Cách nuôi gà đẻ lấy trứng trong bao lâu

Gà chọi nuôi bao lâu thì đẻ trứng là câu hỏi mà khá nhiều bạn thắc mắc khi nuôi giống gà này. Gà chọi là giống gà nuôi để thi đấu là chính còn giống gà lai chọi thì được nuôi để lấy thịt. Tùy theo điều kiện nuôi mà gà chọi có thời gian thành thục khác nhau. Nếu được nuôi đúng kỹ thuật thì gà chọi nuôi khoảng 210 ngày tuổi sẽ đẻ lứa trứng đầu tiên. Cụ thể hơn về thời gian thành thục của gà chọi các bạn hãy cùng Nông nghiệp Online [NNO] tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Gà chọi

Gà chọi nuôi bao lâu thì đẻ trứng

Gà chọi nếu được nuôi đúng kỹ thuật đảm bảo về chế độ dinh dưỡng, chuồng trại tốt thì sau 210 ngày tuổi sẽ bắt đầu đẻ trứng. Gà chọi đẻ trứng đầu tiên sẽ khá nhỏ gọi là trứng con so hay trứng gà con so. Các trứng sau sẽ to dần lên và ổn định ở một kích thước nhất định.

Lưu ý

  • Gà chọi là giống gà ta bản địa của Việt Nam, giống gà này đẻ khá sai với sản lượng từ 60 – 70 trứng/mái/năm.
  • Thời gian gà chọi thành thục và bắt đầu đẻ trứng là 210 ngày tuổi. Thời gian này có thể bị kéo dài do nhiều yếu tố từ thời tiết, chế độ dinh dưỡng, chuồng trại, tình hình dịch bệnh … Thời tiết nắng ít gà sẽ thành thục muộn hơn, chế độ dinh dưỡng kém gà chọi sẽ đẻ trứng muộn thậm chí không đẻ, chuồng trại không đảm bảo gà chọi sẽ phát triển kém và thời gian đẻ trứng cũng bị kéo dài. Do đó, thời gian gà chọi đẻ trứng đôi khi không cố định như số ngày vừa nêu trên.
  • Thời gian gà chọi đẻ trứng trên được tính khi có 5% số lượng gà chọi trong đàn đẻ được trứng đầu tiên. Ví dụ khi chọn một đàn gà chọi 100 con để xem thời gian nuôi đến khi đẻ trứng là bao nhiêu ngày. Khi đàn gà chọi này có 5 con đã đẻ được trứng thì chúng ta lấy mốc đó là mốc thời gian gà chọi bắt đầu đẻ.
Gà chọi

Gà chọi đẻ bao nhiêu trứng mỗi lần

Gà chọi là giống gà cho sản lượng trứng ở mức trung bình. Mỗi lần gà chọi đẻ thường đẻ khoảng 7 – 12 quả. Nếu cho gà chọi ấp trứng và nuôi con thì thời gian giữa mỗi lần đẻ cách nhau khoảng 5 tháng. Với thời gian như vậy thì gà chọi cho năng suất trứng không được cao. Để gà chọi có năng suất trứng cao thì người nuôi gà cần ấp trứng bằng máy và cai ấp cho gà mái chọi để gà nhanh đẻ lứa tiếp theo.

Như vậy, nếu bạn đang thắc mắc gà chọi nuôi bao lâu thì đẻ trứng thì câu trả lời là 210 ngày tuổi. Tuy nhiên, thời gian gà chọi đẻ trứng trong thực tế có thể sẽ có sai khác nhất định với con số vừa nêu ra vì có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thời gian đẻ trứng của gà chọi. Nếu các bạn nuôi gà chọi đúng kỹ thuật thì thời gian thành thục và đẻ trứng của gà chọi sẽ đảm bảo được như số ngày vừa nêu trên.

Người nuôi gà luôn thấy gà tới độ sinh sản thì bắt đầu đẻ trứng. Trứng cũng là một nguồn thu nhập kinh tế cho con người. Nuôi gà, vừa có thể lấy thịt mà cũng vừa có thể lấy trứng. Vậy nuôi gà đến bao lâu thì gà mới có thể đẻ trứng? Cùng IPI tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Gà thường

Ở gà đẻ thông thường, thời gian đẻ của gà đẻ từ hơn 6 tháng đến 7 tháng. Lúc này gà khoảng 190 đến 200 ngày tuổi. Khi đã phát triển đủ các cơ quan sinh sản và cơ quan trong cơ thể, nó bắt đầu có đẻ trứng. Bất kể trứng có được thụ tinh hay không, chúng vẫn sẽ đẻ trứng. Tùy từng con gà mà thời gian gà mái đẻ trứng có thể đến sớm hay muộn.

Các dòng gà mái tre thì thời gian đẻ có thể sớm hơn. Gà tre thì chỉ khoảng 6 tháng là chúng đã đạt tới tuổi trưởng thành và bắt đầu đẻ trứng. Do yếu tố ngoại hình, kích thước mà thời gian đẻ, sinh trưởng của chúng khác với những giống gà khác

Sau đạp mái bao lâu thì gà đẻ

Vậy bao lâu thì gà bắt đầu đẻ trứng? Thông thường, khi gà mái đạp mái thì nó sẽ đẻ ngay trong ngày. Tức là buổi sáng gà đạp bàn đạp thì trưa hoặc chiều sẽ đẻ trứng. Ít gà đẻ vào buổi chiều tối. Sau khi được đạp mái, trứng có thể được thụ tinh trong khoảng 2-3 ngày. Do đó, nếu chủ nhân muốn đạp mái theo ý muốn và tỷ lệ trúng cao thì hãy giữ ở tần suất này.

Yếu tố ảnh hưởng đến thời gian đẻ trứng của gà

Mỗi giống gà đều có thời gian sinh trưởng và phát triển riêng. Ví dụ: gà chọi, gà nòi, gà ba cựa, gà tre. . Tuy nhiên, chúng vẫn có một khoảng thời gian tương tự, đó là khoảng 6-7 tháng. Tầm thời gian đó thì chúng sẽ phát triển cơ thể hoàn thiện, đã có thể đẻ trứng được.

>> Xem thêm các bào viết khác về kinh nghiệm chăn nuôi

Nếu được chăm sóc tốt, gà đẻ có thể đẻ sớm. Điều này tương tự như trường hợp trưởng thành sớm ở người. Lúc trước tuổi dậy thì khoảng 15-16 tuổi; ngày nay tuổi dậy thì tầm 12-13 tuổi. Điều kiện duy trì tốt dẫn đến rụng trứng nhanh hơn.

Nếu gà khỏe mạnh thì thời gian gà mái đẻ sẽ sớm hơn so với gà bệnh. Thậm chí có những con gà bệnh còn không đẻ do chưa đủ điều kiện sức khỏe, cơ thể ốm yếu bệnh tật. Vì thế nếu muốn gà đẻ sớm thì đừng quên chăm sóc sức khỏe của gà tốt.

Đặc điểm sinh sản của gà chọi
  • Thời gian bắt đầu đẻ trứng rơi vào khoảng : 192 ngày.
  • Trọng lượng của trứng thay đổi khi gà già hơn. Trọng lượng trung bình khoảng 50g/quả.
  • Số trứng mỗi lứa đẻ trung bình khoảng 12-15 quả. Cá biệt có những con đẻ quá ít khoảng 10 quả hoặc quá nhiều hơn 20 quả.
  • Tỉ lệ trứng nở của gà chọi gà khao khi có thể lên tới 90%
  • 1 năm gà đẻ khoảng 3-4 lứa, mỗi lứa nuôi sẽ từ 3 tháng.
  • Thời gian giữa 2 lứa đẻ khá nhanh từ 1 cho tới 2 tháng.
  • Thời gian gà mái chọi đẻ trứng khá lâu. Có những con gà mái già ghi nhận đẻ được 10 năm.

Muốn gà đẻ trứng năng suất cao, chúng ta cần cung cấp những điều kiện phát triển tốt nhất. Các yếu tố cần được quan tâm nhiều nhất là thức ăn, nhiệt độ, ánh sáng. Đảm bảo thức ăn luôn đầy đủ chất dinh dưỡng để kích thích sự phát triển của gà con. Nhiệt độ và ánh sáng cần vừa đủ, đồng thời duy trì nhiệt độ 20 – 30 độ. Ánh sáng cần thiết để đẩy nhanh quá trình tổng hợp canxi ở gà. Vì vậy, chuồng trại thông thoáng sẽ là điều kiện tốt nhất.

Nguồn: minhgachoi.com

Kỹ thuật nuôi gà đẻ trứng để thu được chất lượng cao có nhiều yêu cầu khá khắt khe. Bạn buộc phải cân bằng giữa bài toán chất – lượng – hiệu quả kinh tế.

Có một số bạn email hỏi chúng tôi là gà mái tơ khi bắt đầu đẻ đôi khi nó có thể bắt đầu với một số quả trứng có hình dạng kỳ lạ. Điều này là hoàn toàn bình thường. Phải mất một thời gian để hệ sinh sản của gà mái được “bôi trơn và chạy trơn tru”.

Hôm nay chúng tôi chia sẽ với bạn cách tốt nhất cho gà mái đẻ thường xuyên và cho những quả trứng đẹp.

Chế độ dinh dưỡng cho gà đẻ trứng

Có một nguyên tắc quan trọng: Bí quyết đẻ trứng tốt bắt đầu từ dinh dưỡng tốt.

Công nghệ thức ăn cho gà đã được nghiên cứu và cải tiến trong nhiều năm qua. Các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi đã nghiên cứu và đưa ra loại thức ăn tốt nhất có thể cho mục đích chăn nuôi: thịt, trứng, chọi….

Mặc dù chúng ta ai cũng có bí quyết riêng để tạo thức ăn theo công thức riêng của mình. Nhưng với người mới bắt đầu. Lựa chọn thức ăn thương mại, được tối ưu sẵn là một lựa chọn không hề tồi.

Quan tâm đến dinh dưỡng ngay từ giai đoạn gà giống

Bắt đầu với gà con, tiến hành cho ăn thông thường như đã đề cập ở bài viết cách nuôi gà con mới nở. Ngoài ra cần cho chúng ăn thức ăn đóng gói sẵn chất lượng, giàu protein cho đến khi chúng đến tuổi đẻ. Tại thời điểm này, bạn có thể thay đổi từ từ sang thức ăn chăn nuôi, có 16% protein. Ở các cửa hàng thức ăn chăn nuôi có sẵn thức ăn hữu cơ và thức ăn thông thường.

Tại sao dinh dưỡng ngay từ với gà con lại quan trọng trong kỹ thuật nuôi gà đẻ trứng? Để phát triển đầy đủ, gà con phải được cho ăn thức ăn có chất lượng đạm cao. Gà con có thể bị thiếu hụt một số chất dinh dưỡng mà cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển và phát dục của chúng.

Dinh dưỡng rất quan trọng với gà giống

Với gà con hãy bắt đầu bằng cho ăn thức ăn “khởi động”. Loại chuyên biệt dành riêng cho gà con [20% protein] trong 16 đến 20 tuần đầu tiên. Khi lông của chúng bắt đầu xếp lớp, hãy chuyển sang nguồn thức ăn có tỷ phần proten vào khoảng 16 %. Điều này đảm bảo cho chúng nhận được đủ lượng protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất để làm cho chúng cứng cáp và khỏe mạnh.

Nên xem:   Thức ăn cho gà trong kỹ thuật nuôi gà đá cựa sắt [P1]

Bổ sung thêm canxi mỗi ngày cho gà

Khi những chú gà mái tơ bắt đầu đẻ một quả trứng mỗi ngày, chúng thường sẽ có ‘sai lầm ban đầu’. Có thể bạn sẽ nhận được quả trứng vào một ngày đẹp trơi nào đó. Và sau đó không có gì trong một vài ngày tiếp theo. Điều này là hoàn toàn bình thường và không có gì phải lo lắng – nó sẽ tự “sửa sai” và hoạt động trơn tru sau một khoảng thời gian.

Khi chúng đã ổn định thói quen, bạn cần bắt đầu cung cấp canxi cho chúng. Mỏ và vảy chân nhợt nhạt, vỏ trứng mỏng có thể chỉ ra mức canxi thấp trong gà.

Vỏ trứng được làm từ 97% canxi cacbonat, nếu gà mái không nhận đủ canxi hàng ngày, canxi trong xương gà mái sẽ bị tan ra và được sử dụng để sản xuất trứng. Quá trình ‘rửa trôi’ xương này chỉ có thể diễn ra trong một thời gian ngắn trước khi cô gà bắt đầu đẻ những quả trứng có hình dạng sai lệch, có vỏ mềm hoặc không có vỏ. Tồi tệ hơn nữa gà mái cũng sẽ bắt đầu bị giòn xương do thiếu canxi.

Canxi có thể mua ở cửa hàng thức ăn chăn nuôi, hoặc tự kiếm như như vỏ hàu, vỏ hến. Nó khá rẻ, giá thành không đáng kể.

Lưu ý, không quá lạm dụng cung cấp canxi quá nhiều cho gà mái trong một thời điểm. Các loại canxi từ vỏ hải sản thường không dễ tiêu hóa cho gà. Dư thừa canxi trong máu có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng. Một cách đơn giản hơn để cung cấp đúng chủng loại canxi vi lượng cho gà mái là cho gà ăn vỏ trứng.

Cho gà ăn vỏ trứng

Chuẩn bị thức ăn vỏ trứng cho gà mái để bằng cách nướng vỏ trong lò nướng trong khoảng mười đến mười lăm phút. Nướng trứng ở nhiệt độ khoảng 100oC, để nguyên trong khoảng mười lăm phút. Nướng vỏ sẽ đảm bảo tiêu diệt mọi vi khuẩn.

 Khi chúng đã đủ nguội, hãy đập chúng thành những miếng rất nhỏ [nhuyễn như bột] và trộn vào thức ăn thường cho gà mái đẻ. Và tất nhiên, nguồn canxi này dễ hấp thụ và dễ cho ăn hơn là vỏ hàu vỏ hến.

Stress ảnh hưởng đến gà đẻ trứng ra sao?

Tất nhiên là nếu gà bị stress không đẻ được, thì chủ nhân của nó cũng stress theo. J  Căng thẳng ở gà có thể dẫn đến gián đoạn chu kỳ đẻ và nhiều bệnh khác.

Điều gì gây ra căng thẳng ở gà? Câu trả lời ngắn gọn là nhiều thứ có thể gây căng thẳng cho một con gà.

Nhiệt độ không khí ở chuồng gà quá cao cũng có thể khiến gà không thoải mái.

Thay đổi chuồng, thay đổi thức ăn, bị lùa bắt để kiểm tra có thể gây căng thẳng cho gà mái. Vì vậy tốt nhất là tránh bất kỳ thay đổi nào trong thói quen của chúng nếu không chúng có thể ngừng đẻ một thời gian.

Nên xem:   Bí quyết nuôi gà đẻ trứng thành công

Mùa giao phối cũng là một yếu tố gây căng thẳng lớn cho gà mái, đặc biệt nếu bạn có một con gà trống hăng hái!

Gà thả vườn ít stress hơn gà nuôi nhốt

Mức độ căng thẳng mà một con gà có thể chịu đựng sẽ phụ thuộc vào giống và cách nuôi. Nói chung ‘gà thả vườn’ có khả năng chịu căng thẳng khá tốt.

Rõ ràng là bạn cần cố gắng hạn chế những tác nhân gây căng thẳng có thể có mà gà mái của bạn phải tiếp xúc, ví dụ như trẻ nhỏ hiếu kỳ hoặc vật nuôi của gia đình như chó hoặc mèo.

Chúng ta có thể không coi những thứ này là tác nhân gây căng thẳng, nhưng gà thì có. Chúng là một loài săn mồi và thường xuyên cảnh giác nguy hiểm.

Cách phòng bệnh cho gà đẻ trứng

Một con gà mái không khỏe có thể ngừng đẻ trứng trong một thời gian. Vì vậy, nếu thấy gà ngưng đẻ bất thường, hãy nghĩ ngay đến tình huống, có thể nó bị bệnh.

Ở gà mái đẻ, vì vòng đời của chúng cao, nên nhiễm ký sinh trùng là một bệnh phổ biến. Bệnh dịch trong đàn gà thường lây lan rất nhanh. Vì vậy, nên kiểm tra gà, từng con một thường xuyên.

Nếu gà ủ rủ, đi ngoài phân có màu bất thường, thì phải tiến hành cách ly và theo dõi sát sao.

 Nên tẩy giun cho gà định kỳ, vui lòng tham khảo bài viết cách tẩy giun cho gà để biết thêm chi tiết.

Thêm vào đó hãy kiểm tra chấy, bọ chét và ve – tất cả những điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của gà.

Kỹ thuật lót ổ cho gà đẻ

Môi trường và vệ sinh chuồng trại cho gà rất quan trọng, điều này ảnh hưởng đến chất lượng trứng.

Vật liệu làm tổ có thể là dăm bào, rơm rạ, giấy báo cắt nhỏ hoặc lót ổ có thể giặt được. Đảm bảo vật liệu đủ dày để trứng không vỡ khi tiếp đất sau khi đẻ.

Định kỳ thay thế vật liệu lót ổ. Mỗi tháng 2 lần để đảm bảo ổ gà sạch sẽ, thu hút gà tiếp tục đẻ.

Có thể lót thêm một số loại cây tinh dầu. Mặc dù gà mái không có khứu giác tốt, nhưng nó sẽ giúp xua đuổi ruồi hoặc bọ phá hoại khỏi tổ và tạo cho chuồng một mùi thơm hấp dẫn.

Nếu bạn có những con gà mái thích ngủ trong ổ đẻ trứng thì đã đến lúc ngăn chúng lại! Chúng sẽ ị suốt đêm và bạn sẽ phải thay vật liệu hàng ngày.

Với gà thả vườn, hơi phức tạp hơn một chút vì chúng thường tự tìm kiếm nơi để đẻ trứng, những nơi ẩn náu tốt nhất. Bạn sẽ phải mất thời gian để rình xem nó đẻ ở đâu, và lót thêm vật liệu mềm cho tổ của chúng. Tuy nhiên đừng làm thay đổi quá nhiều kết cấu tổ, đặc biệt là độ sáng. Nếu những con cái không cảm thấy an toàn, chúng sẽ đẻ trứng ở những nơi khác… hoặc dừng lại hoàn toàn.

Nên xem:   Hướng dẫn úm gà gà con và cách chăm sóc

Những con gà mái bỏ đẻ vì tổ không phù hợp, chúng cũng có thể “giữ” trứng của chúng trong dạ con, điều này có thể gây ra hiện tượng kết trứng, ngừng đẻ và thậm chí là chết.

Kỹ thuật nâng cao hàm lượng dinh dưỡng trong trứng

Làm thế nào mà lòng đỏ lại có màu cam – đỏ như vậy? – đã bao giờ có ai hỏi bạn chưa? Đối với tôi thì cũng có đôi lần. Để có được những màu vàng rực rỡ và khỏe mạnh đó, điều quan trọng là bạn phải cung cấp cho gà mái đẻ những yếu tố phù hợp.

Màu lòng trứng thế nào là tốt?

Gà mái được chăn nuôi sẽ có lòng có màu sắc từ vàng đậm đến cam, tùy thuộc vào lượng và chất trong thức ăn của chúng.

Một mẹo đơn giản để tăng màu đậm trong lòng đỏ là cho gà ăn hoa cúc vạn thọ, hoặc mua thức ăn có chiết xuất hoa cúc vạn thọ đã được thêm vào.

Ngoài ra màu sắc của lòng trứng còn phụ thuộc vào điều kiện nuôi. Những con gà mái thả vườn được chăm sóc tốt có hàm lượng omega 3 trong trứng cao hơn nhiều so với những con gà nuôi nhốt.

Cách bảo quản trứng gà

Xem thêm bài viết: Cách bảo quản trứng gà hiệu quả

Nếu ổ được lót sạch sẽ và không có phân, bạn không cần phải cọ rửa vỏ quá mạnh, chỉ cần dùng khăn giấy chải nhẹ là đủ.

Tuy nhiên, nếu quả trứng đã bị ị bừa bãi lên, bạn sẽ phải làm sạch quả trứng đó!

Đây là phương pháp vệ sinh trứng.

Tôi sử dụng một chiếc khăn có tính mài mòn nhẹ kết hợp với nước ấm.

Bắt đầu bằng việc lau sạch phân ở những điểm bẩn bằng khăn khô.

Ở lượt thứ hai – Lau lại bằng khăn đã tẩm nước ấm. Lưu ý chỉ vệ sinh phần bị bẩn, không lau sạch bóng quả trứng, để đảm bảo trứng được giữ lâu.

Sau khi chúng sạch sẽ, đóng hộp và cho vào tủ lạnh.

Điều quan trọng cần lưu ý: không ngâm trứng vào nước vì có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào trứng.

Trứng chưa rửa có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng trong 30 ngày, nhưng nếu rửa sạch trứng, trứng đã mất màng bảo vệ, bạn cần cho vào tủ lạnh ngay để tránh vi khuẩn xâm nhập vào trứng.

Nếu bạn không rửa trứng, nó sẽ giữ lại độ “bảo vệ” tự nhiên của trứng và ức chế sự phát triển của vi khuẩn.

Tóm lược lại bài viết:

  1. Để sản xuất trứng gà có hình dạng đẹp, vỏ trứng dày bạn cần quan tâm đến: dinh dưỡng thức ăn, canxi, và giảm căng thẳng, phòng và trị bệnh cho gà.
  2. Sau khi thu hoạch trứng, làm sạch trứng và cất giữ an toàn.
  3. Trứng không rửa sẽ bảo quản được lâu hơn trứng đã rửa.

Chúng tôi hy vọng rằng những lời khuyên trên là có ích để bạn nuôi gà đẻ trứng chất lượng cao.

Nếu bạn có kinh nghiệm hoặc thắc mắc về kỹ thuật nuôi gà đẻ trứng, vui lòng comment ở bên dưới.

Theo: Chủ Tịch

Video liên quan

Chủ Đề