Cấp lại thẻ bảo hiểm y tế trong bao lâu

Theo ông Trần Quốc Túy, Phó ban Quản lý thu sổ, thẻ [BHXH Việt Nam], thẻ BHYT là một trong những giấy tờ quan trọng và là thủ tục bắt buộc phải có đối với người bệnh khi đi khám chữa bệnh BHYT [trừ một số trường hợp như trẻ dưới 6 tuổi và người chưa được cấp thẻ BHYT].

Từ ngày 1.4, việc cấp, đổi thẻ BHYT theo mẫu mới sẽ bắt đầu được triển khai trong cả nước. Những trường hợp được cấp bao gồm: thẻ cũ mất, rách, hỏng, thay đổi thông tin.

Để được cấp thẻ BHYT mẫu mới, thay vì phải đến trực tiếp cơ quan BHXH các địa phương, người dân có thể vào Cổng dịch vụ công của BHXH, tại địa chỉ: //dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn để tải mẫu tờ khai [mẫu TK1-TS] đăng ký online hoặc in ra nộp trực tiếp cho cơ quan BHXH.

Ngoài tờ khai, hồ sơ đổi thẻ mẫu mới còn quy định thêm giấy tờ bổ sung trong một số trường hợp như: người hiến tạng có thêm giấy xác nhận hoặc giấy ra viện; những người trong diện hưởng quyền lợi BHYT cao hơn thì bổ sung giấy tờ chứng minh nếu có. Đơn vị sử dụng lao động, UBND xã, đại lý thu hoặc nhà trường phải hoàn thiện hồ sơ và gửi cho BHXH Việt Nam.

Về thời gian làm thẻ, ông Túy cho hay, tùy từng trường hợp cụ thể, cơ quan BHXH sẽ cấp lại thẻ sẽ căn cứ vào quy định cấp thẻ cho người dân, nhưng không quá 5 ngày khi nhận đủ hồ sơ, cụ thể:

Đối với cấp thẻ mới, thời gian không quá 5 ngày.

Đối với người thay đổi thời hạn cấp thẻ, không quá 3 ngày.

Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, nhận thẻ mới không quá 2 ngày.

Trường hợp không thay đổi thông tin trên thẻ, được cấp lại trong ngày.

Đặc biệt, đối với người dân đang cần gấp để đi khám chữa bệnh sẽ được cấp lại trong ngày.

Trong trường hợp đang chờ cấp lại thẻ thì người dân vẫn có thể đi khám, chữa bệnh theo BHYT bình thường bằng cách xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ do cơ quan BHXH nơi nộp hồ sơ cấp lại thẻ cấp] và một loại giấy tờ chứng minh nhân thân của mình có ảnh như giấy chứng minh nhân dân, bằng lái xe…

Chưa thể tích hợp thẻ BHYT mới vào căn cước công dân

Để thuận tiện hơn cho người đi khám chữ bệnh, ông Trần Đình Liệu, Phó tổng giám đốc BHXH Việt Nam, cơ quan này đã đưa ứng dụng VssID-BHXH số lên hệ thống. Trong đó, thí điểm dùng ảnh thẻ BHYT trên VssID thay thẻ giấy khi đi khám chữa bệnh tại 10 tỉnh, thành: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Phú Yên, Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum.

Trên ứng dụng VssID, hơn 87 triệu người đều có thẻ BHYT điện tử bằng cài mã. Toàn bộ thông tin của người tham gia BHYT đã cập nhật trên Hệ thống thông tin giám định BHYT, quản lý tập trung tại BHXH Việt Nam và sử dụng trên toàn quốc. Cơ sở y tế chỉ cần nhập mã thẻ BHYT của người bệnh lên hệ thống sẽ biết được thông tin chủ thẻ, chế độ hưởng.

Dự kiến, trong năm 2021, sẽ có 30 triệu người cài đặt, sử dụng VssID trên điện thoại thông minh. BHXH Việt Nam tiếp tục nghiên cứu mở rộng sử dụng thẻ BHYT số trên ứng dụng VssID tại các địa phương khác. Người dân có thể sử dụng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID này đi khám chữa bệnh.

Về việc tích hợp thẻ sử dụng thẻ BHYT vào căn cước công dân, ông Liệu cho biết, trước đây cơ quan này cũng đã xây dựng đề án thay thế thẻ BHYT giấy sang thẻ điện tử có có gắn chip và xin ý kiến các bộ, ngành, báo cáo Thủ tướng.

“Với trách nhiệm ngành, chúng tôi đã tính toán nếu cấp thẻ chip thì thay đổi rất lớn, vừa có một số tiện ích và vừa có một số thay đổi lớn. Nếu 90 triệu dân, mỗi 1 thẻ, tính mệnh giá tổ chức từ in tới cấp trung bình 50.000 đồng/thẻ, thì tốn ngân sách 4.500 tỉ đồng. Đây là số tiền rất lớn, nhưng tính hiệu quả thì chưa chắc gắn chip đã tốt hơn”, ông Liệu nói.

Tuy nhiên, theo ông Liệu, tới đây, BHXH Việt Nam sẽ kiến nghị sửa luật BHXH và luật BHYT để có thể cho phép tích hợp người có cùng mã số công dân và BHYT cùng nhau.

“Muốn làm được cần phải có lộ trình và phải sửa luật. BHXH Việt Nam sẽ đề xuất Chính phủ báo cáo Quốc hội để có thể đồng bộ mã BHXH, BHYT với căn cước công dân. Nếu làm được điều này, người dân không cần mang thẻ BHYT đi khám chữa bệnh mà chỉ cần căn cước”, ông Liệu nói.

Tin liên quan

Ngày đăng: 15:05 - 17/08/2021 Lượt xem: 38170 Cỡ chữ

Mất thẻ bảo hiểm y tế khiến cho việc thăm khám và điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn. Vậy trường hợp mất thẻ bảo hiểm y tế phải làm như thế nào? Bài viết dưới đây BHXH điện tử eBH sẽ hướng dẫn chi tiết trường hợp mất thẻ và thủ tục làm lại thẻ BHYT cho người tham gia.

Mất thẻ bảo hiểm y tế. 

1. Giải quyết trường hợp mất thẻ BHYT

Căn cứ theo Điều 18, Luật bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 12, Điều 1, Luật Bảo hiểm y tế 2014 quy định cấp lại thẻ BHYT trong trường hợp.

[1] Thẻ bảo hiểm y tế được cấp lại trong trường hợp bị mất.

[2] Người bị mất thẻ bảo hiểm y tế phải có đơn đề nghị cấp lại thẻ.

Như vậy, khi người tham gia BHYT bị mất thẻ BHYT sẽ phải có đơn đề nghị cấp lại thẻ BHYT để tiếp tục được khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định.

>>> Đối với khách hàng đang sử dụng phần mềm eBH của Thái Sơn có thể thực hiện nghiệp vụ cấp lại thẻ BHYT do thay đổi thông tin trên thẻ [504] gồm 4 bước Xem chi tiết

2. Hướng dẫn thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế

Đối với trường hợp bị mất thẻ bảo hiểm y tế người tham gia có thể làm đơn xin cấp lại thẻ dưới hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua Cổng dịch vụ công hoặc trực tiếp. Trong trường hợp làm thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế trực tiếp người lao động thực hiện như sau:

Bước 1: Làm hồ sơ cấp lại thẻ bảo hiểm y tế

Người mất thẻ làm hồ sơ xin cấp lại thẻ BHYT, thành phần hồ sơ để thực hiện cấp lại thẻ BHYT bao gồm tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế [Mẫu TK1-TS]. Đối với người sử dụng lao động chuẩn bị bảng kê thông tin theo Mẫu D01-TS.

Thủ tục làm lại thẻ bảo hiểm y tế theo quy định.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định bạn thực hiện nộp hồ sơ tại:

  • Cơ quan BHXH cấp huyện nếu người tham gia thuộc đối tượng thuộc BHXH cấp huyện quản lý.

  • Cơ quan BHXH cấp tỉnh nếu người tham gia thuộc đối tượng thuộc BHXH cấp tỉnh quản lý.

Trường hợp người lao động tham gia BHYT tại các doanh nghiệp, đơn vị nộp hồ sơ trực tiếp cho doanh nghiệp, đơn vị nơi mình làm việc. Doanh nghiệp, đơn vị đại diện người lao động làm việc với cơ quan BHXH để được cấp lại thẻ BHYT.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

Sau khi nộp hồ sơ xin cấp lại thẻ BHYT, cơ quan BHXH sẽ kiểm tra thông tin và tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện sẽ tiến hành cấp lại thẻ BHYT cho người tham gia. 

Thời gian cụ thể cấp lại thẻ BHYT như sau: 

  • Trường hợp người tham gia không thay đổi thông tin thẻ BHYT sẽ được cấp lại trong ngày.

  • Trường hợp thay đổi thông tin, thẻ BHYT sẽ được cấp lại không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

[Theo quy định tại Khoản 2, Điều 30, Quyết định 595 và Khoản 32, Điều 1, Quyết định 505/QĐ-BHXH sửa đổi bổ sung Quyết định 595/QĐ-BHXH]

Quy định về khám chữa bệnh trong thời gian cấp lại thẻ BHYT:

Tại Khoản 3, Điều 15, Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế:

“3. Người tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền tiếp nhận hồ sơ cấp lại thẻ, đổi thẻ cấp theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó.”

Theo quy định trên, trong thời gian chờ cấp lại thẻ, người có thẻ vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế, tuy nhiên phải xuất trình được giấy hẹn cấp đổi thẻ BHYT theo quy định.

Như vậy, khi mất thẻ bảo hiểm y tế người mất thẻ cần làm các thủ tục để được cấp lại thẻ bảo hiểm y tế càng sớm càng tốt để đảm bảo quyền lợi khi đi khám chữa bệnh BHYT tại các cơ sở y tế. Để tìm hiểm thêm các thông tin liên quan đến việc thay đổi thông tin trên thẻ BHYT, đổi thẻ BHYT người tham gia có thể truy cập tại website //ebh.vn để nắm thông tin nhanh nhất.

Việc cấp lại thẻ bảo hiểm y tế bị hỏng, mất có thể thực hiện đơn giản và nhanh chóng qua online tại nhà. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết cách thực hiện nhé!

1Hướng dẫn đăng ký tài khoản dịch vụ cấp lại thẻ bảo hiểm y tế

Bước 1: Bạn cần vào hệ thống Cổng Dịch Vụ Công Quốc Gia Tại Đây, tiếp theo đó bạn nhấn Đăng nhập nếu đã có tài khoản, còn nếu chưa có, bạn nhấn Đăng ký.

Bước 2:Bạn lựa chọn phương thức đăng ký là Công dân. Tiếp theo, chọn logo Bảo Hiểm Xã Hội để đăng ký tài khoản.

Bước 3: Trên giao diện Đăng ký, bạn cần nhập đầy đủ và chính xác các thông tin cần thiết.

Nhập mã OTP được gửi qua tin nhắn. Nhấn Xác nhận.

Bước 4: Hệ thống sẽ yêu cầu bạn nhập mật khẩu để hoàn tất quá trình đăng ký.

2Hướng dẫn thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế do hỏng, mất

Bước 1: Nhấn vào tên tài khoản của bạn ở bên góc phải màn hình, chọn Thông tin cá nhân.

Bước 2:Trong giao diện mới, bạn chọn Tiện ích > Bảo hiểm xã hội > Bấm Cập nhật > Điền thông tin mã số BHXH để hoàn tất.

Bước 3:Bạn chọn Dịch vụ công trực tuyến ở Trang chủ.

Chọn cơ quan thực hiện là Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Nhấn Tìm kiếm.

Chọn Cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.

Bước 4: Bạn chọn Danh sách dịch vụ công > Cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất > Nộp trực tuyến.

Bước 5: Màn hình sẽ được tự động chuyển sang giao diện Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Các thông tin đề nghị cấp lại thẻ BHYT sẽ được tự động hiển thị. Tại Địa chỉ nhận kết quả, bạn có thể chọn hình thức Qua dịch vụ bưu chính để thuận tiện cho bạn.

3Hướng dẫn tra cứu tình trạng hồ sơ

Sau khi hoàn thành, bạn sẽ nhận được thông báo Nộp hồ sơ thành công. Điện thoại của bạn cũng sẽ nhận được tin nhắn này. Bạn cũng có thể kiểm tra quá trình xử lý hồ sơ xin cấp lại bằng cách nhấn vào Tra cứu.

Hoặc bạn có thể tra cứu quá trình xử lý hồ sơ BHXH Việt Nam TẠI ĐÂY và nhập Mã số hồ sơ cùng mã Captcha. Sau đó, toàn bộ thông tin về tình trạng xử lý sẽ được hiện ra để bạn theo dõi.

Trên đây là bài viết hướng dẫn cấp lại thẻ bảo hiểm y tế online tại nhà trong 5 phút. Chúc các bạn thực hiện thành công nhé!

Video liên quan

Chủ Đề