Câu 1 trong tác phẩm lời thoại trên là độc thoại hay đối thoại Vì sao

Soạn bài Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự trang 176 SGK Ngữ văn 9 tập 1. Câu 2. Viết đoạn văn có sử dụng hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm

Phần I

TÌM HIỂU YẾU TỐ ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

1. Đọc đoạn trích

2. Trả lời câu hỏi

a. Trong ba câu đầu đoạn trích, ai nói với ai? Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người? Dấu hiệu nào cho thấy đó là cuộc trò chuyện trao đổi qua lại.

b. Câu "Hà nắng gớm..." ông Hai nói với ai? Đây có phải câu đối thoại không? Vì sao? Trong đoạn trích còn có câu nào kiểu này không? Hãy dẫn ra câu đó.

c. Những câu " Chúng nó... bằng ấy tuổi đầu" là những câu ai hỏi ai? Tại sao trước những câu này không có dấu gạch đầu dòng như những câu ở trên.

d. Các hình thức diễn đạt trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện diễn biến của câu chuyện và thái độ của những người tản cư trong buổi trưa ông Hai gặp họ?

Trả lời:

a. Trong ba câu mở đầu đoạn trích cho thấy có ít nhất là hai người phụ nữ tản cư đang nói chuyện với nhau. Dấu hiệu cho biết điều đó vì có hai lượt lời qua lại; nội dung nói của mỗi người đều hướng tới người tiếp chuyện và hình thức thể hiện trong đoạn văn bằng hai gạch đầu dòng [hai lượt lời qua lại].

b. 

- Đây cũng không phải là đối thoại. Nội dung ông nói không hướng tới một người tiếp chuyện cụ thể, không liên quan đến chủ đề mà hai người đàn bà tản cư đang trao đổi. Hơn nữa sau câu nói to của ông cũng không có ai đáp lại. Thực ra ông lão nói với chính mình một câu bâng quơ, đánh trống lảng để tìm cách thoái lui. Đó chỉ là một lời độc thoại.

- Trong đoạn trích này còn có những câu như thế, chẳng hạn:

“Ông lão nắm tay lại mà rít lên:

- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này!”.

c.

- Đây là những câu của ông Hai hỏi chính mình.

- Những câu hỏi này ông phát ra thành tiếng mà chỉ âm thầm diễn ra trong suy nghĩ và tình cảm của ông Hai. Chúng thể hiện tâm trạng dằn vặt, đau đớn của ông  trong  phút giây nghe tin làng Chợ Dầu của ông theo giặc,  không thốt thành lời, chỉ nghĩ thầm nên không có dấu gạch đầu dòng, chúng là những câu độc thoại nội tâm.

d.  

- Các hình thức đối thoại tạo cho câu chuyện có không khí như cuộc sống thật, thể hiện thái độ căm giận của những người tản cư đối với người dân Chợ Dầu, tạo tình huống để đi sâu vào nội tâm nhân vật.

- Những hình thức độc thoại và độc thoại nội tâm sau đó đã giúp nhà văn khắc họa được sâu sắc tâm trạng dằn vặt, đau đớn khi nghe tin làng chợ Dầu cái làng mà ông luôn luôn lấy làm tự hào và hãnh diện đã theo giặc,  làm cho câu chuyện sinh động hơn.

Câu 2

Trả lời câu 2 [trang 179 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1]

Viết đoạn văn có sử dụng hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm

Lời giải chi tiết:

Chiều hôm ấy đi học về, lòng tôi man mác buồn vì một người bạn mới chuyển đi. Về nhà tôi chẳng thiết ăn uống, cứ thế nằm vật ra giường. Mẹ gọi xuống ăn cơm, tôi cũng chỉ nói vọng xuống nhà:

- Con hơn mệt nên không muốn ăn. Bố mẹ cứ ăn trước ạ.

Tôi cứ thế vùi mình vào trong chăn và trách Hoa, sao lại đi mà chẳng báo trước. Cậu thật vô tâm, thật ích kỉ, giá nói trước với tớ, tớ đã không buồn đến mức này. Nghĩ đến đó tôi lại khóc nức nở, rồi ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Sáng hôm sau, ngủ dậy tôi bỗng thấy một lá thư đặt ngay bên cạnh mình, tôi nhìn nét chữ và nhận ra ngay:

- Trời ơi, là thư của Hoa!

Từng dòng chữ Hoa viết khiến cho tôi hiểu hơn quyết định chuyển trường của bạn và cả lí do bạn không nói với tôi. Tôi không còn trách Hoa nữa. Bạn ấy mãi mãi là người mà tôi yêu quý.

Loigiaihay.com

Song Tử

- Đối thoại: là hình thức đối đáp trò chuyện giữa hai hay nhiều người.

- Vai trò: làm cho câu chuyện sống động như trong cuộc sống.

Ví dụ:

Mẹ tôi nói:

– Con hãy nghỉ ngơi vài hôm, đi thăm các nhà bà con một chút rồi cùng mẹ con mình lên đường.

– Vâng.

[Cố hương – Lỗ Tấn]

- Độc thoại: là lời nói không nhằm vào ai đó hoặc nói với chính mình. [phái trước có dấu ghạch đầu dòng].

- Vai trò: bộc lộ trực tiếp thái độ, cảm xúc, tâm lí của nhân vật.

Ví dụ:

Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

– Hà nắng gớm, về nào….

[Làng – Kim Lân]

- Độc thoại nội tâm: là lời độc thoại không cất lên thành lời [không có dấu ghạch đầu dòng].

- Vai trò: dễ đi sâu vào việc khám phá nội tâm nhân vật.

Ví dụ:

Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lãi cứ giàn ra, Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…

[Làng – Kim Lân]

Trả lời hay

18 Trả lời 15:54 01/10

  • Ma Kết

    a. Đối thoại là hình thức đối đáp trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. Trong văn bản tự sự, đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp [mỗi lượt lời là một lần gạch đầu dòng].

    b. Độc thoại là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng. Trong văn bản tự sự, khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước câu nói có gạch đầu dòng, còn khi không thành lời thì không có gạch đầu dòng. Trường hợp sau gọi là độc thoại nội tâm.

    - Ví dụ về đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm:

    [...] Tôi cất giọng véo von:

    Cái Có, cái Vạc, cái Nông

    Ba cái cùng béo, vặt lông cái nào?

    Vặt lông cái Cốc cho tao

    au nấu, tạo nướng, tạo xào, tao ăn.

    Chị Cốc thoạt nghe tiếng hát từ trong văng vẳng lên, không hiểu như thế nào, giật nảy hai đầu cánh, muốn bay. Đến khi định thần lại chị mới trợn mắt,giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Chị lò dò về phía cửa hàng tôi, hỏi:

    - Đứa nào cạnh khóe gì tạo thế? Đứa nào cạnh khóe gì tạo thế?

    Tôi chui tọt ngay vào hang, lên giường nằm khểnh bắt chân chữ ngũ. Bụng nghĩ thú vị: "Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè vỡ đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nỗi vào tổ tao đâu!".

    [Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí, Ngữ văn 6, tập hai].

    Trả lời hay

    12 Trả lời 15:54 01/10

    • Đen2017

      - Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự.

      - Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. Trong văn bản tự sự, đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp [mỗi lượt lời là một lần gạch đầu dòng].

      - Độc thoại là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc với một ai đó trong tưởng tượng. Trong văn bản tự sự, khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước câu nói có gạch đầu dòng; còn khi không thành lời thì không có gạch đầu dòng. Trường hợp sau gọi là độc thoại nội tâm.

      - Ví dụ về đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong tác phẩm Làng, khi nói về tin ông Hai nghe làng theo giặc:

      “Có người hỏi:

      - Sao bảo làng chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?

      - Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!

      Ông Hai trả tiền nước đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

      - Hà, nắng gớm, về nào…

      Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe thấy rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:

      - Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát!

      Ông Hai cúi gặm mặt xuống mà đi! Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà. Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra gường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ tràn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làm Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta hắt hủi rẻ rúng đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu? …

      Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:

      - Chúng mày ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này. Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống, một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm điều nhục nhã ấy!”

      [Kim Lân – trích Làng]

      Trả lời hay

      9 Trả lời 15:53 01/10

      • Video liên quan

        Chủ Đề