Cách bù dao trong CNC

Khi viết chương trình CNC, các kích thước được dùng trong chương trình là kích thước trên bản vè hoàn tất. Ví dụ, kích thước 3.00 inch được lập trình là X3.0. Số này không phản ánh các dung sai kích thước. Các mục nhập chương trình X3.0, X3.00, X3.000, và X3.0000 đều có kết quả hoàn toàn như nhau, cần làm gì để duy trì các dung sai kích thước? Cần làm gì với dao cắt bị mòn nhưng vẫn còn tốt để gia công thêm vài chi tiết? Câu trả lời là điều chỉnh, tinh chỉnh, quỹ đạo dao cắt để phù hợp với các điều kiện cắt gọt. Bản thân chương trình không thay đổi, chỉ áp dụng Wear Offset [bù mòn dao] cho dụng cụ cắt đã chọn.

Giá trị bù mòn dao chỉ có một mục đích – bù giữa giá trị lập trình, ví dụ đường kính 3.0 inch, và kích thước thực được ‘đo khi kiểm tra, ví dụ 3.004. Hiệu số -.004 được nhập vào bộ đãng ký bù mòn dao. Đây là giá trị bù chuyên biệt cặp chữ số thứ hai của hàm dụng cụ cắt trong chương trình. Do chương trình sử dụng các giá trị đường kính theo trục X, giá trị bù cũng được nhập cho đường kính. Các chi tiết này rất hữu ích đôi với người vận hành CNC và nhà lập trình.

Điều Chỉnh wear offset

Để minh họa khái niệm điều chỉnh bù mòn dao trên máy tiện, T0404 trong chương trình sẽ được dùng làm ví dụ. Mục đích là đạt được đường kính ngoài 3.0 in và dung sai ±.0005. Giá trị ban đầu của độ bù mòn dao trong bộ đăng ký TXX04 sê là zero. Phần này của chương trình có dạng như sau:

N31 M01

N32 T0400 M42

N33 G96 S450 M03

N34 G00 G42 X3 . 0 zo . 1 T0404 M08

N35 G01 Z-1.5 F0.012

N36 . . .

Khi kiểm tra [đo] chi tiết gia công, kết quả sẽ là một trong ba khả năng:

□      Kích thước đúng

□      Kích thước dư

□      Kích thước thiếu

Nếu chi tiết được đo đúng kích thước, sẽ không cần sự can thiệp. Sự gá lắp dao và chương trình hoạt động chính xác. Nếu chi tiết quá kích thước, thường có thể cắt lại khi gia công đường kính ngoài. Đối với đường kính trong, sẽ áp dụng ngược lại. Sự cắt lại có thể gây hư hại độ bóng bề mặt. Nếu chi tiết bị thiếu kích thước, sẽ trở thành phế phẩm. Mục đích là tránh thiếu kích thước cho các chi tiết
kế tiếp. Bảng dưới đây liệt kê kết quả kiểm tra với mọi khả năng có thể xảy ra:

ĐoĐường kính ngoàiĐường kính trongĐÚNG kích thướcTốtTốtDƯ kích thướcCó thể cắt laiPhế phẩmTHIẾU kích thướcPhế phẩmCó thể cắt lại

 

Dù chi tiết bị thiết hay dư kích thước, vẫn có biện pháp để tránh điều này xảy ra. Đó là điều chỉnh giá trị bù mòn dao. Ví dụ này dùng cho đường kính ngoài.

Đường kính ngoài X3.0 trong ví dụ này, khi đó có thể có kết quả là 3.004, có nghĩa là quá kích thước [đường kính] 0.004 in. Người vận hành, có trách nhiệm điều chỉnh giá trị bù, sẽ thay đổi giá trị 0.0000 hiện hành trong thanh ghi X bù mòn dao là 0.0040. Lần cắt kế tiếp sẽ làm cho chi tiết có kết quả đo trong phạm vi dung sai cho phép.

Nếu chi tiết bị thiếu kích thước, ví dụ 2.9990 in, giá trị bù mòn dao phải điều chỉnh là +.0010 theo chiều dương trên trục X, chi tiết vừa đo bị loại bỏ.

Nguyên tắc điều chỉnh bù mòn dao là logic. Nếu đường kính đã gia công lớn hơn kích thước bản vẽ cho phép, sự bù mòn dao được chỉnh theo giá trị âm, hướng đến đường tâm trục chính, và ngược lại. Nguyên tắc này áp dụng cho đường kính trong và đường kính ngoài. Sự khác biệt thực tiễn duy nhất là đường kính ngoài bị dư và đường kính trong bị hụt có thể cắt lại. Chương 33 sẽ trình bày chi tiết về bù mồn dao.

Các xác lập R và T

Các mục cuối cùng là cột R và cột T [Geometry và Wear]. Các cột màn hình bù này chỉ hữu dụng trong khi gá lắp. Cột R là cột bán kính, cột T là cột định hướng mũi dao cắt [Hình 13.15].

 

Hình 13.15. Các chỉ số định hướng mủi dao tùy ý được dùng với sự bù bản kỉnh mũi dao [chế độ G41 hoặc G42]

Nguyên tắc chính sử dụng các cột R và T là chúng chỉ có hiệu lực trong chế độ bù bán kính mũi dao. Nếu không có G41 hoặc G42 trong chương trình, giá trị trong các cột này sê không xuất hiện. Nếu dùng lệnh G41/G42, các giá trị khác zero đốì với dao cắt đó phải được xác lập trong cả hai cột. Cột R yêu cầu bán kính mủi dao của dụng cụ cắt, cột T yêu cầu chỉ số định hướng mủi dao của dụng cụ cắt. Cả hai lệnh sẽ được trình bày chi tiết trong Chương 29. Các bán kính mũi dao phổ biến khi tiện và doa bao gồm:

1/64 inch = .0156 hoặc 0.4 mm 1/32 inch = .0313 hoặc 0.8 mm 3/64 inch = .0469 hoặc 1.2 mm

Các chỉ số mũi dao là tùy ý và biểu thị chỉ số định hướng dao cắt được dùng để tính toán giá trị bù bán kính mũi dao, bất kể xác lập dao trong trạm chứa dao cắt.

Với một trục đối được truyền động đổng bộ với trục làm việc, người ta có thể kẹp chi tiết ở gờ Tiện. Nhờ vậy lúc Tiện cắt đút không có rìa xờm [Ba Via]

Đoạn chi tiết kẹp, chích đứt ở trục đổi có thể gia công hoàn chỉnh bởi dụng cụ ở đài dao xoay revolve thứ hai [trục xoay]. //cadcamvietnam.com.vn/may-tien-la-gi-nhung-dac-trung-co-ban-cua-may-tien-cnc/ Với đài dao xoay revolve thứ nhất chi tiết tiếp theo có thể được gia công đổng thời ở trục làm việc chính.

Một hệ thống dừng trục chính, một thiết bị chuyển mạch công tắc và một trục Y bổ sung tạo điều kiện thực hiện các nguyên công phay và gia công lỗ ngang ngoài tâm với những dụng cụ được dẫn động

Các máy với một trục c có trục chính làm việc ở bước xoay 1/1000° cho phép mở rộng khả năng gia công, thí dụ như khắc chữ hay phay đường biên dạng trên tất cả ba chiều của trục chính.


Lập trình gia công Tiện CNC

Bù dao trong gia công

Ngay từ đầu, hệ tọa độ làm việc chỉ được thiết kế cho các trung tâm gia công CNC, sau đó mới được áp dụng cho các máy Tiện. Sự vận hành, cả logic và thực tế, trên máy Tiện là đồng nhất với trung tâm gia công. Sử dụng sự bù chi tiết trên máy Tiện CNC cho phép loại bỏ lệnh G50 hoặc G92, sự gá lắp gia công Tiện trở nên nhanh hơn và dễ dàng hơn.

Các kiểu bù

Khác biệt chính trong ứng dụng bù chi tiết trên máy Tiện là hầu như chỉ cần một sự bù chi tiết. Hai sự bù chi tiết là có thể, ba sự bù trở lên chỉ dùng cho các gá lắp phức tạp và đặc biệt. Từ G54 đến G59 đều khả dụng trên các máy Tiện hiện đại và thường bỏ qua sự lựa chọn bù chi tiết trong chương trình, trừ khi sử dụng từ hai lệnh bù chi tiết trở lên. Điều đó có nghĩa là về nguyên tắc nhà lập trình chỉ phụ thuộc vào xác lập mặc định G54.

Hai tính năng bù đặc biệt trên các hệ thống điều khiển hiện đại là bù Geometry [hình học] và bù Wear [mòn dao], trên cùng màn hình hiển thị hoặc trên các màn hình riêng rẽ, tùy theo kiểu loại của bộ điều khiển.

Bù hình học

Bù hình học [Geometry Offset] là tương đương với bù chi tiết [work offset] trên các bộ điều khiển phay. Lệnh bù này biểu thị khoảng cách từ điểm quy chiều dao cắt đến Zero chương trình, được đo từ Zero máy dọc theo trục đã chọn. Nói chung, máy tiện cnc là gì trên máy Tiện CNC với hộc chứa dao phía trên đường tâm trục chính, bù hình học cho cả trục X và trục Z sẽ là giá trị âm. Hình 17.9 minh họa các giá trị bù hình học cho mũi khoa, dao Tiện và dao doa [T01, T02, T03].

Bù mòn dao

Bù mòn dao cũng được dùng trên các bộ điều khiển phay, nhưng chỉ có bù chiều dài dao và bù bán kính dao, không có bù hệ tọa độ làm việc [bù chi tiết].

Trên các máy Tiện CNC, công dụng của bù mòn dao hoàn toàn như trên trung tâm gia công. Điều này bù nho sự mòn dụng cụ cắt và được, dùng để tinh chỉnh bù hình học. về nguyên tắc, sau khi xác lập bù hình học cho dụng cụ cắt, xác lập đó phải không thay đổi. Các điều chỉnh và tinh chỉnh kích thước thực của chi tiết chỉ được thực hiện với sự bù mòn dao

Chủ Đề