, mua hàng, thực hiện khảo sát,… Công cụ xúc tiến này có thể tạo dựng hình ảnh công ty, làm hài lòng khách hàng, kích thích mua hàng, thậm chí mua nhiều hàng.

Doanh nghiệp có thể thực hiện các hình thức tiếp thị trực tiếp như sau:

  • Quảng cáo trực tiếp: Quảng cáo hướng đến khách hàng đã xác định, tạo ra đáp ứng kịp thời.
  • Thư chào hàng: Có thể chào hàng khách hàng qua điện thoại, email, tin nhắn,…
  • Direct email: Là hình thức áp dụng cho nhiều sản phẩm, doanh nghiệp gửi ấn phẩm cho khách hàng qua bưu điện với video, catalog, DVD để giới thiệu sản phẩm, doanh nghiệp.
  • Marketing online: M-Commerce và E-Commerce.

Một số chiến lược xúc tiến bán hàng đỉnh cao

Khi đã hiểu chiến lược xúc tiến là gì, các công cụ của xúc tiến trong chiến lược marketing, bạn hãy cùng tham khảo một số chiến lược Promotion đỉnh cao trên thị trường hiện nay.

Tiếp thị nội dung

Tiếp thị nội dung là chiến lược quan trọng đưa thương hiệu đến gần với khách hàng. Đó là hình thức giới thiệu, thông báo đến khách hàng về sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp, lợi ích họ nhận được khi sử dụng. Nói cách khác, tiếp thị nội dung  chính là xây dựng mối quan hệ win – win với khách hàng. Đối tượng của bạn học cách giải quyết vấn đề, trong khi đó bạn có khách hàng tiềm năng và có thể tăng doanh số bán hàng.

Đọc ngay

  • Quy Trình Bán Hàng 7 Bước Giúp Tăng Doanh Số Chỉ Sau 1 Tháng
Tiếp thị bằng nội dung là giải pháp hàng đầu

Với tiếp thị nội dung, bạn có thể đăng tải lên mạng xã hội, website, blog, ebook, podcast,… Đừng nghĩ nội dung chỉ là câu từ, nó còn bao gồm âm thanh, hình ảnh, bài hát, video,… miễn là nó thể hiện thông điệp thương hiệu của bạn. Gần đây, podcast đang là xu hướng và rất phát triển tại Việt Nam, bạn có thể áp dụng nó cho doanh nghiệp của mình.

Truyền thông xã hội

Hiện nay có khoảng 3,6 tỷ người dùng mạng xã hội, con số này chắc chắn sẽ còn tiếp tục tăng lên. Vậy nên xúc tiến bán hàng qua mạng xã hội chắc chắn sẽ mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Hãy thử nghiệm với Facebook, Pinterest, Instagram, Linkedin, Youtube, Tiktok,… và lựa chọn 1 kênh phù hợp nhất.

Trước khi bắt đầu, doanh nghiệp cần xác định được mức ngân sách tiếp thị truyền thông xã hội và nên tập trung vào kênh nào. Tùy thuộc vào thói quen, hành vi người dùng mà mỗi kênh sẽ hợp với những sản phẩm khác nhau.

Email Marketing

Vì sao nên dùng email marketing để xúc tiến bán hàng? Dưới đây là một số thống kê chứng tỏ hiệu quả của hình thức này.

  • Có 3,9 tỷ người dùng email mỗi ngày và vẫn tiếp tục tăng lên.
  • Những doanh nghiệp dùng email marketing đạt mức doanh thu tăng 760%.
  • Trong 12 tháng, có 78% nhà tiếp thị nhận thấy mức độ tương tác qua email tăng cao.
  • 31% các marketer B2B công nhận bản tin email là cách tốt nhất để tìm kiếm khách hàng.
  • 90% nhà tiếp thị nội dung đo lường hiệu suất nội dung theo mức độ tương tác qua email.

Chiến dịch xúc tiến qua email tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ với độc giả bằng cách gửi tới khách hàng thông tin giá trí. Gửi tin, ra mắt tính năng, gửi lời mới tham gia sự kiện,… là những nội dung hữu ích qua email.

Tìm hiểu ngay

  • Hướng Dẫn Quản Lý Phòng Khám Chi Tiết, Đầy Đủ Nhất
Số lượng người dùng email ngày một tăng và doanh nghiệp có thể dùng kênh này

Tài trợ sự kiện để thu hút khách hàng

Tài trợ có thể giúp xây dựng nền tảng cho thương hiệu, tạo ra nhiều khách hàng trung thành. Sự chuyển đổi này sẽ không diễn ra ngay nhưng nếu kiên trì bạn sẽ thấy được giá trị của nó.

Các lợi ích của xúc tiến bán hàng qua tài trợ gồm:

  • Xây dựng danh tiếng.
  • Tăng khả năng hiển thị thương hiệu trên truyền thông.
  • Tạo được quan hệ với đối tác kinh doanh mới.
  • Xây dựng cộng đồng.
  • Rất hiệu quả và phù hợp trong quảng cáo doanh nghiệp địa phương.

KOL Marketing

Chiến lược xúc tiến bằng KOL đang là xu hướng hiện nay. Với KOL, thương hiệu sẽ có cộng đồng khách hàng tiềm năng từ chính người theo dõi của họ, số lượng có thể lên đến hàng chục nghìn, trăm nghìn.

Một số mẹo khi dùng KOL Marketing:

  • Chọn KOL kỹ lưỡng: KOL cần phù hợp với ngành của bạn, có kỹ năng chuyên biệt về vấn đề nào đó và phù hợp với thị trường ngách.
  • Làm việc với nhiều KOL: Chọn nhiều người ảnh hưởng sẽ giúp tăng hiện thị thương hiệu, tăng số người tiếp cận.
  • Đặt mục tiêu chiến dịch: Hãy xác định mục tiêu của chiến dịch: Bạn muốn thúc đẩy chuyển đổi, tăng phạm vi  tiếp cận thương hiệu hay tăng số lượng người theo dõi,… Thực hiện nghiên cứu trước khi hợp tác với KOL để biết được họ có phù hợp với doanh nghiệp hay không.
  • Để KOL sáng tạo: Hãy để KOL của bạn sáng tạo, tạo ra dấu ấn riêng bởi họ biết làm thế nào để có thể thu hút khách hàng, quảng bá thương hiệu mà không khiến người dùng bị “ngợp”.

Có thể bạn quan tâm

  • [Góc Chia Sẻ] Kinh Nghiệm Kinh Doanh Nha Khoa Hiệu Quả Nhất
Chiến lược xúc tiến bằng KOL đang là xu hướng hiện nay

Các bước xây dựng chiến lược xúc tiến là gì?

Doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược marketing theo các bước dưới đây:

  • Xác định người nhận tin: Khi xây dựng chiến lược xúc tiến bạn cần xác định ai là người tiếp nhận thông tin. Đó có thể là khách hàng tiềm năng, người quyết định mua hàng hoặc người tác động đến việc mua hàng,…
  • Phản ứng người nhận tin: Mục tiêu của doanh nghiệp là tạo hành động mua hàng của người nhận tin vậy nên cần xác định trạng thái của người nhận. Quy tắc AIDA, quy tắc 6 bước, quy tắc ATR là một số quy tắc giúp xác định được phản hồi của người dùng.
  • Lựa chọn kênh truyền thông: Có rất nhiều kênh truyền thông để xúc tiến bán hàng, bạn có thể chọn kênh gián tiếp hoặc kênh trực tiếp. Bên cạnh đó, kênh lời đồn cũng có tiềm năng với công chúng rất mạnh.
  • Lựa chọn thông điệp: Thông điệp cần giải quyết 3 vấn đề: Nội dung là gì, cấu trúc thông điệp và hình thức thông điệp. Hãy đảm bảo người dùng hiểu ngay những gì muốn truyền tải.
  • Thu thập thông tin phản hồi: Doanh nghiệp cần chủ động thu thập phản hồi của khách hàng khi triển khai chiến lược và có sự điều chỉnh sao cho phù hợp nhất với nhu cầu thị trường.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn đọc hiểu được chiến lược xúc tiến là gì và những bước xây dựng hiệu quả nhất. Để phát triển, bán được nhiều hàng và có chỗ đứng trên thị trường, việc xây dựng xúc tiến bán hàng là không thể thiếu, vậy nên doanh nghiệp cần hết sức chú trọng đến vấn đề này.

Video liên quan

Chủ Đề