Chiến dịch Digital marketing điện hình của Shopee

Chiến lược marketing của Shopee là gì? Vì sao Shopee lại ‘lột xác’ và nhanh chóng vượt mặt các ông lớn “có tuổi” trong ngành? Đây hiện đang là những thắc mắc của rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh sàn thương mại điện tử. Thậm chí cũng là vấn đề mà nhiều đối thủ cạnh tranh của Shopee đặt ra. Vậy, những chiến lược marketing của shopee là gì? Bài học nào shopee đã áp dụng từ marketing của Trung Quốc ? Cùng WISE BUSINESS đào sâu những ngách marketing mà sàn thương mại điện tử Shopee đã áp dụng trong thời gian qua nhé!

Shopee một trong những sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam. Dù đi sau các đàn anh như Lazada, Sendo, Tiki… nhưng từ khi chính thức đặt chân vào thị trường Việt Nam vào tháng 8 năm 2016, Shopee đã nhanh chóng bắt kịp nhu cầu mua sắm online của người tiêu dùng Việt để vượt mặt các đối thủ cạnh tranh. Đến nay, Shopee đã vươn lên trở thành trang thương mại điện tử có chỗ đứng vững chắc. Mắt xích quan trọng góp phần vào sự thành công này chính là những chiến lược marketing hiệu quả của shopee.

ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU 
  • Có mặt nhiều quốc gia trên thế giới
  • Hơn 50 triệu truy cập vào website trong tháng, đứng đầu lượt truy cập website mua hàng ở Việt Nam 
  • Có chương trình tiếp thị liên kết riêng từ năm 2019
  • Chương trình Affiliate rõ ràng, minh bạch, nhận hoa hồng nhanh   
  • Hàng hóa quá nhiều, khách hàng dễ bị phân tâm khi mua 
  • Phí ship cao, phức tạp, tải liên kết Shopee pay mới được nhiều ưu đãi 
  • Dễ bị kẻ xấu giả mạo, hàng hóa dễ bị lừa đảo 
CƠ HỘI THÁCH THỨC 
  • Hàng hóa đa dạng, phong phú, cơ hội để dễ tìm thấy thị trường ngách 
  • Cơ hội hợp tác với shopee mà không cần bên thứ 3
  • Là 1 trong những sàn TMĐT đang phát triển mạnh và có nhiều chương trình ưu đãi khủng 
  • Khách hàng ngày càng có xu hướng mua hàng online 
  • Cần có kiến thức về marketing, biết chỉnh sửa video, viết bài content 
  • Các sàn TMĐT khác cũng đang làm Affiliate, dễ bị phân tán tư tưởng 
  • Cần sáng tạo liên tục để tìm cách tiếp cận khách hàng  

Shopee định hướng thị trường mục tiêu tại khu vực Đông Nam Á. Đến thời điểm hiện tại Shopee đã có mặt trên 7 quốc gia. Cụ thể bao gồm: Singapore, Myanmar, Thailand, Indonesia, Malaysia, Vietnam, Philippines.

Đối thủ cạnh tranh của Shopee không thể không nhắc Lazada, một thương hiệu con của Alibaba và cả những đối thủ cạnh tranh nội địa như Tiki, Sendo, Adayroi… Tại Philippines có: Zalora; tại Indonesia có: Tokopedia và Bukalapak…

Vì thị trường mục tiêu của Shopee là những quốc gia khu vực Đông Nam Á nên khách hàng mục tiêu của Shopee vô cùng đa dạng. Theo một số khảo sát chỉ ra rằng, khách hàng thuộc quốc gia khu vực Đông Nam Á có nhu cầu mua sắm online cao và ngày càng gia tăng. Nhờ vậy, thương mại điện tử như Shopee cũng được phát triển vượt trội.

Chiến dịch Digital marketing điện hình của Shopee

Bên cạnh các chiến lược Marketing hiệu quả, Shopee cũng xây dựng những chương trình Marketing Mix thành công để thu hút khách hàng và người dùng lựa chọn sử dụng nền tảng thương mại điện tử này. Vậy Shopee đã triển khai Marketing Mix theo mô hình 4P như thế nào?

Đối với chiến lược Marketing của Shopee về sản phẩm, nền tảng thương mại điện tử này tập trung vào hoạt động nghiên cứu và phát triển để tăng chất lượng sản phẩm của mình. Ông Pine Kyaw, Giám đốc Shopee Việt Nam, đã sớm nhận định rằng thương mại di động sẽ là một xu thế tất yếu khi các công nghệ về ứng dụng di động phát triển, điện thoại thông minh ngày càng có màn hình lớn hơn, chế độ bảo mật tốt hơn… Thêm vào đó, các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, Pinterest… cũng đã bổ sung các nút “thích”, “mua”,.. như một cách cổ vũ người sử dụng mua sắm nhiều hơn, thoải mái hơn khi họ đang lướt Internet. 

Đội ngũ nhân viên bộ phận Nghiên cứu và Phát triển của Shopee cũng nhận ra là người dùng đang dành nhiều thời gian hơn trên chiếc điện thoại thông minh và quen dần với các thao tác “chạm” để xem, để mua sắm. Điện thoại thông minh vô hình trung trở thành công cụ cũng là môi trường di động truyền tải thông tin đến người tiêu dùng một cách nhanh chóng hơn so với trên các thiết bị cố định như máy tính cá nhân. Ngoài những tính năng cơ bản mà mọi sàn thương mại điện tử khác cung cấp như Shopee Mall (nơi cung cấp hàng chính hãng 100%), Flash Sale (ưu đãi khuyến mãi, số lượng có hạn theo khung giờ), danh mục mọi ngành hàng, nạp thẻ và dịch vụ, ưu đãi đối tác,… Shopee cũng cấp những tính năng mà chỉ có ở Shopee người dùng mới được trải nghiệm bao gồm:

a. Shopee Live và Shopee Chat

Shopee là sàn TMĐT đầu tiên cho ra mắt cả tính năng trò chuyện (Shopee Chat) và live-streaming (Shopee Live). Chăm sóc khách hàng qua Chat là một trong những yếu tố quan trọng giúp tăng doanh số của người bán, bên cạnh đó còn xây dựng được tập khách hàng trung thành và giảm tỷ lệ đổi/trả hàng. Hơn thế nữa, Shopee Chat có thêm công cụ trả giá duy nhất chỉ có ở Shopee. 

Mô hình bán hàng qua livestream không phải là mới trên thế giới. Xuất phát từ các nước Phương Tây, livestream trở thành xu hướng bán hàng được các nhà kinh doanh và cả các sàn thương mại điện tử lựa chọn. Ra mắt người dùng vào đầu năm 2019, Shopee Live là một trong những tính năng mà Shopee cho rằng đúng với định hướng của công ty khi muốn những trải nghiệm mua sắm trên di động với Shopee trở nên rất nhanh chóng và trực quan. .

b. Shopee Feed

Người dùng trên toàn khu vực có cơ hội tận hưởng trải nghiệm mua sắm mang tính xã hội hóa cao thông qua tính năng Shopee Feed trong Quý I/2020. Shopee Feed cung cấp các tính năng mang tính xã hội cho người dùng như tạo nội dung để tương tác với bạn bè, người mua hàng và người bán hàng trên ứng dụng mua sắm Shopee. 

Shopee Feed là một nền tảng trên ứng dụng Shopee giúp người bán chia sẻ thương hiệu, sản phẩm với cộng đồng Shopee thông qua các bài viết có nội dung trực quan, hấp dẫn. Người mua có thể xem sản phẩm qua hình ảnh hoặc video, dễ dàng truy cập vào trang sản phẩm bằng cách bấm vào hình ảnh, lấy voucher của Shop, tìm kiếm sản phẩm bằng hashtag, xem đánh giá từ người mua khác… Nhờ Shopee Feed, Shopee ngày càng tiến gần hơn đến mục tiêu hoàn thiện hóa sàn thương mại điện tử của mình, không chỉ là một ứng dụng mua sắm online, Shopee còn là một mạng xã hội – nơi người mua, người bán và cả những đại sứ thương hiệu được kết nối, tương tác.

Chiến dịch Digital marketing điện hình của Shopee

Chiến lược marketing của Shopee lớn mạnh thông qua những kênh phân phối trực tuyến đa năng. Shopee đã liên tục cập nhật và phát hành ứng dụng dành riêng cho smartphone, máy tính bảng. Hơn nữa, còn có trang web chạy trên trình duyệt máy tính.

Tất cả các kênh thương mại của shopee đều mang lại nhiều tiện ích và trải nghiệm rất tốt dành cho khách hàng và nhà cung cấp sản phẩm. Giúp họ có thể truy cập mua hàng, đăng ký bán hàng mọi lúc mọi nơi.

Đối với chiến lược Marketing của Shopee về giá (Price), Shopee đã định giá sản phẩm theo chiến lược định giá cạnh tranh.

Định giá sản phẩm cạnh tranh là một phương pháp định giá tận dụng giá của đối thủ cạnh tranh cho cùng một sản phẩm tương tự để làm cơ sở định giá. Chiến lược định giá này tập trung vào các thông tin từ thị trường hơn là chi phí sản xuất (định giá theo chi phí) và giá trị của sản phẩm (định giá dựa trên giá trị). Với trường hợp của Shopee, công ty hiểu rằng với sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt như hiện nay thì ngoài việc cung cấp tới khách hàng nền tảng thông minh, dễ sử dụng, phù hợp với thói quen của họ thì chiến lược cạnh tranh về giá là rất cần thiết.

a. Chiến dịch quảng cáo 

Những chiến dịch quảng cáo TVC bắt trend là một trong những chiến lược Marketing hiệu quả của Shopee về xúc tiến hỗn hợp. Một trong những chiến dịch nổi tiếng và tạo được tiếng vang lớn nhất của Shopee phải kể đến TVC quảng cáo: “Baby Shark” với sự góp mặt của ca sĩ Bảo Anh và thủ môn Tiến Dũng nổi tiếng. Yếu tố làm nên sự thành công của chiến dịch này chính là nhờ Shopee đã áp dụng một công thức chung hoàn hảo: bài hát Baby Shark.

Bài hát này vốn là bài nhạc thiếu nhi đã viral trước đó, nay được Shopee khéo léo lồng thương hiệu của mình vào. Việc chọn một bài hát thiếu nhi cũng là một quyết định thông minh: nhạc thiếu nhi thường ngắn gọn, bắt tai mà lại dễ thuộc, là công thức hoàn hảo cho các chiến dịch viral. Kèm theo đó, cái tên Shopee lặp đi lặp lại suốt bài cũng làm tăng nhận biết cho thương hiệu và khiến người tiêu dùng dễ dàng liên tưởng đến Shopee mỗi khi nghe thấy giai điệu bài hát. Sau chiến dịch, theo số liệu từ Google Trends thì chỉ trong vòng 1 tháng sau khi quảng cáo này xuất hiện ở Việt Nam thì từ khóa “quảng cáo Shopee” đã được tìm kiếm nhiều hơn gấp 3 lần. Đây chính là chiến dịch giúp Shopee quảng bá thương hiệu của mình một cách hiệu quả.

b. Chương trình khuyến mãi 

Chương trình khuyến mãi nổi tiếng của Shopee phải kể đến những ngày sale “khủng” 11/11, 12/12,…Vào những ngày siêu sale này, khách hàng thường xuyên nhớ tới Shopee và sử dụng nền tảng thương mại điện tử này để mua sắm và “săn sale”. Bên cạnh đó, những ngày khuyến mãi khủng thường là có ngày trùng với tháng nên khách hàng sẽ cảm thấy dễ nhớ hơn. Những chương trình khuyến mãi này của Shopee đã thu hút cả người bán lẫn người mua. Người bán có cơ hội kích cầu, thu hút người mua đưa ra hành động mua hàng cũng như người mua có cơ hội mua được mặt hàng mà mình có nhu cầu với nhiều lợi ích đi kèm. 

Hy vọng rằng, với những thông tin được tổng hợp trên đây sẽ giúp các cá nhân, doanh nghiệp đang định hướng thiết lập trang thương mại điện tử, hoặc kênh bán hàng online có thể có được nhiều kinh nghiệm từ chiến lược marketing của Shopee. Đừng quên theo dõi fanpage WISE Business và group GIÀU LÊN NHỜ MARKETING để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị mỗi ngày nhé!