Cách giúp trẻ sơ sinh không bị giật mình

Trong giai đoạn 6 tháng đầu, nhiều ông bố bà mẹ sẽ muốn phát điên vì trẻ thường xuyên quấy khóc, ngày ngủ đêm thức… Hãy "bỏ túi" 10 mẹo dưới đây để giúp bé yêu ngủ ngon giấc và bố mẹ cũng "nhàn" hơn.

Trong giai đoạn 6 tháng đầu, nhiều ông bố bà mẹ sẽ muốn phát điên vì trẻ thường xuyên quấy khóc, ngày ngủ đêm thức… Hãy bỏ túi 10 mẹo dưới đây để giúp bé yêu ngủ ngon giấc và bố mẹ cũng "nhàn" hơn.

Cách giúp trẻ sơ sinh không bị giật mình

Hãy để trẻ cảm thấy thoải mái và đang trong môi trường an toàn

1. Quấn tã. Từ sơ sinh đến khoảng 4 hoặc 5 tháng tuổi, trẻ sơ sinh rất hay bị giật mình nên dễ thức dậy khi bất ngờ có tiếng động xung quanh. Hãy quấn tã cho trẻ thật chặt, nhưng vẫn đảm bảo để trẻ cảm thấy thoải mái và đang trong một môi trường an toàn. Điều này giúp trẻ không bị giật mình tỉnh giấc, ngủ ngon hơn và lâu hơn.

2. Lập thời gian biểu cho trẻ. Dù khó nhưng không phải không làm được. Bạn hãy "uốn" trẻ theo lịch trình cố định mỗi ngày. Tham khảo lịch trình giấc ngủ cho trẻ trong 3-12 tuần đầu tiên: 7 giờ sáng- Thức dậy, ăn, chơi, ngủ; 8 giờ-9:30 - Thức dậy, ăn, chơi; 10:30- Ngủ ngắn; 12:00 - Thức dậy, ăn, chơi, ngủ; 2:30 chiều - Thức dậy, ăn, chơi; 3:30 chiều - Ngủ ngắn; 4:30 chiều - Thức dậy, ăn, chơi; 5:30 chiều- Ngủ ngắn; 6:00 tối - Thức dậy, ăn, chơi; 7:30 - cho trẻ ăn; 9:30 tối - đi ngủ; từ 9:30 tối đến 7 giờ sáng - ngủ và có thể thức dậy ăn đêm khi cần. Nói chung, nếu trẻ càng nạp nhiều calo vào ban ngày thì chúng sẽ cần ít hơn vào ban đêm.

3. Ngủ ít vào ban ngày. Ngủ quá nhiều vào ban ngày là lý do khiến trẻ thức vào ban đêm. Vì thế khi thấy trẻ ngủ quá 2 - 2,5 giờ, hãy đánh thức trẻ dậy, cho trẻ ăn, chơi một chút rồi lại ngủ tiếp. Nếu bạn muốn trẻ ngủ dài hơn, hãy tăng thời gian ngủ vào buổi trưa. Duy trì được cách này, đêm trẻ sẽ ngủ ngon hơn.

4. Bật nhạc nhẹ nhàng. Không gian ồn ào sẽ làm trẻ khó ngủ và ngủ không sâu giấc nhưng cũng đừng cố duy trì không gian tĩnh lặng tuyệt đối. Có thể bật nhạc nhẹ nhàng hoặc bật quạt phe phẩy gần trẻ, để trẻ cảm nhận được bố mẹ đang ở ngay gần bên mình.

5. Ăn sau khi thức dậy. Trẻ sơ sinh cần cho ăn và nghỉ ngơi thường xuyên để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh trong những tháng đầu. Vì thế cha mẹ nhớ cho trẻ ăn sau khi ngủ chứ không phải trước khi ngủ. Chu kỳ này giúp trẻ có nhiều năng lượng nhất ngay sau khi thức dậy, khiến bé có xu hướng ăn đầy đủ hơn, ngủ sâu hơn giữa các lần cho ăn.

Cách giúp trẻ sơ sinh không bị giật mình

Tạo cho trẻ thói quen ngủ trưa ngay từ khi mới vài tuần tuổi

6. Duy trì thói quen ngủ trưa. Các thói quen là một công cụ tuyệt vời để giúp trẻ sơ sinh ổn định trước khi ngủ vào ban đêm. Đến giờ ngủ trưa, bạn hãy đưa trẻ vào phòng, kéo rèm lại, đặt trẻ vào cũi, bật nhạc hoặc hát ru giúp trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ.

7. Thay tã theo lịch. Khi trẻ thức dậy hãy thay tã và quấn lại để chuẩn bị cho trẻ ngủ ngay sau khi ăn đêm. Bởi nếu thay tã sau khi ăn đêm, trẻ có thể quá tỉnh táo, khó ngủ hơn.

8. Ăn nhiều hơn vào ban ngày. Giống như việc không để trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày để hỗ trợ giấc ngủ ban đêm, hay duy trì quy tắc, thức ăn ban ngày nhiều hơn, thức ăn ban đêm ít hơn. Muốn vậy, phải khuyến khích nhiều giấc ngủ ngắn và cho ăn trong ngày sau chu kỳ ăn, thức, ngủ.

Cách giúp trẻ sơ sinh không bị giật mình

Ảnh minh họa

9. Không "cuống". Cha mẹ thường có xu hướng lao vào ngay khi nghe thấy trẻ khóc. Điều này sẽ vô tình khuyến khích trẻ bắt đầu thói quen ngủ không tốt vì thông thường trẻ có thể thức dậy lạch nhạch một chút và dễ dàng ngủ lại ngay khi không thấy ai "sờ" đến.

10. Cho trẻ ngủ riêng. Cách quan trọng nhất để khuyến khích trẻ sơ sinh ngủ một giấc dài là luyện cho trẻ ngủ một cách độc lập.

Nguồn: Báo Phụ nữ Việt Nam

Tình trạng trẻ sơ sinh giật mình vốn dĩ rất quen thuộc và gây nên những ảnh hưởng tới trẻ cũng như sự lo lắng của phụ huynh. Với đối tượng này, việc sử dụng thuốc hay kháng sinh cần hạn chế tới mức tối đa. Vậy, có mẹo dân gian chữa giật mình ở trẻ sơ sinh nào an toàn và có hiệu quả nhanh chóng không? Cùng Mabio tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

Nội dung chính trong bài

  • 1 Nguyên nhân nào gây nên tình trạng trẻ sơ sinh giật mình?
  • 2 13 Mẹo dân gian chữa giật mình ở trẻ sơ sinh
    • 2.1 Không vui đùa với trẻ trước khi đi ngủ
    • 2.2 Đừng để trẻ ăn quá no trước khi đi ngủ
    • 2.3 Nếu con khóc đêm hạn chế dỗ
    • 2.4 Tuân thủ nhịp thức – ngủ của trẻ
    • 2.5 Con sắp đi ngủ thì nên tắt đèn
    • 2.6 Tạo cho trẻ một không gian ngủ thoải mái
    • 2.7 Hãy đảm bảo trẻ khô ráo và sạch sẽ trước khi ngủ
    • 2.8 Quấn trẻ vào trong một chiếc chăn hoặc khăn mỏng
    • 2.9 Xông phòng ngủ bằng tinh dầu
    • 2.10 Để vỏ cam quýt trong phòng
    • 2.11 Bổ sung thêm vitamin D bằng cách tắm nắng
    • 2.12 Bật nhạc nhẹ nhàng khi bé ngủ
    • 2.13 Điều chỉnh các cữ bú hợp lý
  • 3 Lưu ý khi chữa giật mình ở trẻ sơ sinh bằng mẹo dân gian

Đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, giấc ngủ được đánh giá vô cùng quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự hình thành cũng như phát triển thể chất và trí não của trẻ. Nếu như trẻ có một giấc ngủ ngon và đủ giấc thì sẽ có sức đề kháng tốt, lớn đều, thông minh hơn. 

Tuy nhiên, trong thực tế có một số nguyên nhân khiến trẻ thường xuyên gặp phải tình trạng giật mình giữa đêm hay tình trạng vặn mình ở trẻ sơ sinh. Những nguyên nhân đó có thể là:

Cách giúp trẻ sơ sinh không bị giật mình
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng giật mình ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân sinh lý:

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh cũng giống như người lớn được chia làm  chu kì là REM và ngủ sâu NREM. Tỉ lệ 2 chu kỳ ngủ ngày là 50% – 50%. Khi trẻ có giấc ngủ không sâu thì dưới tác động của bên ngoài sẽ rất dễ bị giật mình tỉnh giấc. Hoặc nếu bạn để trẻ bú quá no hay bú chưa đủ cũng rất dễ bị tỉnh giấc khi ngủ.

Nguyên nhân bệnh lý:

– Một vài nguyên nhân bệnh lý cũng có thể khiến cho trẻ bị giật mình khi ngủ mà các mẹ tuyệt đối không được chủ quan là:

– Trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, đặc biệt là mũi họng, viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai… Khi ngủ trẻ thường phải thở bằng miệng hoặc ngủ ngáy do đó không thể nào ngủ sâu giấc mà thường bị giật mình.

– Trẻ bị còi xương, thiếu canxi: Đây được đánh giá là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng thiếu canxi ở trẻ em. Một số trẻ lại bị thiếu vi chất như: magie, sắt, kẽm… khiến trẻ bị một số hiện tượng như giật chân, khó ngủ, mệt mỏi… hay bị giật mình khi ngủ.

Nguyên nhân do sinh hoạt:

– Những thói quen sinh hoạt hàng ngày đối với giấc ngủ của trẻ như: Bế trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày khiến đêm khi ngủ trẻ bị giật mình do không có điểm tựa.

– Lịch trình ngủ không được xây dựng hợp lý: ngủ ngày nhiều, đêm ít; ngủ sát với giờ ngủ tối.

– Phòng ngủ nhiều ánh sáng hoặc để mắt trẻ tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng của các thiết bị điện tử…

13 Mẹo dân gian chữa giật mình ở trẻ sơ sinh

Các mẹ lưu ý, các mẹo dân gian chữa giật mình ở trẻ sơ sinh chỉ áp dụng cho những nguyên nhân sinh lý và thói quen sinh hoạt gây nên. Riêng với tình trạng trẻ bị giật mình do nguyên nhân bệnh lý cần thăm khám càng sớm càng tốt, tránh tình trạng tự điều chỉnh có thể gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe trẻ.

Không vui đùa với trẻ trước khi đi ngủ

Cách giúp trẻ sơ sinh không bị giật mình
Vui đùa quá mức có thể khiến trẻ bị giật mình khi ngủ

Không nên vui đùa với trẻ trước khi đi ngủ vì điều này sẽ khiến trẻ có xu hướng mải chơi mà quên mất ngủ. Đôi khi, việc vui đùa quá trớn sẽ khiến cho trẻ bị giật mình khi ngủ. Cha mẹ cũng lưu ý không nhìn vào mắt bé quá thường xuyên. Điều này sẽ khiến trẻ có xu hướng tỉnh táo và chẳng muốn đi ngủ vì đang bị cuốn vào các trò chơi.

Đừng để trẻ ăn quá no trước khi đi ngủ

Một mẹo dân gian chữa giật mình ở trẻ sơ sinh được khá nhiều mẹ áp dụng là không cho trẻ ăn quá no trước khi đi ngủ cũng như không ăn quá sát giờ ngủ. Một số loại thực phẩm khó tiêu như: phô mai, trứng… cũng nên hạn chế.

Việc ăn quá no sẽ khiến cho trẻ khó tiêu hóa cũng như có giấc ngủ không sâu. Khi có một vào tác động nhỏ từ bên ngoài cũng có thể khiến trẻ bị tỉnh giấc. Hơn nữa, những loại thực phẩm lợi tiểu cũng nên hạn chế vì có thể khiến trẻ đi tiểu nhiều lần.

Nếu con khóc đêm hạn chế dỗ

Tâm lý chung của các bậc phụ huynh đều là nghe tiếng trẻ khóc hay ọ ọe là ngay lập tức dỗ bé hoặc bế bé lên. Tuy nhiên, điều này là không nên. 

Thay vì bế con lên luôn mẹ có thể đợi khoảng vài phút để xem trẻ có phản ứng như thế nào. Nếu trẻ tiếp tục ngủ thì sẽ để trẻ ngủ tiếp. Việc thường xuyên dỗ và bế trẻ lên sẽ hình thành nên những thói quen không tốt.

Tuân thủ nhịp thức – ngủ của trẻ

Cách giúp trẻ sơ sinh không bị giật mình
Cần tuân thủ nhịp thức – ngủ của trẻ

Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi trung bình 1 ngày sẽ ngủ từ 18 – 20 giờ. Do đó, về cơ bản trẻ ẽ ngủ khá nhiều, mỗi giấc trung bình từ 2 – 3 giờ. Mẹ cần nắm được điều này để đáp ứng cũng như giúp bé ngủ đủ.

Khi trẻ càng lớn thì nhu cầu ngủ thường giảm dần, cách phân biệt ngày đêm cũng vì thế rõ ràng hơn. Vào ban đêm, giấc ngủ thường kéo dài và sâu giấc hơn. Mẹ cứ để trẻ ngủ theo đúng nhu cầu của mình, không nên đánh thức trẻ dậy vì sợ trẻ đói.

Con sắp đi ngủ thì nên tắt đèn

Trẻ sơ sinh sẽ chưa thể phân biệt ngày đêm và bóng tối chính là cách để giúp trẻ có thể dễ ngủ hơn. Muốn trẻ không bị giật mình khi ngủ, mẹ nên tắt hết các thiết bị điện và chỉ để lại một chút ánh sáng mờ sẽ giúp giấc ngủ của trẻ tới nhanh hơn.

Đèn quá sáng khiến quá trình sản sinh hormone melatonin bị ức chế, khiến trẻ bị rối loạn sinh học cũng như thường xuyên gặp phải tình trạng giật mình hay quấy khóc khi ngủ.

Tạo cho trẻ một không gian ngủ thoải mái

Mẹo dân gian chữa giật mình ở trẻ sơ sinh bậc cha mẹ nào cũng nên cân nhắc chính là tạo cho trẻ một không gian ngủ thoải mái. Đảm bảo âm thanh cũng như ánh sáng đều thuận lợi cho giấc ngủ. Đặt trẻ lên giường trong tư thế thoải mái nhất và có thể cuốn thêm chăn mỏng xung quanh.

Kéo rèm, khép cửa để ánh sáng không lọt vào quá nhiều và đảm bảo trẻ có được một không gian yên tĩnh nhất có thể.

Hãy đảm bảo trẻ khô ráo và sạch sẽ trước khi ngủ

Cách giúp trẻ sơ sinh không bị giật mình
Nên thay bỉm/tã cho trẻ trước khi ngủ

Trước khi ngủ nên kiểm tra lại tả bỉm của con có khô thoáng không. Nếu tã bỉm ướt thì nên thay mới. Việc đảm bảo cho trẻ được khô thoáng sẽ giúp con có được cảm giác dễ chịu nhất. Trong giấc ngủ trẻ có đi vệ sinh thì cũng không đến mức bị ẩm ướt hay tràn bỉm.

Quấn trẻ vào trong một chiếc chăn hoặc khăn mỏng

Vì là trẻ sơ sinh nên mẹ nên quấn bé vào trong một chiếc chăn hoặc chiếc khăn mỏng. Điều này giúp cho trẻ có được cảm giác an toàn cũng như dễ ngủ hơn. Khi ngủ, trẻ cũng có cảm giác như đang được mẹ ôm vào lòng.

Đây là một mẹo dân gian được rất nhiều mẹ hiện nay đang áp dụng và mang tới những hiệu quả khá tích cực. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên quấn khăn quá chặt vì sẽ ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của trẻ.

Xông phòng ngủ bằng tinh dầu

Cách giúp trẻ sơ sinh không bị giật mình
Tinh dầu giúp phòng thông thoáng, tinh thần trẻ thư giãn

Một mẹo dân gian vừa giúp trẻ ngủ ngon vừa tránh được tình trạng giật mình khi ngủ chính là xông phòng ngủ bằng tinh dầu. Mẹ có mua máy xông tinh dầu và nhỏ vài giọt tinh dầu vào đó để xông. 

Có khá nhiều loại tinh dầu có mùi thơm, đẩy các luồng khí xấu ra khỏi không gian cũng như giúp trẻ có được giấc ngủ sâu như: tinh dầu cam sả, chanh, hoa hồng…

Để vỏ cam quýt trong phòng

Vốn dĩ, vỏ cam quýt có hàm lượng tinh dầu rất cao. Tác dụng của nó là giúp điều hòa lưu thông máu và mang tới trạng thái tinh thần thư thái. Khi mẹ để một vài miếng vỏ cam hoặc vỏ quýt trong phòng ngủ của trẻ sẽ giúp bé có được sự thoải mái, dễ chịu.

Trước đây, mẹo dân gian chữa giật mình ở trẻ sơ sinh này được áp dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, hiện nay sự ra đời của các sản phẩm xông tinh dầu thì các mẹ thường ít sử dụng phương pháp này hơn. Tuy nhiên, hiệu quả của nó thì vẫn giữ nguyên.

Bổ sung thêm vitamin D bằng cách tắm nắng

Cách giúp trẻ sơ sinh không bị giật mình
Tắm nắng là cách bổ sung vitamin D cho trẻ

Có nhiều trẻ sơ sinh bị giật mình khi ngủ là do cơ thể đang bị thiếu canxi. Việc cho trẻ tắm nắng vào buổi sớm sẽ giúp cơ thể tăng cường hấp thu vitamin D để chuyển hóa thành canxi. Tuy nhiên, các mẹ nên lưu ý chỉ cho trẻ tắm nắng vào sáng sớm, nắng trưa có thể khiến cho da trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều.

Bật nhạc nhẹ nhàng khi bé ngủ

Một số giai điệu nhẹ nhàng có thể giúp trẻ có cảm giác dễ chịu  và dễ ngủ hơn. Điều này cũng giúp cho trẻ có thể ngủ được liền giấc, không bị giật mình khi ngủ. Mẹ cố gắng điều chỉnh âm lượng xuống mức nhỏ nhất để không gian ngủ vẫn đảm bảo được sự tĩnh lặng của không gian khi ngủ.

Điều chỉnh các cữ bú hợp lý

Những mẹ cho con bú sữa bình cần lưu ý đến việc điều chỉnh các cữ bú của trẻ vào buổi tối. Không nên để trẻ rơi vào trạng thái cáu gắt đòi bú. Thay vào đó, mẹ hoàn toàn có thể điều chỉnh các cữ bú của trẻ.

Từ 6 tháng trở lên, mẹ hoàn toàn có thể cắt cữ bú đêm và rèn trẻ ngủ liền mạch. Biết rằng, điều này sẽ khá khó khăn tuy nhiên mẹ hoàn toàn có thể làm được nếu như kiên trì.

Lưu ý khi chữa giật mình ở trẻ sơ sinh bằng mẹo dân gian

Mẹ lưu ý, các mẹo dân gian chữa giật mình ở trẻ sơ sinh chỉ đơn thuần là những kinh nghiệm được truyền lại từ nhiều đời nay. Có nhiều mẹ áp dụng và đã thành công. Những mẹo mà Mabio chia sẻ đều đã từng được áp dụng và có hiệu quả. Tuy nhiên, trong thực tế cũng có những phương pháp được đánh giá là trái khoa học như: dùng đuôi cá chữa mất ngủ, dùng cành dâu để dưới dát giường… Mẹ nên cân nhắc và chọn lựa các phương pháp một cách cẩn thận và kĩ càng để có được hiệu quả tích cực nhất. 

Đối với tình trạng trẻ giật mình khi ngủ do các bệnh lý gây nên thì cần đưa trẻ thăm khám càng sớm càng tốt. Đặc biệt là các bệnh lý đường hô hấp thường có xu hướng tiến triển rất nhanh, do đó, tuyệt đối không được chủ quan.

Bài viết nhỏ, Mabio hy vọng có thể giúp các mẹ hiểu hơn về mẹo dân gian chữa giật mình ở trẻ sơ sinh. Để giúp con có được một giấc ngủ ngon và sâu giấc mẹ hoàn toàn có thể áp dụng những cách trên.