Cách ghép mai vàng nhiều cánh

Trong dân gian hiện nay có khá nhiều loại mai đẹp như Bạch Mai (hoa trắng), Hồng Mai (hoa vàng hồng), Thanh Mai (hoa màu phớt xanh), Huỳnh Mai (hoa màu vàng). Riêng Huỳnh Mai cũng có nhiều loại từ 9, 12, 24, 60,… đến 150 cánh…

1. Chuẩn bị cây làm gốc ghép

- Có thể dùng gốc mai vàng, mai tứ quý hay mai rừng làm gốc ghép. Khi những cây này có đường kính gốc lớn khoảng 3 – 4cm là có thể làm gốc ghép được. Sau khi đã có cây đủ tiêu chuẩn làm gốc, bạn dùng cưa cắt bỏ phần ngọn (cách mặt đất khoảng 30 – 40cm).

- Cắt xong rồi trồng vào trong chậu, chờ một thời gian gốc mai sẽ đâm tược, chọn để lại 4-5 tược đẹp phân bố đều xung quanh gốc, số còn lại tỉa bỏ. Khi nào tược lớn cỡ chiếc đũa ăn cơm là ghép được (để dễ phân biệt tạm gọi mỗi tược này là một gốc ghép).

2. Chuẩn bị giống để ghép

Trong dân gian hiện nay có khá nhiều loại mai đẹp như Bạch Mai (hoa trắng), Hồng Mai (hoa vàng hồng), Thanh Mai (hoa màu phớt xanh), Huỳnh Mai (hoa màu vàng). Riêng Huỳnh Mai cũng có nhiều loại từ 9, 12, 24, 60,… đến 150 cánh, bạn có thể chọn loại nào tùy theo ý thích của bạn.

3. Kỹ thuật ghép mai nhiều màu

a) Ghép Bo
- Trên gốc ghép (cách thân chính khoảng 2 – 3cm), dùng dao ghép (có mũi nhọn cứng, sắc) rạch 2 đường song song với thân cây, mỗi đường dài khoảng 0,6cm, cách nhau 0,4cm. Sau đó cắt 2 đường nằm ngang nối liền 2 đường dọc lại với nhau thành một hình chữ nhật (phần này gọi là “cửa sổ”).

- Cành để lấy giống có độ lớn tương đương gốc ghép. Trên cành giống chọn mắt mầm còn tốt, sau đó rạch 4 đường xung quanh mắt mầm tạo thành một hình chữ nhật nhỏ hơn “cửa sổ” một chút (phần này gọi là “bo”). Tách “bo” ra khỏi cành, sau đó tách lớp vỏ trên “cửa sổ” rồi đặt “bo” đúng vào vị trí trong”cửa sổ”, ép nhẹ tay cho Bo ôm sát lấy gốc ghép. Dùng dây Nilon quấn vừa đủ chặt chỗ ghép.

Cách ghép mai vàng nhiều cánh

- Hai tuần sau kiểm tra nếu thấy Bo còn sống thì cắt bỏ phần trên của gốc ghép, sau khi cắt một thời gian, mắt mầm sẽ phát triển thành chồi và thành cành mai ghép sau này. Cách ghép này tương đối dễ thực hiện được nhiều nghệ nhân áp dụng.

b) Ghép áp
- Về yêu cầu: Phải có một cây (cây làm gốc ghép hoặc cây cần lấy giống) phải được trồng trong chậu để có thể di chuyển được. Trên cây giống, chọn cành có độ lớn tương đương với gốc ghép. Dùng cọc tre gác hoặc kê treo chậu, có cây di chuyển được sát gần với cành trên

- Trên gốc ghép, cách thân chính khoảng 4 – 5cm, lấy dao sắc cắt vạt một miếng dài 2cm, sâu khoảng ¼ độ lớn của cành cho lộ tầng sinh gỗ. trên cành ghép cũng cắt một miếng tương tự, sau đó áp 2 mặt vừa cắt lại với nhau rồi dùng dây Nilon quấn, ép chặt lại. Một tháng sau kiểm tra thấy đã dính thì cắt bỏ phần ngọn của gốc ghép và cắt đứt khoảng 2/3 cành ghép( phía dưới chỗ ghép). Sau 2 tuần, cắt đứt rời hoàn toàn rồi đưa cây vào chỗ mát để dưỡng.

c) Ghép nêm
- Các công việc chuẩn bị ban đầu cũng như trong phần ghép áp. Cắt bỏ phần ngọn của gốc ghép (cách thân chính khoảng 5 – 6cm) rồi dùng dao sắt cắt vạt hai bên chỗ vừa cắt một vết xiên từ dưới lên cũng dài khoảng 1,5 – 2cm và sâu khoảng 1/3 độ lớn của cành sau đó luồn hình nêm đã cắt trên gốc ghép vào bên trong chỗ vừa cắt trên cành ghép. Rồi dùng dây Nilon quấn chặt lại.

- Một tháng sau kiểm tra thấy đã dính thì cắt đứt 1/3 cành ghép phía dưới chỗ ghép, 2 tuần sau cắt đứt hoàn toàn rồi mới đưa cây vào chỗ mát để dưỡng.

d) Ghép khúc cành
- Áp dụng cho gốc ghép đã lớn cỡ ngón tay trở lên. Trên gốc ghép cách thân chính 4 – 5cm, rạch một đường dài 1,5cm song song với thân, trên đầu cắt mọt đường ngang dài 0,8cm (tạo thành hình chữ T).

- Chọn cành ghép lớn cỡ ruột bút bi, cắt một đoạn dài cỡ 3 – 4cm, có chứa 2 – 3cm mắt mầm, cắt bỏ lá, dùng dao cắt vạt xéo một đoạn dài khoảng 1cm ở đầu dưới của đoạn cạnh này. Dùng mũi dao nhọn tách mở 2 bên vỏ của hình chữ T rồi đưa mặt vừa cắt vạt trên cành ghép, áp sát vào phần gỗ của gốc ghép 2 – 3 tuần, nếu cành ghép còn sống thì cắt bỏ phần trên của gốc ghép.

Cách ghép mai vàng nhiều cánh

Kỹ thuật ghép mai21 Tháng Bảy, 2018/0 Comments/Trong Kiến thức chung /bởi 0966711711

thao tác ghép mai phải nhanh và chính xác

Cách ghép mai vàng nhiều cánh

Kỹ thuật ghép mai

Trước tiên phải có cây mai  nguyên liệu là cây mai rừng, mai tứ quý, mai vàng năm cánh hoặc mai sẻ v.v.v

Gốc to có đường kính  từ cổ tay  có hoành khoảng từ 25 – 40 cm,

Chiều cao từ 80 – 1m  theo  nhu cầu thị trường.

Những gốc to, cao từ 1m -2m trở lên thường  để  chỗ có tiền sảnh to như nhà hàng, khách sạn.

Chuẩn bị gốc ghép  cây phải được chăm sóc chu đáo, lá và cành xum sê , bộ rễ đầy đủ để sau khi ghép cây đủ sức để đưa nhựa lên nuôi cây.

Thao tác ghép phải nhanh và chính xác nếu không thì bo ghép sẽ bị khô và  hư khi chưa đến ngày tháo ra.

Có hai cách ghép

Ghép mắt  cây mai sau này đẹp, cắt gọn gàng cây mai và làm thoáng chỗ ghép mai để thuận tiên cho việc thao tác nhanh, mắt ghép là loại mai giống sạch bệnh, không bị nấm hồng, và gỉ sắt .

Dùng dao rạch ô nhỏ bên cây ghép, và  cũng rạch bên cành mai giống ô nhỏ hơn một chút để khi đặt vào vừa khít và thật nhanh, dùng dây ni long thật  mịn, quấn xung quanh mắt ghép không cho nước và ánh sáng lọt vào dễ làm thúi và khô mắt ghép.

Sau khi ghép phải ghi rõ ngày ghép, để sau này tính ngày mở ra, sau 10 ngày đến 15 ngày tháo dây ra, mắt ghép vẫn còn tươi thì xem như việc ghép thành công, thời gian tháo dây  vào buổi chiều mát,  buổi trưa quá nóng nên che bớt cho cây mai để  bo mai phát triển tốt hơn.

Ghép nêm (ghép đọt ) được ghép phổ biến ở Bến Tre

Cây mai được cắt tỉa hầu như còn lại một ít lá mai thôi. Cành chuẩn bị ghép cũng không quá già, cắt gần sát thân cây và dùng dao bổ vào, cành ghép không non quá và cũng không già quá, là những cành bánh tẻ có da bóng láng cắt và gọt mỏng hai bên hong đọt mai và cắm vào cành mai gốc ghép. Thao tác cũng phải nhanh để chống khô đọt mai ghép dùng bao ni long trùm kín phần mới ghép xong. Khoảng từ 10 đến 20 ngày mới  tháo bao ni long khi đọt mai vừa chớm bung tược, nên mở vào lúc chiều mát , tốt nhất nên che bớt nắng buổi trưa trách non mai non quá nó héo  phần tược mới ghép.

Trước và sau khi ghép giữ độ ẩm vừa  phải., lúc này cây mai không còn lá nhiều hoặc không còn lá cho nên việc tưới không quá ướt.