Chân thành là một đức tính có khả năng xây dựng

Có một đức tính không gì có thể thay thế được vì nó có khả năng làm rung động lòng người hơn hết thảy mọi đức tính quý báu khác, đó là sự chân thành.

Sự chân thành bắt đầu từ bản thân mỗi người và là một đức tính đáng quý có khả năng tự bộc lộ rõ ràng nhất mà ai cũng có thể nhìn thấy.

Trước hết, hãy chân thành với chính mình, với gia đình và họ hàng, với đồng nghiệp và đối tác, với bạn bè và người quen, và tất nhiên là với tổ quốc nữa. Và trên hết, hãy chân thành với đấng tạo hóa của nhân loại.

– Napoleon Hill

Một tính cách vui vẻ không phải là trang sức bên ngoài. Bạn chỉ có được tính cách ấy nếu bạn có thái độ trân trọng người khác. Nếu quyết tâm xây dựng một tính cách như vậy, bạn sẽ không đánh mất mình, mà ngược lại sẽ khẳng định được bản thân, khẳng định được “cái tôi” thành công của mình – tức mẫu người mà bạn hướng đến.

– Napoleon Hill

***

Chân thành là một đức tính có khả năng xây dựng các mối quan hệ tích cực hơn hết thảy mọi đức tính khác. Sự chân thành luôn xuất phát tự bản thân mỗi người và bộc lộ theo cách tự nhiên nhất.

Giống như thỏi nam châm có thể hút được sắt thép, người có lòng chân thành luôn hấp dẫn người khác bởi cảm giác phấn chấn tỏa ra từ con người họ. Không những thế, sự chân thành còn mang lại cảm giác bình yên và tạo nên uy tín cho con người. Nó là yếu tố quan trọng góp phần tạo ra những cơ hội quý báu để con người làm nên những điều lớn lao. Sự chân thành luôn quý giá hơn mọi của cải vật chất.

M ọi người sẽ cảm thông và tha thứ cho bạn nếu bạn thiếu năng lực và kiến thức. Nhưng khi dối trá, bạn sẽ phải gánh chịu hậu quả khôn lường. Do đó, hãy luôn thể hiện sự chân thành của mình trong mọi hoàn cảnh. Cuộc sống của bạn sẽ trở nên bằng phẳng và dễ dàng hơn nếu bạn luôn sống chân thành.

Hãy chân thành với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và đối tác của bạn. Nhưng trên hết, hãy học cách sống chân thành với chính bản thân. Nếu không làm được điều này, bạn sẽ không bao giờ thuyết phục được người khác tin tưởng ở mình. Khi bạn tự tin nhìn thẳng vào mắt người đối diện và truyền cho họ niềm tin của mình, bạn sẽ có được sự tin tưởng và ủng hộ từ họ.

Thay vì tự dằn vặt bản thân vì những thất bại đã qua, bạn hãy sống hết mình cho hiện tại bằng tất cả lòng chân thành của mình. Giai điệu của sự chân thành luôn có khả năng lay động lòng người. Nó sẽ giúp bạn vững bước trước mọi thử thách của cuộc sống và gặt hái được thành công như mong muốn.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.

Đề bài: Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về sự chân thành

Mục Lục bài viết:
1. Dàn ý chi tiết
2. Bài mẫu số 1
3. Bài mẫu số 2
4. Bài mẫu số 3

Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về sự chân thành
 

I. Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về sự chân thành [Chuẩn]

1. Mở bài

Dẫn dắt đến vấn đề cần nghị luận: Sự chân thành

2. Thân bài

- Giải thích "sự chân thành": là sự ngay thẳng, thật thà trong lời nói, hành động; không dối trá, lọc lừa.- Vai trò của sự chân thành:+ Mang đến sự an yên, thanh thản trong tâm hồn+ Nhận được sự yêu thương, kính trọng của những người xung quanh

+ Làm cho những mối quan hệ trở nên bền chặt; góp phần xây dựng một xã hội nhân văn, giàu tình người.

- Liên hệ thực tiễn: Trong xã hội vẫn tồn tại những người sống vô tình, dối trá, dùng sự lừa dối để đổi lấy lợi ích cho bản thân.- Bài học:+ Học cách sống chân thành với bản thân những người xung quanh.

+ Hành xử chân thành, trung thực; không dối trá, lọc lừa.

3. Kết bài

Khẳng định giá trị của sự chân thành trong xã hội.

 
II. Bài văn mẫu Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về sự chân thành
 

1. Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về sự chân thành, mẫu 1 [Chuẩn]

Trong cuộc sống, chúng ta có thể dễ dàng bắt đầu một mối quan hệ mới với bạn bè, đồng nghiệp,...Thế nhưng mối quan hệ ấy có thể duy trì và tồn tại vững chắc hay không lại phải dựa trên sự tôn trọng và quan trọng hơn hết là sự chân thành bởi "Cái gì xuất phát từ trái tim sẽ đi đến trái tim". Chân thành là sự thật thà, chân thật trong suy nghĩ và hành động, là việc đối xử với người khác bằng tình yêu thương, không vụ lợi, dối trá. Sự chân thành chính là cơ sở cốt lõi để hình thành một mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Người chân thành cũng sẽ nhận được sự tôn trọng, yêu quý của những người xung quanh mình. Mặt khác, sự chân thành cũng góp phần làm nên giá trị con người, hướng con người đến sự tốt đẹp, làm cho tâm hồn con người được nhẹ nhõm, an nhiên. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay vẫn tồn tại những kẻ dối trá, họ dùng những hành động giả dối, lời nói ngon ngọt giả tạo để lừa gạt người khác để mang đến lợi ích cho bản thân. Sự giả tạo ấy như con sâu đục khoét tâm hồn con người, làm cho nhân cách con người trở nên lệch lạc, méo mó. Chân thành là đức tính tốt đẹp mà mỗi chúng ta cần trau dồi, rèn luyện. Chúng ta hãy học cách thành thật với bản thân và chân thành với những người đối diện, có như vậy chúng ta mới có thêm những tình cảm yêu quý chân thành, cuộc sống của chúng ta vì thế mà cũng trở nên ý nghĩa hơn.


2. Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về sự chân thành, mẫu 2 [Chuẩn]

Tỉ phú nổi tiếng nước Mĩ Tony Robbins từng nói: "Chỉ những người đã học được quyền nắng của sự chân thành và cống hiến vị tha mới trải nghiệm được niềm vui sâu sắc nhất của cuộc đời: Sự viên mãn". Thật vậy, sự chân thành không chỉ mang đến tình cảm yêu mến, kính trọng của những người xung quanh mà còn mang đến hạnh phúc, viên mãn cho chính bản thân con người. Chân thành là một đức tính tốt đẹp của con người, đó là sự ngay thẳng, thật thà với bản thân và trong cách ứng xử với những người xung quanh mà không dối trá, lọc lừa. Sự chân thành xuất phát từ chính những tình cảm tự nhiên, đáng quý nhất của con người, nó được bộc lộ ra trong lời nói và hành động của con người. Chân thành được coi là thước đo giá trị của con người, khi sống ngay thẳng, thật thà sẽ nhận được sự tin tưởng, yêu quý của người khác, từ đó uy tín, giá trị của con người cũng được khẳng định. Người sống chân thành cũng sẽ có sự bình yên, thanh thản hơn trong tâm hồn bởi họ sống thật tâm, chân tình, không phải tính toán thiệt hơn hay lừa dối người khác. Mặt khác, người sống chân thành sẽ hiểu được bản thân mình muốn gì, cần gì, từ đó phấn đấu, nỗ lực để theo đuổi đam mê. Để cuộc sống của trở nên tốt đẹp, ý nghĩa hơn chúng ta hãy sống với nhau bằng trái tim chân thành, bằng sự ngay thẳng, thật tâm, cần phê phán những hành động dối trá, vụ lợi.
 

3. Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về sự chân thành, mẫu 3 [Chuẩn]

Cuộc sống như một cuộc chạy đua tốc lực với những mục tiêu, ước mơ. Giữa vòng xoáy bộn bề ấy con người bị đè nặng bởi áp lực của công việc, cuộc sống và những mối lo cơm-áo-gạo-tiền. Và khi con người bị "vây hãm" trong những mệt nhọc, căng thẳng thì sự chân thành chính là liều thuốc tinh thần hữu ích nhất giúp con người vực dậy và tiếp tục hướng về phía trước. Sự chân thành được thể hiện trong chính cách nhìn nhận, ứng xử với bản thân và với người khác. Hiểu đơn giản chân thành chính là việc sống thật thà, ngay thẳng, không dối trá, vụ lợi. Sống chân thành với bản thân sẽ giúp chúng ta hiểu được mong muốn, nguyện vọng của bản thân, và khi hiểu được lòng mình chúng ta sẽ có thể tự ra những phương hướng đúng đắn cho những hành động. Sống chân thành với bản thân còn mang đến sự nhẹ nhõm, bình yên trong tâm hồn. Sống chân thành với người khác được thể hiện trong những lời nói, hành động thật lòng, đối xử với nhau bằng tình thương, không lợi dụng, dối trá và sẵn sàng ở bên cạnh khi họ gặp những khó khăn. Khi sống chân thành, chúng ta sẽ nhận được sự quý trọng, yêu mến của người khác, sự chân thành cũng tạo thành chất keo gắn kết để làm cho mối quan hệ giữa con người với con người trở nên bền chặt hơn. Tuy nhiên, đáng buồn thay trong cuộc sống hiện nay vẫn có những con người sống lạnh lùng, vô cảm, chỉ biết giả tạp, dối lừa để mang đến những lợi ích cá nhân. Sống chân thành trong xã hội hiện đại là vô cùng quan trọng, nó góp phần xây dựng một xã hội nhân văn, tốt đẹp.

------------------HẾT-----------------

Trên đây là nội dung bài Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về sự chân thành, để trau dồi thêm vốn hiểu biết và kĩ năng viết bài nghị luận, các em có thể tham khảo thêm: Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về sức mạnh của lòng yêu thương, Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tình tự phụ, Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tình cảm gia đình, Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về sức mạnh niềm tin.

Chân thành là cội nguồn của tất cả những tình cảm tốt đẹp trong cuộc sống. Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về sự chân thành dưới đây sẽ giúp các em hiểu được khái niệm, biểu hiện và những ý nghĩa của sự chân thành đối với cuộc sống và những mối quan hệ của con người.

Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tình bạn Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về hi vọng Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về sáng tạo Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về sự tự tin Nghị luận xã hội 200 chữ về vai trò của Internet trong cuộc sống hôm nay Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tiết kiệm

Thứ sáu, 02/10/2020 20:28

Sống chân thành, điều tốt đẹp rồi sẽ đến

Đừng vì những khó khăn và thử thách của cuộc sống, mà chúng ta đánh mất đi những điều vô cùng ý nghĩa. Hãy sống chân thành, không vụ lợi, điều tốt đẹp rồi sẽ đến. Trong mọi mối quan hệ, chỉ có chân thành mới đổi được chân thành. Sự chân thành bao giờ cũng là điều được mọi người yêu thích nhất.

Cuộc sống luôn cần có những người bạn, nếu đã coi nhau là bạn, chúng ta không chỉ dành cho nhau những lời khen ngợi, mà tốt nhất phải chỉ cho họ thấy được điểm sai để sửa đổi. Đừng vì sợ mất lòng bạn mà không dám đưa ra lời góp ý trung thực.Chỉ cần chúng ta sống chân thành, đối đãi thật lòng với bạn bè, thì thời gian sẽ đem đến sự thấu hiểu và cảm phục.Muốn trở thành bạn tốt của nhau rất cần sự nỗ lực từ cả hai phía.Đã là bạn thân thì càng phải ở bên nhau vào thời điểm khó khăn nhất, chia sẻ cho nhau sự chân thành, cổ vũ, động viên và luôn luôn quan tâm đến nhau. Sống chân thành, bạn sẽ luôn có những người bạn chân thành ở bên cạnh. Người có lốisống chân thànhluôn được mọi người yêu mến, bởi họ là người có nhân phẩm tốt, luôn luôn sống thật. Lời nói của người chân thành bao giờ cũng có sức thuyết phục cao. Họ tạo cho người khác cảm giác tin cậy, chơi với họ bạn không phải đề phòng bị phản bội hay hoài nghi bất cứ điều gì.Họ dùng trái tim chân thành để đối đãi chan hoà và thân thiện với tất cả mọi người. Có như vậy mới giữ được sự thanh thản trong tâm hồn. Sự chân thành bắt nguồn từ tình cảm thực sự của một tấm lòng chân thành thì mới đủ sức thuyết phục người khác. Bằng sự chân thành và lòng tin tưởng, bất kỳ mối quan hệ nào cũng đều được bảo vệ và trân trọng. Chân thành phải được thể hiện một cách tế nhị, nếu không người nhận khó lòng chấp nhận.

Người sống chân thành thường khá tự tin vào bản thân, nên họ không tự đề cao chính mình, không cần phải sống giả tạo. Vì họ biết rằng sống giả dối không mang lại niềm vui và hạnh phúc, sống một cuộc sống thoải mái khi được là chính mình. Người chân thành luôn trân trọng thành quả mà người khác có được, vui thực lòng với niềm vui của người khác và lấy đó làm kinh nghiệm cho bản thân. Sống không tự ti mà cũng chẳng tự kiêu, không tìm cách lấy lòng người khác bằng mọi cách. Họ biết rằng, sự chân thành mới là điểm mà mọi người cần hướng đến, xây dựng mối quan hệ đã khó, giữ gìn nó lại càng khó hơn. Nếu thiếu đi sự chân thành thì bạn cũng chỉ là một kẻ thất bại. Vì thế, nhất định phải trân trọng, gìn giữ những gì có được và sáng suốt từ bỏ những điều không thể có.

Hạnh phúc vốn giản đơn, chỉ cần chúng ta đối xử với nhau bằng sựchân thành, chúng ta sẽ có thêm niềm tin và sức mạnh. Vì vậy, hãy sống thành thật với người khác và với chính bản thân mình!

Minh Uyên

Video liên quan

Chủ Đề