Chư vị hương linh là gì

 PHÂN BIỆT TUỆ LINH, CHÂN LINH, VONG LINH

Tôi đã đi nhiều nơi, đã nghe nhiều bậc tu hành cúng kiếng, trì tụng. Tôi đã chứng kiến rất nhiều những nhầm lẫn hay có thể gọi đó là sự chưa chính xác trong việc dùng thuật ngữ cũng như ý hiểu về các vấn đề tâm linh.

Trong bài viết này, tôi muốn chia sẻ tới mọi người ý nghĩa và cách dùng từ ngữ tâm linh cho đúng. Bởi có những từ ngữ mà chính các bậc tu hành, những thầy pháp sư sử dụng sai.

1. Tuệ linh là gì? khi nào thì gọi là tuệ linh?

Tuệ linh là gì?

Tuệ linh là linh khí kết tụ có trí tuệ di chuyển và cải tạo không gian vũ trụ. Hay cũng được hiểu theo học thuyết hạt năng lượng thì đó là "tổng hòa năng lượng có liên kết bởi mã sóng trí tuệ có thể di chuyển và cải tạo thế giới quan vũ trụ ".

Tuệ linh là bản thể gốc của dạng sống Tuệ linh. Sau khi các tuệ linh luân hồi tu luyện đạt được phẩm vị mới đắc được các quả vị như: thánh nhân, bồ tát, phật....

Như vậy, nói đến Tuệ linh là nói đến gốc, đến cội nguồn của tất cả chư thiên, trời, thần phật. Và nói đến các quả vị thì đó là thành quả của Tuệ linh.

Khi nào thì gọi là Tuệ linh?

Bất kể khi nào đều cũng gọi được là tuệ linh, bởi đó là cội nguồn, là bản thể gốc của mọi phẩm vị, của cả dạng sống tuệ linh.

Khi chúng ta đang sống, chúng ta gọi tuệ linh của ta.

Chúng ta gọi tuệ linh của Ngài nào đó. Như Tuệ linh của Đức Phật, Bồ Tát,...

Thậm chí có thể gọi là tuệ linh của cụ A nào đó vừa mới thoát tục cõi trần nhân sinh.

2. Vong linh là gì? Khi nào gọi là Vong linh?

Vong linh là gì?

Vong linh nghĩa là dạng sống linh khí [tuệ linh, linh hồn của muông thú]. Sau khi thoát khỏi thân xác [chết phần thân xác] Sẽ phải quá cảnh tu luyện tại địa phủ để dưỡng nguyên thần rồi tiếp tục luân hồi làm người. Ta hiểu đơn giản là cuộc sống lưu vong để tu luyện của các tuệ linh, linh hồn do khi sống vãn còn chấp ngã, sân, hận, tạo nghiệp nên phải được sắp xếp tu luyện ở nơi đặc biệt . Đó là địa phủ. Đó là nơi tạm, là nơi phản chiếu nghiệp lực cho những tuệ linh, linh hồn sau 1 kiếp người trên nhân gian.

Khi nào gọi là Vong linh?

Khi con người thoát tục [chết] và được trở về địa phủ [cảnh địa ngụ, cảnh âm, cảnh địa phật] thì gọi là vong linh.

Tuy nhiên, cũng sau khi thoát tục, tuệ linh do tạo phước nhiều, không có chấp, sân hận, hay nghiệp ác thì sẽ được trở về cõi trời cội nguồn để luyện nguyên thần. Trường hợp này không phải lưu vong thì ta không gọi là vong linh. Dân gian hay gọi là gia tiên có cụ làm quan.

Để phân biệt được 1 người sau khi mất về cảnh giới nào chỉ có thiền định mới có thể thấy được.

3. Chân linh là gì? khi nào gọi chân linh?

Chân linh là gì?

Chân linh là gốc tu hành của dạng sống linh hồn hay tuệ linh. Tức là tuệ linh hoặc linh hồn đã tu hành và đạt được các thành quả ở nhân gian.

Linh hồn muông thú được chuyển sinh làm thần là do đã có nhiều kiếp làm muông thú giúp con người tu hành. Khi được chuyển làm thần thì đó là thành quả của họ do đã tu hành mà có được. Ban giám sát hộ thần là cõi trời của linh hồn muông thú được chuyển sinh làm thần. Do đó chư thần pháp lực rất yếu.

Tuệ linh được gọi là chân linh là do khi làm người đã mang lại được lợi ích cho chúng sinh. Đó là thành tựu tu hành của tuệ linh ở nhân gian.

Khi nào gọi là Chân linh?

Gọi chư thần là Chân linh vì họ đã có chân tu với thành tựu mà được làm thần.

Gọi chân linh phật tổ, chân linh hàng bồ tát, ...VÌ họ đã có gốc tu hành với thiện phước vô lượng.

Người mới mất không được gọi là chân linh, vì họ còn đang luân hồi. Nếu sau 49 ngày thoát tục mà họ trở về cõi trời cội nguồn với phẩm vị quả vị tu hành đạt được thì mới được gọi là chân linh.

Thực tế, người dân, các bậc tu hành, các thầy vẫn còn lầm lẫn. việc lầm lẫn cũng do chưa hiểu bản chất của dạng sống tuệ linh, sứ mệnh tu hành nơi nhân gian. Không hiểu các cảnh giới. Khi không hiểu mà thực hành nghi lễ tâm linh sẽ không hiệu quả.

Tôi từng thấy Quan thần linh [chân linh quan thần linh] ở nhà đài hóa thân nói ông thầy cúng là "Thầy bà cúng khấn lôm côm". Lôm côm vì các vị ấy cúng khấn mà không hiểu gì. Chư thần sẽ biết chúng ta có hiểu hay không bởi họ đọc được năng lượng trong chúng ta, biết trí tuệ của chúng ta. Do vậy, tôi viết bài ngắn này để chúng ta nghiên cứu và tham vấn thêm, thông qua đó làm hành trang để việc tri ân thiên địa, gia tiên dúng và khoa học hơn.

Vong linh, cũng gọi là hương linh, đây là từ dành để chỉ chung chung cho những người đã mất.

Nhiều Vị khi nghe qua từ «vong linh» thì cũng lờ mờ, mà chưa thật sự hiểu kĩ lắm.
Ở bài viết này tôi sẽ giải thích kĩ hơn về « vong linh » để giúp Quý Vị hiểu rõ hơn.

Từ này chúng ta vẫn thường hay nghe trong cụm từ như «Vong ân bội nghĩa», nghĩa là
Người mà quên ơn, quay lưng với tình nghĩa đã nhận của một người nào trước đó.

  • Linh có nghĩa là hồn phách, hay phần tinh thần của con người,
    cũng còn có nghĩa là lạnh lẽo, tịch mịch.

Vậy nếu chúng ta ghép hai từ lại thì vong linh có nghĩa là một người sau khi chết tồn tại dưới dạng hồn phách, siêu hình, sống nơi cô tịch, bị người đời, kể cả người thân dần dần quên lãng, dần đi vào sự lãng quên, mười năm, ba mươi hay một trăm năm,…..v…v….

Rồi chẳng còn ai nhớ đến người ấy nữa. Nên chúng sinh ấy được gọi là Vong linh.

Tất cả chúng ta ở đây, kể cả tôi và Quý Vị, rồi mai đây sau khi chúng ta lìa bỏ cõi đời,
thì cũng đều có chung một tên gọi là «Vong linh» cả.

Chúng ta rồi thì cũng dần bị người thân, người đời lãng quên,
và sẽ chẳng còn ai nhắc đến, nhớ đến hay biết đến nữa, sẽ bị chìm vào quên lãng.

Từ vong linh là gọi chung chung cho người đã mất, tuy nhiên trong thực tế nếu một chúng sinh sau khi mất.

Ví dụ như sau khi mất, người ấy là một Bậc phước đức lớn, bỏ thân vật chất họ sinh về các cõi trời, làm Chư Thiên.

Mặc dầu lúc này họ vẫn ở trong cõi siêu hình, nhưng ta đâu còn gọi họ là vong linh nữa, vì họ đã tái sinh làm Chư Thiên rồi.

Trong khi đó, người thân hay bạn bè không biết vẫn còn gọi họ là vong linh hay hương linh.

Vậy danh xưng này sẽ đúng hơn khi chúng sinh ấy sau khi bỏ thân mạng mà sinh vào kiếp ngạ qủy [Qủy đói], ma, hay đang bị đọa trong địa ngục, nếu chúng sinh tồn tại ở những cảnh giới này thì mới thật đúng với tên gọi là vong linh.

Ở những bài tới, nếu có duyên tôi sẽ viết thêm về những chủ đề như :
« Cách nhận biết một vong linh đã siêu hay chưa siêu ».

Siêu là sao? Chưa siêu là sao?

Tại sao nói :

«Âm có siêu thì dương mới thới» ?

Những chủ đề đại loại như thế. Kính mong Quý Vị đón đọc.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Cư sĩ Nhuận Hòa

>> Tham khảo : //xn—hay-uqa.vn/tam-linh/


FB Tu học mỗi ngày

  • Vong linh nghĩa là gì? Tìm hiểu về vong linh
  • Hương linh và vong linh
  • Chuyện vong linh có thật
  • Nói chuyện với vong linh
  • Vong linh thai nhi
  • Có nên đưa vong lên chùa không?

Từ khi mẹ tôi mất đến nay được hai năm, vợ chồng tôi đã ăn chay, giữ giới, niệm Phật, làm nhiều việc thiện, tổ chức trai đàn cầu siêu, thỉnh chư Tăng cúng dường... để hồi hướng phước báo cầu siêu cho mẹ. Tuy vậy, tôi vẫn chưa biết mẹ có được siêu thoát hay chưa?

HỎI: Từ khi mẹ tôi mất đến nay được hai năm, vợ chồng tôi đã ăn chay, giữ giới, niệm Phật, làm nhiều việc thiện, tổ chức trai đàn cầu siêu, thỉnh chư Tăng cúng dường... để hồi hướng phước báo cầu siêu cho mẹ. Tuy vậy, tôi vẫn chưa biết mẹ có được siêu thoát hay chưa? Vậy có nên nhờ các nhà ngoại cảm gọi hồn để xem hiện giờ mẹ thế nào? Các hương linh tiếp xúc với nhà ngoại cảm thì họ đã được siêu thoát chưa? Khi đã siêu thoát thì các hương linh có về nơi thờ tự không? Vãng sinh, siêu thoát hay không là do sự chuyển hóa nghiệp lực của hương linh đó và một phần nhờ vào sự hồi hướng phước báo của người thân? [LỆ THU, ]

Bạn Lệ Thu thân mến!

Theo quan điểm Phật giáo [Bắc tông], một người sau khi chết có thể lập tức tái sanh [đối với người tạo nghiệp cực thiện hay cực ác] hoặc trải qua giai đoạn trung gian từ 1 đến 49 ngày rồi tùy theo nghiệp mà tái sanh vào cảnh giới tương ứng. Trừ những trường hợp đặc biệt chết do đột tử, bất đắc kỳ tử thường gọi là chết oan, còn lại đa phần sau 49 ngày các hương linh đều theo nghiệp tái sanh. Khi thần thức đã theo nghiệp tái sanh vào một cảnh giới tương ứng rồi, tất nhiên phải chịu thọ báo [tốt hoặc xấu] ở trong cảnh giới ấy. Cho đến khi mãn nghiệp ở cõi ấy, nếu không có duyên lành tu tập giải thoát, thì thần thức lại theo nghiệp tái sanh vào một cõi khác. Cứ thế, chúng sanh luân hồi trong ba cõi sáu đường không cùng tận. Theo giáo lý Nhân quả-Nghiệp báo, những nỗ lực của người thân hướng về hương linh như tạo phước, cầu nguyện v.v... chỉ trợ duyên, ảnh hưởng tốt đến hương linh được phần nào thôi chứ không can thiệp sâu vào khuynh hướng tái sanh của họ.

Vì mỗi người đều phải 'thừa tự' nghiệp lực của chính mình. Để được giải thoát, tự thân hương linh phải tỉnh thức và hướng thiện. Không ai có thể cứu vớt chúng ta ngoại trừ những nỗ lực tu tập của chính chúng ta. Thế Tôn đã dạy: "Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi. Hãy tự mình nương tựa hòn đảo chính mình".

Do vậy, không nên nhờ các nhà ngoại cảm gọi hồn người thân đã mất. Giả sử gọi được và gọi đúng người thân thì chúng ta cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì. Vì giải thoát khổ đau phải do tự thân mỗi người thực hiện. Đó là chưa kể đến các trường hợp gọi không được hoặc gọi không đúng thì càng làm cho vấn đề phức tạp thêm.

Các "hương linh" tiếp xúc với nhà ngoại cảm hầu hết là những chúng sanh trong loài ngạ quỷ [quỷ thần] và một số các thần thức chưa tìm được cảnh giới thọ sanh. Điều này chúng ta cần hết sức lưu ý vì giáo lý đạo Phật không đề cập đến cõi âm mà chỉ nói đến lục đạo [trời, a tu la, người, súc sanh, ngạ quỷ và địa ngục] cùng thân trung ấm [thân trung gian sau khi chết mà chưa hội đủ duyên để tái sanh].

Do đó, nếu các hương linh tiếp xúc với nhà ngoại cảm thì chắc chắn họ chưa giải thoát, có thể họ đã tái sanh vào ngạ quỷ [loài đông nhất trong lục đạo, sống gần gũi và có thể giao tiếp, thọ hưởng vật thực loài người dâng cúng]. Đối với vấn đề các hương linh đã siêu thoát thì có về nơi thờ tự không? Ở đây, chúng ta cần bàn thêm về ý nghĩa siêu thoát. Siêu là vượt lên, thoát là ra khỏi. Vãng sanh về Tây phương Cực lạc [hay các cõi Phật khác] hoặc sanh lên các cõi lành [thoát khỏi cảnh khổ ác đạo] chính là ý nghĩa siêu thoát. Trong quan niệm dân gian của đa phần người Việt [ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa], bàn thờ gia tiên là nơi ngự tọa của ông bà cha mẹ sau khi quá vãng. Sự thật không phải như vậy. Theo Phật giáo, con người sau khi chết theo nghiệp tái sanh trong lục đạo chứ không ở trên bàn thờ. Người Phật tử lập bàn thờ để tưởng nhớ, tri ân và cầu nguyện cho ông bà cha mẹ quá vãng chứ không phải là thiết lập nơi tọa ngự cho chư vị. Theo Phật giáo, sự vãng sanh hay siêu thoát cốt yếu do sự tỉnh thức và chuyển hóa của hương linh. Không có các đấng siêu nhiên hay bất cứ thế lực nào có thể làm giúp được. Đức Phật cũng chỉ là đạo sư, bậc thầy chỉ đường. Đi đến đích hay không là nhiệm vụ của chúng ta. Cũng vậy, siêu thoát hay không là do chính nỗ lực giác ngộ của hương linh. Mặc dù những trợ duyên như tha lực của Phật và các vị Bồ tát, sự hộ niệm của chư Tăng, sự thành tâm tạo phước của thân nhân... là vô cùng cần thiết nhưng không phải là tác nhân chính cho việc thành tựu siêu thoát. Ví như các phạm nhân đang thụ án trong trại giam, chỉ khi nào tự thân họ biết sám hối ăn năn và cải tạo tốt mới có thể mong ngày hưởng ân xá, khoan hồng. Còn người thân dù yêu thương hay có điều kiện đến mấy quyết lo cho phạm nhân mà tự thân phạm nhân ấy không tỉnh thức, cứ liên tục sai phạm thì khó cứu. Do vậy, khi người thân mất đi, trách nhiệm của chúng ta là tận tâm dốc lòng cầu nguyện và tạo phước để hồi hướng, mong họ siêu thoát. Còn siêu thoát hay không là do sự tỉnh thức chuyển hóa nghiệp lực của chính họ, thân nhân chỉ trợ duyên mà không thể can thiệp được. Cho nên, không cần gọi hồn, triệu hồn, cầu hồn hay các phương pháp tương tự vì không mang đến lợi ích thiết thực cho hương linh và chỉ tốn kém, gây lo lắng hoang mang thêm cho thân nhân. Trong bối cảnh cầu cúng mang sắc thái thần quyền đang nở rộ hiện nay, người Phật tử cần thiết lập chánh kiến trong việc thờ cúng để khỏi rơi vào tà kiến, mê tín dị đoan.

Chúc bạn tinh tấn!

Theo Tổ Tư Vấn [ ]
 

Video liên quan

Chủ Đề