Các trò chơi rèn luyện kỹ năng lắng nghe

Lắng nghe là một nghệ thuật đang dần bị mai một, không chỉ trẻ em mà cả người lớn chúng ta cũng chỉ đang lắng nghe khoảng 25-50% những gì người khác nói với mình. Tuy vậy, không ai có thể phủ nhận được rằng nếu biết lắng nghe, cuộc sống sẽ dễ dàng và bớt căng thẳng đi nhiều; với trẻ con, lắng nghe còn có vai trò rất lớn giúp việc học tập của bé thành công.

Và bạn có thể giúp con rèn luyện và phát triển kỹ năng lắng nghe bằng những cách đơn giản, tưởng chỉ là chơi mà hóa ra còn học được rất nhiều:

1. Các hoạt động và trò chơi cho trẻ nhỏ

- Mọi người đều biết đọc sách cho con nghe hàng ngày là một hoạt động rất quan trọng. Thỉnh thoảng bạn hãy thử biến tấu một chút, biến nó thành trò chơi đòi hỏi sự tập trung và phản ứng của bé xem sao. Bạn có thể dùng một quyển sách / truyện có một từ lặp lại nhiều lần và bảo con la lên / đứng dậy / vỗ tay… mỗi khi nghe thấy từ đã quy định trước đó. Chẳng hạn bạn có thể chọn sách về một chú vịt và chọn từ khóa là “vịt”.

- Một trò chơi khác cũng giúp tăng cường khả năng lắng nghe là trò “Cốc cốc, ai gọi đấy”. Với trò chơi này, bạn cho con ngồi xoay lưng lại (bé không nhìn thấy bạn), còn bạn thì ngồi cùng với những con thú bông yêu thích của bé. Dùng giọng dễ thương, cho từng con thú một gõ cửa “nhà” bé, rồi mô tả cho bé đoán đó là con thú nào.

- Trò chơi “Theo nhịp” là một trò khác cũng khá vui nhộn và sôi động. Hãy vỗ tay theo một nhịp điệu đơn giản và bảo con lặp lại giống như y vậy. Khi bé đã thành thục những mức độ cơ bản rồi, bạn hãy tiếp tục với những nhịp điệu dài hơn, rắc rối hơn, bạn thậm chí có thể vỗ vào đùi hay đầu để “thử thách” bé.

Trò chơi cho bé đoán biết con thú bông cưng của mình chỉ bằng cách nghe mô tả (Ảnh: Inmagine) 

2. Các trò chơi cho trẻ lớn hơn

- Trẻ lớn hơn có thể chơi trò “Sau đó…” – trò này yêu cầu có từ hai người chơi trở lên: đứa trẻ thứ nhất sẽ đọc ra một mệnh đề, kết thúc bằng từ “sau đó”, đứa trẻ thứ hai sẽ đọc tiếp mệnh đềkết thúc câu. Chẳng hạn đứa trẻ đầu tiên nói “Bạn Khánh Giang ném quả bóng, sau đó…” thì đứa trẻ thứ hai sẽ tiếp là “…quả bóng lăn xuống đồi.” Trò chơi này có thể có nhiều biến thể khác nhau, tùy vào sự sáng tạo và ý thích của bạn.

- Một trong những trò hơi khó một chút để cho một nhóm các bé cùng chơi là trò “Trả lời câu hỏi”. Một đứa trẻ sẽ được chọn làm người trả lời còn những bé khác sẽ thay phiên nhau đặt câu hỏi đồng thời chọn ra một từ không được sử dụng đến. Chẳng hạn, bé sẽ hỏi, “Cậu bao nhiêu tuổi? Cậu không được dùng từ ‘mười’;” và câu trả lời được chấp nhận có thể là “Sinh nhật năm sau tớ sẽ được 11 tuổi.”

- Một trò chơi vui nhộn khác với trẻ mọi lứa tuổi là trò “Ai đang nói đấy?” Chọn ra một chương trình truyền hình mà bé yêu thích, cho bé xem một chút rồi bảo bé nhắm mắt lại. Bạn ngẫu nhiên hỏi “Ai?” và bé sẽ cho bạn biết là nhân vật nào đang nói. Bạn có thể chọn những nhân vật trong chương trình “Chúc bé ngủ ngon” hay các nhân vật trong các phim hoạt hình mà bé thích như Pororo, Doraemon… cho trò chơi này.

Với những trò chơi nho nhỏ thế này, bé sẽ không nhận ra là mình đang học cách lắng nghe tuy thật ra đang tiếp nhận một trong những kỹ năng quan trọng nhất và có vai trò rất lớn trong việc học tập của bé. Những kỹ năng học được từ nhỏ sẽ theo con và giúp đỡ con trong suốt cuộc đời. Vậy nên hãy rủ con cùng chơi ngay thôi nào!

Theo WTT

Cửa hàng bán Bút mài thầy Ánh địa chỉ 3/A5 ngõ 215 Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy, Hà Nội, Sđt: 0983.184.169 – 0983.174.169 – 0888.184.169 . Nơi cung cấp bút mài thầy Ánh, mực Pelikan Đức và Pilot Nhật chính hãng, cam đoan và đảm bảo tới mỗi khách chất lượng sản phẩm tốt nhất.

Kỹ năng lắng nghe là một trong những kỹ năng rất quan trọng. Nếu ngay từ nhỏ bé đã được rèn luyện. Chắc chắn trong quá trình nuôi dạy trẻ bố mẹ sẽ gặp ít khó khăn. Bởi, trẻ biết ngoan ngoãn nghe lời và tôn trọng những người xung quanh mình.

Dưới đây là 4 trò chơi đơn giản nhưng cũng không kém phần thú vị. Bố mẹ có thể áp dụng để giáo dục kỹ năng này cho bé.

Các trò chơi rèn luyện kỹ năng lắng nghe

Đoán trước nội dung truyện

Tuổi thơ của các bé thường gắn liền với rất nhiều câu chuyện. Vì thế, bố mẹ hãy tận dụng những câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn… để dạy con kỹ năng lắng nghe. Mỗi ngày, bố mẹ nên dành thời gian khoảng 30 phút – 1 tiếng để ngồi đọc truyện cho bé. Thay vì đọc hết toàn bộ truyện, bố mẹ hãy để con hình dung, tưởng tượng. Hay suy đoán diễn biến tiếp theo của câu chuyện đó. Ví dụ như, nhân vật này có được ông tiên giúp đỡ không? Kết truyện là một kết cục có hậu hay đau buồn…?

Để có thể trả lời được những câu hỏi này. Bé phải có sự tập trung và lắng nghe từng lời nói khi mẹ kể. Hơn nữa, bé phải nghe mẹ kể nhiều truyện. Từ đó, mới có vốn hiểu biết, trí tưởng tượng phong phú để trả lời được.

Các trò chơi rèn luyện kỹ năng lắng nghe

Cùng tham gia kể một câu chuyện

Đây là trò chơi rất thú vị để cả gia đình có thể kết nối, gắn bó với nhau nhiều hơn. Bố mẹ hãy tìm một truyện cổ tích nào đó ngắn và bé đã từng được nghe mẹ kể. Sau đó, lần lượt các thành viên sẽ kể lại từng đoạn cho đến hết câu chuyện. Đến phiên bé, trẻ phải tập trung và suy nghĩ lại những gì mà mình đã được nghe trước đó. Quý phụ huynh hãy duy trì trò chơi này trong thời gian dài. Chắc chắn, những lần được bố mẹ kể chuyện trẻ sẽ lắng nghe rất chăm chú.

Rèn kỹ năng lắng nghe thông qua truyện đọc là một trải nghiệm đầy hấp dẫn. Do đó, bố mẹ nên dành thời gian để sưu tập nhiều mẫu truyện hay cùng vui chơi với trẻ nhé!

Tạo cơ hội cho trẻ điều phối trò chơi

Để trẻ luôn hòa đồng, cởi mở và sáng tạo. Đồng thời, phát triển các kỹ năng một cách tự nhiên. Bố mẹ hãy tạo cơ hội để trẻ được tham gia nhiều hoạt động công tác xã hội, trò chơi… Nếu không có thời gian, bố mẹ có thể tự tổ chức các hoạt động tại nhà.

Hãy để trẻ là người đứng ra điều phối, hướng dẫn trò chơi. Muốn làm được điều này, bắt buộc trẻ phải lắng nghe kỹ càng, nắm rõ nguyên tắc, cách thức chơi trò đó.

Rèn kỹ năng lắng nghe cho trẻ là điều không hề dễ, vì trẻ nhỏ thường rất cáu gắt, bướng bỉnh. Do đó, bố mẹ phải thực sự rất kiên nhẫn để giáo dục cho con. Giai đoạn trẻ từ 1 – 6 tuổi là thời điểm thích hợp nhất để hình thành cho bé những thói quen. Bố mẹ đừng bỏ lỡ khoảng thời gian lý tưởng này nhé!

Các trò chơi rèn luyện kỹ năng lắng nghe

Những trò chơi team building này sử dụng với mục đích tạo trải nghiệm giao tiếp trong đội nhóm. Các năng lực tham gia của bạn và đội nhóm là giác quan của mình. Có thể là nhắm mắt để lắng nghe hoặc đưa tay cảm nhận ngầm ý đồng đội. Vì là dòng trò chơi cảm giác nên sự tinh tế, nhạy bén của người dẫn dắt: giảng viên/ mc team building. 

>> Top 10 trò chơi team building không cần đạo cụ

>> 120 Trò chơi team building Running Man

 1. MÙ DẪN MÙ Thể loại:        Trò chơi cảm giác,vận động nhẹ. Rèn luyện:     Nhận định chính xác môi trường xung quanh bằng thính giác và xúc giác. Giáo dục:       Tương trợ, sẵn sàng giúp đỡ nhau và cùng nhau gánh vác trách nhiệm. Luật chơi:      2 người bị bịt mắt,từ điểm khởi hành cách điểm tới 3m, với thời gian 1 phút và khi tiếng còi khởi hành, 2 người mù dẫn nhau về điểm tới và chạm vào 1 bức tường hay 1 vật gì đó ở điểm tới.Cặp nào chạm được vật ở điểm tới trước thời gian qui định, được kể là thắng. Mục đích:      Gây bầu khí sôi động để dẫn vào chiều sâu lắng sau đó và có sự tranh đua trong khi chơi. Vật dụng:      02 cái khăn để bịt mắt. Lưu ý:           Nhớ dọn dẹp các vật dụng nguy hiểm xung quanh khu vực chơi, quản trò nhắc nhở các đội viên đứng ở nơi qui định.  

 2. TÀU ĐI TRONG SƯƠNG MÙ

Thể loại:        Trò chơi cảm giác, vận động mạnh ngoài trời, người tham dự  mỗi đội khoảng 08 người. Rèn luyện:     Nhận định chính xác môi trường, linh động và tương trợ nhau. Giáo dục:       Nhanh nhẹn, hiểu ý nhau và tương trợ với nhau một cách đắt lực. Luật chơi:   Mỗi hàng  01 đội là một chiếc tàu. Đội trưởng là tài công. Tất cả bịt mắt, trừ đội trưởng, người sau đặt tay trên vai người trước.           Từ mức khởi hành đến mức tới là 5m, trên khoảng đường này đặt một số chướng ngại vật (càng khó càng hay).           Tiếng còi khởi hành, các tàu di chuyển, tài công không được đụng vào tàu mình, chỉ được quyền ra lệnh: quẹo phải, trái, lùi lại, tiến lên vv... Tàu nào đụng vào chướng ngại vật là  thua còn Tàu nào đến đích trước là thắng. Mục đích:      Gây bầu khí sôi động, có sự tranh đua trong khi chơi, tạo sự đoàn kết với nhau trong hàng đội. Vật dụng:      Số khăn tương ứng với mỗi đội, các vật dụng làm chướng ngại vật.

Lưu ý:           Nhớ dọn dẹp các vật nguy hiểm xung quanh khu vực chơi, các chướng ngại vật không bén nhọn.

  3. TRUYỀN TIN - trò chơi team building kỹ năng giao tiếp thông dụng nhất

Thể loại:        Trò chơi cảm giác, vận động nhẹ trong phòng và ngoài trời, khoảng 08 người tham dự.  Rèn luyện:    Nhận định chính xác các cử điệu từ người khác. Giáo dục:       Tương trợ nhau,phải có sự nhanh nhẹn và hiểu ý nhau trong lời nói và hành động. Luật chơi:      Đứng thành từng đội và mỗi đội  cử 01 người đến MC teambuilding nhận bản tin, rồi trở về đứng cách những người của đội mình 1,5m  và truyền laiï bản tin đó bằng cử điệu  mà không được nói, cũng như không được nhép miệng. Đội nào nhận được bản tin và thực hiện theo bản tin trước là thắng. Mục đích:      Gây bầu khí sôi động để dẫn vào chiều sâu lắng sau đó. Vật dụng:      Các vật dụng của các bản tin. Lưu ý:           Không nên nói những lời khó hiểu và khó thực hiện.

Các trò chơi rèn luyện kỹ năng lắng nghe

>> Trò chơi team building cuộc đua kỳ thú

>> Thư viện trò chơi team building đầy đủ  

4. TÌM SỐ NHÀ

Thể loại:        Trò chơi cảm giác, vận động nhẹ trong phòng, khoảng 08 người tham dự. Rèn luyện:     Sự quan sát, ghi nhớ các sự vật. Giáo dục:       Dùng các giác quan để nhận ra các sự vật hiện tượng. Luật chơi:      Cho  những dự chơi đứng quan sát 3 phút. Sau đó đi ra xa 3m rồi bịt mắt lại. Có còi hiệu mỗi người đi lần về chỗ để các hình, tìm lấy 1 hình, sờ kỹ rồi nói hình đó mang số mấy.Ai nói sai bị phạt. Mục đích:      Gây bầu khí sôi động, linh hoạt trong khi chơi. Vật dụng:      Lấy giấy cát tông hay giấy croquis cắt làm 6 hoặc 10 hình khác nhau. Mỗi hình có ghi 1 số: từ 1-10. Lưu ý:           Có thể áp dụng vào việc dạy giáo lý bằng việc cắt những hình biểu tượng như: chim bồ câu, con chiên, đồng tiền...  rồi ghi những câu Kinh Thánh (ngắn gọn vào đó). Thí dụ: hình con chiên thì ghi câu: “Chiên Ta thì nghe tiếng Ta”. Đồng tiền: “Của Thiên Chúa trả cho Thiên Chúa, của César trả cho César”.

Các trò chơi rèn luyện kỹ năng lắng nghe

 
5. BAY TRONG SƯƠNG MÙ Thể loại:        trò chơi cảm giác, vận đông nhẹ trong phòng lớp, hay vòng tròn. Rèn luyện:     Nhận định chính xác môi trường chung quanh và sự nhanh nhẹn. Giáo dục:       Sự cố gắn nổ lực nhanh lẹ, chính xác. Luật chơi:      Vài người làm máy bay bị bịt mắt, dang tay làm cánh. Để vài đồ vật (tương ứng với số máy bay) trên bàn, hay trong 1 vòng tròn nhỏ, làm mục tiêu cho máy bay đáp.           - 5 người ngồi rải rác cố định là 5 ngọn núi cản trở đường bay.           - Các máy bay quan sát địa hình 2 phút với 5 ngọn núi (3 phút với 8 ngọn núi).           - Sau đó ra khỏi phòng, nghe hiệu còi, các máy bay cùng lúc bay vào: không đụng núi, không đụng nhau.           - Khi bay, miệng ngậm lại hum...um...”.           Máy bay nào đáp xuống mục tiêu an toàn (bắt lấy 1 đồ vật): Thắng. Mục đích:      Gây bầu khí sôi động và có sự tranh đua. Vật dụng:      Số khăn để bịt mắt, đồ vật  

 6. MƯỜI NGƯỜI NHƯ MỘT

Thể loại:        Trò chơi cảm giác, vân động nhẹ ngoài trời, mỗi đội khoảng 08 người. Rèn luyện:     Nhận thức chính xác môi trường xung quanh. Giáo dục:       Tương trợ và kế thừa lẫn  nhau, cùng nhau gánh vác trách nhiệm. Luật chơi:      Hàng đội có số người bằng nhau, đứng ngang nhau ở vạch xuất phát, đội trưởng đứng sau cùng. Tất cả bịt mắt, 2 tay để trên vai người trước, đội trưởng không bịt mà cách vạch xuất phát 10m, vẽ 1 đường làm mức đến. Đặt một số vật trở ngại.           Hiệu còi xuất phát, các đội bắt đầu đi tới, theo lệnh  đội trưởng. Đội trưởng ra lệnh bằng cách (không được nói) đánh vai phải người trước (quẹo phải), đánh vai trái (quẹo trái), đánh 2 vai (đi thẳng). Người này chuyền cho người kia, để người đi đầu bết phải quẹo hay đi thẳng. Cả đội không được đụng vào chướng ngại vật, các đội không được đụng nhau. Đội nào đến đích trước là thắng. Mục đích:      Gây bầu khí sôi động, đoàn kết với nhau . Vật dụng:      các khăn để bịt mắt, các chướng ngại vật.    

 7. TRONG BÓNG TỐI

Thể loại:        Trò chơi thính giác, vận động nhẹ, khoảng 20 người tham gia. Luật chơi:      Tất cả tản mát ngoài sân rộng, mỗi người một khăn quàng để bịt mắt.

          MC TEAMBUILDING vừa thổi còi vừa di chuyển từ từ về 1 điểm nào đó. Mỗi người phải đi theo tiếng còi. Ai đến trước: Thắng.

Mục đích:      Gây bầu khí sôi động, di chuyển đội hình.

Vật dụng:      khăn.

Các trò chơi rèn luyện kỹ năng lắng nghe

 
 8. NỐI LỬA Thể loại:        Trò chơi cảm giác, vận động nhẹ trong phòng. Rèn luyện:     nhân định chính xác môi trương xung quanh bằng thính giác và xúc giác. Luật chơi:      Đứng thành vòng tròn. Hai người bịt mắt đứng cách xa nhau. Mỗi người cầm 1 cây nến, nhưng 1 người cầm nến cháy 1 người cầm nến chưa cháy.           Khi nghe hiệu còi, 2 người tiến lại gần nhau để mồi nến cho nhau, làm sao cho lửa đừng tắt, mà lại mồi được lửa. Vòng tròn ủng hộ bằng cách vỗ tay dồn dập hoặc thưa thớt tuỳ lúc.           MC teambuilding có thể mời mỗi đội cử 2 người lên thi đua. Cứ 2 người cửa mỗi đội được mồi nến 3 lần. Sau đó, căn cứ vào số lần mồi được nến cháy mà tính thứ tự nhất, nhì, ba, tư. Mục đích:      Gây bầu khí sôi động. Vật dụng:      2 cái khăn, 2 cây nến.    

9. BỊT MẮT BẮT BỒ

Thể loại:        Trò chơi cảm giác, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài trời, khoảng 30 người tham gia. Rèn luyện:     Nhận định chính xác môi trường xung quanh các giác quan. Giáo dục:       Nhận ra đối phương bằng các giác quan. Luật chơi:      1 người bịt mắt đứng giữa. Vòng tròn vừa đi vừa hát. Hết bài, mọi người đứng lại im lặng. MC teambuilding dẫn người bịt mắt đến trước một người nào đó. Người bịt mắt được quyền  hỏi 3 câu, những không được hỏi tên.           Người được hỏi phải trả lời theo câu hỏi, nhưng có thể đổi giọng. Còn người bịt mắt đoán tên, nếu đúng thì người đó ra thay thế người bịt mắt, nếu sai, phải tiếp tục.           Có thể thay đổi nhiều cách, như cho người bịt mắt sờ 2 bàn tay, hoặc 2 bàn chân, rồi đoán tên. Mục đích:      Gây bầu khí sôi động để đẫn vào chiều sâu lắng sau đó. Vật dụng:      1 cái khăn.  

10. BÓI RA THÚ VẬT

Thể loại:        Trò chơi cảm giác, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài trời. Rèn luyện:     Nhận định chính xác các sự vật hiên tượng bằng các giác quan. Luật chơi:      Đứng thành vòng tròn. Một người làm thầy bói đi xa khỏi vòng một lát. MC team building cho mỗi người chọn 1 con vật khác nhau. Sau đó gọi thầy bói vào cho quan sát vị trí của các bạn 1 phút, rồi bịt mắt lại và ngồi ở giữa vòng tròn.           Thầy bói nói tên 1 con vật (thí dụ: gà) ai chọn con vật đó phải bắt chước kêu tiếng của con vật đó (thí dụ: cù tát). Thầy bói sẽ nói tên của người đó.           Nếu đúng thì người đó ra làm thầy bói. Trò chơi tiếp tục. Nếu sai, thầy bói nói tên một con vật khác, và bói xem ai. Mục đích:      Gây bầu khí sôi động để dẫn vào chiều sâu lắng sau đó.

Vật dụng:      1 cái khăn.

Nguồn: Outing ap

Tags:

  • trò chơi team building
  • top 10 Outing